You are on page 1of 3

PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG DẠY HỌC XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG

NGUY HIỂM
KHÁI NIỆM
 Đóng vai là môt phương pháp dạy học trong đó học sinh tham gia diễn xuất môt cách bộc
phát một vấn đề hay một tình huống của nội dung học tập mà không cần có luyện tập trước. Quá
trình diễn biến là kết quả của việc thể hiện sáng tạo những cảm xúc và trí tưởng tượng của học
sinh.
 Đây là phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng
cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em quan sát được và các bạn hoặc chính bản thân
tham gia diễn xuất. Việc "diễn" không phải là phần chính của phưong pháp mà điều quan trọng là
sự thảo luận sau phần diễn ấy.

QUY TRÌNH THỰC HIỆN


 Bước 1: Tạo không khí cho buổi đóng vai, cho học sinh biết tình huống nguy hiểm nào đó
được đặt ra.
 Bước 2: Lựa chọn vai (nên cho học sinh tự giác)
 Bước 3: Chuẩn bị để những học sinh khác là người quan sát. Người quan sát cần chú ý:
+ Tự đặt mình ở vị trí vai diễn và nghĩ xem diễn viên suy nghĩ và hành động như thế nào?
Nhận định về tính hiện thực và cách giải quyết vấn đề.
+ Quan sát vai diễn và suy nghĩ các cách giải quyết vấn đề khác.
 Bước 4: Hướng dẫn học sinh đóng vai.
 Bước 5: Thảo luận và đánh giá (giáo viên nên đưa ra các câu hỏi gợi mở)
 Bước 6: Trao đổi kinh nghiệm và rút ra kết luận.

MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý


- Tình huống đưa ra phải phù hợp với nội dung bài học, trình độ HS và không nên quá phức tạp.
- Trong quá trình đóng vai, giáo viên chỉ là khán giả, không can thiệp vào trò chơi, không nhắc
vai.
- Giáo viên cần lắng nghe các lời thoại và quan sát các cử chỉ để nhận xét và đánh giá một cách
tinh tế về nhận thức và tính cách của học sinh.
- Khuyến khích mọi HS, đặc biệt khích lệ những em nhút nhát tham gia vào quá trình thảo luận,
xây dựng “vở diễn”, tập đóng vai hoặc phục vụ cho việc đóng vai của các bạn trong nhóm.
- Trong khi thảo luận, GV phải đến từng nhóm, quan sát, lắng nghe, kịp thời phát hiện những khó
khăn, lúng túng của HS để có sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời.
- Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai.
- Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai.

VÍ DỤ MINH HOẠ
- Giáo viên cử 4 bạn học sinh lên thực hiện tình huống đóng vai kéo co có sự hỗ trợ của
một số đồ bảo hộ, và cho học sinh thực hiện trò chơi kéo co.
- Hướng dẫn học sinh đóng vai
- Sau khi học sinh nghe giáo viên hướng dẫn đóng vai và thực hiện kéo co
- Sau khi thực hiện xong tình huống giáo viên hỏi học sinh
+ Sau khi tham gia trò chơi các em cảm thấy nếu thực hiện trò chơi không an toàn ( sân
chơi trơn trượt, một bên thả tay, dây đứt) thì các em sẽ gặp những tình huống nguy hiểm
gì?
HS đóng vai đưa ra câu trả lời: ngã, chảy máu, chấn thương..
+ Giáo viên cùng học sinh trao đổi và đưa ra kết luận:
=> Trước khi học sinh tham gia trò chơi cần:
a. Kiểm tra sân chơi
b. Không thả tay khi đang chơi kéo co.
c. Kiểm tra dây kéo trước khi chơi.

You might also like