You are on page 1of 1

Định nghĩa của sự kháng cự

Xu hướng tự nhiên và bản năng của con người là kháng cự sự thay đổi, và điều đó
diễn ra thậm chí ngay cả khi có những thay đổi tích cực tại nơi làm việc.
Về cơ bản, con người sợ những điều không rõ ràng và không biết phải phản ứng ra sao
với những điều thiếu chắc chắn. Đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay, một sự thay đổi
cũng có thể khiến họ mất việc. Nhiều người tin rằng họ không có đủ kỹ năng để đảm
nhiệm những trách nhiệm mà sự thay đổi mang đến và họ cũng không hiểu rõ lý do tại
sao người ta lại ưu tiên thực hiện những thay đổi đó.

Mức độ và hình thức của kháng cự


Tùy vào những diễn biến tâm lý mà những người kháng cự đi sự thay đổi có những
phản ứng khác nhau. Hình thức của nó có thể thấy như: hoài nghi, thụ động, đả kích,
vắng mật, đình công, xung đột, tung tin đồng, chậm chạp và hăng hái quá mức để
chứng tỏ thay đổi không mang lại kết quả tốt. Các hình thức này có thể ngấm ngầm
hoặc công khai, mang tính cá nhân hoặc tập thể.
Ý nghĩa của kỹ năng lãnh đạo quản lý đối với sự kháng cự
Một nhà lãnh đạo có kỹ năng lãnh đạo quản lý tốt, đồng nghĩa với việc biết cách để
điều chỉnh, giải quyết các vấn đề có liên quan đến những sự thay đổi của tổ chức. Nếu
như muốn doanh nghiệp có sự thay đổi, người quản lý hay lãnh đạo cần triển khai các
phương pháp, hành động chứng minh ý nghĩa của sự thay đổi đó.
Đối với sự kháng cự khi thay đổi, nếu lãnh đạo quản lý không tốt dễ dẫn đến tình
trạng như hoài nghi, thụ động, đả kích, tung tin đồn,… Điều đó sẽ kéo văn hóa doanh
nghiệp đi xuống đồng thời tạo ra những mâu thuẫn bất đồng không đáng có với bên
cho rằng mình có lợi và bên cảm thấy bất lợi.

You might also like