You are on page 1of 2

Câu 4: Bản chất của giá trị thặng dư?

Phân tích các phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư?

Trả lời

 Các khái niệm:


- Giá trị thặng dư là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra,
là kết quả của lao động không công của công nhân cho nhà tư bản.
- Bản chất của giá trị thặng dư:
Để hiểu rõ bản chất sản xuất giá trị thặng dư, C.Mác chia tư bản thành 2 bộ phận: tư bản bất
biến và tư bản khả biến. Trong đó:
+ Tư bản bất biến: là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá trị được
lao động cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản
phẩm, tức là giá trị không biến đổi trong quá trình sản xuất. Kí hiệu là c. Tư bản bất biến
không tạo ra giá trị thặng dư nhưng là tiền đề cần thiết để quá trình tạo ra giá trị thặng dư
được diễn ra.
+ Tư bản khả biến: là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái sức lao động không tái hiện ra,
nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân mà tăng lên, tức là biến đổi về số
lượng trong quá trình sản xuất. Kí hiệu là v.

=>Qua sự phân chia tư bản bất biến và tư bản khả biến, ta thấy được bản chất bóc lột của tư bản
chủ nghĩa, chỉ có lao động của công nhân làm thuê mới tạo ra giá trị thặng dư của nhà tư bản. Tư
bản đã bóc lột 1 phần giá trị mới do công nhân tạo ra. Giá trị mà tư bản bỏ ra là c+v, nhưng giá trị mà
tư bản thu vào là c+v+m, phần m là phần dôi ra mà tư bản bóc lột.

 Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:


1. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao
động vượt quá thời gian lao động tất yếu trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao
động và thời gian lao động tất yếu không đổi.

Ví dụ:

Ngày lao động = 8 giờ => TGLDTY = 4 giờ


TGLDTD = 4 giờ

Ta có: m’ = 4/4*100% = 100%

Giả định nhà tư bản kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ nữa với mọi điều kiện không đổi:

TGLDTY = 4 giờ
Ngày lao động = 10 giờ 
TGLDTD = 6 giờ

Khi đó: m’ = 6/4*100% = 150%

 Kết luận: Biện pháp để sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là kéo dài tuyệt đối thời gian lao động
trong ngày và tăng cường độ lao động lên.
2. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối: là giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời gian
lao động tất yếu, do đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lao
động không đổi hoặc thậm chí rút ngắn.

Ví dụ:
TGLDTY = 4 giờ
Ngày lao động = 8 giờ 
TGLDTD = 4 giờ
Ta có: m’ = 4/4*100% = 100%

Nếu độ dài ngày lao động giữ nguyên nhưng thời gian lao động tất yếu rút xuống còn 2 giờ:

TGLDTY = 2 giờ
Ngày lao động = 8 giờ 
TGLDTD = 6 giờ

Khi đó: m’ = 6/2*100% = 300%

Nếu ngày lao động giảm xuống còn 6 giờ nhưng giá trị SLD giảm khiến thời gian lao động tất yếu rút
xuống còn 1 giờ:

Ngày lao động = 6 giờ  TGLDTY = 1 giờ


TGLDTD = 5 giờ

Khi đó: m’ = 5/1*100% = 500%

Việc cải tiến kỹ thuật, tăng NSLD làm cho 1 số xí nghiệp sản xuất ra hàng hóa có giá trị cá biệt thấp hơn
giá trị xã hội -> sẽ thu được 1 số giá trị thặng dư vượt trội hơn các xí nghiệp khác gọi là giá trị thặng dư
siêu ngạch. Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.

 Kết luận: Để hạ thấp giá trị sức lao động thì phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết
cho người công nhân. Muốn vậy phải tăng NSLD trong ngành sản xuất TLSH và các ngành sản xuất
TLSX để sản xuất TLSH.

You might also like