You are on page 1of 38

BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI

ĐỀ 01
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi


Cả nhà đi học
Đưa con đến lớp mỗi ngày
Như con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"
Chiều qua bố đón tình cờ
Con nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...

Cả nhà đi học, vui thay!


Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhà
Hèn chi mười điểm hôm qua
Nhà mình như thể được... ba điểm mười.

( Cao Xuân Sơn )


Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Câu 2 (1,0 điểm): Em bé trong bài thơ reo lên: “Cả nhà đi học, vui thay!” vì phát hiện
ra điều gì ?
Câu 3 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu
thơ đầu bài thơ.
Câu 4 (2,0 điểm): Qua khổ thơ thứ hai trong bài thơ trên, em cảm nhận được niềm vui đi
học của cả nhà như thế nào?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)


Câu 1 (4,0 điểm):
Từ việc hiểu nội dung bài thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 150 chữ) miêu tả hình ảnh mẹ hoặc bố khi em được điểm tốt.
Câu 2 (10,0 điểm): Cho bài thơ sau:
Đàn chim se sẻ Dòng sông trong vắt
Hót trên cánh đồng Trườn lên bãi xa
Bạn ơi biết không Một chuyến đò qua
Hè về rồi đó Mang theo lũ bướm

Chiều nay bạn gió Cánh diều bay lượn


Mang nồm về đây Thênh thang lúa đồng
Ôi mới đẹp thay! Bạn ơi thích không?
Phượng hồng mở mắt Hè về rồi đó!

( Nguyễn Lãm Thắng, Hè về )


Dựa vào ý bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình,
em hãy viết thành một bài văn miêu tả.
(Hết)
Trang 1 Gv: Nguyễn Lý Tưởng
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI

HƯỚNG DẪN CHẤM


Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 Thể thơ : Lục bát 1,0
2 - Mỗi lần gặp thầy, gặp cô giáo của con, bố, mẹ đều “chào cô, 1,0
thưa thầy” thành tâm, kính trọng.
( Nét đẹp đã trở thành bình thường đó, nhưng lại được đẩy lên
thành chuyện "bất thường", hơn thế, trở thành một “vấn đề”, vấn
đề quan trọng, qua con mắt nhìn trẻ thơ của bé! Nên em reo lên
3 -Biện pháp so sánh: Như con, mẹ cũng “thưa thầy”, “chào cô” 0,5
- Tác dụng: 1,5
+ Diễn tả sự thành tâm, kính trọng của bố mẹ mỗi lần gặp thầy,
gặp cô giáo của con.
+ Đó cũng là thắc mắc âm thầm thú vị của em bé cho thấy cái nhìn
tinh tế, tình yêu mến của tác giả đối với tuổi thơ.
4 - Niềm vui đi học của cả nhà được diễn tả qua khổ thơ thứ hai thật 1,0
hồn nhiên và đáng yêu. Khi cả nhà đều đi học, đều là học trò của
các thầy giáo, cô giáo thì ai cũng được chia sẽ niềm vui, nỗi buồn
trong học tập.
- Khi có "điểm xấu" thì "buồn lây cả nhà". Khi được "điểm mười" 1,0
thì niềm vui cũng được nhân lên. Kết quả học tập tốt đã thật sự
làm cho cả nhà sung sướng và hạnh phúc...
II TẠO LẬP VĂN BẢN 14,0
1 a. Đảm bảo thể thức đoạn văn, số dòng qui định. 0,5
(4,0đ) b. Xác định đúng nội dung đoạn văn: Hình ảnh mẹ / bố khi em
0,5
làm được điểm tốt.
c. Nội dung:
- Giới thiệu đối tượng cần tả: Hình ảnh mẹ / cha khi em được một 0,25
điểm tốt.
- Khái quát chung về hoàn cảnh được tả: Em được điểm tốt khi nào 0,25
(thời gian)?
- Hình ảnh mẹ / cha trong hoàn cảnh đó: 1,0
+ Vẻ mặt: Vui mừng, sung sướng, hài lòng…
+ Đôi mắt: Ánh lên niềm vui và tự hào, nhìn em thân thương, trìu
mến…
+ Miệng cười tươi rạng rỡ…
+Lời nói: Khen ngợi, động viên, tự hào, tin tưởng…
+ Hành động: Xoa đầu khen ngợi, ôm con vào lòng, ân cần, quan
tâm chăm sóc…
- Cảm nghĩ của em về cha / mẹ: Cảm động trước tình yêu thương 0,5
của cha / mẹ…Tự nhủ phải cố gắng nhiều hơn nữa để cha mẹ vui
Trang 2 Gv: Nguyễn Lý Tưởng
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI

lòng…
- (HS có thể miêu tả bằng cách khác, hợp lí vẫn cho điểm)
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc 0,5
về vấn đề của câu trả lời.
e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, 0,5
ngữ pháp, ngữ nghĩa, tiếng việt.
2 a. Đảm bảo bài văn nghị luận có cấu trúc 3 phần có mở bài, thân 1,0
(10,0đ) bài, kết bài mạch lạc, văn phong trong sáng, từ ngữ được dùng gợi hình,
gợi âm thanh và có sức biểu cảm...
b. Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau song phải biết
dựa vào phần gợi dẫn của đề .Sau đây là định hướng các ý cơ bản:
b.1. Mở bài: 1,0
- Giới thiệu về mùa hè.
b.2. Thân bài: 6,0
(Dựa vào nội dung bài thơ và tên bài thơ để tập trung miêu tả
cảnh hè về trên quê hương em).
* Tả bao quát mùa hè về. 1,25
- Bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9
- Phượng nở báo hiệu mùa hè đến “Ôi mới đẹp thay!/Phượng hồng
mở mắt”
- Ve ve kêu
- Nắng chói chang, oi bức 1,0
* Tả chi tiết màu hè về
- Con người:
+ Học sinh nghỉ hè
+ Người lớn vẫn đi làm bình thường
+ Chuẩn bị bắt đầu một kì nghỉ dài cho học sinh 1,25
- Tả cảnh buổi sáng mùa hè
• + Mặt trời lên từ rất sớm, những tia nắng đã gắt vào buổi sáng sớm
• + Những giọt sương vẫn còn đọng trên những ngọn cỏ
• + Cây côi dường như được tiếp nước vào buổi tối nên rất xanh tươi
• + Những chú chim hót ríu rít “Đàn chim se sẻ/Hót trên cánh đồng”
• + Những chú ve kêu râm rang 1,25
- Tả cảnh buổi trưa mùa hè
• +Trời nắng gắt hơn lúc sáng
• + Những tia nắng rất chói chang và bức bối
• +Cây cối đang đứng hiêng ngang dưới nắng
• + Những chú ve vẫn kêu
• + Ngoài đường nắng rất gắt, ai ra đường cũng trùm khăn kín mít. 1,25
- Tả cảnh buổi chiều mùa hè
• + Mặt trời dần tắt, nắng bớt dần
Trang 3 Gv: Nguyễn Lý Tưởng
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI

• + Thời tiết bắt đầu dịu lại


• + Mọi người tụ tập hóng gió “Chiều nay bạn gió/Mang nồm về
đây”
• + Ngoài trời những đứa trẻ chơi các trò chơi vui vẻ “Cánh diều 1,0
bay lượn/ Thênh thang lúa đồng”
b.3. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em về mùa hè
- Mùa hè mang lại sức sống mới và giải trí cho những ngày học
mệt mỏi.
c. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với
0,5
yêu cầu của đề, với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật.
d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả,
0,5
ngữ pháp, ngữ nghĩa, tiếng việt.

ĐỀ 02
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi
“ Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng … nhớ một vùng núi non …”
(Cửa sông - Quang Huy)
Câu 1 (1,0 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 2 (1,0 điểm): Khổ thơ gợi cho em liên tưởng tới câu tục ngữ nào?
Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên
Câu 4 (2,0 điểm):Qua đoạn thơ, em thấy cửa sông có những tình cảm, cảm xúc nào?
Tình cảm ấy có gì đáng quý và đáng trân trọng?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm):
Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 150 chữ) kể vể những biểu hiện của lòng biết ơn của bản thân em đối với
ông bà cha mẹ thầy cô.
Câu 2 (10,0 điểm): Đọc bài thơ sau
BUỔI SÁNG
Biển giấu mặt trời
Sáng ra mới thả
Quả cầu bằng lửa
Bay trên sóng xanh.
Trời như lồng bàn
Úp lên đồng lúa

Trang 4 Gv: Nguyễn Lý Tưởng


BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI

Nhốt cả bầy chim


Đang còn mê ngủ.
Cỏ non sương đêm
Trổ đầy lưỡi mác
Nắng như sợi mềm
Xâu từng chuỗi ngọc.
Đất vươn vai thở
Thành khói lan a đà
Trời hừng bếp lửa
Xóm làng hiện ra.
( Lam Giang)
Dựa vào nội dung bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của
mình, em hãy viết thành một bài văn miêu tả.

QUÝ THẦY CÔ CẦN ĐÁP ÁN ĐẦY ĐỦ


XIN LIÊN HỆ SỐ ĐIỆN THOẠI
0986.217.081
0912.217.081
ĐỀ 03
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
“Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm…”
` Trích Tre Việt Nam - Nguyễn Duy
Sách Ngữ văn 6, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của đoạn thơ trên.
Câu 2 (1,0 điểm): Từ “ cần cù” trong câu thơ “ Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”
thuộc từ loại gì?
Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng một biện pháp tu từ được sử dụng trong
những dòng thơ trên ?

Trang 5 Gv: Nguyễn Lý Tưởng


BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI

Câu 4 (2,0 điểm): Qua đoạn thơ trên, nhà thơ Nguyễn Duy đã dựng lên hình ảnh cây tre
tượng trưng cho hình ảnh con người Việt Nam với những phẩm chất vô cùng cao quý.
Theo em đó là những phẩm chất cao quý nào?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)


Câu 1 (4,0 điểm):
Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 150 chữ) để làm rõ câu chủ đề: “Tre là biểu tượng cho phẩm chất,cốt cách con
người Việt Nam”
Câu 2 (10,0 điểm): Cho bài thơ sau:
Trưa hè
Trưa hè gió thổi
Hoa phương lung lay
Cánh hoa rụng bay
Như bầy bướm lượn.

Tiếng ve ca rộn.
Nghe như tiếng đàn.
Trưa hè liên hoan:
Hoa bay, ve hát.
Trần Đăng Khoa
Dựa vào ý bài thơ trên, kết hợp với trí tưởng tượng của mình em hãy miêu tả bức
tranh thiên nhiên buổi trưa hè ở làng quê Việt Nam từ những rung cảm riêng của tâm
hồn em.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 Thể thơ : Lục bát 1,0
2 Cần cù : Tính từ 1,0
3 - Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ 0,5
trên: Nhân hóa, Ẩn dụ, So sánh
- Phân tích tác dụng của một trong ba biện pháp sau: 1,5
+ Nhân hóa: Cây tre vốn là một sự vật vô tri vô giác được nhà thơ
miêu tả như một con người: rễ tre siêng năng, cần cù không ngại
khó; thân tre vươn mình đu trong gió; cây tre hát ru lá cành; tre biết
yêu biết ghét, làm cho hình ảnh cây tre, gần gũi thân thuộc với cuộc
sống con người.
+ So sánh: “ bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”: rễ tre với đức tính
siêng năng, cần mẫn. Đó là hình ảnh những cây tre siêng năng
,chăm chỉ cần cù. Đất đá kia bạc màu,không dưỡng chất nhưng tre
vẫn luôn xanh tươi vì rễ kia luôn chăm chỉ, cần cù tìm nguồn dinh
Trang 6 Gv: Nguyễn Lý Tưởng
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI

dưỡng. Đất có nghèo nhưng tre vẫn xanh mãi một màu. Hình ảnh
những cây tre thật dũng cảm, không nản chí, ỉ lại trước khó khăn
gian khổ.
+ Ẩn dụ: Tre là biểu tượng đẹp đẽ cho đất nước và con người Việt
Nam với bao đức tính luôn cần cù, chăm chỉ, lạc quan, yêu đơi và
có tính kiên cường, hiên ngang.
4 Khéo léo và tinh tế trong việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân 0,5
hóa, so sánh, ẩn dụ nhà thơ Nguyễn Duy đã dựng lên hình ảnh cây
tre tượng trưng cho hình ảnh con người Việt Nam với những phẩm
chất vô cùng cao quý:
- Phẩm chất siêng năng, chăm chỉ, cần cù 0,5
“Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”
- Tinh thần lạc quan, yêu đời 0,5
“Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành”
- Khí phách kiên cường bất khuất, hiên ngang 0,5
“Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”
II TẠO LẬP VĂN BẢN 14,0
1 a. Đảm bảo thể thức đoạn văn, số dòng qui định. 0,5
(4,0đ) b. Xác định đúng nội dung đoạn văn: Tre phản ánh cốt cách con
0,5
người Việt Nam.
c. Nội dung: Sau đây là định hướng:
- Cây tre là biểu tượng cho phẩm chất đặc sắc nhất của con 1,0
người Việt Nam ta: đoàn kết, thủy chung, thanh cao, bất khuất. Tre
"ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp", "sống có nhau, chết có nhau
chung thủy". Tre "mộc mạc", "nhũn nhặn" mà nhẫn nại không chê
đất cằn, sá gì sương gió. Tre "ngay thẳng, thủy chung, can đảm",
giàu lòng vị tha, bao dung, đùm bọc. Tre "thanh cao, giản dị, chí
khí như người". "Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm".
- Giống như cộng đồng người Việt, tre là lũy thép trước xâm lăng 0,5
và bão lũ. Tre nhẫn nại chịu oằn mình, ngả rạp trước cuồng phong,
bão lớn, để khi gió yên trời lặng lại vươn mình đứng thẳng thành
lũy thành rừng, tre già măng mọc vô tận sinh sôi...
- Tre xanh hiên ngang, nhũn nhặn, cứng cáp mà dẻo bền vô 0,5
hạn nên xứng đáng là biểu tượng của cốt cách và các phẩm chất
đặc sắc của con người và văn hóa Việt Nam ta.
- (HS có thể trả lời bằng cách khác, hợp lí vẫn cho điểm)
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về 0,5
vấn đề của câu trả lời.
Trang 7 Gv: Nguyễn Lý Tưởng
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI

e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, ngữ 0,5
pháp, ngữ nghĩa, tiếng việt.
2 a. Đảm bảo bài văn nghị luận có cấu trúc 3 phần có mở bài, thân 1,0
(10,0đ) bài, kết bài mạch lạc, văn phong trong sáng, từ ngữ được dùng gợi hình,
gợi âm thanh và có sức biểu cảm...
b. Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau song phải biết
dựa vào phần gợi dẫn của đề .Sau đây là định hướng các ý cơ bản:
b.1. Mở bài: 1,0
- Giới thiệu về bức tranh buổi trưa hè : ở đâu ? có điểm gì đặc sắc ?
- Ấn tượng ban đầu của em về bức tranh : đó là một bức tranh đẹp ,
thanh bình ...
b.2. Thân bài: 6,0
(Dựa vào ý bài thơ để tập trung miêu tả bức tranh thiên nhiên buổi
trưa hè ở làng quê Việt Nam ).
* Tả khái quát : Bức tranh thiên nhiên buổi trưa hè, bầu trời xanh , 1,0
dải mây trắng, ánh nắng vàng, hoa lựu đỏ, vài chú bướm bay
lượn.......
* Tả chi tiết : (Có thể miêu tả theo trình tự không gian : Từ cao 4,0
xuống thấp, từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể)
- Bầu trời cao vời vợi, trong xanh, một màu xanh biếc ánh lên vẻ
tươi sáng trong trẻo.
- Những dải mây trắng đang nhẹ lướt trên nền trời xanh cao bao la
- Ánh nắng trưa hè chói chang gay gắt, nắng như đổ lửa rải khắp
không gian .
- Trong cái nắng đổ lửa ấy, từng cơn gió nồm nam xuất hiện mang
theo cái mát mơn man của gió biển làm dịu đi cái nắng trưa hè.
- Từng rặng tre đầu làng đu đưa theo gió vài cánh diều bay cao ,
tiếng sáo diều vi vu, khoan nhặt, phá vỡ cái yên tĩnh của buổi trưa
hè nhìn cánh diều chao nghiêng trong nắng thấy vui mắt.
- Trong vườn, hoa trái bước vào độ chín, mùi thơm thoang thoảng
bay khắp không gian ( tả một vài loài cây tiêu biểu)
- Đẹp nhất vẫn là chùm hoa phượng màu hoa đỏ như những đốm
lửa hồng cháy rực cả một góc vườn.
- Tô điểm cho khu vườn thêm sống động là lũ bướm vàng đang mải
mê bay đi tìm hoa hút mật. Tất cả làm cho khu vườn bừng lên sức
sống.
-> Cảnh làng quê vào buổi trưa hè thật đẹp độc đáo với những hình
ảnh bình dị, quen thuộc, gắn bó với mỗi người dân, tạo nên cái hồn
riêng của quê hương.
b.3. Kết bài 1,0
Tình cảm, suy nghĩ của em về cảnh làng quê vào buổi trưa hè :Yêu
Trang 8 Gv: Nguyễn Lý Tưởng
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI

quý, gắn bó, để lại bao cảm xúc khó quên....


c. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với
0,5
yêu cầu của đề, với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật.
d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, ngữ
0,5
pháp, ngữ nghĩa, tiếng việt.

ĐỀ 04
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới.
Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai,
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.
Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi ...”
(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của đoạn thơ trên.
Câu 2 (1,0 điểm): Từ “ đi” trong câu “ Để con đi” là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.
Câu 3 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng biện pháp tu từ trong câu thơ
Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai,
Câu 4 (2,0 điểm): Em cảm nhận được điều gì trong lời nói ngây thơ của người con với
cha trong đoạn thơ trên?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm):


Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 150 chữ) để trả lời câu hỏi: Theo em ước mơ có ý nghĩa gì đối với tuổi thơ ?
Câu 2 (10,0 điểm): Cho bài thơ sau:
Em có nghe tiếng xuân về gõ cửa
Mang nồng nàn theo gió đón mùa sang
Tiếng bầy chim đang ríu rít gọi đàn
Từng nhành lá mướt non màu áo mới

Em có nghe xuân về vui phơi phới


Trang 9 Gv: Nguyễn Lý Tưởng
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI

Bao nụ cười tươi mới rạng trên môi


Khắp không gian rộn rã như gọi mời
Phố náo nức dòng người như trẩy hội
( Nguyễn Hưng,Tiếng xuân về )
Dựa vào ý bài thơ trên, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành
một bài văn miêu tả: Buổi sáng mùa xuân.
(Hết)

ĐỀ 05
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Bông cúc là nắng làm hoa
Bướm vàng là nắng bay xa, lượn vòng
Lúa chín là nắng của đồng
Trái thị, trái hồng là nắng của cây.
(Lê Hồng Thiện)
Câu 1 (1,0 điểm): Xác đinh thể thơ của đoạn thơ trên
Câu 2 (1,0 điểm): Biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn thơ trên là gì ?
Câu 3 (2,0 điểm): Cách cảm nhận về màu sắc thiên nhiên của tác giả ở đoạn thơ trên có
gì độc đáo?
Câu 4 (2,0 điểm): Qua đoạn thơ trên em có nhận xét gì về tài năng gì của tác giả và tình
cảm tác giả dành cho thiên nhiên?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)


Câu 1 (4,0 điểm):
Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 150 chữ) tả nắng trong cảm nhận của em.
Câu 2 (10,0 điểm):
Đọc bài thơ sau :
Tháng giêng của bé
Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim.
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.
Quất gom từng hạt nắng rơi
Làm thành quả – những mặt trời vàng mơ.
Tháng giêng đến tự bao giờ?
Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào.
Trang 10 Gv: Nguyễn Lý Tưởng
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI

Đỗ Quang Huỳnh

Dựa vào ý bài thơ trên, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành
một bài văn miêu tả vẻ đẹp của thôn làng em trong buổi sáng đầu xuân.
(Hết)

ĐỀ 06
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“ Tuổi thơ chở đầy cổ tích … Thời gian chạy qua tóc mẹ
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào Một màu trắng đến nôn nao
Đưa con đi cùng đất nước Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Chòng chành nhịp võng ca dao Cho con ngày một thêm cao
Con gặp trong lời mẹ hát Mẹ ơi trong lời mẹ hát
Cánh cò trắng, dải đồng xanh Có cả cuộc đời hiện ra
Con yêu màu vàng hoa mướp Lời ru chắp con đôi cánh
“ Con gà cục tác lá chanh” Lớn rồi con sẽ bay xa”

( “ Trong lời mẹ hát”- Trương Nam Hương)


Câu 1 (1,0 điểm):Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ
Câu 3 (2,0 điểm): Hãy xác định biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và phân tích
tác dụng biện pháp tu từ đó trong khổ thơ sau
… Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao
Câu 4 (2,0 điểm): Em ấn tượng với khổ thơ nào nhất ? Lí giải vì sao ?(trình bày từ 5-7
dòng)
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm):
Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 150 chữ) trả lời câu hỏi: Những câu chuyện cổ tích có ý nghĩa gì đối với em?
Câu 2 (10,0 điểm):
Cho đoạn thơ sau:
“Đồng lặng lẽ sương mù buông bát ngát,
Ao âm thầm mây tối ngập mênh mang.
Gió im vắng, tự từng không man mác,
Mây bay, trăng nhè nhẹ dệt tơ vàng.

Trang 11 Gv: Nguyễn Lý Tưởng


BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI

Và nhè nhẹ trong tơ trăng phơ phất,


Khóm tre xanh lướt gió uốn cung đàn.
Làng xóm lặng say đi trong giấc ngát,
Những hương đào, hương lý dậy miên man.”...
(Anh Thơ, Đêm trăng xuân)
Dựa vào ý đoạn thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình,
em hãy viết thành một bài văn miêu tả.
ĐỀ 08
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi


Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời...
(Nghe thầy đọc thơ - Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn
hoá dân tộc, 1999)
Câu 1 (1,0 điểm): Phương thức biểu đạt chính của khổ thơ trên ?
Câu 2 (1,0 điểm): Từ “đọc” trong câu thơ “Em nghe thầy đọc bao ngày” được hiểu theo
nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.
Câu 3 (2,0 điểm): Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu thơ
“Nghe trăng thở động tàu dừa”
Câu 4 (2,0 điểm): Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được gì về tài năng và tâm hồn của
nhà thơ.

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)


Câu 1 (4,0 điểm):
Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 150 chữ) nêu cái hay cái đẹp về những hình ảnh đẹp đẽ được gợi ra qua
giọng thơ của thầy.
Câu 2 (10,0 điểm):
Đọc bài thơ sau của tác giả Lê Hồng Thiện:
Trăng của mỗi người
Mẹ bảo: trăng như lưỡi liềm
Ông rằng trăng tựa con thuyền cong mui
Bà nhìn như hạt cau phơi
Cháu cười: quả chuối vàng tươi ngoài vườn
Bố nhớ khi vượt Trường Sơn
Trăng như cánh võng chập chờn trong mây.
Trang 12 Gv: Nguyễn Lý Tưởng
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI

( Thơ với tuổi học trò – Tập I, NXB Lao Động- Hà Nội, 1993)
Dựa vào ý bài thơ trên, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành
một bài văn miêu tả cảnh đêm trăng trong cảm nhận của em.

(Hết)

HƯỚNG DẪN CHẤM


Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 Phương thức: Biểu cảm 1,0
2 Từ “ đọc” trong câu thơ “Em nghe thầy đọc bao ngày” được hiểu
1,0
theo nghĩa gốc.
3 - Biện pháp tu từ: Nhân hóa “ Trăng thở” 0,5
- Tác dụng: 1,5
+ Biện pháp nhân hóa khiến trăng hiện lên thật sống động. Ánh trăng
tỏa sáng lung linh, trăng trao nghiêng vệt sáng trên tàu dừa. Trăng
đang thở? Trăng khiến cả tàu dừa rung rung. Cái chuyển động khẽ
khàng ấy được thu gọn trong một từ rất đắt: “động”. Từ “động” giúp
ta cảm nhận được sự sống đang chuhyển mmình trong vạn vật hữu
linh. Nó giúp ta nhận ra những rung cảm tinh tế trong tâm hồn của
cậu học trò nhỏ Trần Đăng Khoa.
4 - Qua đoạn thơ, ta thấy thần đồng thơ Trần Đăng Khoa là người có 1,0
tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và cũng hết sức trong sáng, có khả năng
ngôn ngữ phong phú, linh hoạt.
- Có tình yêu quê hương đất nước thiết tha. 1,0
II TẠO LẬP VĂN BẢN 14,0
1 a. Đảm bảo thể thức đoạn văn, số dòng qui định. 0,5
(4,0đ) b. Xác định đúng nội dung đoạn văn: Cái hay cái đẹp của những
0,5
hình ảnh được gợi ra từ giọng thơ của thầy
c. Nội dung:
- Giọng thơ của thầy giáo hẳn phải diễn cảm lắm! Giọng đọc ấy lúc 0,25
trầm lúc bổng, lúc thiết tha, nhẹ nhàng, lúc mạnh mẽ như một bản
nhạc vậy. (đỏ nắng – xanh cây, vọng, êm êm, rào rào…).
- Giọng đọc ấy đã khơi lên trong cậu học trò nhỏ những hình ảnh thân 0,25
thuộc mà cũng hết sức thú vị, hấp dẫn của cuộc sống.
+ Nghe thầy đọc thơ, cả một không gian thân thuộc của gian nhà như 0,75
đang có sự chuyển mình kì diệu. Cây thêm xanh mượt, nắng thêm
lung linh (đỏ nắng). Bức tranh thiên nhiên có sắc đỏ rực rỡ, nóng
bỏng và có cả sắc xanh dịu dàng, mát mắt. Hai sắc màu ấy hài hòa,
tôn vinh nhau tạo cho bức tranh sự sinh động và lôi cuốn.
+ Nghe thầy đọc thơ, tưởng như con sông quê đang êm đềm chảy 0,75
Trang 13 Gv: Nguyễn Lý Tưởng
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI

trước mắt. Trên con sông quê, những con thuyền khua mái chèo
khuấy động mặt nước yên tĩnh. Tiếng nước càng làm tăng thêm vẻ
thanh bình của chốn quê hương. Nghe thầy đọc thơ, bao kỉ niệm về
người bà thân yêu ùa về. Ôi nhớ xiết bao giọng nói êm êm của bà!
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về 0,5
vấn đề của câu trả lời.
e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, ngữ 0,5
pháp, ngữ nghĩa, tiếng việt.
2 a. Đảm bảo bài văn nghị luận có cấu trúc 3 phần có mở bài, thân 1,0
(10,0đ) bài, kết bài mạch lạc, văn phong trong sáng, từ ngữ được dùng gợi hình, gợi
âm thanh và có sức biểu cảm...
b. Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau song phải biết
dựa vào phần gợi dẫn của đề .Sau đây là định hướng các ý cơ bản:
b.1. Mở bài: 1,0
- Giới thiệu cảnh đêm trăng
b.2. Thân bài: 6,0
* Khi trời xẩm tối 2,0
- Ánh nắng cuối ngày cứ lan ra dần trên những ngọn cây, nhạt dần đi
và rồi tắt hẳn
- Nền trời xanh thẫm, in lên trên đó là một vầng trăng mờ mờ.
- Trăng lên rất nhanh, càng lên cao càng sáng
- Gió nhẹ hiu hiu trêu đùa cây cỏ
- Từ những căn nhà vang lên tiếng trò chuyện đầm ấm của bữa cơm
chiều đoàn tụ đông vui sau một ngày dài
* Khi trời đã tối hẳn
- Bầu trời không còn là một màu xanh trong như khi còn sớm nữa mà 4,0
bây giờ đã khoác lên mình tấm áo nhung màu xanh đen
- Trăng bây giờ tựa như: lưỡi liềm, tựa con thuyền cong mui, hạt cau
phơi, quả chuối vàng tươi ngoài vườn, cánh võng chập chờn trong
mây hay như (sự vật gì trong cảm nhận của em) và sáng lung linh
tuyệt đẹp .
- Sao lấp lánh như những hạt ngọc long lanh mà đôi bàn tay khéo léo
nào đã đính lên tấm áo nhung để tạo điểm nhấn.
- Ánh trăng như chảy tràn, như tưới lên vạn vật, những mái nhà,
những vòm cây cao, những con đường dưới ánh trăng như được dát
một lớp bạc óng ánh
- Ánh trăng xuyên qua những tán cây, kẽ lá, như đang thêu những
bông hoa lên mặt đất
- Những cơn gió mát rượi thoảng qua, mang theo trong không gian
hương hoa quỳnh không biết xuất phát từ nơi nào
- Cây cối xì xào trong gió như đang trò chuyện
Trang 14 Gv: Nguyễn Lý Tưởng
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI

- Trẻ em đang ríu rít tụ tập ở sân nhà chơi những trò chơi rất thú vị
khiến cho không gian tràn ngập tiếng cười
- Người người nhà nhà kéo nhau ra ngoài đi chơi, gặp nhau nói
chuyện rôm rả, tận hưởng không khí trong lành thoáng mát của buổi
đêm
- Bà ngồi ngoài sân, kể cho lũ trẻ con chúng em đang ngồi vây quanh
nghe những câu chuyện cổ tích 1,0
b.3. Kết bài
-Nêu cảm nhận của em về đêm trăng
c. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với yêu
0,5
cầu của đề, với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật.
d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, ngữ
0,5
pháp, ngữ nghĩa, tiếng việt.

ĐỀ 09
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Lá không vàng, lá không rụng, lá lại thêm xanh; ấy là mùa thu đã về; mùa thu mới
về, yểu điệu thục nữ. Trời bớt nóng và thêm mát. Có ai thổi cơm mà khói nhẹ mơ hồ đâu
đây.
Chưa có sương mù chưa có hẳn sương mờ; chỉ là đôi thoáng sương mơ, mỏng như
chiêm bao. Mặt trời nhạt vừa khuất mây, thì khối chiếc lá biếc hơi nhòa; mặt trời vừa ló
lại ánh vàng, thì khối lá lại hiện nguyên sắc biếc; không biết có phải sương thu mới
nhóm, hay đó chỉ là sự huyền ảo của chính hồn tôi?
Mùa thu đến với cõi đời như một cô gái xưa đi về nhà chồng, nàng thu bước rất
khoan thai, tà áo thướt tha, chân không có tiếng. Thân hình nàng uốn éo rất thanh quí,
mặt ngọc của nàng che sau cánh quạt mở, thỉnh thoảng cánh quạt khẽ chệch, để lộ đôi
mắt êm như trời xanh buổi chiều.
(Trích Trường ca - Xuân Diệu)
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.
Câu 2 (1,0 điểm): Xác định cấu trúc ngữ pháp của câu “Trời bớt nóng và thêm mát”
Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong
câu văn: Mùa thu đến với cõi đời như một cô gái xưa đi về nhà chồng, nàng thu bước rất
khoan thai, tà áo thướt tha, chân không có tiếng..
Câu 4 (2,0 điểm): Khoảnh khắc thu sang được Xuân Diệu phác họa bằng hàng loạt các
hình ảnh, chi tiết nào?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm):
Từ việc hiểu nội dung đoạn trích phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 150 chữ) miêu tả để trả lời câu hỏi: Mùa thu trong cảm nhận của em như thế
nào?
Trang 15 Gv: Nguyễn Lý Tưởng
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI

Câu 2 (10,0 điểm):


Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kì diệu: mùa đông, lá bàng chuyển
sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân, chi chít những mầm non nhú lên, tràn trề nhựa
sống.
Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các nhân vật: Cây Bàng, Đất
Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân để gợi tả điều kì diệu ấy của thiên nhiên.
ĐỀ 10
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu bên dưới
... “Đi qua thời ấu thơ
Bao điều bay đi mất
Chỉ còn trong đời thật
Tiếng người nói với con
Hạnh phúc khó khăn hơn
Mọi điều con đã thấy
Nhưng là con giành lấy
Từ hai bàn tay con.”
( “Sang năm con lên bảy” - Vũ Đình Minh )

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của đoạn thơ trên.
Câu 2 (1,0 điểm): Từ “Đi” trong câu thơ “Đi qua thời ấu thơ” được hiểu theo nghĩa gốc
hay nghĩa chuyển?
Câu 3 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ có trong
đoạn thơ mà em thích nhất.
Câu 4 (2,0 điểm): Qua đoạn thơ người cha muốn nói với con điều gì khi con lớn lên và
từ giã thời thơ ấu?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)


Câu 1 (4,0 điểm):
Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 150 chữ) để trả lời câu hỏi: Em sẽ trả lời cha như thế nào khi có người cha
dặn dò mình như thế?
Câu 2 (10,0 điểm):
Câu chuyện của nàng tiên xuân kể về thiên nhiên, con người mỗi khi Tết đến xuân
về .
(Hết)

Trang 16 Gv: Nguyễn Lý Tưởng


BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI

ĐỀ 11
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Cô ơi !
Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy
con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết
mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.
Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách
rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua
khó khăn vấp ngã trên đường đời.
Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng
đi. Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp
kết thúc.
(Trích Thư gửi cô ngày tri ân, http://giaoducthoidai.vn,3-6-2014)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản
Câu 2 (1,0 điểm): Xác định cấu trúc ngữ pháp của câu sauCô không phải người nông
dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa
mồ hôi
Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Con lớn dần trong
vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc.
Câu 4 (2,0 điểm): Trong văn bản trên “con” đã học được gì từ “cô” ?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)


Câu 1 (4,0 điểm):
Từ việc hiểu nội dung đoạn văn bản phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn
văn (khoảng 150 chữ) nêu lên ấn tượng của em về hình ảnh cô giáo đang say sưu
giảng bài.
Câu 2 (10,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau
Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc.
(Mầm non - Võ Quảng)

Trang 17 Gv: Nguyễn Lý Tưởng


BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI

Dựa vào ý đoạn thơ trên, kết hợp với trí tưởng tượng của mình em hãy nhập vai là
mầm non kể lại cuộc đời mình khi bị một số bạn học sinh cố tình giẫm đạp lên.
(Hết)

HƯỚNG DẪN CHẤM


Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 1,0
2 1,0
3 - Biện pháp tu từ: Hoán dụ (vòng tay). 0,5
-Tác dụng: tạo nên cách diễn đạt giàu hình ảnh, mang ý nghĩa ca 1,5
ngợi tình cảm yêu thương ấm áp, chở che của cô dành cho học trò,
đồng thời thể hiện niềm xúc động và lòng biết ơn của học trò dành
cho cô giáo trong ngày chia tay.
4 Con học được từ cô: 1,0
- Biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. 1,0
- Xây cho đời một tương lai phía trước.
- Vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời.
- Từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi
II TẠO LẬP VĂN BẢN 14,0
1 a. Đảm bảo thể thức đoạn văn, số dòng qui định. 0,5
(4,0đ) b. Xác định đúng nội dung đoạn văn:
0,5
c. Nội dung: Đây là câu hỏi mở tùy sự lựa chọn miêu tả của HS miễn
là hợp lí. Sau đây là định hướng:
- Tả bao quát cô giáo đang say sưa giảng bài: 0,25
- Tả chi tiết cô giáo đang say sưa giảng bài 1,5
+ Tả ngoại hình cô giáo đang say sưa giảng bài.
+ Tả cô đang say sưa giảng bài:
• Cô giáo cầm quyển sách trên tay và cầm phấn một tay
• Cô giáo vừa giảng bài vừa say sưa nói không dứt
• Cô đi qua đi lại, vừa đi vừa nói
• Vẻ mặt của cô rất trang nghiêm
+ Hình ảnh cô giáo đang giảng bài đối với em
• Giọng cô giảng bài rất đầm ấm và trìu mến
• Khi cô giảng cả lớp cũng im lặng để nghe
• Cô giúp em hiểu bài hơn

Trang 18 Gv: Nguyễn Lý Tưởng


BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI

• Cô dạy chúng em từng li từng tí và chỉ dạy chúng em từ li


- Nêu cảm nghĩ của em đối với hình ảnh cô giáo đang say sưa giảng 0,25
bài
(HS có thể trả lời bằng cách khác, hợp lí vẫn cho điểm)
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về 0,5
vấn đề của câu trả lời.
e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, ngữ 0,5
pháp, ngữ nghĩa, tiếng việt.
2 a. Đảm bảo bài văn nghị luận có cấu trúc 3 phần có mở bài, thân 1,0
(10,0đ) bài, kết bài mạch lạc, văn phong trong sáng, từ ngữ được dùng gợi hình, gợi
âm thanh và có sức biểu cảm...
b. Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau song phải biết
dựa vào phần gợi dẫn của đề .Sau đây là định hướng các ý cơ bản:
b.1. Mở bài: 1,0
- Mầm non giới thiệu về bản thân và hoàn cảnh.
b.2. Thân bài: 6,0
( Dựa vào ý thơ trên Mầm non như một con người, nó biết lắng
nghe những rung động của cuộc sống vui tươi. Nó mang trong mình
sức sống căng trào. Và nó lớn lên yêu đời, lạc quan, đường hoàng (nó
đứng dậy giữa trời).
- Mầm non kể lí do bị một số bạn học sinh giẫm đạp? Tình huống 1,0
như thế nào?
- Lời kể của mầm non về lợi ích của mình đối với môi trường sống, 1,0
con người.
- Tâm trạng đau đớn, xót ca khi mầm non bị thương và oán trách 1,0
những hành vi nhẫn tâm phá hoại môi trường, hủy hoại cây xanh của
một số học sinh.
- Lời nhắc nhở và mong muốn của mầm non với một số bạn học sinh 1,0
nói trên nói riêng và con người nói chung.
b.3. Kết bài 1,0
- Rút ra bài học cho bản thân và mọi người về ý thức trồng, chăm sóc
cây xanh bảo vệ và giữ gìn môi trường xanh –sạch – đẹp.
c. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với yêu
0,5
cầu của đề, với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật.
d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, ngữ
0,5
pháp, ngữ nghĩa, tiếng việt.

ĐỀ 12
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi
NÓI VỚI EM
Trang 19 Gv: Nguyễn Lý Tưởng
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI

Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió,


Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay,
Tiếng lích chích chim sâu trong lá,
Con chìa vôi vừa hót vừa bay.

Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện,


Sẽ được nhìn thấy các bà tiên,
Thấy chú bé đi hài bảy dặm,
Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền.

Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,


Đã nuôi em khôn lớn từng ngày,
Tay bồng bế sớm khuya vất vả,
Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay.
(Vũ Quần Phương)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ bài thơ trên.
Câu 2 (1,0 điểm): Các từ “ sẽ, đã ” trong bài thơ thuộc từ loại gì ?
Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong bài thơ.
Câu 4 (2,0 điểm): Nêu nội dung chính của bài thơ.
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm):
Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên (Cụ thể là ở khổ thơ thứ 3)
em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) để trả lời câu hỏi: “Mắt nhắm rồi lại mở ra
ngay” khi mở mắt ra em muốn thể hiện tình cảm gì với cha mẹ ?
Câu 2 (10,0 điểm):
Cho bài thơ sau:
MƯA SÔNG Lớp lớp tràn sông đợt sóng trào
Gío bỗng thổi ào, mây thắp lối Buồm rơi trơ lại cột tre gầy
Buồm căng muốn rách, nước trôi nhanh Loang loáng chân trời chớp xe mây
Trên đường cát bụi vùng theo gió Chim lẻ vội vàng bay nhớt nhát
Nón mới cô kia lật nửa vành Mưa gieo nặng hột xuống đầy.
Ếch gọi nhau hoài tựa mấy ao
Trên bờ, cây hoảng hốt lao xao Nguyễn Bính
Đò ngang vội vã trèo vô bến
Dựa vào ý bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình,
em hãy viết thành một bài văn miêu tả.

ĐỀ 13
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Trang 20 Gv: Nguyễn Lý Tưởng


BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI

Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi ở dưới:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
(Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời
bình, NXB Giáo dục, 2002, tr. 28 - 29)
Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra các phép so sánh trong đoạn thơ trên. Cho biết chúng thuộc
những loại so sánh nào?
Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ có trong hai câu thơ
sau:
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Câu 4 (2,0 điểm): Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai, nhân vật ấy muốn bày tỏ tình
cảm gì?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)


Câu 1 (4,0 điểm):
Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 150 chữ) tả hình ảnh của mẹ lúc em bị ốm.

Câu 2 (10,0 điểm): Đọc bài thơ sau


Bão
Chắc bão có chân bão chẳng vâng lời
Mới hay chạy nhảy suốt ngày gây gổ
Vừa xô cây ấy là anh của gió
đã rung cành này mà không ngoan bằng
chắc bão có tay ơ chị nắng vàng
móng dài vuốt sắc ơ cô mây trắng
vườn nhà xơ xác bão kia chẳng đáng
bão cào đó thôi cho ta chơi cùng
Phan Trung Hiếu
Dựa vào ý bài thơ trên, kết hợp với trí
tưởng tượng của mình, em hãy viết thành
một bài văn miêu tả cảnh lũy tre làng em
vào một ngày giông bão.
(Hết)

Trang 21 Gv: Nguyễn Lý Tưởng


BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI

ĐỀ 14
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi


Tháng giêng của bé
Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim.
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.
Quất gom từng hạt nắng rơi
Làm thành quả – những mặt trời vàng mơ.
Tháng giêng đến tự bao giờ?
Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào.
Đỗ Quang Huỳnh

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Câu 2 (1,0 điểm): Từ “ ngọt ngào” trong câu thơ “Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào”
là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ?
Câu 3 (2,0 điểm): Phân tích tác dụng biện pháp tu từ nhân hóa có trong bài thơ trên.
Câu 4 (2,0 điểm) : Trong bài thơ trên em thích hình ảnh nào? Lí giải vì sao ?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)


Câu 1 (4,0 điểm):
Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 150 chữ) tả lại cảnh sắc thiên nhiên ở quê em khi tiết trời đã vào giêng.
Câu 2 (10,0 điểm): Đọc bài thơ sau
KHÚC CA VƯỢT THÁC
Ta đang lao trên sóng nước trập trùng
Ánh nắng dệt sắc cầu vồng của thác
Nhưng ghềnh đá trước mặt ta, doạ nạt
Đang lăm le đòi xé nát con thuyền

Một tay nào! Sào đấy, nắm đi em!


Chớ nên để một mình tôi đứng mũi!
Con thuyền nhỏ lao vào nơi dữ dội
Cánh sào tôi đang hoá một cành cung!

Thêm tay em, thuyền sẽ vững vàng hơn


Những ghềnh đá, thêm mắt người lượng ước
Thác dẫu dữ, thuyền ta rồi sẽ vượt!
Trang 22 Gv: Nguyễn Lý Tưởng
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI

Sông qua thác bao giờ mà chẳng đẹp!


Điều đáng nói là cánh sào quyết liệt
Biết mở đường cho ngọn nước lưu thông
( Xuân Hoàng, NXB Thuận Hoá, 1991)
Dựa vào nội dung bài thơ trên kết hợp với sự hiểu biết của em về văn bản
“ Vượt thác” của nhà văn Võ Quảng, em hãy viết bài văn miêu tả vẻ đẹp phong phú,
hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn và vẻ đẹp của người lao động tài hoa.
(Hết)

ĐỀ 15
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Sự tích hoa cúc trắng


Ngày xưa, có một gia đình nghèo gồm hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, cuộc
sống của họ bình yên trong một ngôi nhà nhỏ. Người mẹ hàng ngày tần tảo làm lụng
nuôi con. Người con thì cũng hiếu thảo, biết vâng lời mẹ và chăm chỉ học hành.
Một ngày kia, người mẹ bỗng lâm bệnh nặng, mặc dù người con rất thương mẹ, chạy
chữa biết bao thầy lang giỏi trong vùng cũng không chữa khỏi cho mẹ. Em buồn lắm,
ngày ngày đều cầu phúc cho mẹ. Thương mẹ, người con quyết tâm đi tìm thầy nơi khác
về chữa bệnh. Người con đi mãi, qua bao nhiêu làng mạc, núi sông, ăn đói mặc rách vẫn
không nản lòng.
Đến một hôm, khi đi ngang qua một ngôi chùa, em xin nhà sư trụ trì được vào thắp
hương cầu phúc cho mẹ. Lời cầu xin của em khiến trời nghe cũng phải nhỏ lệ, đất nghe
cũng cúi mình. Lời cầu xin đó đến tai đức Phật từ bi, Người cảm thương tấm lòng hiếu
thảo đó của em nên đã tự mình hóa thân thành một nhà sư. Nhà sư đi ngang qua chùa và
tặng em một bông hoa trắng rồi nói:
– Bông hoa này là biểu tượng của sự sống, là bông hoa chứa đựng niềm hi vọng, là
ước mơ của loài người, là thần dược để chữa bệnh cho mẹ con, con hãy mang nó về
chăm sóc. Nhưng phải nhớ rằng, cứ mỗi năm sẽ có một cánh hoa rụng đi và bông hoa có
bao nhiêu cánh thì mẹ con chỉ sống được bấy nhiêu năm.
Nói rồi nhà sư biến mất.
Em nhận bông hoa, cảm tạ Đức Phật, lòng em rất đỗi vui mừng. Nhưng khi đếm
những cánh hoa, lòng em bống buồn trở lại khi biết rằng bông hoa chỉ có năm cánh,
nghĩa là mẹ em chỉ sống được thêm với em có năm năm nữa.
Thương mẹ quá, em nghĩ ra một cách, em liền liều xé nhỏ những cánh hoa ra thành
nhiều cánh nhỏ, nhiều đến khi không còn đếm được bông hoa có bao nhiêu cánh nữa.
Nhờ đó mà mẹ em đã khỏi bệnh và sống rất lâu bên người con hiếu thảo của mình.
Bông hoa trắng với vô số cánh nhỏ đó đã trở thành biểu tượng của sự sống, là ước
mơ trường tồn, là sự hiếu thảo của người con đối với mẹ, là khát vọng chữa lành mọi
Trang 23 Gv: Nguyễn Lý Tưởng
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI

bệnh tật cho mẹ của người con. Ngày nay, bông hoa đó được người đời gọi là hoa cúc
trắng.
Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?
Câu 2 (1,0 điểm): Theo tác giả, bông hoa cúc biểu tượng cho điều gì ?
Câu 3 (2,0 điểm): Xác định cấu trúc ngữ pháp của câu sau: Sau khi dặn em cách làm
thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: “ Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy
nhiêu năm”.
Câu 4 (2,0 điểm): Thông điệp mà tác giả muốn nhắn gửi qua văn bản trên là gì?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)


Câu 1 (4,0 điểm):
Từ việc hiểu nội dung văn bản phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 150 chữ) để trả lời câu hỏi: Em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì với cha
mẹ ?
Câu 2 (10,0 điểm): Đọc bài thơ sau
Hương của hoa của quả
VƯỜN ĐÊM Chiu chắt từ đất quê
Ngọt cả khúc tình si
Có tiếng gì rất nhẹ Bâng khuâng trong dìu dặt
Thì thầm trong vườn đêm
Có tiếng gì mênh mang Chàng dế cười tít mắt
Tan theo sương vào cỏ Trên vạt cỏ xanh non
Cậu đóm ta chong đèn
Đọng lại trên tàu lá Gi ữa mùa thi bận rộn
Lăn từng giọt trăng rơi
Cơn gió xinh đặt lời Trong vườn đêm bắt gặp
Trên từng phím đàn lá Thoáng êm đềm như mơ…

( Lương Đình Khoa)


Dựa vào ý bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình,
em hãy viết thành một bài văn miêu tả.
(Hết)

Trang 24 Gv: Nguyễn Lý Tưởng


BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI

ĐỀ 16
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc các đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.
…….
Sáng nay trời đổ mưa rào
Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương
Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.

Mẹ vui con có quản gì


Ngâm thơ kể chuyện, rồi thì múa ca
Rồi con diễn kịch giữa nhà
Một mình con sắm cả ba vai chèo.

Vì con, mẹ khổ đủ điều


Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
Con mong mẹ khoẻ dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say.

Rồi ra đọc sách, cấy cày


Mẹ là đất nước, tháng ngày của con...
(Trần Đăng Khoa , Mẹ ốm)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ bài thơ trên.
Câu 2 (1,0 điểm): Từ “ Nắng mưa” trong câu thơ “Nắng mưa từ những ngày xưa - Lặn
trong đời mẹ đến giờ chưa tan”được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ?
Câu 3 (2,0 điểm): Nêu nét đặc sắc nghệ thuật của việc sử dụng từ “lặn” trong câu thơ
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.
Câu 4 (2,0 điểm): Qua các đoạn thơ trên, tác giả Trần Đăng Khoa muốn bày tỏ tình cảm
gì với mẹ.

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)


Câu 1 (4,0 điểm):
Từ việc hiểu nội dung các đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn
văn (khoảng 150 chữ) tả hình ảnh của mẹ lúc em bị ốm.
Câu 2 (10,0 điểm): Đọc văn bản sau:
Trang 25 Gv: Nguyễn Lý Tưởng
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI

ĐẸP MÀ KHÔNG ĐẸP


Thấy bác Thành đi qua, Hùng liền hỏi: "Bác Thành ơi bác xem con ngựa của cháu
vẽ có đẹp không?"
Trên bức tường trắng hiện lên hình một con ngựa đang leo núi....
Bác Thành xem xong rồi bảo: "Cháu vẽ đẹp đấy nhưng còn có chỗ chưa đẹp".
"Chỗ nào chưa đẹp hả bác".
"Chỗ không đẹp là bức tường của nhà trường đã bị vẽ bẩn cháu ạ"
Dựa vào nội dung văn bản trên, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết
một bài văn nói lên tâm sự của bức tường mới xây trong trường bị các bạn học sinh vẽ
bậy.

ĐỀ 17
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi
Mùa na chín
Sao cháu không về với bà
Chào mào đã hót vườn na mỗi chiều
Sốt ruột, bà nghe chim kêu
Tiếng chim rơi với rất nhiều hạt na
Hết hè...Cháu vẫn đang xa
Chào mào vẫn hót. Mùa na sắp tàn
(Lê Thái Sơn).
Câu 1 (1,0 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 2 (1,0 điểm): Các từ “ vẫn, đang, sắp” thuộc từ loại gì ?
Câu 3 (2,0 điểm): Tiếng chim chào mào trong câu thơ “Chào mào đã hót vườn na mỗi
chiều” báo hiệu hiệu điều gì ?
Câu 4 (2,0 điểm): Hai câu kết của bài thơ, nói lên tâm trạng gì của người bà ?
Hết hè …cháu vẫn đang xa
Chào mào vẫn hót. Mùa na sắp tàn!

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)


Câu 1 (4,0 điểm):
Từ việc hiểu nội dung bài thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 150 chữ) kể về kỉ niệm tuyệt vời bên bà ?
Câu 2 (10,0 điểm) Dựa vào bài thơ: “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ
(Ngữ văn 6 - Tập hai), em hãy đóng vai người chiến sĩ kể về kỉ niệm trong đêm được ở
bên Bác Hồ khi đi chiến dịch.
(Hết)

Trang 26 Gv: Nguyễn Lý Tưởng


BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI

ĐỀ 18
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi
Tiếng chim buổi sáng
Sáng ra trời rộng đến đâu
Trời xanh như mới lần đầu biết xanh
Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm
Gọi bông lúa chín về thôn
Tiếng chim nhuộm óng cây rơm trước nhà
Tiếng chim cùng bé tưới hoa
Mát trong từng giọt nước hòa tiếng chim
Vòm cây xanh, đố bé tìm
Tiếng nào riêng giữa trăm nghìn tiếng chung
Mà vườn hoa cũng lạ lùng
Nghiêng tai nghe đến không cùng tiếng chim
(Định Hải)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên
Câu 2 (1,0 điểm): Từ “ tiếng chim” trong câu thơ “Tiếng chim cùng bé tưới hoa” thuộc
từ loại gì ?
Câu 3 (2,0 điểm): Phân tích tác dụng của biện pháp nhân hóa có trong những câu thơ
sau:
Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm
Câu 4 (2,0 điểm): Nêu những cảm nhận của em về âm thanh tiếng chim buổi sớm được
gợi lên từ bài thơ.

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)


Câu 1 (4,0 điểm):
Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 150 chữ) miêu tả không gian vườn quê vào buổi sớm.
Câu 2 (10,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau:
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe

Trang 27 Gv: Nguyễn Lý Tưởng


BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,


Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
( Trích Quê hương – Tế Hanh)
Dựa vào ý đoạn thơ trên, kết hợp với nội dung văn bản “Cô Tô” của Nguyễn Tuân,
em hãy tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện của em với anh hùng lao động Châu Hòa
Mãn khi anh cùng với bốn bạn xã viên vừa đi đánh cá trở về trong buối sớm bình minh
rực rỡ.
(Hết)

ĐỀ 19
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:


DÒNG SÔNG MẶC ÁO
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may.
Chiều trôi thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
Rèm thêu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên.
Khuya rồi, sông mặc áo đen
Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ...

Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ


Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai...
Nguyễn Trọng Tạo
Câu 1 (1,0 điểm): Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là gì?
Câu 2 (1,0 điểm): Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày?
Câu 3 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng
trong bốn câu thơ đầu.
Câu 4 (2,0 điểm): Cách nói "dòng sông mặc áo " có gì hay?

Trang 28 Gv: Nguyễn Lý Tưởng


BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)


Câu 1 (4,0 điểm):
Từ việc hiểu nội dung bài thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 150 chữ) có sử dụng phép so sánh, nhân hóa để miêu tả sự thay đổi màu sắc
của làng quê em vào một đêm trăng ( Gạch chân dưới những câu văn có sử dụng phép
so sánh, nhân hóa.)
Câu 2 (10,0 điểm):
Tủ sách của một bạn học sinh giỏi tự kể chuyện mình.

ĐỀ 20
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Lá không vàng, lá không rụng, lá lại thêm xanh; ấy là mùa thu đã về; mùa thu
mới về, yểu điệu thục nữ. Trời bớt nóng và thêm mát. Có ai thổi cơm mà khói nhẹ mơ
hồ đâu đây.
Chưa có sương mù chưa có hẳn sương mờ; chỉ là đôi thoáng sương mơ, mỏng như
chiêm bao. Mặt trời nhạt vừa khuất mây, thì khối chiếc lá biếc hơi nhòa; mặt trời vừa ló
lại ánh vàng, thì khối lá lại hiện nguyên sắc biếc; không biết có phải sương thu mới
nhóm, hay đó chỉ là sự huyền ảo của chính hồn tôi?
Mùa thu đến với cõi đời như một cô gái xưa đi về nhà chồng, nàng thu bước rất
khoan thai, tà áo thướt tha, chân không có tiếng. Thân hình nàng uốn éo rất thanh quí,
mặt ngọc của nàng che sau cánh quạt mở, thỉnh thoảng cánh quạt khẽ chệch, để lộ đôi
mắt êm như trời xanh buổi chiều.
(Trích Trường ca - Xuân Diệu)
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.
Câu 2 (1,0 điểm): Khoảnh khắc thu sang được tác giả phác họa bằng những hình ảnh,
chi tiết nào?
Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong
câu văn: “Mùa thu đến với cõi đời như một cô gái xưa đi về nhà chồng, nàng thu bước
rất khoan thai, tà áo thướt tha, chân không có tiếng..”
Câu 4 (2,0 điểm): Để miêu tả không gian đất trời khi mùa thu đến tác giả đã sử dụng
những thao tác nào ? Lấy dẫn chứng cho từng thao tác.

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)


Câu 1 (4,0 điểm):
Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 150 chữ) miêu tả cảnh đất trời sang thu.
Câu 2 (10,0 điểm):
Ngày xưa, có hai mẹ con sống bên nhau rất hạnh phúc. Người mẹ bị ốm. Người
con hết lòng chăm sóc, thuốc thang cho mẹ nhưng mãi không khỏi. Một đêm, người con
Trang 29 Gv: Nguyễn Lý Tưởng
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI

nằm mơ có ông bụt mách bảo, nếu chàng tìm được trái táo đỏ thì mẹ sẽ khỏi bệnh. Người
con ra đi, vượt qua bao núi cao rừng sâu, cuối cùng chàng mang được trái táo đỏ về
giúp mẹ khỏi bệnh.
Dựa vào lời tóm tắt trên, hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đi tìm trái táo đỏ
của người con hiếu thảo.
(Hết)

ĐỀ 21
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi
Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi?
Con mỗi ngày một lớn lên
Mẹ mỗi ngày thêm cằn cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.

(Mẹ – Đỗ Trung Quân)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của đoạn thơ trên.
Câu 2 (1,0 điểm): Câu thơ “ ai níu nổi thời gian? ai níu nổi?” thể hiện tâm trạng gì của
tác giả ?
Câu 3 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong những
câu thơ:
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
Câu 4 (2,0 điểm): Từ “chạy” trong câu thơ “Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua” có
thể thay thế bằng từ nào? Theo em, vì sao tác giả lại lựa chọn dùng từ “chạy”?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)


Câu 1 (4,0 điểm):
Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 150 chữ) bộc lộ tình tình cảm của em với mẹ của mình.
Câu 2 (10,0 điểm): Đọc đoạn văn sau
Trang 30 Gv: Nguyễn Lý Tưởng
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI

Suốt đêm, mưa to, gió lớn. Sáng ra, ở tổ chim chót vót trên cây cao, con chim mẹ
giũ lông cánh cho khô rồi khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm vừa vặn rơi xuống đúng chỗ
chú chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn khô nguyên...
Dựa vào đoạn văn trên, em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đã xảy ra
với hai mẹ con chú chim trong một đêm mưa gió.

ĐỀ 22
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Mấy ngày mẹ về quê Củi mùn thì lại ướt.
Là mấy ngày bão nổi
Con đường mẹ đi về Nhưng chị vẫn hái lá
Cơn mưa dài chặn lối. Cho thỏ mẹ, thỏ con
Em thì chăm đàn ngan
Hai chiếc giường ướt một Sáng lại chiều no bữa
Ba bố con nằm chung
Vẫn thấy trống phía trong Bố đội nón đi chợ
Nằm ấm mà thao thức. Mua cá về nấu chua…
Thế rồi cơn bão qua
Nghĩ giờ này ở quê Bầu trời xanh trở lại
Mẹ cũng không ngủ được Mẹ về như nắng mới
Thương bố con vụng về Sáng ấm cả gian nhà.
(Mẹ vắng nhà ngày bão- Đặng Hiển)
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ trên.
Câu 2 (1,0 điểm): Cụm từ “ mấy ngày bão nổi” là cụm từ loại gì ?
Câu 3 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng
trong câu thơ :
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.
Câu 4 (2,0 điểm): Nội dung của bài thơ trên là gì? Qua nội dung bài thơ tác giả muốn
gửi đến bạn đọc điều gì?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm):
Từ việc hiểu nội dung bài thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 150 chữ) miêu tả cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình.

Câu 2 (10,0 điểm):


Dựa vào bài thơ Gọi bạn của nhà thơ Định Hải, em bài văn kể lại câu chuyện về
tình bạn giữa Bê vàng và Dê trắng.
Từ xa xưa thửa nào Đôi bạn sống bên nhau
Trong rừng xanh sâu thẳm Bê vàng và Dê trắng
Trang 31 Gv: Nguyễn Lý Tưởng
BỘ ĐỀ GIAO LƯU HSG LỚP 6 – SOẠN THEO CẤU TRÚC MỚI

Một năm trời hạn hán Lang thang quên đường về


Suối cạn, cỏ héo khô Dê trắng thương bạn quá
Lấy gì nuôi đôi bạn Chạy khắp néo tìm Bê
Chờ mưa đến bao giờ Đến bây giờ Dê trắng
Vẫn gọi hoài : Bê! Bê
Bê vàng đi tìm cỏ

Trang 32 Gv: Nguyễn Lý Tưởng


BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU ÔN HỌC SINH GIỎI LỚP 6
ĐỀ 23
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:
Nắng trong mắt những ngày thơ bé
Cũng xanh mơn như thể lá trầu
Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau
Chở sớm chiều tóm tém
Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẫm
Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài
Bóng bà đổ xuống đất đai
Rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt
Rủ rau má, rau sam
Vào bát canh ngọt mát
Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình.
(Thời nắng xanh, Trương Nam Hương)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của đoạn thơ trên.
Câu 2 (1,0 điểm): Trong các từ sau: “tóm tém”, “châu chấu”, “cào cào”, từ nào là từ
láy?
Câu 3 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu thơ:
Nắng trong mắt những ngày thơ bé
Cũng xanh mơn như thể lá trầu
Câu 4 (2,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn thơ.

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)


Câu 1 (4,0 điểm):
Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 150 chữ) miêu tả lại hình ảnh người bà được gợi lên từ đoạn thơ.
Câu 2 (10,0 điểm):
Một quyển sách và một bài kiểm tra điểm kém bị bỏ quên lâu ngày trong tủ tâm
sự cùng nhau về cậu (cô) chủ của mình. Em hãy viết làm bài văn kể lại câu chuyện đó.
(Hết)

ĐỀ 24
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
Trăng ơi...từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà

Trăng ơi...từ đâu đến?


Trang 33 Nguyễn Lý Tưởng
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU ÔN HỌC SINH GIỎI LỚP 6
Hay biển xanh diệu kỳ
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi

Trăng ơi...từ đâu đến?


Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời...
(Trăng ơi...từ đâu đến, Trần Đăng Khoa)
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên
Câu 2 (1,0 điểm): Trong đoạn thơ trên, theo tác giả trăng đến từ những không gian nào?
Câu 3 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ tiêu biểu có
trong đoạn thơ trên.
Câu 4 (2,0 điểm): Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)


Câu 1 (4,0 điểm):
Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 150 chữ) tả về cảnh lúc trăng lên trong đêm Trung thu
Câu 2 (10,0 điểm): Đọc câu chuyện sau
Chiếc bình nứt
Một người có hai chiếc bình lớn để chuyển nước. Một chiếc bình bị nứt nên khi
gánh từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình lành rất tự hào về sự
hoàn hảo của mình, còn chiếc bình nứt luôn thấy dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành
nhiệm vụ.
Một ngày nọ, chiếc bình nứt nói với người chủ:…
Em hãy tưởng tượng và viết tiếp câu chuyện trên.

(Hết)

ĐỀ 25
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi
Trái đất trẻ của bạn trẻ năm châu
Vàng, trắng, đen... dù da khác màu
Ta là nụ, là hoa của đất
Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!
Màu hoa nào cũng quý, cũngthơm!
(Bài ca về trái đất – Định Hải)

Câu 1 (1,0 điểm): Từ ta trong đoạn thơ dùng để chỉ ai? Từ đó thuộc từ loại nào?
Câu 2 (1,0 điểm): Đặt một câu có chứa từ một từ chỉ màu sắc có trong đoạn thơ.
Trang 34 Nguyễn Lý Tưởng
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU ÔN HỌC SINH GIỎI LỚP 6
Câu 3 (2,0 điểm): Đoạn thơ trên sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nêu hiệu
quả sử dụng của một biện pháp em thích.
Câu 4 (2,0 điểm): Nêu ý nghĩa của việc lặp lại câu cảm ở cuối đoạn thơ.
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm):
Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 150 chữ) nói về những việc cần làm để bảo vệ ngôi nhà trái đất của chúng ta.
Câu 2 (10,0 điểm): Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ dân gian, hãy miêu
tả lại hình ảnh ông tiên theo trí tưởng tượng của mình?

HƯỚNG DẪN CHẤM


Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 - Từ ta trong đoạn thơ dùng để chỉ con người nói chung và trẻ em 0,5
khắp nămchâu nói riêng.
- Ta là đại từ. 0,5
2 -Hs đặt câu: với một trong các từ Vàng, trắng, đen 1,0
3 - Biện pháp: Đoạn thơ trên sử dụng những biện pháp nghệ thuật 1,0
+Nhân hóa: Trái đất trẻ
+ So sánh: Ta là nụ, là hoa của đất.
+ Điệp ngữ: Hai câu cuối đoạn thơ
-Hiệu quả: Học sinh tự chọn một biện pháp trên và nêu hiệu quả 1,0
nghệ thuật
4 Ý nghĩa của việc lặp lại câu cảm ở cuối đoạn thơ: 2,0
- Khẳng định tầm quan trọng của con người, nhất là trẻ em trên trái
đất(từ quý, thơm).
- Khẳng định mọi người không kể tôn giáo, chủng tộc, màu da đều
là tinh túy của trời đất (người ta là hoa đất) nên đều có vẻ đẹp
riêng đều đáng quý, đáng trân trọng.
- Kêu gọi tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa các đất nước, các châu
lục với nha
II TẠO LẬP VĂN BẢN 14,0
1 a. Đảm bảo thể thức đoạn văn, số dòng qui định. 0,5
(4,0đ) b. Xác định đúng nội dung đoạn văn: 0,5
c. Nội dung: 2,0
- Bảo vệ ngôi nhà trái đất của chúng ta không chỉ là nhiệm vụ của
mỗi cá nhân, mỗi dân tộc mà còn là nhiệm vụ chung của toàn nhân
loại.
- Trồng cây, gây rừng, trồng cây quanh khu vực sinh sống.
- Thu gom rác thải, đổ rác đúng nơi quy định, tái chế rác thải, xử lí
- chất thải độc hại trước khi thải ra môi trường .
- Hưởng ứng ngày môi trường thế giới
- Ra những bộ luật hạn chế lượng khí CO2 thải ra trong ngành

Trang 35 Nguyễn Lý Tưởng


BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU ÔN HỌC SINH GIỎI LỚP 6
công nghiệp
- Hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu
- Sử dụng điện nước tiết kiệm, vệ sinh nhà cửa.
- Tuyên truyền lợi ích của môi trường
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc 0,5
về vấn đề của câu trả lời.
e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả, 0,5
ngữ pháp, ngữ nghĩa, tiếng việt.
2 a. Đảm bảo bài văn nghị luận có cấu trúc 3 phần có mở bài, thân 1,0
(10,0đ) bài, kết bài mạch lạc, văn phong trong sáng, từ ngữ được dùng gợi hình,
gợi âm thanh và có sức biểu cảm...
b. Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau song phải biết dựa
vào phần gợi dẫn của đề .Sau đây là định hướng các ý cơ bản:
b.1. Mở bài: 1,0
Giới thiệu chung:
- Em rất thích truyện cổ tích vì cổ tích rất hay, có nhiều nhân vật
hấp dẫn.
- Trong truyện, Tiên ông thường xuất hiện để cứu giúp người hiền
lành, lương thiện qua những cơn khốn khó, đem lại niềm vui và
hạnh phúc cho họ.
b.2. Thân bài: 6,0
1. Ngoại hình:
- Tiên ông xuất hiện trong hào quang và hương thơm, là một ông
lão rất đẹp
- Là một cụ già có vẻ mặt phúc hậu.
- Đôi mắt của ông toát lên sự hiền từ, ấm áp, lông mày lòa xòa, bạc
trắng.
- Tóc ông bạc phơ, được búi gọn phía sau gáy. Vài sợi tóc bạc bay
phất phơ trước trán.
- Râu của ông dài tới ngực, bạc trắng như mây.
- Ông mặc một bộ quần áo thụng dài chấm đất, màu trắng. Tay áo
vừa dài vừa rộng.
- Một tay ông chống cây gậy trúc màu vàng bóng rất đẹp. Chỗ tay
cầm thính thoảng ánh lên những tia sáng.
2. Tính nết:
- Thương yêu, giúp đỡ người nghèo khổ…
- Căm ghét, trừng trị kẻ xấu xa, độc ác…
3. Phép thuật:
- Có phép thần thông biến hóa.
- Đi mây về gió, thoắt biến, thoắt hiện.
b.3. Kết bài 1,0
Cảm nghĩ của em:
- Nhân vật Tiên ông trong cổ tích đại diện cho công lí của nhân

Trang 36 Nguyễn Lý Tưởng


BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU ÔN HỌC SINH GIỎI LỚP 6
dân.
- Hình ảnh đẹp đẽ của Tiên ông trở nên gần gũi, quen thuộc, in
đậm trong trí nhớ của em.
c. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với
0,5
yêu cầu của đề, với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật.
d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các qui tắc về chuẩn chính tả,
0,5
ngữ pháp, ngữ nghĩa, tiếng việt.

ĐỀ 26
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
Ru hoa, mẹ hát theo mùa
Cái hoa khép mở tựa hồ mắt con
Mẹ quen chân lấm tay bùn
Lấy đâu hoa quế, hoa hồng mà ru.
Dẫu yêu hoa mận, hoa mơ,
Cái liềm kéo áo, cái bừa níu chân.
Ba cữ rét mấy tuần xuân
Mẹ đem hoa lúa kết thành lời ru.
Sen mùa hạ, cúc mùa thu
Hoa đồng cỏ nội, bốn mùa gọi con.
( Trích Ru hoa –Ngô Văn Phú – NXB Hội nhà văn 2007, trang 113)
Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của đoạn thơ trên
Câu 2 (1,0 điểm): Hãy chỉ ra những từ ngữ gợi lên hình ảnh tảo tần, vất vả sớm hôm
của người mẹ có trong đoạn thơ trên.
Câu 3 (2,0 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ chính và phân tích tác dụng biện pháp tu từ đó
trong câu thơ:
Dẫu yêu hoa mận, hoa mơ,
Cái liềm kéo áo, cái bừa níu chân.
Câu 4 (2,0 điểm): Nội dung của đoạn thơ trên là gì ?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm):
Từ việc hiểu nội dung đoạn thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 150 chữ) trả lời câu hỏi: Lời hát ru có ý nghĩa gì đối với em ?
Câu 2 (10,0 điểm): Cho bài thơ sau:
LÀNG QUÊ
Nông thôn thay đổi mới rồi
Đường làng sạch đẹp khắp nơi rộn ràng
Nhà nhà xây mới khang trang
Loa đài tiếng hát âm vang đêm ngày
Mọi người gắng sức ra tay
Thi đua lao động hăng say cần cù
Đến mùa hoa quả bội thu
Cả làng vui vẻ cười đùa thật vui
Trang 37 Nguyễn Lý Tưởng
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU ÔN HỌC SINH GIỎI LỚP 6
Mong sao tất cả khắp nơi
Nông thôn thay đổi cho đời tươi hơn.
( Đồng Tâm )
Dựa vào ý bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình,
em hãy viết thành một bài văn kể về ước mơ đổi mới của quê hương em.

(Hết)

QUÝ THẦY CÔ CẦN ĐÁP ÁN ĐẦY ĐỦ


XIN LIÊN HỆ SỐ ĐIỆN THOẠI
0986.217.081
0912.217.081

Trang 38 Nguyễn Lý Tưởng

You might also like