You are on page 1of 15

Giới thiệu

Không phải bất cứ hãng ô tô nào cũng đều có khởi đầu nhanh như những tia nắng thuở
bình minh giống Ford, Toyota, Tesla,… Giống như một ngọn đuốc, luôn có những
thăng trầm nhất định theo từng năm tháng. Có hãng bắt đầu vụt sáng nhưng lại dập tắt
ngay sau đó. Bởi vì công nghệ vốn là thứ luôn đổi mới. Động cơ là một ví dụ, chúng
ngày càng tân tiến hơn, tối ưu hơn. Các hãng đã dần loại bỏ những loại động cơ đã lỗi
thời. Có những thiết kế tìm được chỗ đứng cho riêng mình, nhưng cũng có những thiết
kế đã dần đánh mất đi vị thế theo thời gian.
Động cơ xoay Wankel là một minh chứng cho “que diêm lửa đỏ”, vội sáng rồi vụt tắt
ngay. Dưới đây là lịch sử về cách mà nó đã gây dựng được tiếng tăm, cách mà nó đã
chiến thắng các cuộc đua năm xưa và cũng là sự hoài nghi về tương lai đen tối của
loại động cơ này.

Động cơ Wakel

1. Lịch sử và phát triển


Động cơ piston tam giác xoay tròn là một dạng động cơ đốt trong được phát minh bởi
kỹ sư cơ khí người Đức Felix Heinrich Wankel (1902 - 1988) và do đó, người ta còn
gọi đây là động cơ Wankel.
Felix Heinrich Wankel (1902 - 1988)

Sau khi phát minh thành công mẫu động cơ độc đáo này, Wankel đã giới thiệu và hợp
tác với nhiều hãng để tiếp tục phát triển. Năm 1951, Felix hợp tác cùng với hãng xe
của Đức là NSU (NSU Motorenwerke AG, thành lập năm 1873) để nghiên cứu và đưa
động cơ xoay Wankel đi vào thực tế.

Động cơ đầu tiên có tên là DKM có thể đạt đến 21 mã lực (15.6 kW) và đạt được tốc
độ động cơ cao (lên đến 17.000 vòng/phút). Bước chạy đà đầu tiên của động cơ này
bắt đầu vào năm 1957.

Động cơ DKM 54 (Drehkolbenmotor) đầu tiên do Felix Wankel thiết kế

Thế nhưng vì một số thay đổi, cả dự án cần phải bị khai trừ. Nhưng đó chắc chắn
không phải là sự lựa chọn khả thi. Thay vào đó, họ đã phát triển một dự án kế tiếp, đó
là động cơ KKM, có thiết kế đơn giản hơn nhưng đem lại hiệu suất cao hơn.

Động cơ KKM Wankel đầu tiên được thiết kế bởi Hanns Dieter Paschke, NSU KKM 57P
(Kreiskolbenmotor)
Công nghệ ô tô không ngừng phát triển. Năm 1960, các hãng xe hơi đều không muốn
mình bị bỏ rơi lại trên thị trường cạnh tranh ngày một mở rộng. Lần lượt các hãng lớn
như Alfa Romeo, Ford, Porsche, Rolls Royce, Mazda, Citroen,… ký các hợp đồng
hợp tác với NSU để có thể đưa động cơ Wankel về cho hãng của mình. Nhưng cuối
cùng, hãng xe hơi Nhật Bản Mazda đã mua lại công nghệ từ Wankel vào năm 1967 và
họ cho ra đời nhiều mẫu xe thương mại lẫn xe đua có sử dụng động cơ này.

Động cơ xoay Wankel RX-7 được thiết kế bởi Mazda

Đặc biệt, Mazda RX-8 là mẫu xe kế thừa di sản của huyền thoại RX-7, đây cũng là
thế hệ cuối cùng của dòng xe thể thao sử dụng động cơ Wankel từ thương hiệu Nhật
Bản.

Dòng xe Mazda RX-8 chiếc xe sử dụng động cơ Wakel cuối cùng của Mazda

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ Wakel


2.1. Cấu tạo
Động cơ Wankel sử dụng đĩa lệch tâm xoay tròn để chuyển đổi năng lượng từ hỗn hợp
nhiên liệu bị đốt cháy thành chuyển động bánh răng quay quanh trục cố định. Phần chuyển
động còn lại tương tự như các động cơ đốt trong truyền thống và cung cấp năng lượng lại
cho trục khuỷu. Cấu tạo của động cơ này gồm có 5 phần chính sau:

Đĩa quay lệch tâm: Bộ phận có hình dáng 3 mặt lồi. Ba góc ở buồng đốt được đóng kín
lại, phần bánh răng trung tâm giúp đĩa quay luôn chuyển động quanh trục cố định.

Hộp động cơ: Đây là bộ phận có hình dạng oval và được thiết kế khéo léo giúp rotor luôn
chuyển động mượt mà bên trong động cơ.

Cổng nạp và cổng xả: Được đặt trong hộp động cơ. Cổng xả kết nối trực tiếp với ống xả
để đưa khí thải ra bên ngoài trong khi cổng nạp kết nối trực tiếp với bướm ga cho phép khí
đi vào buồng đốt.

Bugi đánh lửa: Trên vách xi lanh là các lỗ cắm bugi đánh lửa. Bộ phận này có nhiệm vụ
phóng điện vào bên trong buồng đốt hỗ trợ đốt cháy hỗn hợp không khí với xăng.

Trục đầu ra: Nằm chính giữa cấu trúc động cơ là trục đầu ra. Trên trục này có các thùy
tròn được gắn lệch khỏi đường tâm, mỗi rotor tương ứng với một thùy. Lực mà đĩa quay
lệch tâm tác động lên các thùy sẽ tạo ra mô-men xoắn làm cho trục đầu ra quay.

Cấu tạo của động cơ Wakel


Toàn cảnh các chi tiết bên trong động cơ Wakel

2.2. Nguyên lý hoạt động


Động cơ Wankel là một loại động cơ đốt trong sử dụng một hoặc nhiều rotor hình tam
giác để biến đổi áp suất tạo ra khi hỗn hợp nhiên liệu không khí được đốt cháy thành động
năng.

Động cơ Wankel sử dụng chu trình đốt cháy bốn kỳ, tương tự như động cơ sử dụng piston
tịnh tiến. Nhưng trong động cơ xoay, điều này được thực hiện theo một cách hoàn toàn
khác:

Kỳ nạp: Hiện tượng giảm áp suất gây ra bởi chuyển động của rotor sẽ đưa hòa khí tràn
vào buồng đốt.

Kỳ nén: Ở buồng đốt, hỗn hợp nhiên liệu hòa khí được nén lại nhờ cấu tạo lệch tâm trục
và hộp động cơ có hình oval. Sau đó động cơ sẽ xoay để đưa nhiên liệu đến bugi.

Kỳ nổ: Khi bugi đánh lửa thì nhiên liệu và hỗn hợp hoà khí sẽ đốt cháy và được nén đến
áp suất cao nhất. Sự giãn nở đột ngột của hỗn hợp nhiên liệu ở thể khí sẽ truyền một lực
tới trục lệch tâm qua rotor.

Kỳ xả: Khi chuyển động quay, các khí nở ra sẽ truyền động cho rotor cho đến khi tiếp xúc
với cổng xả, từ đó khí thải sẽ được đưa ra bên ngoài qua cổng xả.
Nguyên lý hoạt động của động cơ xoay Wankel bao gồm 4 bước: nạp - nén - nổ - xả

3. Ưu điểm

Động cơ xoay Wankel có thiết kế nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ hơn so với các loại động cơ
đốt trong sử dụng piston.

Động cơ Wankel có cấu tạo ít bộ phận giúp giảm tải chi phí sản xuất đồng thời việc sửa
chữa và bảo trì cũng đơn giản hơn.

Sử dụng nhiên liệu có chỉ số octan rộng, có thể chịu nén được lâu hơn trước khi bị đốt
cháy.

Dễ dàng hiệu chỉnh và phù hợp để sử dụng nhiên liệu hydro. Việc ứng dụng với cơ cấu đĩa
quay lệch tâm của động cơ Wankel giúp khí hydro tăng khả năng đốt cháy đồng đều bên
trong động cơ quay, từ đó cải thiện hiệu suất vận hành.

Tính ổn định cao, do có ít chi tiết chuyển động hơn so với các động cơ piston trụ có sức
mạnh tương đương.
Kết cấu đơn giản, nhỏ, gọn và nhẹ.

Hoạt động êm do chuyển động của piston là quay theo một hướng, không có các thành
phần tịnh tiến, nó có cơ chế tự cân bằng khiến động cơ hoạt động mà hầu như không có
rung động. Dòng công suất mượt mà hơn nhưng cũng có khả năng tạo ra nhiều công
suất hơn bằng cách chạy ở vòng tua máy cao hơn.

Nhiên liệu có trị số octan rất thấp có thể được sử dụng mà không gây ra đánh lửa sớm
hoặc kích nổ.

Lợi ích an toàn đáng kể khiến nó hữu ích khi sử dụng trên máy bay.

Động cơ được cấu tạo với một rôto bằng thép bên trong vỏ làm bằng nhôm, có khả năng
giãn nở nhiệt lớn hơn. Điều này đảm bảo rằng ngay cả khi động cơ Wankel quá nóng
cũng không không bị kẹt hay bó máy.

Nó có diện tích phía trước nhỏ hơn một động cơ piston tịnh tiến có công suất tương
đương. Sự đơn giản trong thiết kế và kích thước nhỏ hơn của động cơ Wankel cũng cho
phép tiết kiệm chi phí sản xuất so với động cơ piston tịnh tiến có công suất tương
đương.

Một trong những ưu điểm của động cơ Wankel là nó có thể tạo ra công suất cao hơn
so với động cơ xăng truyền thống cùng kích thước. Điều này do cơ chế hoạt động
của nó, với các vòng quay trơn tru và ít ma sát hơn. Động cơ Wankel cũng tạo ra ít
khí thải hơn so với động cơ xăng truyền thống.

Động cơ xoay Wankel được biết đến với những ưu điểm như: hoạt động êm ái với công
suất cao, chi phí sản xuất tiết kiệm, tỉ số công suất được tạo ra tương đối lớn, trọng lượng
nhẹ hơn các động cơ khác.

4. Nhược điểm

Nhiệt độ phân bố trên rotor quay và hộp động cơ hoạt động không đồng đều. Vấn đề này
dễ làm cho các vật liệu bị giãn nở ra, từ đó buồng đốt sẽ bị hở.

Trong quá trình vận hành, một phần nhiên liệu bị đẩy ra ngoài mà chưa được đốt cháy do
hình dạng cấu tạo của buồng đốt chuyển động. Điều này làm giảm khả năng tiết kiệm
nhiên liệu của động cơ quay.

Tổn hao nhiên liệu, nhiều hơn so với động cơ xăng (Điều này là do hình dạng của
buồng đốt chuyển động).

Đốt cháy nhiên liệu chậm.

Rò rỉ khí cháy sang khoang khác ở chế độ tải thấp.


Lượng khí thải cao (Vì nhiên liệu không cháy hết do sử dụng nhiên liệu xăng nên khó
đáp ứng các yêu cầu về khí thải).

Động cơ xoay Wankel có thời gian hành trình dài hơn 50% so với động cơ có piston
thông thường.

Ở động cơ xoay Wankel của Mazda, chủ xe phải bổ sung thêm một lượng nhỏ dầu để
bảo dưỡng các phớt chặn đỉnh của động cơ. => Tăng chi phí vận hành.

Cần thời gian khởi động nếu muốn hoạt động ở chế độ đầy tải.

Hỗn hợp nhiên liệu-không khí không thể được lưu trữ trước vì không có van nạp.

Thời gian để nhiên liệu được bơm vào động cơ Wankel ngắn hơn đáng kể. Công nghệ
phun nhiên liệu quá phức tạp.

Về khả năng tiết kiệm nhiên liệu, động cơ Wankel nói chung kém hiệu quả hơn so với
động cơ piston tịnh tiến.

Khả năng làm kín kém, độ mài mòn buồng đốt cao.

Tỷ số nén thấp hơn. Điều này làm giảm hiệu suất nhiệt và do đó tiết kiệm nhiên liệu
kém.

Khó có thể mở rộng động cơ lên nhiều hơn hai rôto.

Có thể có nhiều carbon monoxide và hydrocacbon chưa cháy trong dòng khí thải của
Wankel. Do đó ô nhiễm không khí hơn.

Động cơ Wankel rất nhạy cảm với bỏ nửa vì động cơ sẽ mất động lực từ hành trình bị
mất và bị đập trở lại chuyển động sau khi buồng tiếp theo cháy. Chăm sóc hệ thống
đánh lửa là điều quan trọng nhất để tránh sự cố.

Tuy nhiên, động cơ Wankel cũng có những nhược điểm. Một trong số đó là nó có xu
hướng tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn so với động cơ xăng truyền thống, vì nó phải
tiêu thụ nhiều khí nén để tạo ra cùng một công suất. Động cơ Wankel cũng có thể bị
nóng quá mức nếu không được làm mát đúng cách.

5. Khả năng ứng dụng


Động cơ Wankel là động cơ có khả năng vận hành rất êm, và hệ thống cân bằng máy
không phức tạp vì không phải tính toán cân bằng lực quán tính của piston.
Xét về định tính thì cùng một số vòng quay của trục cơ thì Wankel có công suất gấp 2
vì trong 1 chu kỳ có 3 lần sinh công còn động cơ piston phải quay 2 vòng mới sinh
công 1 lần (4 thì).
Tuy nhiên do động cơ này có tiếp xúc giữa piston và thành xi-lanh là tiếp xúc mài một
chiều nên hệ số mài mòn cao hơn loại piston tịnh tiến truyền thống rất nhiều. Hơn nữa
việc thiết kế bôi trơn lại phức tạp hơn, vì tính chất đặc biệt của kết cấu buồng đốt mà
dầu bôi trơn luôn bị lẫn vào trong buồng đốt.
Với khả năng sinh ra công suất lớn cùng sự nhỏ gọn, động cơ quay ngày càng được
trang bị nhiều công nghệ để khắc phục những nhược điểm cố hữu như "ngốn" nhiên
liệu hay hệ thống bôi trơn kém. Chưa kể động cơ luôn hoạt động với vòng tua trung
bình lên trên 2.000 v/p dẫn đến hiện tượng rung và mức độ “ngốn” xăng vô cùng lớn.
Đó là những khuyết điểm lớn khiến động cơ Wankel chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với động cơ
piston tịnh tiến hiện nay, nhất là với xu hướng tiết kiệm nhiên liệu trên toàn cầu.Trong
tình hình môi trường diễn biến phức tạp như hiện nay, việc một mẫu xe với động cơ
xoay Wankel không thể vượt qua một thử nghiệm khí thải nghiêm ngặt như tại châu
Âu là điều dễ hiểu (chiếc Mazda RX-8 bị cấm bán tại châu Âu từ năm 2010 cũng là
bởi vậy, doanh số bán xe vì thế mà sụt giảm đáng kể). Việc dầu máy bị rò rỉ trong quá
trình vận hành (do cấu tạo quá đơn giản của động cơ xoay) cũng như nhiên liệu chưa
cháy hết thoát ra ống xả khiến chiếc xe có chỉ số khí thải khá lớn và không thân thiện
với môi trường.
6. Phát triển trong tương lai
Xuyên suốt tiến trình phát triển, động cơ xoay Wankel luôn tồn tại những điểm yếu
cần khắc phục. Có thể nó tiêu hao nhiên liệu nhiều, có hiệu suất nhiệt thấp hay có thể
nó không mang lại sự tin tưởng cho người tiêu dùng… Nhưng sẽ không ai có thể phủ
nhận về sự kích thích mà khối động cơ mạnh mẽ này mang lại, những đam mê mà biết
bao nhiêu người yêu tốc độ và sức mạnh đã từng say đắm một thời.
Trong khi các nhà sản xuất ô tô khác từ bỏ động cơ Wankel vĩnh viễn thì Mazda vẫn
tiếp tục nghiên cứu về nó. Những cải tiến do các kỹ sư của hãng xe này thực hiện đã
giúp họ giành được giải thưởng "Động cơ quốc tế của năm" vào năm 2003. Nhưng
những nghiên cứu đó không dừng lại ở đó, và vào năm 2007, nhà sản xuất ô tô Nhật
Bản đã trình làng mẫu xe ý tưởng Taiki tại Tokyo Auto Show, được trang bị động cơ
quay Wankel hai cánh quạt công suất 300 PS (296 mã lực). Nhưng với thời đại của
động cơ ICE chạy bằng xăng, loại động cơ này có thể bị biến mất.
Nhưng Mazda không từ bỏ và nghiên cứu khả năng sử dụng hydro thay vì xăng. Điều
đó dẫn đến hai mẫu xe ý tưởng, RX-8 Hydrogen RE năm 2003 và Premacy Hydrogen
RE năm 2005. Do đó, động cơ của Felix Wankel có thể vẫn là một phần trong giải
pháp của Mazda vì một môi trường tốt hơn. Vào năm 2021, hãng xe Nhật Bản tuyên
bố sẽ sử dụng động cơ Wakel làm máy phát điện cho xe hybrid. Nếu bạn kết hợp
Hydro làm nguồn năng lượng cho động cơ quay và nguồn pin, Mazda có thể sẽ có một
giải pháp mà hầu hết các nhà sản xuất ô tô khác đã bỏ qua trong nhiều thập kỷ. Và nó
dựa trên động cơ Wankel. Dòng xe được nói đến là Mazda MX-30 R-EV, được trang
bị vận hành khi lần đầu tiên trong lịch sử, Mazda sử dụng khối động cơ xoay kết hợp
mô tơ điện. Qua đó, đánh dấu cho một kỷ nguyên mới sắp trở lại của động cơ Wakel
này sau hơn 10 năm biến mất trên thị trường.
Dòng xe Mazda MX-30 R-EV

Khối động cơ trên Mazda MX-30 R-EV

7. Nhận xét
Động cơ Wankel là một loại động cơ không piston rất đặc biệt với khả năng tạo ra sức
mạnh và tốc độ lớn trong một kích thước nhỏ gọn. Mặc dù nó đã được phát minh từ
lâu, nhưng động cơ Wankel vẫn đang được nghiên cứu và phát triển để cải thiện hiệu
suất và giảm thiểu các hạn chế của nó. Nó là một trong những tiến bộ kỹ thuật quan
trọng trong ngành công nghiệp ô tô và được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng
khác nhau.
Trước khi động cơ Wankel ra đời, các động cơ piston thông thường có một
số chế độ như kích thước lớn, nhiều bộ phận chuyển động gây ra rung động
và tiếng ồn cao, cũng như cần hệ thống van và thanh kết nối phức tạp.
Động cơ Wankel đã giải quyết một số vấn đề này bằng cách loại bỏ nhu cầu
về các bộ phận như van, hệ thống van và thanh kết nối, giúp giảm khối lượng
và tăng tỷ lệ công việc đối với khối lượng.
Sau khi động cơ Wankel được phát triển, nó đã mang lại một số cải tiến như
thiết kế nhỏ gọn hơn, hoạt động ái ái hơn, trọng lượng nhẹ hơn và ít bộ phận
chuyển động hơn so với cơ động piston. Điều này làm cho động cơ Wankel
phù hợp với các ứng dụng như xích xích, đơn vị phụ trợ, vũ khí lưu động,
máy bay, xe máy nước, xe tuyết và làm bộ mở rộng phạm vi trong ô tô.
Ngoài ra, việc tối ưu hóa hình thức đốt đốt và cổng tải/xả đã giúp cải thiện
hiệu quả đốt cháy, từ đó cải thiện kinh tế nhiên liệu và giảm phát thải, làm
cho động cơ Wankel thân thiện hơn với môi trường.

Trước khi động cơ Wankel ra đời, các động cơ piston thông thường có một
số chế độ như kích thước lớn, nhiều bộ phận chuyển động gây ra rung động
và tiếng ồn cao, cũng như cần hệ thống van và thanh kết nối phức tạp.
Động cơ Wankel đã giải quyết một số vấn đề này bằng cách loại bỏ nhu cầu
về các bộ phận như van, hệ thống van và thanh kết nối, giúp giảm khối lượng
và tăng tỷ lệ công việc đối với khối lượng.
Trước khi động cơ Wankel được phát triển, các động cơ piston truyền thống
thường có nhiều bộ phận chuyển động như van, thanh nối, và piston, điều
này làm tăng trọng lượng và kích thước của động cơ, cũng như gây ra độ
rung và tiếng ồn. Động cơ Wankel đã giới thiệu một thiết kế độc đáo với ít
bộ phận chuyển động hơn, giúp giảm trọng lượng và tăng hiệu suất công suất
so với trọng lượng.
Sau khi động cơ Wankel ra đời, nó đã mang lại những cải tiến như:

Thiết kế nhỏ gọn: Động cơ Wankel có kích thước nhỏ hơn nhiều so với động
cơ piston có công suất tương đương.
Hoạt động êm ái: Với ít bộ phận chuyển động, động cơ Wankel hoạt động
mượt mà và ít ồn hơn.
Hiệu suất cao: Động cơ Wankel có tỷ lệ công suất so với trọng lượng cao
hơn, làm cho nó trở nên lý tưởng cho các ứng dụng đòi hỏi sức mạnh nhưng
cần giữ trọng lượng thấp3.
Cải thiện hiệu quả đốt cháy: Bằng cách tối ưu hóa hình dạng của buồng đốt
và cổng nạp/xả, kỹ sư đã cải thiện hiệu quả đốt cháy, từ đó cải thiện kinh tế
nhiên liệu và giảm phát thải, làm cho động cơ Wankel thân thiện hơn với môi
trường.
Những cải tiến này đã giúp động cơ Wankel trở thành một lựa chọn phù hợp
cho nhiều ứng dụng đặc biệt, từ xe máy đến máy bay và thậm chí là các hệ
thống phóng tàu vũ trụ.
Lịch sử của các dòng xe Mazda sử dụng động cơ Wankel bắt đầu từ năm
1967 với chiếc Mazda Cosmo Sport. Đây là chiếc xe đầu tiên của Mazda sử
dụng động cơ quay và đã tạo nên một lớp xe thể thao hoàn toàn mới1. Kể từ
đó, Mazda đã trở nên đồng nghĩa với động cơ Wankel, và hãng luôn có ít
nhất một mẫu xe sử dụng động cơ này trong dòng sản phẩm của mình cho
đến khi RX-8 bị ngừng sản xuất vào năm 20121.

Các dòng xe nổi bật khác bao gồm:

Mazda RX-3 (còn được biết đến là Savanna), sản xuất từ năm 1971 đến
1978, tiếp tục sử dụng động cơ 10A mà Cosmo Sport đã giới thiệu1.
Mazda RX-7, một trong những mẫu xe thể thao nổi tiếng nhất của Mazda,
được sản xuất từ năm 1978 đến 2002.
Mazda RX-8, mẫu xe cuối cùng sử dụng động cơ Wankel, được sản xuất từ
năm 2003 đến 2012.
Động cơ Wankel, với cấu trúc rotor độc đáo và quá trình hoạt động không
giống như động cơ piston truyền thống, đại diện cho một bước tiến quan
trọng trong ngành công nghiệp ô tô. Nó không chỉ phản ánh khả năng sáng
tạo của con người trong việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật mà còn mở ra cơ
hội cho các phát minh mới trong tương lai. Việc nghiên cứu sâu về động cơ
Wankel có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách mà sự sáng tạo và đổi mới
có thể dẫn đến các giải pháp thay thế cho các thách thức về hiệu suất và môi
trường hiện nay. Đây là một chủ đề hấp dẫn và có giá trị cho bất kỳ ai quan
tâm đến tương lai của công nghệ động cơ và bền vững trong ngành công
nghiệp ô tô.

tình hình sử dụng hiện tại và tương lai ở Việt


Nam và thế giới ...
Tương lai của động cơ Wankel trong thị trường ô tô có thể không còn sáng
sủa như trước. Mặc dù động cơ Wankel từng được coi là một bước tiến đột
phá với nhiều ưu điểm như tỉ lệ công suất/trọng lượng vượt trội, hoạt động
trơn tru và chi phí sản xuất thấp, nhưng nó đã dần bị lãng quên. Các vấn đề
như hiệu suất nhiệt kém, khả năng làm kín không tốt, và tiêu hao nhiên liệu
cao đã khiến động cơ Wankel không còn được ưa chuộng như trước.

Tuy nhiên, Mazda vẫn tiếp tục nghiên cứu và phát triển động cơ Wankel, và
gần đây đã giới thiệu mẫu xe MX-30 R-EV với động cơ Wankel làm bộ mở
rộng phạm vi cho xe điện. Điều này cho thấy Mazda vẫn tin tưởng vào tiềm
năng của động cơ Wankel, đặc biệt trong bối cảnh xe điện ngày càng phổ
biến.

Trong tương lai, động cơ Wankel có thể sẽ tìm thấy vị trí của mình trong các
ứng dụng cụ thể như bộ mở rộng phạm vi cho xe điện, nơi mà kích thước
nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ của nó có thể mang lại lợi ích đáng kể. Ngoài ra,
việc sử dụng nhiên liệu thay thế và cải tiến công nghệ niêm phong có thể
giúp giải quyết các vấn đề về hiệu suất và môi trường, từ đó mở ra cơ hội
mới cho động cơ Wankel.
Do buồng đốt có dạng dẹp và dài, nên được cải tiến hệ thống đánh lửa 2 bugi
có thời điểm đánh lửa khác nhau sẽ giúp cho hòa khí được đốt cháy một cách
trọn vẹn hơn.
Cụ thể, Bugi đầu tiên là Leading sẽ đánh lửa trước để đốt cháy phần lớn hòa
khí tạo ra lực quay chủ yếu cho đĩa quay.

Sau khi đĩa quay quay một góc từ 100 – 150 thì Bugi thứ 2 Trailing đánh lửa
để đốt triệt để phần hòa khí còn lại.

Bốn kỳ này xảy ra đồng thời ở cả ba mặt của đĩa quay, có nghĩa là khi đĩa
quay quay một vòng thì động cơ thực hiện được ba lần sinh công.

Quá trình đốt chậm do sau khi đánh lửa, “buồng đốt” phải di chuyển trong
hành trình dài, hẹp nên gây ra sự trễ và có thể không cháy sạch.
1. Cổng Nạp
2. Cổng Xả
3. Vỏ Stator
4. Buồng đốt
5. Bánh răng công tác Pinion
6. Rotor
7. Bánh răng vành
8. Trục lệch tâm
9. Bugi.

You might also like