You are on page 1of 3

LỚP: DHMK18BTT

Họ tên: Nguyễn Tiến Hiếu MSSV: 22648161


Stt: 9

ĐỀ BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 2: Mỗi sinh viên tìm và phân tích tổng quan hai bài báo
khoa học. Mỗi bài báo viết thành 1 đoạn văn tối thiểu nửa trang A4

BÀI LÀM

Tên bài báo: Đánh giá tác động của phơi nhiễm không khí do giao thông lên trẻ em 13-
14 tuổi thông qua CARBON trong đàm

Nguồn: Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 531, Số 2 (2023)

Bài báo khoa học này đánh giá tác động của phơi nhiễm ô nhiễm không khí do giao
thông lên trẻ em 13-14 tuổi thông qua carbon trong đàm, đánh giá mối liên quan giữa
nồng độ carbon trong đàm (mức độ phơi nhiễm ô nhiễm không khí cá nhân) và các yếu tố
phơi nhiễm ô nhiễm không khí do giao thông gây nên ở trẻ em 13-14 tuổi tại Thành phố
Hồ Chí Minh (TP.HCM). Tiến hành nghiên cứu 80 trẻ em tuổi 13-14 đang học tại hai
trường trung học cơ sở ở TP.HCM. Trẻ sẽ được lấy đàm bằng phương pháp kích thích khí
dung nước muối ưu trương 3%. Một mẫu đàm đạt chuẩn khi thỏa có chứa ít nhất 50 đại
thực bào. Lượng carbon trong đại thực bào được đánh giá bằng phần mềm ImageJ*. Các
yếu tố liên quan đến phơi nhiễm và sức khỏe hô hấp của trẻ được khảo sát bằng bảng câu
hỏi ISAAC**. Kết quả cho thấy đã thu thập được 30 trẻ có mẫu đàm thỏa tiêu chuẩn.
Trung vị (khoảng tứ phân vị) của carbon trong đàm là 0,294 (0,149 – 1,092). 36% trẻ có
triệu chứng khò khè và 53% có bệnh lý hô hấp trên. Trong đó có 87% trẻ được di chuyển
đến trường bằng xe máy, xe đạp hoặc đi bộ. 70% trẻ sử dụng khẩu trang giấy hoặc nylon
với 90% trẻ luôn luôn đeo khẩu trang. Có mối tương quan thuận giữa nồng độ carbon
trong đại thực bào và thời gian phơi nhiễm ONKKGT (R=0,01, p <0,001). Nghiên cứu
"Đánh giá tác động của phơi nhiễm ô nhiễm không khí do giao thông lên trẻ em 13-14
tuổi thông qua carbon trong đàm” có những điểm mới như là sử dụng phương pháp đo
lường carbon trong đàm để đánh giá mức độ phơi nhiễm của trẻ em với ô nhiễm không
khí do giao thông, tập trung vào tác động của ô nhiễm không khí do giao thông lên trẻ em
13-14 tuổi thông qua carbon trong đàm, đây là một phương pháp đo lường mới và tiên
tiến. Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ tập trung vào trẻ em 13-14 tuổi, không đại diện cho
toàn bộ đối tượng trẻ em, chỉ tập trung vào ô nhiễm không khí do giao thông, không đánh
giá tác động của các nguồn ô nhiễm khác như công nghiệp, nông nghiệp, hộ gia đình,…
Tên bài báo: Đánh giá hiện trạng và nhu cầu sử dụng ứng dụng hỗ trợ học tập trên điện
thoại thông minh của sinh viên ngành Môi trường

Nguồn: Tạp chí Khí tượng thủy văn

Bài báo khoa học này đánh giá hiện trạng và nhu cầu sử dụng ứng dụng hỗ trợ học tập
trên điện thoại thông minh của sinh viên ngành Môi trường. Hiện nay việc sử dụng điện
thoại thông minh trong sinh viên ngày càng phổ biến. Việc xây dựng ứng dụng hỗ trợ học
tập cho sinh viên là yêu cầu cấp thiết đối với hoạt động đào tạo sinh viên ngành môi
trường. Nghiên cứu này tiến hành điều tra khảo sát sinh viên môi trường tại Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội từ đó đánh giá nhu cầu sử dụng ứng
dụng hỗ trợ học tập trên điện thoại thông minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 42,2% số
sinh viên tham gia khảo sát đã sử dụng ít nhất một ứng dụng hỗ trợ học tập, phương thức
trao đổi tài liệu phổ biến là email (81,2%). Sinh viên yêu cầu tài liệu học tập cần dễ tìm
kiếm và sử dụng (92,3%), sử dụng mọi lúc mọi nơi (76,1%), thường xuyên cập nhật
(76,9). 97,5% sinh viên cho rằng cần thiết phải xây dựng ứng dụng hỗ trợ học tập và thực
tập cho sinh viên, tài liệu cần đa dạng, có hình ảnh, video minh họa (82,1%), thuận tiện
hỏi đáp, tương tác là 70,9%. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc xây dựng ứng dụng
hỗ trợ học tập cho sinh viên nói chung và sinh viên môi trường nói riêng. Nghiên cứu
“Đánh giá hiện trạng và nhu cầu sử dụng ứng dụng hỗ trợ học tập trên điện thoại thông
minh của sinh viên ngành Môi trường” có những điểm mới như là đây là một chủ đề mới
và có tính ứng dụng cao. Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát để thu thập dữ liệu
từ sinh viên ngành Môi trường về việc sử dụng ứng dụng hỗ trợ học tập trên điện thoại
thông minh. Bên cạnh đó còn có những điểm hạn chế như chỉ tập trung vào sinh viên
ngành Môi trường, không đại diện cho toàn bộ đối tượng sinh viên hay không đề cập đến
các yếu tố khác như tính năng, độ tin cậy, độ bảo mật của ứng dụng hỗ trợ học tập trên
điện thoại thông minh.

You might also like