You are on page 1of 2

Slide 12:

Về chi tiêu ăn uống của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội, có thể thấy
chi tiêu hàng hóa lương thực thực phẩm tương đối lớn với tổng chi tiêu đạt hơn 2
tỷ đồng (2434609 nghìn đồng). Trong đó có thể thấy, giá trị tiêu dùng thực phẩm
của các hộ gia đình ở khu vực thành thị (chiếm 57%) tiêu cao gấp hơn 1,3 lần so
với khu vực nông thôn (43%) tương ứng với chi tiêu nhiều hơn 327224 nghìn
đồng. (Bảng 2). Điều này cho thấy vẫn còn sự chênh lệch lớn giữa khu vực thành
thị và nông thôn ở nước ta

Slide 14: Tại khu vực Hà Nội, mức chi tiêu cho lương thực thực phẩm
không chỉ có sự chênh lệch giữa các khu vực như thành thị, nông thôn mà
còn có sự khác biệt giữa giới tính. Trong biểu đồ 2 có thể thấy, nam giới là
chủ hộ có xu hướng chi tiêu cho hàng hóa lương thực, thực phẩm nhiều hơn
chủ hộ là nữ giới. Cụ thể, nam giới chi tiêu cho hàng hóa lương thực thực
phẩm với 1792103.5 nghìn đồng gấp 2 lần mức chi tiêu của nữ giới (chỉ chi
tiêu 642505.5 nghìn đồng).

Điều đáng chú ý là tại thành thị nữ giới chi tiêu 473578.5 nghìn đồng cho
hàng hóa lương thực thực phẩm. Tuy nhiên chủ hộ là nữ giới tại nông thôn
thì chi tiêu với mức thấp hơn rất nhiều so với chi tiêu của nam giới tại nông
thôn (chỉ bằng 1/5). Trong khi nam giới tại nông thôn chi tiêu cho hàng hóa
lương thực thực phẩm thấp hơn nam giới sống tại thành thị không đáng kể
22572.5 nghìn đồng.

Điều này cho thấy nữ giới là chủ hộ có xu hướng tiết kiệm cao hơn
chủ hộ là nam.

Slide 15: Theo kết quả phân tích, biểu đồ 3 cho thấy chủ yếu chủ hộ sống tại
Hà Nội trong độ tuổi trên 55 tuổi. Bởi vậy nhóm người trên 55 tuổi có mức
chi tiêu cho hàng hóa lương thực thực phẩm lớn nhất là 1097937 nghìn đồng
chiếm 45%. Chủ hộ dưới 36 tuổi có mức chi tiêu cho hàng hóa lương thực
thực phẩm thấp nhất là 165103.5 nghìn đồng chiếm 7%. Điều này cho thấy
tuổi của chủ hộ cũng có ảnh hưởng tích cực đến chi tiêu trong mỗi hộ gia
đình, nhóm người dưới 36 tuổi có sự chi tiêu thấp hơn do có xu hướng tiết
kiệm.

Slide 16: . Do thu nhập bình quân của nam giới gấp hơn 2 lần thu
nhập bình quân của nữ giới bởi vậy chi tiêu cho hàng hóa lương thực thực
phẩm của nam giới cũng có xu hướng lớn hơn.

 Slide 18: Ý nghĩa hệ số hồi quy:


R = 0.3651 giải thích cho ta rằng các biến độc lập giải thích 36.51% sự
2

thay đổi của biến phụ thuộc, 63.49% còn lại do các biến khác chưa đưa
vào mô hình, chưa được sử dụng.
^β = 1712.739050: thể hiện nếu không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thu
0

nhập bình quân, khu vực sống, số người trong hộ thì chi tiêu của chủ hộ
luôn là 1712.739 nghìn đồng
^β = 0.5223779: trong điều kiện các yếu tố khác không đổi nếu thu nhập
1

bình quân của chủ hộ tại Hà Nội tăng thêm 1 nghìn đồng thì chi tiêu bình
quân của chủ hộ tăng 0.5223779 nghìn đồng.
^β = 1043.694: trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì chi tiêu bình
2

quân của chủ hộ sống ở thành thị nhiều hơn chủ hộ sống ở nông thôn
1043.694 nghìn đồng.
^β = 851.4408: trong điều kiện các yếu tố khác không đổi nếu tổng số thành
3

viên trong hộ tăng thêm 1 người thì chi tiêu bình quân tăng 851.4408
nghìn đồng

You might also like