You are on page 1of 2

1.

Lịch sử hình thành


Trung Tâm Nghiên cứu ứng dụng Tâm lý - Giáo dục Cầu Vồng Xanh được
thành lập từ năm 2009. Mang sứ mệnh trong mình với Slogan “Trao yêu thương
– Trao niềm hy vọng”, Cầu Vồng Xanh luôn đặt ưu tiên hàng đầu trong việc
tuyển chọn đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đổi
mới phương pháp giáo dục, phương pháp can thiệp tâm lý, lấy trẻ là trung tâm,
làm nền tảng của sự phát triển giáo dục và sự bền vững của Nhà trường.
2. Nhu cầu hỗ trợ can thiệp
Trung tâm đang áp dụng hình thức can thiệp cá nhân và hình thức can thiệp
nhóm với những đối tượng trẻ: Chậm nói; Rối loạn phát triển; Tăng động giảm
chú ý; Down; Bại não; Tiền tiểu học và các rối loạn khác....Bên cạnh đó, trung
tâm cũng được xây dựng khang trang, thiết kế trẻ trung và hiện đại. Các bức
tường được sơn vẽ với nhiều màu sắc, những hình vẽ ấn tượng, nổi bật nhằm
tăng sự hứng thú, tò mò của con. Trung tâm cũng trang bị nhiều giáo cụ, thiết bị
hỗ trợ khác trong việc giảng dạy/ học tập của thầy và trò. Qua đó bất kỳ phụ
huynh nào khi cho con theo học tại đây cũng đều cảm thấy hài lòng, an tâm.

Đội ngũ giáo viên tại Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Tâm lý - Giáo dục Cầu
Vồng Xanh đều là những chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt. Có bằng
sư phạm mầm non và chuyên môn, kinh nghiệm cao trong việc can thiệp sớm
cho bé. Đặc biệt luôn quan tâm, nhiệt huyết và tận tâm chăm sóc trẻ. Mỗi bé đến
với trung tâm luôn được giáo viên hỗ trợ, giảng dạy chi tiết, nhẹ nhàng.

3. Các hoạt động can thiệp trẻ tại cơ sở


Trung tâm hiện đang cung cấp dịch vụ can thiệp sớm theo 2 hình thức, tiết cá
nhân và nhóm nhỏ.
+ Tiết cá nhân là hình thức can thiệp 1 cô – 1 trò (one by one) diễn ra trong thời
lượng 1 tiếng một ngày, dành cho trẻ có các vấn đề về các nhóm nhỏ và vấn đề
nhẹ như: Chưa có ngôn ngữ, chậm nói, phổ tự kỷ (không phải tự kỷ điển hình,
các đối tượng nhẹ, can thiệp sớm…) hay trẻ có rối loạn về hành vi, cảm xúc
khác.
+ Can thiệp cá nhân kết hợp 1 buổi can thiệp nhóm cuối tuần, dành cho trẻ có
các khó khăn cần can thiệp lâu dài như: Chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ từ tự kỷ
trung bình đến nặng hay bại não…; trẻ cần can thiệp nhiều giờ trong tuần và
tăng số buổi học, can thiệp đa ngành, đa chuyên môn. Tần suất: 2h/ngày, mỗi
tuần từ 4 – 5 buổi can thiệp cá nhân và can thiệp nhóm.
Việc can thiệp hướng tới mục đích cung cấp kiến thức, kĩ năng phù hợp với độ
tuổi phát triển của trẻ; rèn luyện các nguyên tắc, thói quen tốt trong lớp học
mầm non. Trong giờ can thiệp nhóm, trẻ có cơ hội rèn luyện thêm các kĩ năng
tương tác với bạn, kĩ năng giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp…Đây
cũng là bước đệm quan trọng giúp trẻ hòa nhập tốt hơn ở trường Mầm non.

You might also like