You are on page 1of 1

66

với các công ty có cổ tức trả không ổn định phải xem xét kỹ đồng thời tham
khảo ý kiến dự báo của các nhà phân tích chứng khoán để dự tính.
Ví dụ về xác định chi phí sử dụng lơị nhuận để lại: Giá hiện hành 1 cổ
phiếu thường trên thị trường của công ty A là 23.000đ, cổ tức kỳ vọng trong
năm tới là 1.240đ/cổ phần và tốc độ tăng cổ tức trong những năm sắp tới
8%/năm, Công ty dự định trong năm tới dành 40% lợi nhuận sau thuế để lại tái
đầu tư. Vậy, chi phí sử dụng lợi nhuận để lại là:
1.240
re = + 8% = 13,4%
23.000
Vậy 13,4% là tỷ suất sinh lời mà cổ đông đòi hỏi và cũng là tỷ suất sinh
lời tối thiểu cần phải đạt được khi công ty quyết định giữ lại một phần lợi nhuận
để tái đầu tư.
Sử dụng phương pháp theo mô hình tăng trưởng cổ tức để xác định chi
phí sử dụng lợi nhuận để lại tái đầu tư có những ưu điểm, hạn chế chủ yếu sau:
Ưu điểm: Phương pháp này dễ hiểu và dễ sử dụng.
Hạn chế: Phương pháp này chỉ có thể áp dụng cho những công ty cổ phần
có trả cổ tức và cổ tức không có sự tăng, giảm đột biến; Chi phí sử dụng lợi
nhuận để lại xác định theo phương pháp này rất nhạy cảm với tốc độ tăng trưởng
cổ tức ước định (g); Phương pháp này cũng không cho thấy một cách rõ dàng tác
động của yếu tố rủi ro đến chi phí sử dụng vốn của công ty.
+ Phương pháp mô hình định giá tài sản vốn (phương pháp CAPM).
Mô hình định giá tài sản vốn cho thấy mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời
mà nhà đầu tư đòi hỏi và mức bù rủi ro, do vậy có thể sử dụng phương pháp
CAPM để xác định chi phí sử dụng lợi nhuận để lại và có thể xác định theo công
thức sau:
re = Rf + βi (Rm – Rf)
re: Tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư đối với lợi nhuận giữ lại.
Rf : Tỷ suất sinh lời (hay lãi suất) phi rủi ro, thường được tính bằng lãi
suất trái phiếu của Chính phủ.
Rm: Tỷ suất sinh lời kỳ vọng thị trường.

You might also like