You are on page 1of 10

LỢI NHUẬN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1. Chi phí sản xuất


• Khái niệm: Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là phần giá trị của hàng hóa
bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và giá cả của sức lao
động đã được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa ấy. Đó là chi phí mà nhà tư
bản đã bỏ ra để sản xuất ra hàng hóa. Ký hiệu: k
• Ví dụ: Khi doanh nghiệp sử dụng lao động phải chi tiền lương, tiền thưởng,
tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. 1 công ty
sản xuất 10 kg sợi cần 10kg bông, giá 10kg bông là 10 $. Để biến bông
thành sợi cần thuê 1 công nhân trong 6 giờ và hao mòn máy móc là 2 $,
giá trị sức lao động 1 ngày của người công nhân là 3 đô, tỷ xuất giá trị
thặng dư là 3 $ → Chi phí sản xuất TBCN = 10 $ + 3 $ + 2 $ = 17 $
• Phân loại: theo mối quan hệ với sản lượng sản xuất có thể bao gồm
o Chi phí bất biến (chi phí cố định): Tài sản cố định (vd: nhà xưởng, máy
móc…)
o Chi phí khả biến (chi phí biến đổi): Tài sản thay đổi phụ thuộc vào nhiều
yếu tố (vd: nguyên vật liệu, lao động, chi phí vận chuyển,...)
• Ví dụ: một công ty dệt có chi phí sản xuất là 9$ cho mỗi chiếc áo sơ mi
và nó đã sản xuất 1.000 chiếc trong tháng trước. Công ty cũng trả tiền thuê
1.500$ mỗi tháng. Tổng chi phí bao gồm chi phí biến đổi là 9.000$ (9 x
1.000$) và chi phí cố định 1.500$ mỗi tháng, nâng tổng chi phí lên 10.500$
trên một chiếc áo sơ mi.
• Công thức tính chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa:
k: chi phí sx TBCN
K=c+v c: giá trị tư bản bất biến
v: giá trị tư bản khả biến
• Công thức tính giá trị hàng hóa
• G: chi phí lao động thực tế của xã hội
để sản xuất hàng hóa.
v+m: lao động hiện tại,
• c: lao động quá khứ, lao động vật hóa
lao động sống (do hao
G=c+v+m (máy móc,…)
phí lao động tạo ra)
• v: tư bản khả biến (sức lao động của
công nhân,…)
• m: giá trị thặng dư

→ Khi xuất hiện phạm trù chi phí sản xuất thì giá trị hàng hóa G= c+v+m sẽ chuyển
hóa thành G = k + m
• Sự khác nhau giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất TBCN
Giữa chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và giá trị hàng hóa có sự khác nhau cả về
chất và về lượng.
Về chất: chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ là sự chi phí về tư bản không tạo ra
giá trị hàng hóa ; còn giá trị hàng hóa là sự chi phí thực tế của xã hội để sản xuất ra
hàng hóa. Chi phí thực tế là chi phí về Lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng
hóa.
Về lượng: chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn chi phí thực tế, tức là giá
trị của hàng hóa, vì rằng G = k + m thì k = G - m.
Đối với nhà tư bản, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là giới hạn thực tế của lỗ lãi
kinh doanh nên họ ra sức "tiết kiệm" chi phí sản xuất này bằng mọi cách.
Bảng tóm tắt sự khác nhau

Giá trị hàng hóa Chi phí sản xuất TBCN

về mặt lượng G=c+v+m k=c+v

Phản ánh đúng, đầy đủ Chỉ phản ánh hao phí tư


hao phí lao động xã hội bản của nhà tư bản, nó
về mặt chất
cần thiết để sản xuất và không tạo ra giá trị hàng
tạo ra giá trị hàng hóa hóa

• Ví dụ: trong 1 nhà máy sản xuất quần áo chi phí sản xuất TBCN bao gồm chi
phí thuê nhân công, máy móc, nguyên vật liệu,khấu hao… giá trị hàng hóa là
chi phí thực tế của quần áo thành phẩm được tạo ra (bao gồm giá trị thặng dư)

Minh họa chi phí sản xuất Minh họa giá trị hàng hóa
● Vai trò chi phí sản xuất
Bù đắp tư bản về giá trị và hiện vật ,đảm bảo điều kiện cho tái sản xuất trong kinh
tế thị trường
Căn cứ quan trọng cho cạnh tranh về giá bán giữa các nhà tư bản:các nhà tư bản chỉ
cần bán hàng hóa hơn giá trị sản xuất thì đã có lợi nên các nhà tư bản có thể hạ giá
thấp hơn giá trị của hàng hóa nhưng vẫn lớn hơn chi phí sản xuất thì vẫn có lợi.
● Ví dụ: hai công ty sản xuất cùng một loại kẹo kẹo và đang cạnh tranh với
nhau nhưng công ty A có chi phí sản xuất là 10 nghìn một gói công ty B lại
có chi phí sản xuất là 12 nghìn một khối thì công ty A có thể giảm giá bán còn
12 hoặc 11 nghìn nhưng vẫn có lời.
2. Bản chất lợi nhuận
Khái niệm: Giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất có một khoảng chênh lệch. Do
đó sau khi bán hàng hóa (bán ngang giá) nhà tư bản công những bùa đắp đủ các chi
phí đã ứng ra mà còn thu được một số chênh lệch bằng giá trị thặng dư (m). Số
chênh lệch này được gọi là lợi nhuận. Ký hiệu: p
● Ví dụ: 1 chiếc xe hơi có giá 700 triệu đồng, chi phí sản xuất (sức lao động,
máy móc, nguyên vật liệu,…) là 500 triệu đồng → 200 triệu còn lại là lợi
nhuận
● Công thức tính lợi nhuận: p=G-k → G=k+p
G = k + m chuyển thành G= k + p, có nghĩa là giá trị hàng hóa tư bản chủ nghĩa
bằng chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa cộng với lợi nhuận.
→ Lợi nhuận chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư trên bề mặt
kinh tế thị trường, được quan niệm như con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước.
- Nguyên nhân của sự chuyển hoá m thành P:
+ Sự hình thành K = (c + v) đã xoá nhoà vai trò khác biệt giữa c và v.
+ Do chi phí SX TBCN luôn nhỏ hơn chi phí SX thực tế nên khi bán hàng hoá chỉ
cần giá cả lớn hơn K một chút là đã thu lời.
P m
chung một nguồn gốc là kết quả lao động không công
Giống nhau
của công nhân làm thuê
phản ánh nguồn gốc sinh được xem như toàn bộ tư
Về mặt ra từ v bản ứng trước tạo ra (c+v)
chất → P che dấu quan hệ bóc lột TBCN, che dấu nguồn
gốc thực sự của nó.
• P và m thường không bằng nhau, p có thể cao hơn
hoặc thấp hơn m của thuộc vào giá cả bán hàng hóa
do quan hệ cung-cầu quy định và cạnh tranh (cụ thể:
Giá cả = Giá trị => p = m ; Giá cả < Giá trị => p <
Khác nhau m ; Giá cả > Giá trị => p > m).
• ví dụ: giá cả = giá trị nếu doanh thu là 120, chi phí
Về mặt
100 thì lợi nhuận (p) = giá trị thặng dư (m) = 20
lượng
• trong mùa covid giá cả của khẩu trang tăng rất cao
so với bình thường cho thấy lợi nhuận (p) > giá trị
thặng dư (m)
• Nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội tổng số lợi
nhuận ngang bằng tổng số giá trị thặng dư ( tổng giá
cả = tổng giá trị).
Các nhà tư bản thường tính lợi nhuận bằng cách: tổng danh thu bán được - k = p
→ Lợi nhuận chính là mục tiêu, động cơ, động lực của hoạt động sản xuất kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường. số lượng lợi nhuận nói lên quy mô của hiệu quả
kinh doanh, thể hiện hiệu quả kinh tế.
3. Tỷ suất lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận
a. Tỷ suất lợi nhuận
• Khái niệm: tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư
bản ứng trước.
𝑚
• Công thức: p’= × 100%
𝑐+𝑣
• So sánh tỷ suất lợi nhuận với tỷ suất giá trị thặng dư: Lợi nhuận là hình
thức chuyển hoá của giá trị thặng dư → tỷ suất lợi nhuận cũng là sự chuyển
hoá của tỷ suất giá trị thặng dư, vì vậy chúng có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Nhưng giữa m' (tỷ suất giá trị thặng dư) và p' (tỷ suất lợi nhuận) lại
có sự khác nhau cả về chất và lượng.
+ Về mặt chất: m'(tỷ suất giá trị thặng dư) phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản
đối với công nhân làm thuê, còn p'(tỷ suất lợi nhuận) không thể phản ánh được điều
đó, mà chỉ nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản.
→ Tỷ suất lợi nhuận chỉ cho nhà tư bản biết tư bản của họ đầu tư vào đâu thì có lợi
hơn. Do đó, việc thu lợi nhuận và theo đuổi tỷ suất lợi nhuận là động lực thúc đẩy
các nhà tư bản, là mục tiêu cạnh tranh của các nhà tư bản.
+ Về mặt lượng: p'(tỷ suất lợi nhuận) luôn luôn nhỏ hơn m'(tỷ suất giá trị thặng dư),
𝑚
vì: m’= ∗ 100%
𝑣
b. Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận (4 nhân tố)
• Tỷ suất giá trị thặng dư: Tỷ suất giá trị thặng dư càng cao thì tỷ suất lợi
nhuận càng lớn và ngược lại.
Ví Nếu cơ cấu giá trị hàng hoá là 800c + 200v + 200m thì m' = 100%, p’ = 20%.
Dụ Nếu cơ cấu giá trị hàng hoá là 800c + 200v + 400m thì m’ = 200%, p’ = 40%.
Do đó nhằm nâng cao trình độ bóc lột giá trị thặng dư cũng chính là những thủ đoạn
nâng cao tỷ suất lợi nhuận.
• Cấu tạo hữu cơ của tư bản: Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư không
đổi nếu cấu tạo hữu cơ tư bản càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm và
ngược lại.
Ví dụ: Nếu cấu tạo hữu cơ tư bản là 70c + 30v + 20m thì p’ = 30%.
Nếu cấu tạo hữu cơ tư bản là 80c + 20v + 20m thì p’ = 20%.
→ Thông thường, khi cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng thì suất giá trị thặng dư cũng
có thể tăng lên, nhưng không thể tăng đủ bù đắp mức giảm của tỷ suất lợi nhuận.
• Tốc độ chu chuyển của tư bản: Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn,
thì tần suất sản sinh ra giá trị thặng dư trong năm của tư bản ứng trước càng
nhiều lần, giá trị thặng dư theo đó mà tăng lên làm cho tỷ suất lợi nhuận cũng
càng tăng.
Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản một năm 1 vòng: 80c + 20v + 20m thì p’ = 20%.

Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản một năm 2 vòng: 80c + 20v + (20 + 20) m thì p’
Dụ
= 40%.
→ Vậy, tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ thuận với số vòng chu chuyển của tư bản và tỷ lệ
nghịch với thời gian chu chuyển của tư bản.
• Tiết kiệm tư bản bất biến: Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư và tư bản
khả biến k đổi, nếu tư bản bất biến càng nhỏ thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn.
𝑚
Vì theo công thức p’ = ∗ 100%, rõ ràng khi m(giá trị thặng dư) và v(tư bản khả
𝑐+𝑣
biến) không đổi, nếu c càng nhỏ thì p'(tỷ suất lợi nhuận) càng lớn.
Vì vậy, để nâng cao tỷ suất lợi nhuận, các nhà tư bản đã tìm mọi cách để tiết kiệm
tư bản bất biến như sử dụng máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nhà kho, phương tiện vận
tải với hiệu quả cao: kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động, thay thế nguyên
liệu đắt tiền bằng nguyên liệu rẻ tiền, giảm những chi tiêu bảo hiểm lao động, giảm
những chi tiêu bảo vệ môi trường sinh thái, giảm tiêu hao vật tư năng lượng và tận
dụng phế liệu, phế phẩm, phế thải để sản xuất hàng hoá.
4. Lợi nhuận bình quân
Khái niệm
Lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản như nhau đầu tư
vào các ngành khác nhau
Lợi nhuận bình quân chính là tổng lợi nhuận chia cho sản lượng hay tổng lợi nhuận
ở trong mỗi thời kỳ chia cho số thời kỳ. Đây là một cách giúp cho doanh nghiệp xác
định được tỷ suất lợi nhuận đạt được ở trên mỗi đơn vị sản phẩm được sản xuất hoặc
bán ra thị trường. Nó có thể được xem là phần lợi nhuận thông thường khi mà lợi
nhuận kinh tế bao gồm phần chi phí cơ hội bằng 0.
Ký hiệu giá trị tư bản ứng trước là K thì lợi nhuận bình quân được tính như sau
𝑝 = 𝑝′ × 𝐾

Cạnh tranh giữa các ngành là cơ chế cho sự hình thành lợi nhuận bình quân.
Nguyên nhân hình thành lợi nhuận bình quân
● Cạnh tranh ở trong nội bộ ngành và sự hình thành của giá trị thị trường

Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp ở trong cùng một
ngành, sản xuất cùng về một loại hàng hóa, nhằm mục đích giành ưu thế trong hoạt
động sản xuất và trong tiêu thụ hàng hóa để thu được phần lợi nhuận siêu ngạch.

Cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ được thực hiện thông qua những biện pháp: cải
tiến về kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao chất lượng của hàng hóa, cải tiến mẫu
mã… làm cho phần giá trị cá biệt của hàng hóa do xí nghiệp sản xuất ra sẽ thấp hơn
giá trị xã hội để thu được phần lợi nhuận siêu ngạch.
Ví dụ : Cùng là bán bột giặt thì trên thị trường có sự cạnh tranh của các công ty như
OMO, Aba, cùng bán nước giải thì có Cocacola, Pepsi, cùng bán giày dép thời trang
thì có Adidas, Puma, Nike, Dior, Gucci, Louis Vuitton, Balenciaga,…cùng bán điện
thoại thì có Apple, Samsung, Huawei,… Để có thể cạnh tranh được thì yêu cầu từ
các công ty, doanh nghiệp cần không ngừng nâng cấp kỹ thuật, dây chuyền sản xuất,
chất lượng sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị
trường,…Chỉ cần dừng lại thì doanh nghiệp đó lập tức sẽ bị quên lãng và thất bại
trong quá trình cạnh tranh.

● Cạnh tranh giữa các ngành cùng với sự hình thành nên phần tỷ suất lợi nhuận
bình quân

Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp tư bản kinh doanh
trong những ngành sản xuất khác nhau, nhằm mục đích tìm được nơi đầu tư có lợi
hơn.

Trong xã hội có nhiều ngành sản xuất khác nhau cùng với các điều kiện sản xuất
không giống nhau, do vậy mà phần lợi nhuận thu được và tỷ suất lợi nhuận không
giống nhau. Vì thế các nhà tư bản cần phải chọn ngành nào có được tỷ suất lợi nhuận
cao nhất để đầu tư.

Ví dụ : trong nền kinh tế hiện nay có một số ngành kinh tế như buôn bán Bất động
sản, Công nghiệp, Nông nghiệp. Với mỗi ngành thì sẽ có mức doanh thu riêng nếu
cùng với một nguồn đầu tư. Giả sử vốn đầu tư đều là 50 tỷ vào các ngành này nhưng
với Nông nghiệp thì thu được 10 tỷ, đối với Công nghiệp có thể là 15 tỷ thì đối với
Bất động sản thì lợi nhuận có thể lên đến 20 tỷ hoặc hơn. Trong hoàn cảnh này chắc
chắn chủ đầu tư sẽ lựa chọn đầu tư Bất động sản. Tuy nhiên mức lợi nhuận này còn
tùy thuộc vào nhiều yếu tố và thay đổi liên tục vậy nên người đầu tư cần cân nhắc
kỹ càng trước khi đổ vốn đầu tư. Với trường hợp trên nếu tất cả các nhà đầu tư đều
đầu tư vào Bất động sản thì thị trường của ngành này sẽ mở rộng hơn so với trước
và sẽ làm giảm bớt lợi nhuận từ ngành đó tạo ra. Ngược lại ngành Nông nghiệp và
Công nghiệp được đầu tư ít hơn thì thị trường sẽ dần thu hẹp sẽ dẫn đến cung nhỏ
hơn cầu. Thế nên trong thời gian sau có thể lợi nhuận lại tăng cao.
Giá cả sản xuất
Khái niệm: Khi lợi nhuận chuyển hóa thành lợi nhuận bình quân thì giá trị của
hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất.
Giá trị sẽ là cơ sở của giá cả sản xuất. Giá cả sản xuất là một phạm trù kinh tế tương
đương với phạm trù của giá cả. Nó cũng chính là cơ sở của giá cả ở trên thị trường.
Giá cả sản xuất điều tiết giá cả ở trên thị trường, giá cả thị trường xoay quanh với
giá cả sản xuất. Khi mà giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất thì phần
quy luật giá trị có hình thức sẽ biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất.
Giá cả sản xuất được tính như sau : GCSX = k + 𝑝
Vai trò
● Dễ dàng đưa ra được lựa chọn ở trong quá trình đầu tư hoặc phát triển doanh
nghiệp
Không chỉ những nhà đầu tư mà các doanh nghiệp lớn khi nắm bắt được đầy đủ các
số liệu không chỉ phần lợi nhuận bình quân thì họ có thể dễ dàng đưa ra được sự lựa
chọn tốt nhất và phù hợp với nhu cầu phát triển. Chỉ số lợi nhuận bình quân có thể
giúp ích rất nhiều trong từng bước đi, đặc biệt là trong những giai đoạn khó khăn.
Từ chỉ số lợi nhuận bình quân thì các nhà đầu tư có thể xem xét được sản phẩm hay
dịch vụ này có khả năng sinh lời như thế nào và họ cũng sẽ đưa ra quyết định đầu tư
hay chuyển sang một sản phẩm/ dịch vụ khác.

Ví dụ: một doanh nghiệp A chuyên kinh doanh những sản phẩm bột giặt tại Hà Nội.
Doanh nghiệp A này đang muốn xem xét sản phẩm bột giặt này có thể đạt được bao
nhiêu phần lợi nhuận so với địa điểm khác, họ đã bắt đầu dựa vào thống kê chỉ số
lợi nhuận bình quân.

- Nếu như lợi nhuận bình quân của sản phẩm đạt ở mức cao tại Hà Nội thì doanh
nghiệp chắc chắn sẽ quyết định tiếp tục duy trì hoạt động cung cấp sản phẩm.
- Nếu như lợi nhuận bình quân của sản phẩm ở mức thấp tại Hà Nội thì đương
nhiên doanh nghiệp sẽ cân nhắc về việc loại bỏ hay thay đổi sản phẩm.

● Đánh giá về mức độ hiệu quả


Trong một số trường hợp, khi mà doanh nghiệp cảm thấy chỉ số lợi nhuận bình quân
đã không còn đảm bảo nữa thì họ sẽ đưa ra một quyết định ngừng sản xuất sản phẩm
hay ngừng cung cấp dịch vụ và thay đổi về chiến lược kinh doanh chuyển sang một
hướng mới, đảm bảo an toàn và hiệu quả hơn.
Ví dụ: Một công ty dịch vụ truyền thông A có hoạt động kinh doanh tốt hơn so với
những công ty ở cùng lĩnh vực trong những giai đoạn kể cả giai đoạn thị trường gặp
khó khăn. Với các công ty còn lại thì hoạt động kinh doanh cùng mức lợi nhuận bình
quân sẽ không đảm bảo ổn định, có thể nhà điều hành sẽ quyết định ngừng sản xuất,
cung cấp và xem xét thay đổi sản phẩm cũng như về cách quản lý để chuyển hướng
tình hình kinh doanh được tích cực hơn.
● Hỗ trợ hoạt động thu mua

Xem xét việc thu mua doanh nghiệp dựa theo chỉ số lợi nhuận bình quân cũng giúp
cho các nhà đầu tư biết được khả năng phát triển tiềm năng trong doanh nghiệp đó.
Không chỉ xem xét ở mức độ lợi nhuận mà bạn cũng nên xem xét về tài sản doanh
nghiệp đang quản lý, những yếu tố tác động tiêu cực hay tích cực đều góp phần trong
sự phát triển hiện tại của doanh nghiệp. Đương nhiên, khi mà một doanh nghiệp có
chỉ số lợi nhuận cao và hoạt động kinh doanh hiệu quả thì việc hoàn tất giao dịch
mua bán hay sáp nhập sẽ giúp cho các nhà đầu tư thu về được một khoản lợi nhuận
đáng kể.
Tỷ suất lợi nhuận bình quân
Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số tính theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư
và tổng số tư bản xã hội đã đầu tư vào các ngành của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa
∑𝑝
𝑝′ = × 100%
∑(𝑐 + 𝑣)
Những điều kiện hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, giá cả sản xuất bao gồm :
tư bản tự do di chuyển và sức lao động tự do di chuyển
Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận bình quân đã trở thành căn
cứ cho các doanh nghiệp lựa chọn ngành, nghề, phương án kinh doanh sao cho có
hiệu quả nhất
Ví dụ: Trong xã hội có ba ngành sản xuất công nghiệp khác nhau: cơ khí, dệt, da; tư
bản đầu tư đều là 100; tỷ suất giá trị thặng dư đều là 100%. Tư bản ứng trước đều
chu chuyển hết giá trị vào sản phẩm. Nhưng do tính chất kinh tế, kỹ thuật mỗi ngành
khác nhau nên cấu tạo hữu cơ của các xí nghiệp cũng rất khác nhau. Nếu số lượng
giá trị thặng dư của xí nghiệp nào tạo ra cũng bằng lợi nhuận nó thu được thì tỷ suất
lợi nhuận sẽ rất khác nhau. Xem bảng dưới đây:

Tỷ suất
Tỷ suất lợi Lợi
Tỷ suất
giá trị Giá trị nhuận nhuận
Ngành Chi phí lợi Giá cả
thặng thặng bình bình sản xuất
sản xuất sản xuất nhuận
dư m’ dư m quân 𝑝′ quân 𝑝
p’ (%)
(%)
(%)

Cơ khí 80c+20v 100 20 20 30 30 130

Dệt 70c+30v 100 30 30 30 30 130

Da 60c+40v 100 40 40 30 30 130

Theo bảng trên thì ngành da có tỉ suất lợi nhuận cao nhất, tư bản các ngành khác sẽ
chuyển sang ngành da làm cho quy mô sản xuất ngành da mở rộng, sản phẩm da
nhiều làm cho cung lớn hơn cầu, giá cả sẽ hạ xuống. Ngược lại, quy mô sản xuất ở
những ngành mà tư bản di chuyển đi sẽ bị thu hẹp, cung nhỏ hơn cầu, giá cả tăng lên
do đó tỷ suất lợi nhuận tăng. Sự tự do di chuyển tư bản ngành này sang ngành khác
để dành lợi nhuận cao đã dẫn đến tỉ suất lợi nhuận ngang nhau, 30% là tỉ suất lợi
nhuận mà mỗi ngành nhận được, đó gọi là tỉ suất lợi nhuận bình quân, kí hiệu p
Kết luận

● Việc hình thành lợi nhuận bình quân chỉ rõ sự tranh giành nhau về mặt quyền
lợi giữa các nhà tư bản. Vạch rõ toàn bộ giai cấp tư sản tham gia bóc lột toàn
bộ giai cấp công nhân, giai cấp công nhân phải đấu tranh với tư cách là một
giai cấp, đấu tranh kinh tế kết hợp chính trị.
● Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất che giấu nguồn gốc giá trị thặng dư,
làm cho người ta nhầm tưởng, cứ đầu tư một lượng tư bản như nhau thì thu
được lợi nhuận như nhau, dẫn đến quan điểm tư bản sinh lợi nhuận.
● Sự hình thành lợi nhuận bình quân cho thấy cạnh tranh gay gắt có tác dụng
ngăn cản độc quyền, mặt khác, cạnh tranh thôi thúc các nhà tư bản cải tiến kỹ
thuật sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Cạnh tranh dẫn đến đa dạng hóa chủng loại hàng hóa, giá cả hàng hóa rẽ hơn, ngành
nghề được mở rộng, sản phẩm mới ngày càng tăng.
5. Lợi nhuận thương nghiệp
• Khái niệm:
o Lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giá mua và giá bán hàng hóa.
Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp chính là một phần của giá trị thặng
dư mà nhà tư bản sản xuất trả cho nhà tư bản thương nghiệp do nhà tư bản
thương nghiệp đã giúp cho việc tiêu thụ hàng hóa
o Lợi nhuận thương nghiệp là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư. Nguồn
gốc của nó cũng là một bộ phận lao động không được trả công của công nhân.
Và cũng là một phần của giá trị thặng dư mà nhà tư bản sản xuất trả cho nhà
tư bản thương nghiệp do họ đã giúp cho việc tiêu thụ hàng hóa.
→ Tư bản công nghiệp "nhường" một phần giá trị thặng dư cho tư bản thương nghiệp
bằng cách bán hàng hóa thấp hơn giá trị thực tế của nó, để rồi tư bản thương nghiệp
bán đúng giá trị, thu về lợi nhuận thương nghiệp.
6. Câu hỏi ôn tập
1 chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là chi phí để :
A. Mua tư liệu sản xuất
B. Mua sức lao động
C. Mua tư liệu sản xuất và sức lao động
D. Mua tư liệu tiêu dùng

2 so sánh về lượng giữa chi phí sản xuất TBCN và chi phí thực tế:
A. Chi phí sản xuất TBCN bằng chi phí thực tế
B. Chi phí sản xuất TBCN nhỏ hơn chi phí thực tế
C. Chi phí sản xuất TBCN lớn hơn chi phí thực tế
D. Chi phí sản xuất TBCN bằng hoặc lớn hơn chi phí thực tế
3 tìm câu đúng trong những câu sau
A. Lợi nhuận k có khi hàng hóa được bán ra thấp hơn giá trị của hàng hóa đó
B. Lợi nhuận lúc nào cũng bằng với giá trị thặng dư
C. Lợi nhuận là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư
D. Câu A và C đều đúng

4 Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá cái gì?


A. Trình độ bóc lột
B. Hiệu quả sử dụng lao động sống.
C. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
D. Hiệu quả sử dụng lao động quá khứ

5 Lợi nhuận bình quân là


a. Lợi nhuận không bằng nhau của những lượng vốn đầu tư bản đầu tư bằng nhau khi
đầu tư vào các ngành khác nhau
b. Lợi nhuận bằng nhau của những lượng vốn đầu tư bản đầu tư không bằng nhau khi
đầu tư vào các ngành khác nhau
c. Lợi nhuận bằng nhau của những lượng vốn đầu tư bản đầu tư bằng nhau khi đầu tư
vào các ngành khác nhau
d. Lợi nhuận khác nhau của những lượng vốn đầu tư bản đầu tư khác nhau khi đầu tư
vào các ngành khác nhau

You might also like