You are on page 1of 22

Câu 1 : Cảm giác cho ta biết sự vật hiện tượng như thế nào ?

A. Một cách rõ ràng


B. Không rõ ràng
C. Bản chất sự vất hiện tượng
D. Đặc điểm chính sự vật hiện tượng
Câu 2. Cảm giác phản ánh sự vật hiện tượng một cách :
A. Khách quan
B. Chủ quan
C. Gián tiếp
D. Trực tiếp
Câu 3. Cảm giác có vai trò gì ?
A. Phản ánh các thuộc tính của sự vật hiện tượng
B. Phản ánh màu sắc sự vật hiện tượng
C. Phản ánh độ sáng sự vật hiện tượng
D. Phản ánh cân nặng sự vật hiện tượng
Câu 4. Cảm giác ngửi cho ta biết điểu gì ?
A. Cho ta biết tính chất của mùi
B. Cho ta biết màu sắc của mùi
C. Cho ta biết vị của mùi
D. Cho ta biết nhiệt độ của mùi
Câu 5. Ngưỡng cảm giác có mấy loại
A. Ngưỡng sai biệt
B. Ngưỡng tuyệt điối
C. Ngưỡng tuyệt đối phía trên
D. Ngưỡng sai biệt và ngưỡng tuyệt đối
Câu 7. Những người dân sinh sống ở Bắc cực có thể chịu được nhiệt độ -50 độ C,
nhờ quy luật nào của cảm giác?
A. Ngưỡng cảm giác
B. Độ nhạy cảm
C. Thích ứng
D. Tác động qua lại giữa các cơ quan cảm giác
Câu 8. Điền vào chổ trống sau: Quy luật thích ứng có với mọi cảm giác, nhưng mức
độ thích ứng ở từng cảm giác là
A. Giống nhau
B. Không giống nhau
C. Tương tác nhau
D. Tương đồng nhau
Câu 9. Tri giác phản ánh sự vật hiện tượng như thế nào ?
A. Một cách khách quan
B. Một cách chủ quan
C. Một cách trọn vẹn
D. Một cách không trọn vẹn
Câu 10. Cơ sở sinh lí của tri giác là gì ?
A. Là những phản xạ có điều kiện
B. Là những phản xạ không điều kiện
C. Là những phản xạ tự nhiên
D. Là phản xạ bẩm sinh
Câu 11. Bác nông dân, nhà họa sỹ ra đồng nhưng đối tượng làm việc của họ là khác
nhau, quy luật nào giúp họ tìm đối tượng làm việc?
A. Có tính chọn lọc
B. Có tính tách rời cảm giác
C. Có tính bồi đắp cảm giác
D. Có tính thống nhất
Câu 12. “Bạn hãy nhìn vào 2 bức tranh, tìm những điểm khác nhau giữa hai bức
tranh” Đặc điểm nào của tri giác giúp chúng ta tìm được điểm khác nhau đó?
A. Tìm hiểu bức tranh
B. Quan sát bức tranh
C. Sờ tìm hiểu bức tranh
D. Hỏi các bạn về bức tranh
Câu 13. Hình thức cao nhất của tri giác là gì ?
A. Cảm nhận
B. Tư duy
C. Quan sát
D. Vận động
Câu 14. Khả năng thay đổi độ nhạy cảm phù hợp với cường độ kích thích được gọi
là quy luật :
A. Ngưỡng cảm giác
B. Tính thích ứng của cảm giác
C. Tác động qua lại giữa các cơ quan cảm giác
D. Tính nhạy cảm của cơ quan cảm giác
Câu 15. Phòng tân hôn của cô dâu chú rể thường được trang trí gam mầu hồng, tạo
cảm giác ấm cúng, lãng mạn, yêu thương. Là ứng dụng của quy luật nào?
A. Tính đối tượng
B. Tính ý nghĩa
C. Ảo ảnh tri giác (Ảo giác)
D. Tính lựa chọn
Câu 16. Trong phòng chiếu phim, thường trang trí màu đỏ, và tắt đèn chiếu sáng
giúp cảm nhận âm thanh sắc nét sống động hơn. Đó là ứng dụng của quy luật :
A. Ngưỡng cảm giác
B. Tính thích ứng của cảm giác
C. Tác động qua lại giữa các cơ quan cảm giác
D. Tính nhảy cảm của cơ quan cảm giác
Câu 17. “ Hiện nay trong phòng học của các bạn có bụi không”, có, “Tại sao chúng
ta không nhìn thấy”. Đó là quy luật nào của cảm giác:
A. Tri giác
B. Thích ứng
C. Ngưỡng cảm giác
D. Tác động qua lại
Câu 18. Đây là bưởi, bưởi da xanh. Nhận biết được đối tượng nhờ quy luật nào của
tri giác:
A. Tính đối tượng
B. Tính ý nghĩa
C. Tính ổn định
D. Tính lựa chọn
Câu 19. Giáo viên sự dụng bút mực màu đỏ để chấm bài và nhận xét. Giáo viên
đang ứng dụng là sử dụng quy luật nào của tri giác:
A. Tính đối tượng
B. Tính ý nghĩa
C. Tính ổn định
D. Tính lựa chọn
Câu 20. Một người đi xe buýt lúc đầu lên xe có mùi hôi, một lúc sau không còn
ngửi thấy mùi hôi nữa. Thuộc quy luật nào của cảm giác :
A. Ngưỡng cảm giác
B. Tính thích ứng của cảm giác
C. Tác động qua lại giữa các cơ quan cảm giác
D. Tính nhảy cảm của cơ quan cảm giác
Câu 21. Những người bị bệnh thường ăn không ngon, ngửi không thấy mùi. Thuộc
quy luật nào của cảm giác :
A. Ngưỡng cảm giác
B. Tính thích ứng của cảm giác
C. Tác động qua lại giữa các cơ quan cảm giác
D. Tính nhảy cảm của cơ quan cảm giác
Câu 22. Khi dạy con nhận biết các tờ tiền: 100,200,500 người mẹ phải có các đồng
tiền đó trước mặt cho trẻ được thấy, quy luật nào của tri giác :
A. Tính đối tượng
B. Tính ý nghĩa
C. Tính ổn định
D. Tính tổng giác
Câu 23. Muốn sinh viên thực hành lái xe tốt để thi lái xe, cần phải có mô hình để
sinh viên đi thử. Nói lên quy luật nào của tri giác:
A. Tính đối tượng
B. Tính ý nghĩa
C. Tính ổn định
D. Tính tổng giác
Câu 24. Khi đứng trước ngân hàng Vietinbank, nhân viên ngân hàng biết đây là
ngân hàng công thương Việt Nam, thuộc hệ thống ngân hàng nhà nước được nhà
nước quản lý. Thuộc nội dung của quy luật nào của tri giác :
A. Tính đối tượng
B. Tính ý nghĩa
C. Tính ổn định
D. Tính tổng giác
Câu 25. Một bạn nữ A hôm nay đi đôi giày 20cm, cao bằng bạn B, cao nhất trong
lớp, nhưng các bạn cùng lớp vẫn biết bạn A là người thấp hơn bạn B. Nhờ quy luật
nào của tri giác mà chúng ta vẫn biết được điều đó?
A. Tính đối tượng
B. Tính ý nghĩa
C. Tính ổn định
D. Tính tổng giác
Câu 26. Quá trình tư duy của con người xuất hiện khi nào?
A. Nhìn 1 bức tranh đẹp
B. Bơi lội trong hồ
C. Giải bài tập toán
D. Mặc quần áo
Câu 27. Nhờ sự phản ánh nào của tư duy mà bác sỹ đông y chỉ cần bắt mạch của
bệnh nhân biết được cơ thể có đang bị bệnh hay không?
A. Khả năng nhìn bệnh nhân
B. Khả năng phản ánh gián tiếp
C. Khả năng phản ánh trực tiếp
D. Khả năng ngôn ngữ
Câu 28. “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa vừa thì râm”.
Có được kết luận này của ông cha ta là nhờ quá trình phản ánh nào của tư duy:
A. Phản ánh khái quát
B. Phản ánh trực tiếp
C. Phản ánh gián tiếp
D. Phản ánh trung gian
Câu 29. Bạn A thấp hơn bạn B nhưng dễ thương vui vẻ hòa đồng hơn bạn B. Thao
tác nào của tư duy đang diễn ra?
A. phân tích tổng hợp
B. so sánh
C. khái quát hóa- trừu tượng hóa
D. cụ thể hóa
Câu 30. Muốn biết được nhân viên của mình có linh hoạt, sáng tạo trong công việc
hay không thì “Sếp” phải thường xuyên:
A. Giao tiếp với nhân viên của mình
B. Tạo tình huống có vấn đề về công việc
C. So sánh nhân viên này với nhân viên khác
D. Phân tích những hạn chế của nhân viên
Câu 31. Bạn A nhìn hài hòa dễ thương, xinh xắn: mắt bạn to, mũi cao, da trắng, tóc
đen dài, dáng người dỏng cao, nụ cười tỏa nắng…Thao tác nào của tư duy đang
diễn ra?
A. phân tích tổng hợp
B. so sánh
C. khái quát hóa- trừu tượng hóa
D. cụ thể hóa
Câu 32. Hiện nay có nhiều trường có đào tạo tài chính ngân hàng, trường công cũng
có, trường tư thục cũng có, nhưng trường đại học ngân hàng Tp Hồ Chí Minh đạo
tào về tài chính ngân hàng là chuẩn nhất, nên tôi quyết định học trường này. Thao
tác nào của tư duy đang diễn ra
A. phân tích tổng hợp
B. so sánh
C. khái quát hóa- trừu tượng hóa
D. cụ thể hóa
Câu 33. Một nhóm sinh viên đang trao đổi tìm những ví dụ thực tiễn cho phù hợp
với nội dung thuyết trình của mình
A. phân tích tổng hợp
B. so sánh
C. cụ thể hóa
D. Cả a,b,c
Câu 34. Con rồng là sản phẩm tưởng tượng, dựa vào cách tạo ra hình ảnh mới nào?
A. Chắp ghép
B. Nhấn mạnh
C. Loại suy
D. Liên hợp
Câu 35. Điện thoại smartphone là sản phẩm của tưởng tượng, dựa vào cách tạo ra
hình ảnh mới nào?
A. Chắp ghép
B. Nhấn mạnh
C. Loại suy
D. Liên hợp
Câu 36. Tranh biếm họa, là sản phẩm của tượng tượng, dựa vào cách tạo ra hình
ảnh mới nào?
A. Chắp ghép
B. Nhấn mạnh
C. Loại suy
D. Liên hợp
Câu 37. Nàng tiên cá, nhân mã, là sản phẩm của tưởng tượng nhờ vào cách tạo ra
sản phẩm tượng nào
A. Chắp ghép
B. Nhấn mạnh
C. Loại suy
D. Thay đổi kích thước, số lượng
Câu 38. Cái kéo, búa, cuốc, bát… kết quả tưởng tượng nhờ hoạt động lao động, đó
là cách tạo ra sản phẩm nào của tưởng tượng?
A. Chắp ghép
B. Nhấn mạnh
C. Loại suy
D. Liên hợp
- TRÍ NHỚ : Tạo ra sản phẩm được gọi là biểu tượng về sự vật hiện tượng
- TƯỞNG TƯỢNG : Tạo ra sản phẩm được gọi là biểu tượng của biểu tượng về
sự vật hiện tượng, Phản ánh svht gián tiếp, khái quát, Hình thành mới, Tạo ra sản
phẩm mới bằng: loại suy, chắp ghép, nhấn mạnh…
- TRI GIÁC + CẢM GIÁC : Phản ánh svht Trực tiếp, cụ thế
- TƯ DUY : Phản ánh svht Gián tiếp, khái quát; Giải quyết bằng các thao tác: phân
tích, tổng hợp, khái quát, so sánh…

Câu 1. “Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lý con người, vào đặc
điểm nhân cách của họ” là nội dung quy luật nào của tri giác?
a. Tính ảo ảnh của tri giác
b. Tính lựa chọn của tri giác
c. Tính đối tượng của tri giác
d. Tổng giác
Câu 2. Tư duy được xếp vào?
a. Thuộc tính tâm lý
b. Tâm trạng
c. Quá trình tâm lý
d. Trạng thái tâm lý
Câu 3. Câu nói nào dưới đây nói lên quy luật lây lan của tình cảm?
a. Giận cá chém thớt
b. Giận thì giận mà thương thương thì thương
c. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ
d. Gần thường xa thương
Câu 4. “Khi nói đến sự thống khổ của người dân dưới ách đô hộ của chế độ phong
kiến, người ta thường nhắc đến hai nhân vật Chí Phèo và Chị Dậu” đây là biểu hiện
của thao tác nào trong tưởng tượng?
a. Chắp ghép
b. Nhấn mạnh
c. Thay đổi
d. Điển hình hóa
Câu 5. “Quá trình dùng trí óc để gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những mối
liên hệ, quan hệ thứ yếu, không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết để tư
duy biểu” là hiện của thao tác tư duy nào?
a. Tổng hợp
b. Phân tích
c. Trừu tượng hóa
d. So sánh
Câu 6. “Cách thức tạo ra hình ảnh mới bằng cách kết hợp các bộ phận nhiều sự vật
với nhau và được cải biến sắp xếp trong những hình ảnh tương quan mới” là biểu
hiện cách sáng tạo mới của tưởng tượng?
a. Liên hợp
b. Nhấn mạnh
c. Loại suy
d. Thay đổi kích thước
Câu 7. Đáp án nào phù hợp nhất với câu nói “Cảnh vật không thay đổi, chỉ có lòng
người đổi thay”
a. Tính xã hội của đời sống tâm lý người
b. Tính sinh động của tâm lý người
c. Tính chủ thể trong đời sống tâm lý người
d. Tính lịch sử của đời sống tâm lý người
Câu 8. Đặc điểm thể hiện sự khác biệt căn bản của tri giác so với cảm giác là
a. Phản ánh thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng
b. Chỉ nảy sinh khi sự vật hiện tượng trực tiếp tác động vào giác quan
c. Phản ánh sự vật hiện tượng một cách trọn vẹn
d. Là một quá trình tâm lý
Câu 9 . Tâm lý người khác xa tâm lý động vật do?
a. Cả ba ý trên đều đúng
b. Tâm lý người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử
c. Tâm lý người là kết quả của quá trình phản ánh hiện thực khách quan
d. Tâm lý người có tính chủ thể
Câu 10. “Cách thức đặc biệt của con người chế tạo ra các công cụ lao động theo sự
tương tự của những thao tác của đôi bàn tay” là biểu hiện cách sáng tạo nào của
tưởng tượng?
a. Liên hợp
b. Thay đổi kích thước
c. Loại suy
d. Nhấn mạnh
Câu 11. Những khuyết tật của hệ thần kinh và các giác quan có ảnh hưởng nhất
định đến sự phát triển tâm lý, nhân cách như thế nào?
a. Ảnh hưởng đến chiều hướng phát triển tâm lý, nhân cách
b. Ảnh hưởng đến nội dung phát triển tâm lý, nhân cách
c. Ảnh hưởng đến tốc độ và chất lượng phát triển tâm lý, nhân cách
d. Ảnh hưởng đến mức độ phát triển tâm lý, nhân cách
Câu 12. Một nồi canh nấu cho ba người ăn, vậy mà người thứ nhất cho rằng canh
nhạt, người thứ hai thấy canh mặn, người thấy ba thấy vừa phải…tình huống này
biểu hiện quy luật nào của cảm giác?
a. Quy luật tác động qua lại đồng thời của các cảm giác
b. Quy luật thích ứng
c. Quy luật tác động nối tiếp của cảm giác
d. Quy luật ngưỡng cảm giác
Câu 13. “Tuy sinh đôi cùng trứng nhưng tính cách của hai anh em vẫn khác nhau”
nguyên nhân do
a. Sự khác nhau về mức độ tự giáo dục
b. Cả ba nguyên nhân trên
c. Sự khác nhau về tính tích cực hoạt động
d. Sự khác nhau về đặc điểm cơ thể, não bộ
Câu 14. Luận điểm nào phù hợp để nhận định về vấn đề “Tâm lý có nguồn gốc là
thế giới khách quan”?
a. Hoàn cảnh khách quan thay đổi thì tâm lý cũng thay đổi
b. Điều kiện, môi trường sống có ảnh hưởng đến tâm lý người
c. Cả ba ý trên đều đúng
d. Phải nghiên cứu hoàn cảnh trong đó con người sống và hoạt động khi nghiên cứu,
đánh giá hoặc cải tạo tâm lý người
Câu 15. “Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn
kinh nghiệm xã hôi, nền văn hoá xã hội, thông qua hoạt động, giao tiếp, trong đó
giáo dục giữ vai trò ………, hoạt động và mối quan hệ giao tiếp của con người giữ
vai trò …..”. Đáp án điền vào chỗ trống phù hợp nhất là
a. Quan trọng – Hàng đầu
b. Quyết định – Chủ đạo
c. Quan trọng – Quyết định
d. Chủ đạo – Quyết định
Câu 16. Điều kiện cần và đủ để có hiện tượng tâm lý người là?
a. Thế giới khách quan tác động vào não và não hoạt động bình thường
b. Thế giới khách quan tác động vào não
c. Não hoạt động bình thường
d. Có thế giới khách quan và não
Câu 17. “Năng lực” là hiện tượng tâm lý được xếp vào loại nào?
a. Không có sự phân loại nào
b. Quá trình tâm lý
c. Thuộc tính tâm lý
d. Trạng thái tâm lý
Câu 18. “Mỗi cá nhân trong khi tạo ra hình ảnh tâm lý về thế giới đã đưa vốn hiểu
biết, vốn kinh nghiệm, đưa cái riêng của mình (về nhu cầu, xu hướng, kiến thức,
kinh nghiệm)... vào trong hình ảnh đó” là một trong các biểu hiện của
a. Tính chủ thể trong đời sống tâm lý người
b. Tính sinh động của tâm lý người
c. Tính lịch sử của đời sống tâm lý người
d. Tính xã hội của đời sống tâm lý người
Câu 1. Đâu không phải là xúc cảm tình cảm của con người
A. Thích một bông hoa đẹp
B. Say mê trong công việc
C. Đồng cảm với những gia đình có người thân mất vì covid
D. Đi khám sức khỏe định kỳ
Câu 2. Đâu không phải là hành động có ý chí
a. Lướt face mỗi ngày
B. Chú ý nghe giảng
C. Đọc tài liệu làm bài thuyết trình
D. Dạy 5h sáng đi bộ
Câu 3. “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” là quy luật nào của tình cảm
A. Lây lan
B. Di chuyển
C. Thích ứng
D. Pha trộn
Câu 4. “Đá thúng đụng nia” là quy luật nào của tình cảm
A. Lây lan
B. Di chuyển
C. Thích ứng
D. Pha trộn
Câu 5. “Con vợ khôn lấy thằng chồng dại” là biểu hiện quy luật nào của tình cảm?
A. Lây lan
B. Di chuyển
C. Tương phản
D. Pha trộn
Câu 6. “Năng mưa thì giếng năng đầy, anh năng đi lại mẹ thầy năng thương” quy
luật nào của tình cảm
A. Hình thành tình cảm
B. Di chuyển
C. Thích ứng
D. Pha trộn
Câu 7. “Tâm trạng vừa buồn vừa vui, vừa lo lắng vừa hạnh phúc của cô gái mới về
nhà chồng” là biểu hiện quy luật nào của tình cảm?
A. Lây lan
B. Di chuyển
C. Thích ứng
D. Pha trộn
Câu 9. Không một quyền lực nào có thể ngăn cản được một người có thái độ, tinh
thần đúng đạt được mục đích của mình. Và không gì trên đời có thể giúp một người
có thái độ, tinh thần không đúng đạt được thành công – Thomas Jefferson. Thể hiện
phẩm chất nào của nhân cách
A. Thế giới quan
B. Ý chí
C. Tình cảm
D. Hứng thú
Câu 8. “Đẹp trai không bằng chai mặt” quy luật nào của tình cảm
A. Lây lan
B. Di chuyển
C. Thích ứng
D. Hình thành tình cảm
Câu 10. “Càng yêu nước bao nhiêu, càng căm thù giặc bấy nhiêu” là nói đến quy
luật nào của tình cảm
A. Lây lan
B. Tương phản
C. Thích ứng
D. Pha trộn
Câu 11. “Giận thì giận mà thương thì thương” là biểu hiện quy luật nào của tình
cảm?
A. Lây lan
B. Tương phản
C. Thích ứng
D. Pha trộn
Câu 12. “Mai sau anh gặp người đẹp
Đẹp hơn người cũ anh thời quên tôi.” là quy luật nào của tình cảm?
A. Lây lan
B. Tương phản
C. Thích ứng
D. Pha trộn
Câu 13. Đâu không phải là đặc điểm của hoạt động ý chí?
A. Có sự điều khiển và điều chỉnh
B. Mục đích đề ra từ trước 1 cách có ý thức
C. Lựa chọn phương tiện, biện pháp để thực hiện mục đích
D. Mục đích đề ra không có ý thức
Câu 14. Hành động ý chí là gì?
A. Là hành động có ý thức, có chủ tâm, thực hiện đến cùng mục đích đề ra
B. Là hoạt động có ý thức, không có chủ tâm, đòi hỏi nỗ lực khắc phục khó khăn
C. Là hành động có ý thức, không có chủ tâm, thực hiện đến cùng mục đích đề ra
D. Là hoạt động có ý thức, có chủ tâm, đòi hỏi nổ lực khắc phục khó khăn
Câu 15. Tính dễ bị ám thị và tính ương bướng đều không phải là những dấu hiệu
của sức mạnh ý chí, mà là của 1 ý chí yếu đuối. Là nói đến người thiếu phẩm chất ý
chí nào của nhân cách?
A. Tính mục đích
B. Tính bền bỉ
C. Tính độc lập
D. Tính tự chủ
Câu 16. Sau mỗi lần thi học kỳ, Mai đều tự nhìn nhận và đánh giá kết quả học tập
của mình, xem điều gì đã làm được và điều gì chưa làm được. Mai đang thực hiện
giai đoạn nào?
A. Giai đoạn chuẩn bị
B. Giai đoạn thực hiện
C. Giai đoạn đánh giá kết quả của hành động
D. Giai đoạn mục đích
Câu 17. Phẩm chất ý chí nào cho phép chúng ta quyết định hành động của mình
theo nhận thức, niềm tin, quan điểm của mình?
A. Tính tự chủ
B. Tính kiên cường
C. Tính độc lập
D. Tính quyết đoán
Câu 18. “Giúp chủ thể thực hiện công việc điêu luyện, tốn ít năng lượng thần kinh,
mà hiệu quả cao” là biểu hiện của:
A.Tư chất
B.Kỹ xảo
C.Kinh nghiệm
D.Kỹ năng
Câu 19. Nếu xe bị hỏng và bạn phải dắt bộ một quãng đường, hãy nghĩ đến những
người khuyết tật chỉ mong có thể tự bước đi vài bước. Nói đến phẩm chất nào của ý
chí?
A. Tính mục đích
B. Tính bền bỉ
C. Tính độc lập
D. Tính tự chủ
Câu 20. Những người biết một ngoại ngữ sẽ thuận lợi hơn khi học thêm một ngoại
ngữ khác (dễ học hơn, hiệu quả hơn) thể hiện quy luật nào của việc hình thành kỹ
xảo?
A. Quy luật về sự tác động lẫn nhau giữa các kỹ xảo
B. Quy luật hình thành kỹ xảo
C. Quy luật về sự tiến bộ không đồng đều giữa các kỹ xảo
D. Quy luật đỉnh cao của phương pháp luyện tập
Câu 21. Thành công sẽ đến với những ai biết rõ mình muốn điều gì và không bao
giờ bỏ cuộc cho đến khi đạt được điều đó – Alexander Graham Bell. Nói đến đặc
điểm nào của ý chí?
A. Tính xã hội
B. Tính lịch sử
C. Tính tính nhận thức
D. Tính tình cảm
Câu 22. Phần lớn mọi người đều có tiềm năng khổng lồ, phần lớn đều có thể làm
những điều phi thường nếu họ dám liều lĩnh. Tuy nhiên phần lớn không làm như
vậy, họ ngồi trước ti vi và đối xử với cuộc đời như thể nó cứ tiếp diễn mãi
mãi.Những người đó thiếu phẩm chất ý chí nào?
A. Tính mục đích
B. Tính kiên cường
C. Tính độc lập
D. Tính tự chủ
Câu 23. Hãy luyện tập như thể bạn chưa bao giờ chiến thắng. Hãy hành động như
thể chưa bao giờ bạn thất bại. Nói đến phẩm chất nào của ý chí
A. Tính mục đích
B. Tính kiên cường
C. Tính độc lập
D. Tính tự chủ
Câu 24. Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng. Nói đến phẩm chất nào của ý chí
A. Tính mục đích
B. Tính kiên cường
C. Tính độc lập
D. Tính tự chủ
Câu 25. Câu ca dao “Dù ai nói ngã nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba
chân”. Là phẩm chất ý chí nào của nhân cách?
A. Tính tự chủ
B. Tính quyết đoán
C. Tính dũng cảm
D. Tính bảo thủ
Câu 26. Giá trị xã hội của mỗi cá nhân được bộc lộ qua luận điểm nào sau đây?
A. Sự sắp xếp thang bậc các nhu cầu
B. Cách thỏa mãn nhu cầu
C. Phản ứng của cá nhân khi được thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu
D. Cả 3 luận điểm trên
Câu 27. Là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp vớii những yêu cầu
của 1 hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt là biểu hiện
của?
A. Xu hướng
B. Khí chất
C. Năng lực
D. Tính cách
Câu 28. Yếu tố tâm lý nào dưới đây không thuộc về xu hướng
A. Thế giới quan, lý tưởng
B. Hiểu biết
C. Hứng thú, niềm tin
D. Nhu cầu
Câu 29. “ Sự kết hợp hài hòa của các phẩm chất, các đặc điểm của cá nhân, tạo nên
cái riêng, cái đơn nhất, độc đáo của mỗi người” là biểu hiện của đặc điểm nào của
nhân cách?
A. Tính thống nhất
B. Tính ổn định
C. Tính giao lưu
D. Tính tích cực
Câu 30. “ Làm nảy sinh khát vọng hành động, tăng sức làm việc, tăng tính tích cực
tự giác trong lao động, làm tăng hiệu quả của hoạt động” là biểu hiện của:
A. Hứng thú
B. Nhu cầu
C. Niềm tin
D. Lý tưởng
Câu 31. “… là khả năng tâm lý cho phép con người vượt qua những khó khăn trở
ngại để thực hiện được hành động có mục đích”. Đáp án phù hợp:
A. Ý chí
B. Tình cảm
C. Tư duy
D. Xúc cảm
Câu 32. Câu nào dưới đây biểu thị phù hợp với nội dung quy luật lây lan của tình
cảm?
A. Giận cá chém thớt
B. Giận thì giận mà thương thì thương
C. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
D. Gần thường xa thương
Câu 33. “ Giận quá mất khôn” là biểu hiện đặc trưng của
A. Xúc động
B. Tâm trạng
C. Tình cảm
D. Sắc màu xúc cảm của cảm giác
Câu 35. “Khi xem 1 bộ phim yêu nhân vật chính diện bao nhiêu thì càng ghét nhân
vật phản diện bấy nhiêu” là biểu hiện quy luật nào của tình cảm?
A. Quy luật lây lan
B. Quy luật pha trộn
C. Quy luật tương phản
D. Quy luật thích ứng
Câu 36. “Khi tri giác bị quy định bởi vật kích thích bên ngoài và những nhân tố
nằm trong bản thân chủ thể tri giác” thì đó là sự thể hiện của quy luật?
A. Tính ổn định của tri giác
B. Tổng giác
C. Tính lựa chọn của tri giác
D. Tính đối tượng của tri giác
Câu 37. Các thao tác của tư duy bao gồm:
A. Phân tích-tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa
B. Tính có vấn đề, tính gián tiếp, tính trừu tượng, khái quát hóa
C. Nhấn mạnh, chắp ghép, liên hợp, điển hình hóa
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 38. Ghi nhớ dựa trên hiểu nội dung và mối liên hệ logic giữa các phần của tài
liệu, biểu hiện cho hình thức ghi nhớ nào?
A. Ghi nhớ ý nghĩa
B. Ghi nhớ có chủ định
C. Ghi nhớ máy móc
D. Ghi nhớ có chủ định và có ý nghĩa
Câu 39. Thao tác nào của tưởng tượng thường được sử dụng để vẽ các nhân vật
biếm họa?
A. Nhấn mạnh
B. Điển hình hóa
C. Chắp ghép
D. Liên hợp
Câu 40. “Quá trình dùng trí óc để phân chia đối tượng nhận thức thành các “bộ
phận”, các thành phần khác nhau là biểu hiện của thao tác tư duy nào?
A. Tổng hợp
B. Phân tích
C. So sánh
D. Trừu tượng hóa
Câu 41. “Tâm lý là tất cả những… nảy sinh trong… con người, gắn liền và điều
hành mọi hành động, hoạt động của con người”
A. Sự việc hiện tượng- cuộc sống
B. Hiện tượng tinh thần-đầu óc
C. Hiện tượng tinh thần- cuộc sống
D. Hoạt động- cuộc sống
Câu 42. Hiện tượng sinh lý và hiện tượng tâm lý thường:
A. Diễn ra song song trên não
B. Đồng nhất với nhau
C. Có quan hệ chặt chẽ với nhau
D. Có quan hệ chặt chẽ với nhau, tâm lý có cơ sở vật chất là não bộ
Câu 43. Để giải thích và hiểu được hành vi của ai đó, hãy đặt họ vào các quan hệ xã
hội mà họ là thành viên. Sở dĩ như vậy vì
a. Tâm lý người có nội dung xã hội và nguồn gốc xã hội
b. Tâm lý là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng
c. Tâm lý là sự thống nhất giữa nội dung và hình thức
d. Tâm lý là sự thống nhất giữa khách quan và chủ quan
Câu 44. Cách hiểu đúng về tâm lý người là
A. Sản phẩm do não sản sinh ra giống như gan tiết ra mật
B. Sản phẩm do 1 lực lượng siêu nhiên nào đó tạo ra
C. Sản phẩm có được do sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người
D. Sản phẩm do não sản sinh ra giống như gan tiết ra mật và có được do sự phản
ánh hiện thực khách quan vào não người
Câu 45. Các hiện tượng tâm lý “cảm giác, tri giác, tưởng tượng” được xếp loại nào
sau đây
A. Thuộc tính tâm lý
B. Quá trình tâm lý
C. Hiện tượng tâm lý tiềm tàng
D. Trạng thái tâm lý
Câu 46. “Quá trình hợp nhất nhiều yếu tố riêng lẻ thành một chỉnh thể thống nhất
không tách rời” là biểu hiện của thao tác tư duy nào?
a. So sánh
b. Tổng hợp
c. Phân tích
d. Khái quát hóa
Câu 47. Biểu hiện của mức độ tình cảm nào thể hiện qua tình huống sau: “Sau bao
nhiêu năm xa cách, bà mẹ gặp lại đứa con. Mẹ con ôm nhau, nghẹn ngào hạn phúc
không nói lên lời”
a. Tình cảm
b. Say mê
c. Xúc động
d. Tâm trạng
Câu 48. “Khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, dứt khoát trên cơ sở tính toán,
cân nhắc” là biểu hiện của phẩm chất nào của ý chí?
a. Tính mục đích
b. Tính quyết đoán
c. Tính độc lập
d. Tính tự chủ, tự kiềm chế
Câu 49. Phạm vi giữa ngưỡng tuyệt đối phía dưới và ngưỡng tuyệt đối phía trên gọi

a. Độ nhạy cảm của cảm giác
b. Vùng cảm giác được
c. Ngưỡng sai biệt
d. Vùng phản ánh tệ nhất.
Câu 50. Phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt vì
a. Cả ba ý trên đều đúng
b. Tạo ra hình ảnh tâm lý mang tính sinh động và sáng tạo
c. Là sự tác động của thế giới khách quan vào não người
d. Tạo ra hình ảnh tâm lý mang đậm màu sắc cá nhân
Câu 51.. Tình cảm là thái độ thể hiện sự rung cảm của con người với sự vật, hiện
tượng liên quan đến yếu tố nào sau đây?
a. Động cơ
b. Động cơ và nhu cầu
c. Nhu cầu
d. Đối tượng và nhu cầu
Câu 52. Mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hay về tính chất của hai kích
thích đủ để phân biệt sự khác nhau giữa chúng biểu hiện của ngưỡng nào của cảm
giác?
a. Độ nhạy cảm tuyệt đối
b. Ngưỡng phía dưới
c. Ngưỡng sai biệt
d. Ngưỡng phía trên
Câu 53. Hãy xác định chức năng tâm lý trong tình huống sau: “Mẹ Mai mất vì bệnh
ung thư khi em còn rất nhỏ. Chính vì vậy, Mai quyết định em sẽ trở thành một bác
sĩ để chữa bệnh cho mọi người”.
a. Chức năng kiểm tra hoạt động
b. Chức năng định hướng hoạt động
c. Chức năng điều chỉnh hoạt động
d. Chức năng điều khiển hoạt động
Câu 54. Xúc cảm và tình cảm có mối quan hệ với nhau vì…
a. Cả ba lựa chọn đều đúng
b. Tình cảm thể hiện qua xúc cảm
c. Tình cảm được xây dựng từ những xúc cảm
d. Xúc cảm là cơ sở của tình cảm
Câu 55. “Các xúc cảm, tình cảm của con người cũng khác với xúc cảm, tình cảm ở
động vật do xúc cảm, tình cảm ở người mang tính ….”. Đáp án phù hợp điền vào
khoảng trống là
a. Hoạt động
b. Xã hội
c. Nhận thức
d. Giao tiếp
Câu 56. Giá trị xã hội của mỗi cá nhân được bộc lộ qua luận điểm nào sau đây?
a. Cả ba luận điểm trên
b. Phản ứng của cá nhân khi được thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu
c. Cách thỏa mãn nhu cầu
d. Sự sắp xếp thang bậc các nhu cầu
Câu 57. Giáo dục gia đình giữ vai trò thế nào trong quá trình hình thành và phát
triển nhân cách?
a. Là những tác động tích cực
b. Là những tác động tạo nền tảng ban đầu
c. Là những tác động chuyên biệt
d. Là những tác động quyết định
Câu 58. Là hệ thống quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân, xác định phương
châm hành động của con người, là đặc diểm của?
a. Niềm tin
b. Thế giới quan
c. Hứng thú
d. Lý tưởng
Câu 59. “Để đạt kết quả cao trong học tập, Vy không ngừng cố gắng tìm tòi, học
hỏi và đổi mới các phương pháp học tập phù hợp với từng môn học” tình huống trên
biểu hiện cho chức năng tâm lý nào là động lực thúc đẩy hoạt động của con người?
a. Chức năng điều chỉnh hoạt động
b. Chức năng động lực
c. Chức năng định hướng hoạt động
d. Chức năng điều khiển hoạt động
Câu 60. “Mỗi con người đều là sự………. giữa cái ổn định và cái biến đổi của cấu
trúc nhân cách”
a. Thống nhất
b. Mâu thuẫn
c. Tương phản
d. Cộng gộp
Câu 61. Để học sinh nhanh nhớ bài học, giáo viên thường dùng những bức tranh,
hình ảnh minh họa, phương pháp trên biểu hiện cho loại trí nhớ nào?
a. Trí nhớ thao tác
b. Trí nhớ cảm xúc
c. Trí nhớ hình ảnh
d. Trí nhớ vận động
Câu 1. Điều kiện cần và đủ để có hiện tượng tâm lý người là?
a. Có thế giới khách quan và não người
b. Có thế giới khách quan tác động vào não người hoạt động bình thường
c. Có thế giới khách quan tác động vào não người
d. Có thế giới khách quan và não người hoạt động bình thường
Câu 2. Khẳng định “Tâm lý người có tính chủ thể và bản chất xã hội lịch sử” là
quan điểm của trường phái nào?
a. Duy vật tầm thường
b. Duy vật biện chứng
c. Duy tâm khách quan
D. Thần học
Câu 3. Cơ sở sinh lý của tất cả các hiện tượng tâm lý là
a. Phản xạ không điều kiện
b. Phản xạ có điều kiện
c. Sự dẫn truyền hưng phấn
d. Sự tiếp nhận kích thích từ bên ngoài và tạo thành hưng phấn
Câu 4. “Cô gái ấy luôn được mọi người yêu mến vì sự thật thà, nhiệt tình và hay
giúp đỡ mọi người” – Các hiện tượng tâm lý trong tình huống biểu hiện cho hiện
tượng tâm lý nào?
a. Quá trình tâm lý
b. Hiện tượng tâm lý tiềm tàng
c. Trạng thái tâm lý
d. Thuộc tính tâm lý
Câu 5. “Những hiện tượng tâm lý diễn ra trong một thời gian tương đối dài, có mở
đầu và kết thúc không rõ ràng,
không có đối tượng riêng” là biểu hiện của hiện tượng tâm lý nào?
a. Quá trình tâm lý
b. Thuộc tính tâm lý
c. Trạng thái tâm lý
d. Hiện tượng tâm lý tiềm tàng
Câu 6. “Mức độ chịu đau càng ngày càng tăng của những người tập luyện võ nghệ”
thể hiện quy luật nào của cảm
giác?
a. Quy luật tác động nối tiếp của cảm giác
b. Quy luật tác động qua lại đồng thời của các cảm giác
c. Quy luật ngưỡng cảm giác
d. Quy luật thích ứng
Câu 7. Điều nào không đúng với tưởng tượng?
a. Luôn phản ánh cái mới với cá nhân (hoặc xã hội)
b. Luôn giải quyết vấn đề một cách tường minh
c. Nảy sinh trước tình huống có vấn đề
d. Kết quả là hình ảnh mang tính khái quát
Câu 8. Các thao tác của tư duy bao gồm
a. Phân tích - tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa
b. Tính có vấn đề, tính gián tiếp, tính trừu tượng, khái quát hóa
c. Nhấn mạnh, chắp ghép, liên hợp, điển hình hóa
d. Cả ba đáp án đều đúng
Câu 9. Khi tri giác con người trên màn hình tivi, máy vi tính hay tranh ảnh… ta vẫn
có được đầy đủ các đặc điểm
về chiều cao, cân nặng thể hiện quy luật nào của tri giác:
a. Tính lựa chọn của tri giác
b. Tính đối tượng của tri giác
c. Tính ý nghĩa của tri giác
d. Tính ổn định của tri giác
Câu 10. Chọn đáp án phù hợp để điền vào chỗ trống: “.. ….là một quá trình tâm lý,
phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào
giác quan”.
a. Tưởng tượng
b. Cảm giác
c. Tri giác
d. Tư duy
Câu 11. “Giận quá mất khôn” là biểu hiện đặc trưng của
a. Xúc động
b. Tâm trạng
c. Tình cảm
d. Sắc màu xúc cảm của cảm giác
Câu 12. “Vừa háo hức vừa căng thẳng trước giờ phỏng vấn” là biểu hiện của quy
luật nào của đời sống tình cảm?
a. Quy luật lây lan
b. Quy luật pha trộn
c. Quy luật tương phản
d. Quy luật hình thành tình cảm
Câu 13. Tay của người mẹ vừa giặt xong trong nước lạnh, sờ lên trán con tưởng
con bị sốt, nhưng khi cặp nhiệt độ thì không phải…biểu hiện quy luật nào của cảm
giác?
a. Quy luật tác động nối tiếp của cảm giác
b. Quy luật tác động qua lại đồng thời của các cảm giác
c. Quy luật ngưỡng cảm giác
d. Quy luật thích ứng
Câu 14. Câu thơ “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn/Phần nhiều do giáo dục mà nên” nói
về vai trò của yếu tố nào trong sự hình thành, phát triển nhân cách?
a. Vai trò chủ đạo của giáo dục
b. Vai trò chủ đạo của hoạt động và giao tiếp
c. Vai trò chủ đạo của di truyền
d. Vai trò quyết định của giáo dục
Câu 15. Thái độ “Chụp mũ”, “Thành kiến”, “Định kiến” trong giao tiếp khi chỉ mới
thông qua một số đặc điểm không tốt nào đó – thể hiện quy luật nào của tình cảm?
a. Quy luật pha trộn
b. Quy luật di chuyển
c. Quy luật tương phản
d. Quy luật thích ứng
Câu 16. “Tâm lý là tất cả những ….. nảy sinh trong ..…. con người, gắn liền và
điều hành mọi hành động, hoạt động của con người”. Đáp án phù hợp điền vào
khoảng trống là
a. “Hiện tượng tinh thần” – “Đầu óc”
b. “Hiện tượng tinh thần” – “Cuộc sống”
c. “Hoạt động” – “Cuộc sống”
d. “Sự việc hiện tượng” – “Cuộc sống”
Câu 17. Quy luật nào của tình cảm được thể hiện trong câu sau? “Ngọt bùi nhớ lúc
đắng cay/ Qua sông nhớ suối có ngày nhớ đêm”
a. Quy luật thích ứng
b. Quy luật di chuyển
c. Quy luật tương phản
d. Quy luật pha trộn
Câu 18. “Tri giác của người ta không thể đồng thời phản ánh tất cả các sự vật, hiện
tượng đa dạng đang tác động mà chỉ tách đối tượng ra khỏi bối cảnh” là nội dung
của quy luật
a. Tính ổn định của tri giác
b. Tổng giác
c. Tính lựa chọn của tri giác
d. Tính đối tượng của tri giác
Câu 19. Hãy điền nội dung phù hợp với phát biểu sau: “ ….. là hình thức đầu tiên
mà qua đó mối liên hệ tâm lý của cơ thể với môi trường được thiết lập”.
a. Cảm giác
b. Tư duy
c. Tri giác
d. Tưởng tượng
Câu 20. Là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu
của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt là biểu hiện
của?
a. Năng lực
b. Xu hướng
c. Tính cách
d. Khí chất
Câu 21. “Xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực” được xếp loại vào hiện tượng
tâm lý nào?
a. Hiện tượng tâm lý tiềm tàng
b. Trạng thái tâm lý
c. Quá trình tâm lý
d. Thuộc tính tâm lý
Câu 22. Biểu hiện sau đây thuộc loại ghi nhớ nào “Nhớ dựa trên hình thức liên hệ
bên ngoài mà không hiểu được nội dung”?
a. Ghi nhớ máy móc
b. Ghi nhớ có chủ định
c. Ghi nhớ không chủ định
d. Ghi nhớ ý nghĩa
Câu 23. Đặc điểm nào KHÔNG đặc trưng cho tình cảm?
a. Là một thuộc tính tâm lý
b. Ở dạng tiềm tàng
c. Có tính nhất thời
d. Chỉ có ở con người
Câu 24. Ý nào sau đây ĐÚNG khi nói về nhân cách?
a. Nhân cách của mỗi người là một quá trình tâm lý
b. Nhân cách của mỗi người được sinh ra đồng thời với việc họ được sinh ra
c. Nhân cách của mỗi người là tự nhiên có
d. Nhân cách của mỗi người được hình thành, phát triển qua quá trình hoạt
động và giao tiếp của mỗi người trong suốt cuộc đời
Câu 25. “Trong cùng một lúc xuất hiện hai hay nhiều xúc cảm, tình cảm khác nhau,
thậm chí trái ngược nhau nhưng chúng không bài xích, loại trừ nhau mà bổ sung, hỗ
trợ cho nhau” là quy luật nào?
a. Lây lan của tình cảm
b. Di chuyển của tình cảm
c. Thích ứng của tình cảm
d. Pha trộn của tình cảm
Câu 26. “Trong quá trình tư duy con người sử dụng những công cụ, phương tiện
như đồng hồ, nhiệt kế, máy móc…để nhận thức đối tượng mà không trực tiếp tri
giác” là biểu hiện cho đặc điểm nào của tư duy?
a. Tính gián tiếp
b. Tính trừu tượng
c. Tính khái quát
d. Tính có vấn đề
Câu 27. “Con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, tiếp thu các chuẩn mực
đạo đức, các năng lực của xã hội, hệ thống giá trị xã hội, từ đó chuyển hóa thành
những phẩm chất nhân cách của cá nhân” là biểu hiện của đặc điểm nào của nhân
cách?
a. Tính ổn định
b. Tính tích cực
c. Tính thống nhất
d. Tính giao lưu
Câu 28. Luận điểm nào sau đây đúng và đầy đủ khi nói về tâm lý người?
a. Tâm lý là nhận thức của con người như cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng
b. Tâm lý là mọi mặt trong đời sống tình cảm của con người
c. Tâm lý là mọi mặt để hình thành nhân cách
d. Tâm lý là các hiện tượng tinh thần diễn ra trong đầu óc con người, điều
hành mọi hành động của con người
Câu 29. “Khi nghe tin trúng số độc đắc, anh A đã quá vui mừng đến mức không
kiểm soát được cảm xúc của mình”
A. Xúc động
B. Tâm trạng
C. Tình cảm
D. Trạng thái tâm lý
Câu 30. “Khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, dứt khoát trên cơ sở tính toán,
cân nhắc” là biểu hiện của
phẩm chất nào của ý chí?
a. Tính tự chủ, tự kiềm chế
b. Tính độc lập
c. Tính mục đích
d. Tính quyết đoán
Câu 31. “Sự xuất hiện một xúc cảm, tình cảm có thể làm giảm hoặc tăng một xúc
cảm, tình cảm xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp” là biểu hiện quy luật nào của tình
cảm?
a. Quy luật lây lan
b. Quy luật pha trộn
c. Quy luật tương phản
d. Quy luật thích ứng
Câu 32. “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” là câu nói thể hiện sự
tham gia của yếu tố nào trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách?
a. Giao tiếp
b. Môi trường sống
c. Di truyền
d. Giáo dục
Câu 33.Yếu tố nào giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát
triển tâm lý, nhân cách con người?
a. Yếu tố tự nhiên, bẩm sinh, di truyền
b. Môi trường
c. Giáo dục
d. Hoạt động, giao tiếp
Câu 34. Yếu tố nào dưới đây không phải là đặc điểm của nhu cầu
a. Nhu cầu của con người mang bản chất xã hội
b. Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng
c. Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương tiện thõa mãn nó quy định
d. Nhu cầu bao giờ cũng gắn liền với sự tồn tại của cơ thể
Câu 35. Phát biểu nào sau đây SAI?
a. Trẻ em sinh ra là một con người - đại biểu của loài người
b. Trẻ em sinh ra là một con người có những đặc điểm mang sắc thái riêng (cá tính)
c. Trẻ em sinh ra là một con người và là một nhân cách
d. Nhân cách không phải bẩm sinh mà được hình thành
Câu 36. Sự kết hợp giữa tính can đảm và sự xả thân tạo thành kiểu nhân cách anh
hùng là biểu hiện của đặc điểm
nào của nhân cách?
a. Tính thống nhất
b. Tính ổn định
c. Tính giao lưu
d. Tính tích cực
Câu 37. Con đường hình thành và phát triển nhân cách thông qua giáo dục tập thể
căn cứ chủ yếu vào yếu tố nào sau đây?
a. Người đứng đầu tập thể
b. Vị trí của cá nhân trong tập thể
c. Sự lớn mạnh của tập thể
d. Dư luận tập thể
Câu 38. Con người với các đặc điểm sinh lý, tâm lý và xã hội riêng biệt tồn tại
trong một cộng đồng, là thành viên của xã hội được gọi là?
a. Cá biệt
b. Cá thể
c. Cá nhân
d. Cá tính
Câu 39. Các yếu tố yếu tố tự nhiên, bẩm sinh, di truyền đóng vai trò như thế nào
đối với sự phát triển nhân cách?
a. Quyết định trực tiếp
b. Trực tiếp ảnh hưởng
c. Tiền đề
d. Chủ đạo
Câu 40. Mô hình ba thành phần: “cái ấy”, “cái tôi”, “cái siêu tôi” về bộ máy tinh
thần của con người thuộc về dòng tâm lý học nào?
a. Tâm lý học nhân văn
b. Tâm lý học hoạt động
c. Phân tâm học
d. Tâm lý học nhận thức
Câu 41. “Cho phép con người hiểu rõ bản chất của sự vật, hiện tượng làm cho
chúng có ý nghĩa hơn đối với hoạt động nhận thức của con người” là quá trình tâm
lý nào?
a. Tưởng tượng
b. Trí nhớ
c. Tri giác
d. Tư duy

You might also like