You are on page 1of 2

BÀI TẬP CÁ NHÂN

Giảng viên phụ trách: Lê Văn Nghĩa Họ và tên: Nguyễn Khánh Vy


Môn học: Pháp luật và Đạo đức Truyền MSSV: 2273201082131
thông - PR
Mã lớp học: 231_72LAPR30052_01
Câu 1: Trong hoạt động quảng cáo có phải thông qua hợp đồng dịch vụ quảng cáo theo quy
định của pháp luật không?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 13 Luật quảng cáo số 16/2012/QH13 của Quốc hội, kiểm tra
các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
cần quảng cáo và thực hiện thủ tục có liên quan theo hợp đồng dịch vụ quảng cáo;
Câu 2. Trong quảng cáo, người quảng cáo và công ty dịch vụ quảng cáo được phép quảng cáo
rượu tùy vào nhu cầu của mình?
Không. Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 thì các loại rượu có nồng độ cồn từ 15
độ trở lên sẽ bị cấm quảng cáo. Các hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt theo Điều 33 Nghị định
117/2020/NĐ-CP.
Câu 3. Các công ty dịch vụ quảng cáo và người quảng cáo được phép: Treo, đặt, dán, vẽ các
sản phẩm quảng cáo ở mọi nơi?
Không. Căn cứ theo khoản 16 Điều 8 Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13, một trong các hành vi
bị cấm là treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông
và cây xanh nơi công cộng.
Câu 4. Công dân Việt nam có Quyền sáng tạo tác phẩm báo chí đúng không?
Đúng. Căn cứ theo Điều 10 Luật Báo chí, công dân Việt Nam có quyền sáng tạo tác phẩm báo
chí, tuân thủ quy định của pháp luật về bản quyền.
Câu 5. Cơ quan báo chí có được phép thu từ tài trợ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong
nước và ngoài nước không?
Có. Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 21 Luật Báo chí số 103/2016/QH13, nguồn thu của cơ
quan báo chí bao gồm: nguồn thu từ tài trợ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài
nước.
Câu 6. Trong hoạt động xuất bản, Lưu chiểu được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo khoản 12 Điều 4 Luật xuất bản số 19/2012/QH13 của Quốc hội, Lưu chiểu là việc
nộp xuất bản phẩm để lưu giữ, đối chiếu, kiểm tra, thẩm định.

Câu 7. Trong hoạt động truyền thông, người làm nghề được quyền làm những gì mình thích
trong công việc, miễn sao có lợi cho mình.
Không. Người làm nghề truyền thông phải có nghĩa vụ và trách nhiệm tuân thủ theo các quy định
của pháp luật, và không được làm theo những gì mình thích.
Câu 8. Người học được quyền mua một cuốn sách phô tô dùng cho học tập?
Được. Căn cứ Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bổ sung tại khoản 6 Điều 1
Luật Sở hữu trí tuệ 2009), có các trường hợp được sử dụng tác phẩm đã công bố không phải
xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao.
Câu 9. Chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phát sóng sự kiện nhằm mục đích đưa tin thời sự, có vi
phạm bản quyền hay không?
Không. Căn cứ khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều
1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022), Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải
xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc,
xuất xứ của tác phẩm bao gồm chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phát sóng sự kiện nhằm mục đích
đưa tin thời sự, trong đó có sử dụng tác phẩm được nghe thấy, nhìn thấy trong sự kiện đó
Câu 10. Công dân được phép đưa mọi thông tin lên mạng internet, đúng không?
Không. Căn cứ Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ
internet và thông tin trên mạng quy định các hành vi cấm.

You might also like