You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.

HCM ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ MÔN: TÂM LÝ HỌC
(số câu trong đề thi: 21)
Thời gian làm bài: 60 phút

Họ và tên : …………………………………….. MSSV: …………………………..

NỘI DUNG ĐỀ THI

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM


Câu 1.
Điều kiện cần và đủ để có hiện tượng tâm lý người là?
a. Có thế giới khách quan và não người
b. Có thế giới khách quan tác động vào não người hoạt động bình thường
c. Có thế giới khách quan tác động vào não người
d. Có thế giới khách quan và não người hoạt động bình thường
Câu 2.
Khẳng định “Tâm lý người có tính chủ thể và bản chất xã hội lịch sử” là quan điểm của trường phái nào?
a. Duy vật tầm thường
b. Duy vật biện chứng
c. Duy tâm khách quan
d. Thần học
Câu 3.
Cơ sở sinh lý của tất cả các hiện tượng tâm lý là
a. Phản xạ không điều kiện
b. Phản xạ có điều kiện
c. Sự dẫn truyền hưng phấn
d. Sự tiếp nhận kích thích từ bên ngoài và tạo thành hưng phấn
Câu 4.
“Cô gái ấy luôn được mọi người yêu mến vì sự thật thà, nhiệt tình và hay giúp đỡ mọi người” – Các hiện
tượng tâm lý trong tình huống biểu hiện cho hiện tượng tâm lý nào?
a. Quá trình tâm lý
b. Hiện tượng tâm lý tiềm tàng
c. Trạng thái tâm lý
d. Thuộc tính tâm lý
Câu 5.
“Những hiện tượng tâm lý diễn ra trong một thời gian tương đối dài, có mở đầu và kết thúc không rõ ràng,
không có đối tượng riêng” là biểu hiện của hiện tượng tâm lý nào?
a. Quá trình tâm lý
b. Thuộc tính tâm lý
c. Trạng thái tâm lý
d. Hiện tượng tâm lý tiềm tàng
Câu 6.
“Mức độ chịu đau càng ngày càng tăng của những người tập luyện võ nghệ” thể hiện quy luật nào của cảm
giác?
a. Quy luật tác động nối tiếp của cảm giác
b. Quy luật tác động qua lại đồng thời của các cảm giác
c. Quy luật ngưỡng cảm giác
d. Quy luật thích ứng
Câu 7.
Điều nào không đúng với tưởng tượng?

1
a. Luôn phản ánh cái mới với cá nhân (hoặc xã hội)
b. Luôn giải quyết vấn đề một cách tường minh
c. Nảy sinh trước tình huống có vấn đề
d. Kết quả là hình ảnh mang tính khái quát
Câu 8.
Các thao tác của tư duy bao gồm
a. Phân tích - tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa
b. Tính có vấn đề, tính gián tiếp, tính trừu tượng, khái quát hóa
c. Nhấn mạnh, chắp ghép, liên hợp, điển hình hóa
d. Cả ba đáp án đều đúng
Câu 9.
Khi tri giác con người trên màn hình tivi, máy vi tính hay tranh ảnh… ta vẫn có được đầy đủ các đặc điểm
về chiều cao, cân nặng thể hiện quy luật nào của tri giác:
a. Tính lựa chọn của tri giác
b. Tính đối tượng của tri giác
c. Tính ý nghĩa của tri giác
d. Tính ổn định của tri giác
Câu 10.
Chọn đáp án phù hợp để điền vào chỗ trống: “.. ….là một quá trình tâm lý, phản ánh từng thuộc tính
riêng lẻ của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan”.
a. Tưởng tượng
b. Cảm giác
c. Tri giác
d. Tư duy
Câu 11.
“Giận quá mất khôn” là biểu hiện đặc trưng của
a. Xúc động
b. Tâm trạng
c. Tình cảm
d. Sắc màu xúc cảm của cảm giác
Câu 12.
“Vừa háo hức vừa căng thẳng trước giờ phỏng vấn” là biểu hiện của quy luật nào của đời sống tình cảm?
a. Quy luật lây lan
b. Quy luật pha trộn
c. Quy luật tương phản
d. Quy luật hình thành tình cảm
Câu 13.
“Khi nghe tin trúng số độc đắc, anh A đã quá vui mừng đến mức không kiểm soát được cảm xúc của mình”
là hiện tượng nào?
a. Xúc động
b. Tâm trạng
c. Tình cảm
d. Trạng thái tâm lý
Câu 14.
“Khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, dứt khoát trên cơ sở tính toán, cân nhắc” là biểu hiện của
phẩm chất nào của ý chí?
a. Tính tự chủ, tự kiềm chế
b. Tính độc lập
c. Tính mục đích
d. Tính quyết đoán

2
Câu 15.
“Sự xuất hiện một xúc cảm, tình cảm có thể làm giảm hoặc tăng một xúc cảm, tình cảm xảy ra đồng thời
hoặc nối tiếp” là biểu hiện quy luật nào của tình cảm?
a. Quy luật lây lan
b. Quy luật pha trộn
c. Quy luật tương phản
d. Quy luật thích ứng
Câu 16.
“Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” là câu nói thể hiện sự tham gia của yếu tố nào trong
quá trình hình thành và phát triển nhân cách?
a. Giao tiếp
b. Môi trường sống
c. Di truyền
d. Giáo dục
Câu 17.
Yếu tố nào giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách con
người?
a. Yếu tố tự nhiên, bẩm sinh, di truyền
b. Môi trường
c. Giáo dục
d. Hoạt động, giao tiếp
Câu 18.
Yếu tố nào dưới đây không phải là đặc điểm của nhu cầu
a. Nhu cầu của con người mang bản chất xã hội
b. Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng
c. Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương tiện thõa mãn nó quy định
d. Nhu cầu bao giờ cũng gắn liền với sự tồn tại của cơ thể
Câu 19.
Phát biểu nào sau đây SAI?
a. Trẻ em sinh ra là một con người - đại biểu của loài người
b. Trẻ em sinh ra là một con người có những đặc điểm mang sắc thái riêng (cá tính)
c. Trẻ em sinh ra là một con người và là một nhân cách
d. Nhân cách không phải bẩm sinh mà được hình thành
Câu 20.
Sự kết hợp giữa tính can đảm và sự xả thân tạo thành kiểu nhân cách anh hùng là biểu hiện của đặc điểm
nào của nhân cách?
a. Tính thống nhất
b. Tính ổn định
c. Tính giao lưu
d. Tính tích cực

B. PHẦN TỰ LUẬN
“Hôm nay trời nhẹ lên cao, tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” (Xuân Diệu)
Mức độ nào của đời sống tình cảm được biểu lộ trong câu thơ trên? Trình bày nội dung của mức độ đó.
Trình bày một số phương pháp khắc phục mặt tiêu cực của mức độ này

----------------------Hết----------------------
Sinh viên được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

You might also like