You are on page 1of 5

Chương 3: giá trị thặng dư

Ký hiệu:
Giá trị thặng dư m
Tư bản bất biến c
Tư bản khả biến v
Giá trị hàng hóa G
1. Nguồn gốc giá trị thặng dư
Tiền trong nền hàng hóa đơn giản: H-T-H
Tiền trong nền sản xuất tư bản: T-H-T’ (T’ = T + t, t > 0)
Số tiền trội ra là giá trị thặng dư (lãi), số tiền ứng ra ban đầu với mục đích thu được
giá trị thặng dư là tư bản (vốn)
2. Hàng hóa sức lao động
Sức lao đồng => hàng hóa : người lao động tự do về thân thể, không có tư liệu sản
xuất cần thiết nên phải bán sức lao động
Giá trị của hàng hóa sức lao động: số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và
tái sản xuất ra sức lao động quyết định.
Giá trị sử dụng: thỏa mãn nhu cầu của người mua
Hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt mang yếu tố tinh thần và lịch sử
Giá trị thặng dư là giá trị mới dôi ra ngoài sức lao động do công nhân tạo ra là
kết quả của lao động không công của công nhân cho nhà tư bản
3. Tư bản bất biến và khả biến
Bất biến: tư liệu sản xuất (máy móc, nhà xưởng), tức là giá trị ko biến đổi trong sản
xuất. Không tạo ra giá trị thặng dư nhưng là điều kiện tạo ra giá trị thặng dư
Khả biến: hàng hóa sức lao động không tái hiện ra nhưng thông qua lao động trừu
tượng mà tăng lên, tức biến đổi về số lượng trong quá trình sản xuất
 Giá trị hàng hóa G = c + (v + m)
(v+m) giá trị mới của hàng hóa do hao phí lao động tạo ra
c là giá trị của tư liệu sản xuất, nguyên liệu (lao động quá khứ)
4. Tiền công
Là giá cả của hàng hóa sức lao động
5. Tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản
Là sự vận động tư bản qua 3 giai đoạn : tư bản tiền tệ (chuẩn bị điều kiện sản xuất), tư
bản sản xuất(sản xuất), tư bản hàng hóa(thực hiện giá trị thặng dư(bán))

T’ giá trị thăng dư dưới hình thái tiền


Chu chuyển tư bản là tuần hoàn tư bản được xét là quá trình định kỳ, thường xuyên
lặp đi lặp lại và đổi mới theo thời gian. Đo bằng thời gian chu chuyển tư bản (thời
gian 1 chù kỳ tuần hoán, gồm thời gian sản xuất và lưu thông), tốc độ chu chuyển (số
lần của 1 chu kỳ thông thường là số lần/năm)
CH
Số vòng chu chuyển (tốc độ chu chuyển): n = , CH: thời gian 1 năm, ch: thời gian
ch
chu chuyển
Xét theo chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá trị sản phẩm, tư bản chia
thành :
 Tư bản cố định : tư liệu lao động, giá trị của nó chuyển dân dần vào giá trị sản
phẩm theo mức độ hao mòn
o Hao mòn tư bản cố định gồm : hao mòn hữu hình(mất mát về giá trị sử
dụng và giá trị do sử dụng) và hao mòn vô hình(sự mất giá thuần túy do
sự tăng của năng suất lao động và sự xuất hiện đồ mới)
 Tư bản lưu động : sức lao động, nguyên liệu giá trị của nó chuyển toàn bộ 1 lần
vào giá trị sản phẩm trong sản xuất
 Giá trị thặng dư là hao phí lao động tạo ra
6. Bản chất giá trị thặng dư
m t'
Tỷ suất giá trị thặng dư : m’= 100 % hoặc m’ = 100 %
v t

m’ : tỷ suất
m : giá trị thặng dư
v : tư bản khả biến (tư bản(vốn) mua sức lao động)
t’ : thời gian lao động thặng dư
t: thời gian lao động tất yếu (thời gian tạo ra 1 sản phẩm)
Khối lượng giá trị thặng dư: giá trị thặng dư = tiền nhà tư bản thu được M=m’.V
V: tổng tư bản khả biến
7. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
t'
Sản xuất giá trị tuyệt đối: Tăng thời gian lao động m’ = 100 % tăng t’ lên (kéo dài
t
ngày lao động và tăng cường độ lao động)
t'
Sản xuất giá trị tương đối: Giảm thời gian tất yếu m’ = 100 % giảm t (cải tiến kĩ
t
thuật)
Phần giá trị trội hơn các xí nghiệp khác là giá trị thặng dư siêu ngạch (động lực cải
tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động)
8. Tích lũy tư bản
Tư bản không những được bảo tồn mà còn phải lớn lên. Để thực hiện tái sản xuất mở
rộng, nhà tư bản biến bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm. Sự chuyển hóa
1 phần giá trị thặng dư thành tư bản gọi là tích lũy tư bản
Bản chất là quá trình tái sản xuất mở rộng thông qua việc chuyển giá trị thặng dư
thành tư bản phụ thêm để mở rộng kinh doanh qua mua thêm hàng hóa sức lao động,
mở rộng nhà xưởng,…. Tức là nhà tư bản ko dùng hết vào tiêu dùng cá nhân mà biến
nó thành tư bản phụ thêm
 Tích lũy tư bản là giá trị thặng dư.
 Liên quan đến mở rộng (tích lũy)
Nhân tố ảnh hưởng quy mô tích lũy:
 Trình độ khai thác sức lao động
 Năng suất lao động
 Sử dụng hiệu quả máy móc
 Đại lượng tư bản ứng trước
Hệ quả:
 Làm tăng cấu tạo hữu cơ cơ bản (Cấu tạo hưu cơ (c/v) là cấu tạo giá trị được
quyết định = cấu tạo kỹ thuật và phản ánh sự biến đổi cấu tạo kỹ thuật của tư
bản)
 Tăng tích tụ (tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt = cách tư bản hóa giá trị
thặng dư) và tập trung tư bản (tăng thêm quy mô tư bản cá biệt mà ko làm tăng
quy mô tư bản xã hội do hợp nhất giữa cá biệt vào một chỉnh thể tạo thành tư
bản cá biệt lớn hơn)
 Tăng chênh lệch giàu nghèo
9. Hình thức biểu hiện giá trị thặng dư
- Lợi nhuận: giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất có khoảng chênh lệch bằng
giá trị thặng dư (lợi nhuận)
G=k+p
Giá trị hàng hóa G
Lợi nhuận p hoặc giá trị thặng dư m
k = (c+v) chi phí sản xuất, c: tư bản bất biến, v tư bản khả biến

- Lợi tức: (gửi ngân hàng)


- Địa tô: phần giá trị thặng dư còn lại sau khi trừ đi lợi nhuận bình quân mà nhà
tư bản phải trả cho địa chủ
o Địa tô chênh lệch:
 Địa tô chênh lệch I: địa tô thu được từ chỗ thuê đất tốt
 Địa tô chênh lệch II: địa tô thu được từ chỗ đấy đã được đầu tư
thâm canh và tăng đô màu mỡ
o Địa tô tuyệt đối: địa tô thu được ko kể độ màu mỡ tự nhiên thuận lợi

VD bài tập:

You might also like