You are on page 1of 84

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

Đề tài

Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại


Công ty CP Đá Vôi Hà NamSS

1
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: Cơ sở lí luận của công tác kế toán nguyên vật liệu
trong doanh nghiệp.
1.1.Khái niệm,vai trò,yêu cầu và nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong
doanh nghiệp.
1.1.1.Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu.
1.1.2.Vị trí,vai trò của nguyên vật liệu.
1.1.3.Yêu cầu quản lí nguyên vật liệu.
1.1.4.Nhiêm vụ của kế toán nguyên vật liệu.
1.2.Phân loại nguyên vật liệu
1.3.Đánh giá nguyên vật liệu
1.3.1. Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu
1.3.2. Đánh giá nguyên vật liệu
1.4.Kế toán chi tiết nguyên vật liệu.
1.4.1.Chứng từ kế toán.
1.4.2.Các phương pháp kế toán nguyên vật liệu.
1.5.Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu.
1.5.1.Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
1.5.2.Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kì.
1.5.3.Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
CHƯƠNG 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công
ty cổ phần đá vôi Hà Nam.
2.1.Khái quát chung về Công Ty Cổ Phần Đá Vôi Hà Nam.
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty CP Đá Vôi Hà Nam.
2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ sản xuất của công ty.

2
2.1.3.Tổ chức bộ máy sản xuất của công ty.
2.1.4.Tổ chức công tác kế toán tại công ty.
2.2.Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP Đá vôi Hà
Nam
2.2.1.Đặc điểm và yêu cầu quản lí về nguyên vật liệu tại công ty CP Đá vội Hà
Nam.
2.2.2.Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu thực tế tại công ty CP Đá vôi Hà
Nam.
2.2.3.Thủ tục nhập kho, xuất kho.
2.2.4.Kế toán chi tiết nguyên vật liệu.
2.3.Thực trạng công tác kế toán tổng hợp nguyên vật liệu của công ty CP Đá
vôi Hà Nam.
2.3.1. Kế toán tổng hợp tăng nguyên vật liệu.
2.3.2. Kế toán tổng hợp giảm nguyên vật liệu.
CHƯƠNG 3. Một số nhận xét và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện
kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đá vôi hà nam.
3.1.Nhận xét chung về công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty.
3.1.1.Những kết quả đạt được của công ty.
3.1.2.Những hạn chế còn tồn tại trong công tác nguyên vật liệu taị
công ty
3.2.Một số đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật
liệu tại công ty cổ phần đá vôi hà nam.

3
Trong nền kinh tế quốc dân, doanh nghiệp sản xuất là tế bào của nền
kinh tế, là đơn vị trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất tạo ra sản
phẩm. Cũng như bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào khác, doanh nghiệp xây
dựng trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình đều phải tính toán các
chi phí bỏ ra và thu về. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay,
muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải có biện pháp quản lý vật liệu
một cách hợp lý . Phải tổ chức công tác nguyên vật liệu từ quá trình thu
mua vận chuyển liên quan đến khâu dự trữ vật tư cho việc thi công công
trình. Phải tổ chức tôt công tác quản lý thúc đẩy kịp thời việc cung cấp
nguyên vật liệu cho việc thi công xây dựng , phải kiểm tra giám sát việc
chấp hành việc dự trữ tiêu hao nguyên vật liệu tại công ty để từ đó góp phần
giảm những chi phí không cần thiết trong xây dựng tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp. Muốn đạt được điều đó doanh nghiệp phải có một lượng vốn
lưu động và sử dụng nó một cách hợp lý, để thấy được điều đó thì mỗi
doanh nghiệp phải sử dụng nguên vật liệu một cách hợp lý và quản lý chúng
một cách chặt chẽ từ khâu thu mua đến khâu sử dụng vừa đáp ứng đủ nhu
cầu sản xuất vừa tiết kiệm chổng mọi hiện tượng sâm phạm tài sản của nhà
nước và tài sản của đơn vị.
Để đạt được điều đó, vấn đề trước mắt là cần phải hạch toán đầy đủ, chính
xác nguyên vật liệu ( NVL) trong quá trình sản xuất vật chất, bởi vì đây là yếu tố
cơ bản trong quá trình sản xuất, nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí và giá
thành sản phẩm của doanh nghiệp. Chỉ cần một biến động nhỏ về chi phí nguyên
vật liệu cũng ảnh hưởng đến giá thành, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh
nghiệp. Điều đó buộc các doanh nghiệp phải quan tâm đến việc tiết kiệm nguyên
vật liệu để làm sao cho một lượng chi phí nguyên vật liệu bỏ ra như cũ mà sản
xuất được nhiều sản phẩm hơn, mà vẫn đảm bảo chất lượng, đó cũng là biện
pháp đúng đắn nhất để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời tiết kiệm được

4
hao phí lao động xã hội. Kế toán với chức năng là công tác quản lý phải tính toán
và quản lý như thế nào để đáp ứng được yêu cầu đó.
Vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được ở trường kết hợp với thực tế công
tác hạch toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ Phần Đá Vôi Hà Nam em xin viết đề
tài " Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP Đá Vôi Hà
Nam "
Bài báo cáo này gồm 3 chương :
Chương 1 : Cơ sở lí luận của công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh
nghiệp .
Chương 2 : Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần
Đá Vôi Hà Nam.
Chương 3 : Một số nhận xét và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán
nguyên vật liệu tại Công ty Cổ Phần Đá Vôi Hà Nam.
Bài báo cáo được hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân và sự quan tâm giúp
đỡ tận tình của cô giáo Đào Thị Hằng cùng ban lãnh đạo của công ty cũng như
các cô chú trong phòng kế toán nơi em thực tập. Do thời gian tìm hiểu thực tế
không nhiều và những kiến thức lý luận, khả năng còn hạn chế nên bài báo cáo
của em không tranh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo cùng bạn
đọc góp ý kiến cho bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh Viên
Nguyễn Thị Huệ

5
CHƯƠNG 1 :
Cơ sở lí luận của công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh
nghiệp.
1.1. Khái niệm,vai trò,yêu cầu và nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu
trong doanh nghiệp.
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu.
a) Khái niệm
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu là một yếu tố chi phí cơ
bản. Khi nguyên vật liệu là cấu thành thực thể của sản phẩm tham gia vào sản
xuất kinh doanh thì nguyên vật liệu chỉ tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh, giá trị của nguyên vật liệu được chuyển hết vào chi phí sản xuất kinh
doanh và cấu thành giá trị của sản phẩm mới tạo ra .
- Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp là đối tượng lao động do mua ngoài hoặc
tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh , tạo ra sản phẩm mới cho
doanh nghiệp .
b) Đặc điểm :
- Nguyên vật liệu được mua sắm bằng vốn lưu động , được hình thành từ các
nguồn khác nhau , trong đó chủ yếu là mua ngoài. Khác với tư liệu lao động,
nguyên vật liêu chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất nhất định Giá trị nguyên
vật liệu được chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm mới làm ra . Chi phí vật
liệu thường chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm.
1.1.2.Vị trí,vai trò của nguyên vật liệu
* Vai trò:
Nguyên vật liệu có vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp, nó là đối tượng
sản xuất phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Do vậy vật liệu
không chỉ quyết định đến số lượng sản phẩm mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng sản phẩm tạo ra. Nguyên vật liệu có đảm bảo quy cách, chủng loại đa
6
dạng thì sản phẩm sản xuất ra mới đạt yêu cầu và phục vụ cho nhu cầu ngày
càng cao của xã hội. Như vậy vật liệu có một giá trị vô cùng quan trọng không
thể phủ nhận trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Một hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không thể thực hiện
được nếu thiếu một trong ba yếu tố: Lao động, tư liệu lao động, và đối tượng lao
động. Trong đó con người với tư cách là chủ thể lao động sử dụng tư liệu lao
động và đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất. Trong doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp biểu hiện cụ thể của đối tượng lao động là nguyên vật liệu. Chi
phí về vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm và là bộ
phận quan trọng trong doanh nghiệp. Nó không chỉ làm đầu vào của quá trình
sản xuất mà còn là một bộ phận quan trọng của hàng tồn kho được theo dõi bảo
quản và lập dự phòng khi cần thiết.
Do vật liệu có vai trò quan trọng như vậy nên công tác kế toán vật liệu trong
các doanh nghiệp sản xuất phải được thực hiện một cách toàn diện để tạo điều
kiện quản lý vật liệu, thúc đẩy việc cung cấp đầy đủ kịp thời, đồng bộ những vật
liệu cần sản xuất, dự trữ và sử dụng vật liệu hợp lí, tiết kiệm ngăn ngừa các hiện
tượng hư hao, mất mát và lãng phí vật liệu trong tất cả các khâu của quá trình
sản xuất kinh doanh.
* Vị trí của nguyên vật liệu .
Trong các doanh nghiệp sản xuất, vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của
quá trình sản xuất, là bộ phận cơ bản cấu thành thực thể sản phẩm. Trong quá
trình sản xuất, vật liệu chỉ tham gia vào chu kì sản xuất, bị tiêu hao và dịch
chuyển toàn bộ một lần vào giá thành sản phẩm.
Chi phi về các loại nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi
phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. Do vậy,
tăng cường công tác quản lý kế toán nguyên vật liệu đảm bảo cho việc sử dụng
tiết kiệm nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất
quan trọng.

7
Xét về mặt hiện vật, nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một lần vào một chu
kỳ sản xuất và khi tham gia vào quá trình sản xuất đó, nguyên vật liệu được tiêu
hao toàn bộ, không giữ hình thái vật chất ban đầu, giá trị nguyên vật liệu được
dịch chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm mới tạo ra.
Xét về mặt giá trị, nguyên vật liệu là thành phẩm quan trọng của vốn lưu
động của doanh nghiệp.Vì vậy, việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động không
thể tách rời việc sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lý, tiết kiệm và có kế
hoạch.
1.1.3. Yêu cầu quản lí nguyên vật liệu
Quản lý vật liệu là yếu tố khách quan của nền sản xuất xã hội. Tuy nhiên do
trình độ sản xuất khác nhau nên phạm vi và mức độ quản lý cuãng khác nhau.
Công tác quản lí vật liệu là nhiệm vụ của tất cả mọi người nhằm giảm bớt sự hao
phí nhưng hiệu quả mang lại là cao nhất.
Công tác hạch toán vật liệu ảnh hưởng đến việc tính giá thành nên muốn tính
được chính xác giá thành thì việc tính chi phí nguyên vật liệu phải chính xác.
Xuất phát từ vai trò, đặc điểm của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh
đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ vật liệu từ khâu thu mua đến khâu dự trữ, bảo quản
và sử dụng.
Trong khâu thu mua vật liệu phải được quản lý về khối lượng, quy cách,
chủng loại, giá cả, chi phí thu mua. Bộ phận kế toán tài chính cần phải hạch toán
đúng, sư dụng các chứng từ, hóa đơn rõ ràng.Trong khâu dự trữ, đòi hỏi doanh
nghiệp xác định mức dự trữ tối đa, tối thiểu để đảm bảo cho quá trình sản xuất
được hoạt động bình thường, không bị gián đoạn.
- Sử dụng phải hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở các định mức tieu hao và dự toán chi
phi, doanh nghiệp cần phải có kế hoạch mua, dự trữ đầy đủ, kịp thời các loại vật
tư cả về số lượng, chất lượng nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh
thuận lợi .

8
1.1.4. Nhiêm vụ của kế toán nguyên vật liệu
Tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất cần thực hiện
những nhiệm vụ sau :
- Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản , dự trữ , sử dụng vật
liệu thừa , thiếu hoặc gây ứ đọng nhằm hạn chế tối đa mọi thiệt hại có thể xảy
ra .
- Xác định chính xác phản ánh đầy đủ kịp thời só lượng và giá trị thực tế
nguyên vật liệu sử dụng , tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh , phân bổ
giá trị vật liệu sử dụng cho từng đối tượng tính giá thành phải chính xác , phù
hợp .
- Phân tích kiểm tra , giám sát tình hình bảo quản , dự trữ và sử dụng vật liệu
trong doanh nghiệp nhằm phát huy những mặt làm được và khắc phục những
mặt còn tồn tại góp phần nâng cao hiệu quả quản lí .
1.2.Phân loại nguyên vật liệu.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh hay thi công công trình , nguyên vật liệu
sử dụng trong các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại có vai trò và tính năng lý
hóa khác nhau , có sự biến động tăng giảm thường xuyên liên tục hằng ngày .
Vì vậy để thuận tiện cho việc quản lí và hạch toán chặt chẽ , chi tiết và chính
xác từng loại vật liệu một cách khoa học , hợp lí đòi hỏi các doanh nghiệp cần
phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu .
Trong thực tế công tác quản lí và hạch toán ở các doanh nghiệp , đặc trưng
dùng để phân loại nguyên vật liệu thông dụng nhất đó là căn cứ vào vai trò và tác
dụng của nguyên vật liệu trong sản xuất , vật liệu được chia làm các loại sau:
- Nguyên vật liệu chính : Là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể
sản phẩm .
- Vật liệu phụ : Là loại nguyên vật liệu chỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản
xuất kinh doanh như là kết hợp với nguyên vật liệu chính làm thay đổi màu sắc,
mùi vị , hình dáng bên ngoài , tăng thêm chất lượng của sản phẩm , hàng hóa

9
hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường ,
hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ , kỹ thuật, phục vụ cho quá trình lao động .
- Nhiên liệu : Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản
xuất , kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra
bình thường . Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng ,thể khí và thể rắn.
- Phụ tùng thay thế : Là những vật tư , sản phẩm dùng để thay thế , sửa chữa máy
móc thiết bị , phương tiện vận tải , công cụ , dụng cụ sản xuất.
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản : Là những loại vật liệu và thiết bị được sử
dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm
cả thiết bị cần lắp , không cần lắp , công cụ , khí đốt và vật kết cấu dùng để lắp
đặt vào công trình xây dựng cơ bản.
- Vật liệu khác : Là các vật liệu thuộc các loại như phế liệu hoặc các loại vật tư
đặc chủng . Trong các loại trên thì các doanh nghiệp còn chia ra từng nhóm ,
từng loại chi tiết để phục vụ cho nhu cầu quản lí hạch toán.
1.3.Đánh giá nguyên vật liệu
1.3.1. Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu
Đánh giá nguyên liệu , vật liệu là việc dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá
trị của nguyên liệu , vật liệu theo những nguyên tắc nhất định , theo yêu cầu
thống nhất quản lí chung của nhà nước.
Các loại nguyên liệu , vật liệu thuộc hàng tồn kho của doanh nghiệp do đó về
nguyên tắc đánh giá vật tư cũng phải tuân thủ nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho .
Theo chuẩn mực kế toán số 02 " Hàng tồn kho " hàng tồn kho của doanh nghiệp
được đánh giá theo giá gốc (trị giá vốn thực tế) . Nếu doanh nghiệp tính thuế
VAT theo phương pháp khấu trừ thì giá thực tế của nguyên vật liệu không có
thuế VAT , còn nếu như doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp thì
giá thực tế của nguyên vật liệu bao gồm cả VAT.

10
1.3.2. Đánh giá nguyên vật liệu
1.3.2.1. Xác định trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu nhập kho
* Đối với nguyên vật liệu nhập kho do mua ngoài

Trị giá thực Giá mua Thuế nhập khẩu Chi phí liên Các khoản
tế NVL = ghi trên + NVL + quan thu + giám giá
nhập kho hóa đơn (nếu có) mua NVL NVL

* Đối với nguyên vật liệu gia công chế biến

Giá mua Giá thực tế CP trong quá Số hao hụt định


vật liệu = NVL xuất ra + trình chế + mức ( nếu có )
nhậpkho chế biến biến

* Đối với vật liệu do bên ngoài góp vốn liên doanh

Giá mua vật liệu Giá thực tế NLV do hội các chi phí liên quan
nhập kho = đồng đánh giá +

* Đối với vật liệu được biếu tặng


Giá NVL Giá thực tế theo giá thị Chi phí tiếp nhận
nhập kho = trường tương đương + (nếu có )

11
* Đối với phế liệu
- Giá nhập kho là giá ước tính trên cơ sở có thể sử dụng được hoặc có thể bán ra .
1.3.2.2. Xác định trị giá vốn thực tế NVL xuất kho
Nguyên vật liệu được nhập từ nhiều nguồn khác nhau , nhiều lần khác nhau
và giá thực tế mỗi lần nhập cũng khác nhau , mặt khác dựa vào yêu cầu quản lí
hạch toán và trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán có thể vận dụng một trong
những phương pháp sau .
* Phương pháp thực tế đích danh
Vật liệu được xác định giá trị theo đơn chiếc hay theo từng bộ phận và giữ
nguyên từ lúc nhập vào cho đến khi xuất dùng ( trừ trường hợp điều chỉnh )
Khi xuất dùng nguyên vật liệu nào thì tính theo giá thực tế của nguyên vật liệu
đ .Theo phương pháp này thường sử dụng với nguyên vật liệu có giá trị cao và
có tính cá biệt .

* Phương pháp bình quân gia quyền

Giá thực tế NVL Số lượng NVL


xuất kho = xuất kho x Đơn giá bình quân

Trong đó : Đơn giá bình quân của nguyên vật liệu có thể tính theo một trong ba
cách sau :
- Đơn giá bình quân sau mỗi lân nhập

Đơn giá bình quân Giá thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập
sau mỗi lần nhập = Lượng thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập

12
- Đơn giá bình quân cả kì dự trữ.

Đơn giá bình quân cả kỳ Giá thực tế NVL Giá thực tế NVL
dự trữ = tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ
Số lượng NVL tồn Số lượng NVL nhập
đầu kỳ + trong kỳ

- Đơn giá bình quân cuối kỳ trước

Đơn giá bình quân Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước)
cuối kỳ trước = Số lượng NVL tồn đầu kỳ ( hoặc cuối kỳ trước)

* Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)


Với phương pháp này kế toán phải theo dõi được đơn giá thực tế và số lượng
của từng lô hàng nhập kho. Sau đó, khi xuất kho căn cứ vào số
lượng xuất tính ra giá thực tế theo công thức sau:
Trị giá thực tế NVL Số lượng NVL xuất Đơn giá thực tế NVL
xuất kho = kho X của lô hàng nhập trước

Khi nào xuất kho hết số lượng của lô hàng nhập trước mới lấy đơn giá thực tế
của lô hàng tiếp sau để tính giá ra giá thực tế nhập kho. Phương pháp này thích
hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm.

* Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)


Ở phương pháp này, kế toán cũng phải theo dõi được đơn giá thực tế và số lượng
của từng lô hàng nhập kho. Sau đó khi xuất, căn cứ vào số lượng xuất kho tính
giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho bằng cách :

13
Trị giá thực tế NVL Số lượng NVL xuất kho Đơn giá thực tế NVL của lô
xuất kho = X hàng nhập sau cùng

Phương pháp này phản ánh mọi sự biến động về giá được chuyển ngay vào chi
phí sản xuất kinh doanh trong kì. Vì vậy phương pháp này thích hợp với những
nguyên vật liệu có đặc điểm là phải sử dụng ngay như các loại thực phẩm tươi
sống trong công nghiệp chế biến.
1.4.Kế toán chi tiết nguyên vật liệu.
1.4.1.Chứng từ kế toán
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh liên quan đến việc nhập - xuất vật liệu đều phải lập chứng từ đầy đủ
kịp thời , hợp lệ , đúng chế độ quy định và chứng từ kế toán bao gồm :
- Phiế nhập kho ( Mẫu 01 - VT )
- Phiếu xuất kho ( Mẫu 02 - VT )
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư , sản phẩm , hàng hóa ( Mẫu 03 - VT )
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ ( Mẫu 04 - VT )
- Biên bản kiểm kê vật tư ,công cụ , sản phẩm , hàng hóa ( Mẫu 05 - VT )
- Bảng kê mua hàng ( Mẫu 06 - VT )
- Bảng phân bổ nguyên vật liệu ( Mẫu 07 - VT )
- Thẻ kho ( Mẫu 08 - VT )
Ngoài ra chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của nhà nước
các doanh nghiệp có thể sử dụng thêm các chứng từ hướng dẫn :
- Phiếu xuất vật tư theo hạn mức ( Mẫu 04 - VT )
1.4.1.1. Thủ tục luân chuyển chứng từ
Việc lập chứng từ và luân chuyển chứng từ một cách hợp lí có vai trò rất quan
trọng trong công tác kế toán nguyên vật liệu . Đối với kế toán nguyên vật liệu
căn cứ vào chứng từ , phiếu nhập kho , phiếu xuất kho , hóa đơn mua hàng và
các chứng từ thu - chi liên quan đến mua hàng là cơ sở pháp lí để hạch toán vào
14
sổ kế toán , dựa vào chứng từ ban đầu người ta có thể phát hiện kịp thời các
trường hợp sai sót hoặc biểu hiện tiêu cực để có biện pháp xử lí kịp thời .
1.4.1.2. Tài khoản kế toán sử dụng và kết cấu
- Tài khoản sử dụng : 152 - " Nguyên liệu , vật liệu "
- Kết cấu tài khoản 152 :
+ Bên Nợ :
- Trị giá vốn thực tế nguyên vật liêu nhập trong kỳ.
- Số tiền điều chỉnh tăng giá nguyên vật liệu khi đánh giá lại
- Trị giá nguyên vật liệu thừa phát hiệm khi kiểm kê.
+ Bên Có :
- Trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu xuất trong kỳ
- Số tiền giảm giá, chiết khấu thương mại hàng mua .
- Số tiền điều chỉnh giảm giá nguyên vật liệu khi đánh giá lại.
- Trị giá nguyên vật liệu thiếu phát hiện khi kiểm kê.
+ Số dư Nợ : Phản ánh trị giá vốn thức tế nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ
+ TK 152 có thể mở chi tiết cho từng nhóm, từng loại nguyên vật liệu. Ngoài các
tài khoản như : TK 111, TK 112, TK 128, TK 331, TK 621...
1.4.2.Các phương pháp kế toán nguyên vật liệu
1.4.2.1. Phương pháp mở thẻ song song
* Nội dung:Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp dùng giá
thực tế để ghi chép kế toán vật tư tồn kho.
* Nguyên tắc hạch toán
- Tại kho: Do thủ kho tiến hành, thủ kho mở thẻ cho từng lọa vật liệu.
Hằng ngày , căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất thủ kho ghi vào the kho theo chi
tiêu số lượng , cuối ngày ,cuối tháng thủ kho tính ra số lượng tồn trên từng thẻ
kho.

15
- Tại phòng kế toán : Mở thẻ chi tiết cho từng loại hay từng loại vật tư và theo
địa điểm bảo quản vật tư để ghi chép số hiện co và tình hình biến động của từng
loại vật tư trên cơ sở các chứng từ nhập , xuất hằng ngày.

Sơ đồ 1 : Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp ghi thẻ song song

Thẻ kho

Phiếu nhập
Phiếu xuất

Sổ (thẻ) kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp nhâp- xuất- tồn

Sổ tổng hợp

Giải thích : Ghi hàng ngày


Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra

1.4.2.2.Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển


* Phương pháp hạch toán
- Tại kho : Thủ kho ghi thẻ kho theo dõi tình hình hiện có và sự biến động của
từng loại vật tư theo chỉ tiêu số lượng và giá trị.

16
- Tại phòng kế toán : Căn cứ vào chứng từ nhập - xuất để lập bảng kê nhập xuất
hoặc tổng hợp để ghi sổ đối chiếu luân chuyển vào cuối kì theo từng loại cả số
lượng và giá trị .
- Ưu điểm : Giảm nhẹ được khối lượng ghi chép do kế toán chi ghi theo chỉ tiêu
số tiền và ghi theo nhóm vật tư , hàng hóa.
- Nhược điểm : Hạn chế việc kiểm tra thường xuyên .
Sơ đồ 2 : Hạch toán chi tiết Nguyên vật liệu

Phiếu nhập Kế toán tổng hợp

Sổ đối chiếu luân


chuyển.
Bảng kê nhập
Thẻ kho

Phiếu xuất Bảng kê


xuất

Ghi chú : Ghi hàng ngày

Quan hệ đối chiếu

Ghi cuối tháng


1.4.2.3.Phương pháp sổ số dư
* Nội dung : Phương pháp này được áp dụng cho nhưng doanh nghiệp sử dụng
giá hạch toán để kế toán chi tiết vật tư tồn kho .

17
* Nguyên tắc hạch toán :
- Tại kho :Mở các thẻ kho để ghi chép , phản ánh số hiện có và tình hình biến
động của vật tư về số lượng trên cơ sở các chứng từ nhập , xuất kho.
- Tại phòng kế toán : Định kì kế toán xuống kho để kiểm tra việc ghi chép của
thủ kho và thẻ kho, kí xác nhận vào thẻ sau đó mang chứng từ nhập - xuất về
phòng phân loại chứng từ để vào sổ giao nhận chứng từ nhập , chứng từ xuất
Cuối tháng, căn cứ vào sổ giao nhận chứng từ nhập - xuất để vào bảng tổng
hợp lũy kế nhập , xuất, tồn. Cột giá trị trên bảng lũy kế nhập - xuất - tồn trên sổ
số dư cho từng nhóm từng kho vật liệu tương ứng

18
Sơ đồ 3 : Hạch toán chi tiết Nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư

Phiếu nhập kho Phiếu giao nhận


chứng tù nhập

Sổ số dư

Thẻ kho Bảng lũy kế


nhập, xuất, tồn
kho
Kế toán tổng hợp
Phiếu giao nhận
Phiếu xuất chứng từ xuất

Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Quan hệ đối chiếu
Ghi cuối tháng
Ghi định kỳ
1.5.Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu.
1.5.1.Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuy
* Khái niệm : Là phương pháp kế toán phải ghi chép thường xuyên liên tục các
nghiệp vụ nhập , xuất , tồn kho của nguyên vật liệu trên các tài khoản kế toán
hàng tồn kho . Phương pháp này được sử dụng phổ biến vì có độ chính xác cao ,
cung cấp thông tin về hàng tồn kho kịp thời cập nhật , ở bất kì thời điểm nào
cũng có thể xác định được số lượng ,giá trị nhập , xuất , tồn kho của nguyên vật
liệu .
* Tài khoản sử dụng .

19
- Tài khoản 152 " Nguyên liệu, vật liệu " tài khoản này phản ánh tình hình hiện
có , sự biến động tăng , giảm của nguyên vật liệu theo giá thực tế
- Tài khoản 152 có các tài khoản cấp 2 sau :
TK 1521 : Nguyên liêu , nguyên liệu chính
TK 1522 : Vật liệu phụ
TK 1523 : Nhiên liệu
TK 1524 : Phụ tùng thay thế
TK1525 : Thiết bị xây dựng cơ bản
TK1528 : Vật liệu khác
Kết cấu tài khoản
TK 152

Sdđk: Phản ánh trị giá hiện co và tính


hình biến động tăng,giảm của NVL.
-Giá thực tế NVL nhập kho tăng trong -Trị giá thực tế NVL giảm trong
Kỳ. kỳ.
-Giá trị NVL thừa phát hiện thừa khi - Giá trị NVL thiếu phát hiện khi
Kiểm kê. Kiểm kê.
-Chênh lệch tăng NVL do đánh giá lại. -Chênh lệch giảm NVL do đánh
giá lại.

Sdck : Trị giá thực tế NVL


giảm trong kì

- Tài khoản 152 có thể mở chi tiết theo từng nhóm , từng thứ nguyên vật liệu
ngoài các tài khoản trên kế toán tổng hợp nguyên vật liệu còn sử dụng nhiều tài

20
khoản liên quan như : TK 111 , TK 112, TK 122 ,TK128 ,TK621 ,TK 627, TK
641 ,TK 334.
- TK 151 " Hàng mua đang đi đường " dùng để theo dõi các nguyên vật liệu
hàng hóa mà doanh nghiệp đã mua hoặc chấp nhập mua và đã thuộc quyền sở
hữu của doanh nghiệp nhưng cuối tháng chưa về nhập kho .
+ Kết cấu tài khoản 151.

TK 151

Sdđk: phản ánh giá trị hàng hóa,vật


tư mua đang đi đường.
- Giá trị vật tư đang đi đường - Giá hàng mua đang đi đường

tháng trước đã về nhập kho .


- Sdck : Trị giá hàng hóa , vật tư đã
mua nhưng còn đang đi đường
chưa về nhập kho .

* Phương pháp kế toán :


Nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau
.Tăng do mua ngoài , do tự chế hoặc thuê ngoài gia công chế biến , tăng do nhận
vốn cấp phát từ các đơn vị khác kế toán phải phản ánh kịp thời các nội dung cấu
thành nên giá trị thực tế của vật liệu nhập kho vào các tài khoản , sổ kế toán
tổng hợp .Đồng thời phản ánh tình hình thanh toán với người bán và các đối
tượng khác một các kịp thời. Cuối tháng tiến hành tổng hợp các số liệu để kiểm
tra đối chiếu với số liệu kế toán chi tiết.

21
Ngược lại , nguyên vật liệu giảm chủ yếu do các nghiệp vụ xuất kho dùng cho
sản xuất ,chế tạo sản phẩm , phục vụ cho nhu cầu quản lí doanh nghiệp hoặc đem
góp vốn liên doanh , trả lương.
Các nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu cũng phải được lập theo đúng quy
định. Trên cơ sở chứng từ xuất kho kế toán tiến hành phân loại đối tượng sử
dụng và tính giá thực tế xuất kho để ghi vào các tài khoản sổ kế toán tổng hợp.

22
Sơ đồ 4: Kế toán Nguyên liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên
TK 152
Sđk : xxxx
TK 111,112 TK 621,627
Nhập kho Xuất dùng cho SXKD,XDCB
TK 133
TK 154
Thuế GTGT NVL thuê ngoài gia công
(Nếu có)
TK 151 TK 111,112,331
Vật liệu đi đường kỳ trước Chiếu khẩu thương mại,giảm giá

hàng mua ,trả lại hàng mua


TK 155 TK 632

NVL gia công,chế biến NVL xuất bán

Xong nhập kho

TK 411 TK 142,

Được cấp hoặc nhận góp vốn NVL phát hiện thiếu khi kiểm

liên doanh liên kêt bằng NVL Phải phân bố đều

TK 621,627,642 TK 632

NVL đã xuất sử dụng NVL phát hiện thiếu khi kiểm

Không hết nhập lại kho kê thuộc hao hụt định mức

TK 338 (3381) TK 138 (1381)

NVL phát hiện thừa khi kiểm NVL phát hiện thiếu khi

kê chờ sử lí kiểm kê chờ xử lý

23
Ngoài ra còn một số trường hợp đặc biệt
- Trường hợp vật liệu mua ngoài thừa so với hóa đơn .
Nợ TK 152 : Trị giá thực tế vật liệu nhập kho
Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 112 , 112, 311, 331 : Tổng giá thanh toán theo hóa đơn
Có TK 642 : Giá trị thừa trong định mức cho phép.
Có TK 711 : Giá trị thừa do cân, đo, đong đếm không chính xác.
Có TK 3381 : Giá trị thừa không rõ nguyên nhân.
Nếu số hàng thừa xác định là của người bán , doanh nghiệp báo lại cho người
bán biết và theo dõi giá trị hàng thừa bên Nợ Tk 002 , khi trả lại hàng hoặc chấp
nhận mua , ghi Có TK 002 : Giá trị hàng thừa
- Trường hợp vật liệu thiếu so với hóa đơn
Nợ TK 152 : Giá trị hàng thực nhập .
Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ .
Nợ TK 138 (1381) : Giá trị hàng biếu .
Có TK 111 ,112 , 311 , 331 : Tổng giá thanh toán.
- Trường hợp hạch toán tăng vật liệu do bên giao thầu (bên A) ứng trước để thực
hiện khối lượng xây lắp nhận thầu .
Đơn vị nhận thầu chính nhận ứng trước nguyên vật liệu của bên giao thầu (bên
A) ghi :
Nợ TK 151 : Nguyên vật liệu
Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ.
. Có TK 131 : Phải thu của khách hàng .
Đơn vị trực thuộc nhận ứng nguyên vật liệu của bên giao thầu (bên A) để thực
hiện khối lượng xây lắp giao khoán nội bộ , ghi :

Nợ TK 152 : Nguyên vật liệu


Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ .

24
Có TK 336 (3362), 131 : Phải trả nội bộ ,phải thu khách hàng.
1.5.2.Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kì.
* Khái niệm : Phương pháp KKĐK là phương pháp kế toán không tổ chức ghi
chép một cách thường xuyên , liên tục các nghiệp vụ nhập , xuất , tồn kho
nguyên vật liệu trên các tài khoản hàng tồn kho. Các tài khoản này chỉ phản ánh
trị giá vốn thực tế của vật liệu tồn kho cuối kì và đầu kì .
Trị giá vốn thực tế của vật liệu nhập kho , xuất kho hằng ngày được phản ánh
trên tài khoản mua hàng .Việc xác định trị giá vốn thực tế của vật liệu xuất kho
không căn cứ vào các chứng từ xuất kho mà được căn cứ vào kết quả kiểm kê
cuối kì để tính theo công thức :

Số lượng vật liệu Số lượng vật liệu Số lượng vật liệu Số lượng vật liệu
xuất kho = tồn đầu kì + nhập + tồn cuối kì
trong kì

Sau đó căn cứ vào đơn giá xuất theo phương pháp xác định trị giá vốn hàng
xuất đã chọn để tính giá vốn thực tế của hàng xuất kho.
* Tài khoản sử dụng
- Kế toán tổng hợp tình hình nhập xuất vật liệu theo phương pháp kiểm kê định
kì vẫn sử dụng TK 152 . Nhưng tài khoản này không phản ánh tình hình nhập ,
xuất vật liệu trong kì mà chỉ dùng để kết chuyển trị giá vốn thực tế nguyên vật
liệu tồn kho cuối kì và đầu kì .

25
+ Kết cấu tài khoản 152 :

TK 152

Sdđk: Phản ánh giá trị hiện có và


tình hình biến động của NVL.
- Kết chuyển trị giá vốn của - Kết chuyển trị giá vốn nguyên
nguyên vật liệu tồn kho cuối kì vật liệu tồn kho đầu kì.

Sdck : Trị giá vốn thực tế nguyên


vật liệu tồn kho cuối kì

- Để phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến nhập - xuất vật liệu kế toán còn sử
dụng các tài khoản khác liên quan như : TK 111 , TK 112 , TK 122 , TK 128 ,
TK 331 , TK 627, TK 641.
- Ngoài ra còn sử dụng thêm TK 611 - " Mua hàng " .Tài khoản này phản ánh giá
vốn thực tế của vật liệu tăng ,giảm trong kì .
Kết cấu tài khoản :
TK 611

- Kết chuyển trị giá vốn thực tế - Kết chuyển trị giá vốn thực tế
nguyên vật liệu tồn kho đầu kì. nguyên vật liệu tồn kho cuối kì.
- Trị giá vốn thực tế của nguyên - Trị giá vốn thực tế nguyên vật
liệu tăng trong kì . liệu giảm trong kì.

26
* Phương pháp kế toán .
Theo phương pháp này ,kế toán tổng hợp nguyên vật liệu không căn cứ vào
các phiếu xuất kho để xác định giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất dùng mà căn
cứ vào giá trị thực tế nguyên vật liệu tồn kho đầu kì , nhập trong kì và kết quả
kiểm kê cuối kì .
Để xác định giá trị thực tế của số vật liệu xuất dùng cho từng nhu cầu ,đối
tượng, kế toán phải kết hợp số liệu hạch toán chi tiết mới có thể xác định
được .Do đó kế toán tổng hợp không theo dõi ghi chép tình hình xuất liên tục
trên cơ sở các chứng từ xuất

27
Sơ đồ 5: Kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ
TK 611

TK 151,152 TK 152,151
Kết chuyển giá trị vật liệu
Kêt chuyển giá trị vật liệu
tồn cuối kì
Tồn đầu kỳ
TK 621
TK 111,112,33 Xuất dùng trực tiếp
Gía trị vật liệu mua vào
cho chế tạo sản phẩm
Tổng giá TK 133
TK 627,641,642
thanh toán Xuất dùng phục vụ cho

Thuế GTGT sản xuất,bán hàng,quản lý


(Nếu có)
TK 111,112,331

Giảm giá hàng mua,chiết khẩu


TK 411
Nhận vốn góp liên doanh thương mại,trả lại hàng
Cho người bán
cấp phát vốn cổ phần

TK 122,TK 128 TK 122,TK 128

Nhập do nhận lại vốn góp Xuất đi góp vốn liên doanh

TK 632,TK 338

Phát hiện thừa khi kiểm kê


TK 138.8

TK 338.8 Xuất vay tạm thời

Doanh nghiệp vay mượn tạm thời

28
1.5.3.Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào cuối niên độ kế toán nhằm
ghi nhận bộ phận giá trị dự tính giảm sút so với giá gốc (giá thực tế) của hàng
tồn kho nhưng chưa chắc chắn. Qua đó phản ánh được giá trị thực hiện thuần túy
của hàng tồn kho trên báo cáo tài chính :
Tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho bằng cách :

Giá trị thực hiện thuần túy Giá gốc của hàng tồn Dự phòng giảm giá hàng
của hàng tồn kho = kho - tồn kho

Theo chuẩn mức kế toán số 02 về hàng tồn kho trong Hệ thống chuẩn mực kế
toán Việt Nam, nguyên liệu, vật liệu dự trữ được sử dụng cho mục đích sản xuất
sản phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp
phần cấu tạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản
phẩm. Khi có sự giảm giá của nguyên vật liệu mà giá thành sản xuất sản phẩm
cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được thì nguyên vật liệu tồn kho được
đánh giá giảm xuống bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
Dự phòng giảm giá được lập cho các loại nguyên vật liệu chính dùng cho
sản xuất, các loại vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho để bán mà giá trên thị
trường thấp hơn giá thực tế đang ghi sổ kế toán. Những loại vật tư, hàng hóa này
là mặt hàng kinh doanh, thuộc sở hữu của doanh nghiệp, có chứng từ hợp lí
chứng minh giá vốn vật tư, hàng hoá tồn kho.
Mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho được xác định trên công thức sau:

Mức dự phòng cần lập Số lượng hàng tồn Mức giảm giá của hàng
năm tới cho hàng tồn = kho i cuối niên độ X tồn kho i
kho i

29
Doanh nghiệp phải lập Bảng kê dự phòng giảm giá nguyên vật liệu cho từng loại
vật liệu làm căn cứ cho kế toán ghi sổ. Dự phong giảm giá nguyên vật liệu được
hạch toán vào chi phí quản lí doanh nghiệp.
1.5.3.1 Tài khoản sử dụng
TK 159 : " Dự phòng giảm giá hàng tồn kho"
Số dư Có : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện còn.
Bên Nợ : Khoản dự phòng giảm giá được hoàn nhập.
Bên Có : Khoản dự phòng giảm giá được lập.g
Sơ đồ : Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

TK 632, 711 TK 159 TK 632


Hoàn lập dự phòng Trích lập lần đầu dự phòng
Số đã trích lập > số cần lập giảm giá hàng tồn kho

TK152,153, 156 Trích lập bổ sung


Số cần trích lập > Số đã trích
Xử lý tổn thất thực tế hàng
Tồn kho (đã lập dự phòng )

( Chưa lập dự phòng)

30
CHƯƠNG 2
ThỰC TRẠNG CÔNG TẤC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ VÔI HÀ NAM.
2.1.Khái quát chung về Công Ty Cổ Phần Đá Vôi Hà Nam.
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty CP Đá Vôi Hà Nam.
- Tên công ty : Công ty Cổ Phần Đá Vôi Hà Nam
- Địa chỉ trụ sở chính: Xã Châu Sơn - Thanh Liêm - Hà Nam.
- Điện thoại : (03513) 858310
- Fax : (03513) 858270
- Vốn điều lệ : 2.000.000.000 đồng
- Mã số thuế : 0700259914
Người đại diện theo pháp luật : Nguyễn Kim Chung (Giám Đốc).
Tiền thân là Công ty đá vội Kiện Khê được thành lập năm 1959 mới đầu với
quy mô rất nhỏ chỉ là một công trường có tên gọi là "Xí nghiệp vật liệu xây dựng
Hà Nam".Với nhiệm vụ chủ yếu là khai thác đá để sản xuất vật liệu xây dựng.
Đến năm 1969 nhu cầu vật liệu xây dựng tăng, đáp ứng nhu cầu lúc bấy
giờ,UBND tỉnh Hà Nam và sở xây dựng Hà Nam Ninh quyết định mở rộng quy
mô sản xuất, xí nghiệp ngày một phát triển và được mở rộng lên tới 6 công
trường, 3 phân xưởng sản xuất vật liệu xây dựng.
Tới năm 1989, do yêu cầu chuyển đổi cơ chế quản lí từ chế độ bao cấp sang
chế độ trị trường có sự quản lí của Nhà nước nên thời kì này tình hình sản xuất
và tiêu thụ của công ty gặp khó khăn.
Đến năm 1992, căn cứ vào quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp,nhà
nước ban hành kèm theo nghị định số 338 HĐBT ra ngày 20/11/1991.Theo
thông báo số 260 TB/DNNN ngày 16/01/1992 của Bộ trưởng bộ xây dựng, quyết
định số 615/QĐ-UB ngày 7/12/1992 của chủ tịch UBNN tỉnh Hà Nam, đơn vị
thành lập có tên là Công ty đá vôi Kiện Khê.
31
Từ những ngày khởi đầu công ty là một xí nghiệp nhỏ với thiết bị sản xuất còn
hạn chế, thô sơ, traỉ qua năm tháng tồn tại và phát triển nay công ty đã mở thêm
1 công trường Thung Mơ.Với diện tích hơn 40ha, đồi núi, đường bộ thuận tiện
cho việc vận chuyển, cung cấp vật tư và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa.
Ngay từ khi thành lập công ty đã được trang bị 2 dây chuyền sản xuất đá, một
ngày sản xuất được khoảng 1.600m3, 2 máy xúc đào,2 máy xúc lật, 1 máy ủi, 4
ôtô, 2 máy khoan mồi.
Trong nền kinh tế thị trường phát triển cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà
nước. Cuối năm 2002 Công ty đá vôi Kiện Khê chuyển đổi thành Công ty cổ
phần theo quyết định 995/QDUB do UBND tỉnh Hà Nam cấp ngày 18/09/20h02
với tên gọi là Công ty cổ phần đá vôi Hà Nam với quy mô cổ phần hóa không có
nguồn vốn nhà nước.Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Công ty cổ phần
đá vôi Hà Nam đã lớn mạnh về mọi mặt.Là đơn vị luôn hoạt động tốt theo pháp
luật và thực hiện tốt chính sách thuế của nhà nước quy định.Ngay từ đầu của mỗi
năm, lãnh đạo công ty đã có những quyết định và giải pháp chủ yếu thống nhất
chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch sao cho có hiệu quả nhất

32
Bảng 01: Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh mà công ty đã đạt được trong
2 năm gần đây

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch


+/- %
1 Tổng 9.595.894.433 15.670.320.867 6.074.426.434 63,30
doanh thu

2 Lợi nhuận 680.254.123 921.103.248 240.849.125 35,41


kế toán
trước thuế
3 Chi phí 192.327.987 199.459.896 7.131.909 3,71
thuế
TNDN
4 Lợi nhuận 589.956.785 886.234.557 296.277.772 50.22
sau thuế
5 Lao động 730 934 204 27.95

Qua bảng số liệu trên,ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty Cổ Phần Đá
Vôi Hà Nam có bước phát triển mạnh. Ta thấy năm 2010, doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ là 9.593.894.433đ so với năm 2011 doanh thu đã đạt
15.670.320.867đ tức tăng 63,30%.Bên cạnh đó lợi nhuận kế toán trước thuế năm
2010 là 680.254.123đ đến năm 2011 đạt 921.103.248đ tức tăng 35,41%.Chi phí
thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2010 là 192.327.987đ đến năm 2012 là
199.459.896đ, tăng 3.71%. Lợi
nhuận sau thuế năm 2010 so với năm 2011 lần lượt là 589.956.785đ và
886.234.557đ tức tăng 50.22% . Để đạt được những điều đó Công ty cũng đã đầu
tư thêm TSCĐ đê phục vụ cho việc sản xuất có quy mô hơn. Công ty đã sử dụng

33
các biện pháp tăng cường quản lý nâng cao năng xuất lao động mang lại hiệu quả
kinh tế cao.Nhờ đó mà trong những năm qua Công ty luôn hoàn thành kế hoạch
đặt ra.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất của công ty.
Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty Cổ phần Đá vôi Hà Nam đã
không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường huy động vốn, đào tạo và
tuyển dụng nhiều cán bộ trẻ có tay nghề cao, tăng cường máy móc trang thiết bị
phù hợp.
Công ty có đăng kí kinh doanh số 104855 của trọng tài kinh doanh Hà Nam
cấp ngày 06/01/1993 gồm những ngày nghề kinh doanh các loại sản phẩm: Đá
các loại ( đá 1×2cm, đá 4×6cm, đá mạt, đá Base,đá subase .....), vôi, gạch, xi
măng.
Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là khai thác ,chế biến sản xuất vật liệu xây
dựng cung cấp cho nội bộ công ty và bán ra thị trường trong nước. Công ty khai
thác đá, chế biến đá tạo việc làm cho nhiều người và nâng cao đời sống thu nhập
cho người lao động. Loại hình sản xuất của công ty chủ yếu là sản xuất theo loại,
hay đơn đặt hàng.Công ty có trách nhiệm sản xuất ra nhiều loại sản phẩm phục
vụ cho các đơn vị:
- Phân xưởng 1: phân xưởng khai thác đá
- Phân xưởng 2: phân xưởng chế biến
- Phân xưởng 3: phân xưởng bốc xúc
- Phân xưởng 4: phân xưởng xe máy
- Phân xưởng 5: phân xưởng sửa chữa.

34
2.1.3.Tổ chức bộ máy sản xuất của công ty .
Công ty Cổ phần đá vôi Hà Nam là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc trung
ương. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng,
được phân thành ba cấp quản lí với cơ cấu tổ chức hợp lí, gọn nhẹ, khoa học, có
sự phân công nhiệm vụ rõ ràng giúp tạo ra làm việc có hiệu quả, tối đa trong sản
xuất kinh doanh.
a) Cơ cấu bộ máy quản lí.
Từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là thực hiện hạch toán
kinh doanh độc lập không hoàn toàn, có tư cách pháp nhân. Công ty có 1 Chủ
tịch HĐQT ( giám đốc),1 Phó giám đốc và hệ thống phòng ban, phân xưởng.

35
Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Cổ Phần Đá Vôi Hà Nam

Ban giám đốc

Văn Phòng phòng tổ Phòng vật phòng


phòng kế toán chức tư kinh
doanh

Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ Tổ
khai nghiền xe bốc sửa chế
thác sàng máy xúc chữa biến

- Giám đốc :Là chủ tịch hội đồng quản trị, là thủ trưởng đơn vị, người lãnh đạo
công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng cổ đông và công nhân viên chức công
ty về việc điều hành sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lí theo đường lối của
Đảng và pháp luật .
- Phó giám đốc: Là người thay mặt giám đốc điều hành mọi việc trong công ty.
- Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ quản lí lao động trong toàn công ty,
biên lập định mức lao động, quản lí quỹ tiền lương, đào tạo nâng cao tay nghề
cho công nhân viên và công tác quản lí hành chính trong toàn công ty.

36
- Phòng vật tư: biên lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tháng,quý,năm,đôn đốc
các phòng ban chức năng và các phân xưởng thực hiện kế hoạch sản xuất, quản lí
thiết bị máy móc, sửa chữa lớn, sửa chữa thiết bị thường xuyên. Chịu trách
nhiệm về lập kế hoạch cung ứng vật tư trong toàn công ty. Quản lí toàn bộ hệ
thống kho bãi, vận chuyển vật tư đến các phân xưởng.
- Phòng kế toán thống kê: có nhiệm vụ hạch toán kế toán, quản lí tài sản của
công ty, đảm bảo về tài chính và vốn cho sản xuất kinh doanh.
Thực hiện chức năng giám sát và chịu trách nhiệm về công tác quản lí tài chính
trước giám đốc.
- Đội sản xuất : trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.
b) Đặc đểm tổ chức sản xuất:
Công ty Cổ Phần Đá Vôi Hà Nam có 5 phân xưởng trong đó có ba phân
xưởng chính (phân xưởng khai thác, phân xưởng nghiền sàng, phân xưởng sửa
chữa ) và hai phân xưởng phụ ( phân xưởng xe máy, phân xưởng bốc xúc). Các
phân xưởng được giao các nhiệm vụ khác nhau và chịu sự quản lí của quản đốc
trong từng phân xưởng.
Phân xưởng khai thác : Là phân xưởng khai thác đá ,chuyên khoan và tạo lỗ
nổ mìn khai thác đá .
Phân xưởng chế biến : Là phân xưởng chế biến đá và phân loại các loại đá
riêng ra sản phẩm cuối cùng xuất bán ra thị trường như đá 10×20, đá mạt, đá
20×40.
Phân xưởng bốc xúc : Là phân xưởng xúc các loại đá nguyên khai lên xe vận
chuyển xuống để chế biến.
Phân xưởng xe máy : Là phân xưởng chuyên vận chuyển các loại đá nguyên
khai từ trên núi xuống để sản xuất, và trung chuyển các sản phẩm ra bãi chứa.
Phân xưởng sửa chữa : Là phân xưởng chuyên sửa chữa các loại máy như: ôtô,
máy xúc, máy nghiền đá .

37
* Sơ đồ chế biến đá của công ty cổ phần đá vôi Hà Nam

Khai thác đá

Bốc xúc đá nguyên khai

Vận chuyển đá nguyên khai

Chế biến đá nguyên khai

Sàng phân loại đá

Thành phẩm

Đá Đá Đá đá Đá Đá
10×20 5×20 40×60 20×40 mạt base

38
2.1.4.Tổ chức công tác kế toán tại công ty.
2.1.4.1.Tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
Do đặc điểm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty
cho nên ngoại những nội dung kế toán thông thường như các nghiệp vụ về TSCĐ
,nghiệp vụ về tiền lương, thuế và các khoản phải nộp...công tác kế toán của công
ty còn phải theo dõi 1 khối lượng hợp đồng tương ứng với cả các khách hàng
trong nước và các nhà cung ứng nước ngoài . Chính do đặc điểm này việc tổ
chức công tác kế toán trong công ty được chia ra làm 2 bộ phận chính.
*Bộ phận theo dõi Công nợ - Hợp đồng.
Tổ công nợ- hợp đồng gồm 4 người với chức năng quản lí và theo dõi tình hình
thanh toán các hợp đồng nói chung bao bồm cả hợp đồng ngoại (hợp đồng với
nhà cung cấp) và hợp đồng nội ( hợp đồng với bên ủy thác hoặc hợp đồng cung
ứng cho khách hàng). Với các công việc cụ thể nhu sau:
+ Tiếp nhận các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ từ phía người cung ứng qua ngân
hàng. Theo dõi tiến độ thanh toán để có kế hoạch cụ thể trong thanh toán như
mua ngoại tệ gửi vào tài khoản, tổ chức thanh toán và tiến hành thanh lí hợp
đồng khi đến hạn.
+ Theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng bao gồm các nôi dung như: Theo dõi
các khoản chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, theo dõi các
khoản thuế nhập khẩu phải nộp hộ cho khách hàng ( với các hợp đồng nhập khẩu
ủy thác ), làm thủ tục chuyển:
tiền thuế nhập khẩu phải nộp. Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình
thanh toán như các khoản thuế nộp thừa hay còn phải nộp...
+ Đôn đốc khách hàng thanh toán theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng, phối
hợp với các phòng chức năng tiến hành các thủ tục tiến nhận,bàn giao thanh lí
hợp đồng sau khi đã thực hiện hoàn tất.
* Bộ phận kế toán - tài chính:
Tổ kế toán gồm 6 người : Với các công việc cụ thể như sau:

39
+ Kế toán tổng hợp
+ Kế toán tiền mặt
+ Kế toán ngân hàng
+ Kế toán tiền lương và khoản thanh toán nội bộ , các khoản phải thu
+ Kế toán chi phí và TSCĐ
+ Kế toán các khoản phải trả, thuế và các khoản phải nộp khác.
+ Kế toán công nợ
Mô hình tổ chức công tác kế toán của phòng Tài chính - Kế toán có thể được
khái quát thông qua sơ đồ sau:

40
* Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty cổ phần đá vôi Hà Nam

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán vật Kế toán


tư,TSCĐ tiền lương

Kế toán công nợ

Nhân Nhân Nhân viên


viên viên theo dõi
theo dõi theo thanh
hàng dõi toán
tháng hằng Kế Kế toán Kế toán Kế toán các
năm toán các chi phí khoản phải
tiền khoản về trả, các
mặt phải thu TSCĐ khoản phải
ngân nộp
hàng

- Quan hệ chỉ đạo


- Quan hệ phối hợp

41
Chức năng , nhiệm vụ của các bộ phận kế toán :
- Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác
kế toán , tài chính , thông tin kinh tế trong toàn công ty , theo cơ chế quản lí , ghi
chép, hạch toán chứng từ , theo đúng chế độ , điều lệ tổ chức kế toán hiện hành.
Là người tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ kế toán ,
phổ biến hướng dẫn kịp thời các chính sách , chế độ tài chính kế toán hiện hành.
Đồng thời là người kiểm tra tình hình sử dụng vốn, tình hình biến động các loại
vật tư , cung cấp các thông tin tài chính một cách đầy đủ , kịp thời và chính xác
cho ban giám đốc.
- Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu từ các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh của công ty .Hạch toán tổng hợp chi phí phát sinh , tính giá thành sản
phẩm.
+ Ghi sổ nhật ký chung , sổ cái các tài khoản.
+ Lập bảng cân đối phát sinh của toàn công ty.
+ Xác định kết quả sản xuất kinh doanh của toàn công ty , hạch toán các khoản
thuế , các khoản thu nhập.
+ Lập báo cáo quyết toán tài chính toàn công ty
- Kế toán vật tư , TSCĐ : Có nhiệm vụ theo dõi , ghi chép,phản ánh số liệu về
quá trình thu mua, vận chuyển nhập - xuất - tồn kho vật liệu, tính giá thực tế vật
liệu thu mua và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư về số liệu,
chất lượng, mặt hàng. Hướng dẫn kiểm tra phân xưởng , các kho thực hiện các
chứng tư ghi chép ban đầu và vật liệu, mở sổ sách cần thiết và hạch toán vật liệu
đúng phương pháp.Tổ chức ghi chép phản ánh số lượng, giá trị về tài sản có tình
hình tăng giảm và di chuyển tài sản cố định, kiểm tra việc bảo quản,bảo dưỡng
TSCĐ.
- Kế toán tiền lương: Tổ chức ghi chép tổng hợp số liệu về lao động, thời gian
lao động và kết quả lao động .Tính lương và các khoản phụ cấp ,trợ cấp phải trả

42
cho công nhân viên, phân bổ chi phí nhân công theo đúng đối tượng lao động,
các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT,KPCĐ. Theo dõi và trả lương cho
bộ phận lao đọng gián tiếp tại công ty.
- Kế toán công nợ : Là người chịu trách nhiệm theo dõi các khoản công nợ chính
xác , kịp thời, đảm bảo độ tin cậy cho các quyết định về công nợ và nguồn vốn.
2.1.4.2.Hình thức sổ kế toán tại Công ty
Công ty Cổ phần Đá Vôi Hà Nam áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành
theo quyết định số 15/2006/QĐ - ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính và các văn
bản hướng dẫn kèm theo. Các chứng từ , tài khoản và hệ thống báo cáo của Công
ty được lập theo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài Chính ban
hành.
- Các doanh nghiệp khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm của mình sẽ áp dụng các
hình thức sổ kế toán khác nhau.Để phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp mình
, công ty CP Đá Vôi Hà Nam đã áp dụng hình thức Nhật Kí chung.
- Niên độ kế toán : Bắt đầu từ ngày 01/01 , kết thúc ngày 31/12/hằng năm.
- Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong hạch toán kế toán : VNĐ.
- Phương pháp tính thuế GTGT: Hiện nay công ty đang áp dụng theo phương
pháp khấu trừ.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Áp dụng theo phương pháp kê khai
thường xuyên.
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ : Sử dụng theo phương pháp khấu hao
đường thẳng.
- Quy trình luân chuyển chứng từ của công ty có thể thấy là toàn bộ các chứng từ
gốc làm căn cứ và được xem xét để lãnh đạo quyết định ký duyệt.
- Hệ thống báo cáo tài chính được lập định kỳ hàng quý , năm lập báo cáo tài
chính 1 lần theo đúng quy định của nhà nước bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 - DNN );
+ Kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 - DNN );

43
+ Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 - DNN );
+ Bảng cân đối tài khoản ( Mẫu số F01 - DNN );
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu số B03 - DNN).

44
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán của công ty cổ phần đá vôi Hà Nam theo hình
thức Nhật Ký chung
Chứng từ gốc

Sổ NK Sổ,thẻ KT
đặc biệt Sổ NK chung chi tiết

Sổ cái
Bảng tổng
hợp số liệu
chi tiết
Bảng cân đối
sô phát sinh

Báo cáo tài chính

Ghi chú : : ghi hàng tháng


: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu kiểm tra

2.2.Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP Đá vôi Hà
Nam
2.2.1.Đặc điểm và yêu cầu quản lí về nguyên vật liệu tại công ty CP Đá vội
Hà Nam.
- Hiện nay sản xuất ngày càng mở rộng và phát triển dựa trên cơ sở nhằm thỏa
mãn nhu cầu vật chất và văn hóa của mọi tầng lớp trong xã hội ngày càng cao.
Công tác quản lí và sử dụng nguyên vật liệu một cách hợp lí, có kế hoạch ngày
càng được coi trọng. Công tác quản lí, hạch toán nguyên vật liệu có ảnh hưởng

45
và quyết định đến việc hạch toán giá thành, cho nên để đảm bảo tính chính xác
của việc hạch toán giá thành thì trước hết phải hạch toán nguyên vật liệu một
cách chính xác.
2.2.2.Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu thực tế tại công ty CP Đá vôi Hà
Nam
2.2.2.1.Phân loại nguyên vật liệu thực tế tại công ty CP Đá vôi Hà Nam
- Trong công ty nguyên vật liệu được sử dụng rất phong phú, đa dạng, có
vai trò, tính năng lý hóa khác nhau, có công dụng và mục đích sử dụng khác
nhau. Vì vậy muốn quản lí tốt và hạch toán chính xác nguyên vật liệu thì phải
tiến hành phân loại nguyên vật liệu một cách khoa học và hợp lý . Tại Công ty
Cổ Phần Đá Vôi Hà Nam nguyên vật liệu được phân loại như sau :
- Nguyên vật liệu chính : Là các loại vật liệu được sử dụng trong quá trình khai
thác đá như : Thuốc nổ AnFo, AD1, Kíp điện QP....
- Vật liệu phụ : Bao gồm băng tải cao su B1000x15, B800x10, kíp nổ.....
- Nhiên liệu : xăng, dầu mỡ, dầu nhờn.....có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho
qua trình sản xuất kinh doanh.
- Phụ tùng thay thế : Là những chi tiết thay thế, phụ tùng máy móc, thiết biị
phục vụ cho việc sửa chữa hoặc thay thế những bộ phận, máy móc như xăm, lốp,
bình ắc quy..........
2.2.2.2.Đánh giá nguyên vật liệu tại Công ty CP Đá Vôi Hà Nam
Đánh giá nguyên vật liệu là xác định giá trị của chúng theo những guyên tắc
nhất định về nguyên tắc kế toán nhập xuất tổng hợp, nhập xuất tồn kho vật liệu
công ty phản ánh theo giá trị thực tế.
* Đánh giá NVL nhập kho
Giá thực tế NVL nhập kho : Đa số các loại vật liệu của công ty được cung cấp
từ nguồn mua ngoài. Công ty là đơn vị kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ nên giá trị NVL mua vào là giá thực tế mua không có thuế GTGT
đầu vào.

46
Được tính theo công thức sau:

Giá gốc NVL mua Giá mua ghi trên Các loại thuế CP có liên quan
ngoài NK = hóa đơn sau khi trừ không được trực tiếp tiếp tới
đi các loại + hoàn lại + mua hàng.
CKTM, giảm giá
hàng bán

VD: Theo hoá đơn số 000658 ngày 04/12/2011 công ty TNHH Sơn Hoàng bán
cho công ty CP Đá Vôi Hà Nam với số lượng 15.000 kg Thuốc nổ AnFO với giá
23.245đ . Thuế GTGT 10%.
Giá thực tế của Thuốc nổ AnFO nhập kho được tính là :
23.245 x 15.000 = 348.675.000đ
Thuế VAT 10% : 348.675.000 x 10% = 34.867.500đ
Tổng số tiền phải thanh toán là :
348.675.000 + 34.867.500 = 383.542.500đ

* Đánh giá NVL xuất kho.


Hiện nay công ty áp dụng phương pháp tính giá xuất kho theo phương pháp
bình quân gia quyền.
Trị giá thực tế NVL xuất Số lượng NVL xuất kho Đơn giá thực tế bình
kho = X quân của NVL

Đơn giá bình quân Giá thực tế NVL + Giá thực tế NVL
cả kì dự trữ tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
= Số lượng NVL + Số lượng NVL nhập
tồn đầu kỳ trong kỳ

47
VD: Theo phiếu xuất kho số 09 ngày 30/12/2011, xuất kho Băng tải cao xu
B1000x15 với số lượng 30m
- Số băng tải tồn đầu kì : 0
- Số lượng nhập Băng tải trong kì là :30, trị giá 29.100.000đ
Cuối tháng kế toán tính giá xuất kho Băng tải B1000x15 như sau :
Đơn giá Băng tải B1000x15 = 29.100.000 = 970.000đ
30
Cuối tháng 12 tính giá
thực tế Băng tải = 30 x 970.000 = 29.100.000đ
B1000x15 xuất kho ngày
30/12/2011

2.2.3.Thủ tục nhập kho, xuất kho


2.2.3.2.Thủ tục nhập kho
* Trường hợp nhập vật liệu mua ngoài :
- Theo chế độ kế toán quy định, tất cả các loại nguyên vật liệu về đến công ty
đều phải tiến hành kiểm nhận và làm thủ tục nhập kho.
- Khi nguyên vật liệu được chuyển đến công ty, người đi nhận hàng phải mang
hóa đơn của bên bán vật liệu lên phòng kinh tế kế hoạch, kỹ thuật, tiếp thi, trong
hóa đơn ghi rõ các chỉ tiêu: chủng loại, quy cách vật liệu, khôi lượng vật liệu,
đơn giá vật liệu, thành tiền.
- Căn cứ vào hóa đơn của đơn vị bán, phòng kinh tế kế hoạch,kỹ thuật,tiếp thị
xem xét tình hình hợp lý của hóa đơn, nếu nội dung ghi trong hóa đơn phù hợp
với hợp đồng đã ký, đúng chủng loại , chất lượng đảm bảo thì đông ý nhập kho
và số vật liệu đó đồng thời nhập thành 2 liên phiếu nhập kho.

48
Bảng 01 : Hóa đơn giá trị gia tăng
HÓA ĐƠN Mẫu số : 01 GTKT-3LL
GIÁ TRỊ GIA TĂNG AK / 2012 B
Liên 2 : Giao cho khách hàng 0024574
Ngày 09 tháng 12 năm 2011
Đơn vị bán hàng : Công ty TNHH Thành Linh
Địa chỉ : 78 Nguyễn Văn Cừ - Phủ Lí- Hà Nam
MST : 020015360
Họ tên người mua hàng : Đặng Như Quý
Tên đơn vị : Công ty CP Đá Vôi Hà Nam
Địa chỉ : Xã Châu Sơn - Thanh Liêm - Hà Nam
Hình thức thanh toán: Trả sau MST: 0700259914
STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

(A) (B) (C) (1) (2) (3)= (1) X (2)


1 Thuốc nổ AnFo kg 16.000 23.245 371.920.000

2 Thuốc nổ AD1 32 kg 4.000 33.822 135.288.000


3 Kíp điện QP cái 25.000 5.847 146.175.000
4 Dây điện mạng m 25.000 683 17.075.000
Cộng tiền hàng: 670.458.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 67.045.800
Tổng cộng tiền thanh toán: 737.503.800
Số tiền bằng chữ: Bảy trăm ba mươi bảy triệu năm trăm linh ba nghìn tám trăm
đồng chẵn.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị

(ký,ghi rõ họ tên) (ký,ghi rõ họ tên) (ký,đóng dấu,ghi rõ họ tên)

49
Bảng 02 : Biên bản kiểm nghiệm vật tư.
Đơn vị: Công ty CP Đá Vôi Hà Nam Mẫu số 03 - VT
Địa chỉ :Xã Châu Sơn-Thanh Liêm- Hà Nam (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC

BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ


Ngày 09 tháng 12 năm 2011
Căn cứ vào hóa đơn số 0024574 ngày 09 tháng 12 năm 2011 giữa Công ty
CP Đá vôi Hà Nam với Công ty TNHH Thành Linh
Ban kiểm nghiệm gồm:
1: Ông/Bà: Trần Minh Ngọc Chức vụ: Trưởng ban
2: Ông/Bà: Nguyễn Thành Công Chức vụ: Ủy viên
Đã kiểm nghiệm các loại:
STT Tên vật tư Mã Phương ĐV Số lượng Kết quả kiểm
số thức T theo CT nghiệm
kiểm SL đúng SL
nghiệm quy cách không
đúng
quy
cách
1 Thuốc nổ AnFo 07 kg 16.000 16.000
2 Thuốc nổ AD1 32 15 kg 4.000 4.000
3 Kíp điện P 28 cái 25.000 25.000
4 Dây điện mạng 30 m 25.000 25.000
Kết luận của Ban kiểm nghiệm:Nguyên vật liệu đạt đủ và đúng quy cách phẩm
chất.
Đại diện kỹ thuật Thủ kho Trưởng ban
(ký,họ tên) (ký,họ tên) (ký,họ tên)

50
Bảng 3 : Phiếu nhập kho nguyên vật liệu.

Đơn vị: Công ty CP Đá Vôi Hà Nam Mẫu số 03 - VT


Địa chỉ :Xã Châu Sơn-Thanh Liêm- Hà Nam (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
PHIẾU NHẬP KHO
Số: 04 Nợ TK :152
Ngày 09 tháng 12 năm 2011 Có TK : 331
Họ và tên người giao: Đặng Như Quý
Theo hóa đơn số 0024574 ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Công ty TNHH
Thành Linh.
Nhập tại kho: Vật Tư Địa điểm : Kho vật liệu chính.
(ĐVT:Đồng)
Tên quy cách sản Số lượng
phẩm hàng hóa
STT Mã ĐVT Theo Thực Đơn Thành
số chứng nhập giá tiền
từ
(A) (B) (C) (D) (1) (2) (3) (4)

1 Thuốc nổ AnFo kg 16.000 16.000 23.245 371.920.000


2 Thuốc nổ AD1 32 kg 4.000 4.000 33.822 135.288.000
3 Kíp điện P cái 25.000 25.000 5.847 146.175.000
4 Dây điện mạng m 25.000 25.000 683 17.075.000
Cộng 670.458.000
Tổng số tiền ( viết bằng chữ): Sáu trăm bẩy mười triệu bốn trăm năm mươi tám
nghìn đồng chẵn.
Số chứng từ gốc gồm theo: 02 chứng từ
Ngày 03 tháng 06 năm 2009

Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng

(ký,họ tên) (ký,họ tên) (ký,họ tên) (ký,họ tên)

51
Bảng 04: Hóa đơn giá trị gia tăng
HÓA ĐƠN Mẫu số : 01 GTKT-3LL
GIÁ TRỊ GIA TĂNG AK / 2012 B
Liên 2 : Giao cho khách hàng 0024575
Ngày 29 tháng 12 năm 2011
Đơn vị bán hàng : Công ty TNHH Sơn Hoàng
Địa chỉ : 134- Lê Hoàn- Phủ lý - Hà Nam
MST : 2400565615
Họ tên người mua hàng : Nguyễn Văn Thiềng
Tên đơn vị : Công ty CP Đá Vôi Hà Nam
Địa chỉ : Xã Châu Sơn - Thanh Liêm - Hà Nam
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản MST: 0700259914
STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

(A) (B) (C) (1) (2) (3)= (1) X (2)


1 Băng tải cao su m 30 970.000 29.100.000
B1000x15
2 Băng tải cao su km 30 770.000 23.100.000
B800x10
Cộng tiền hàng: 52.200.000
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 5.220.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 57.420.000
Số tiền bằng chữ: Năm mươi bảy triệu bốn trăm hai mươi nghìn đồng chẵn.

Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị

(ký,ghi rõ họ tên) (ký,ghi rõ họ tên) (ký,đóng dấu,ghi rõ họ tên)

52
Bảng 05 : Biên bản kiểm nghiệm vật tư.
Đơn vị: Công ty CP Đá Vôi Hà Nam Mẫu số 03 - VT
Địa chỉ :Xã Châu Sơn-Thanh Liêm- Hà Nam (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC

BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ


Ngày 29 tháng 12 năm 2011
Căn cứ vào hóa đơn số 0024575 ngày 29 tháng 12 năm 2012 giữa Công ty CP
Đá vôi Hà Nam với Công ty TNHH Sơn Hoàng
Ban kiểm nghiệm gồm:
1: Ông/Bà: Trần Minh Ngọc Chức vụ: Trưởng ban
2: Ông/Bà: Nguyễn Thành Công Chức vụ: Ủy viên
Đã kiểm nghiệm các loại:
STT Tên vật tư Mã Phương ĐVT Số Kết quả kiểm
số thức lượng nghiệm
kiểm theo SL đúng SL
nghiệm CT quy cách không
đúng
quy
cách
1 Băng tải cao su 16 m 30 30 0
B1000x15

2 Băng tải cao su 29 m 30 30 0


B800x10
Kết luận của Ban kiểm nghiệm:Nguyên vật liệu đạt đủ và đúng quy cách phẩm
chất.
Đại diện kỹ thuật Thủ kho Trưởng ban
(ký,họ tên) (ký,họ tên) (ký,họ tên)

53
Bảng 6: Phiếu nhập kho nguyên vật liệu.

Đơn vị: Công ty CP Đá Vôi Hà Nam Mẫu số 03 - VT


Địa chỉ :Xã Châu Sơn-Thanh Liêm- Hà Nam (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
PHIẾU NHẬP KHO
Số: 06 Nợ TK :152
Ngày 29 tháng 12 năm 2011 Có TK : 112
Họ và tên người giao: Nguyễn Văn Thiềng
Theo hóa đơn số 0024575 ngày29 tháng 12 năm 2011 của Công ty TNHH Sơn
Hoàng
Nhập tại kho: Vật Tư Địa điểm : Kho vật liệu chính.
(ĐVT:Đồng)
Tên quy cách Số lượng
sản phẩm hàng
STT hóa Mã ĐVT Theo Thực Đơn giá Thành
số chứng nhập tiền
từ
(A) (B) (C) (D) (1) (2) (3) (4)

1 Băng tải cao su m 30 30 970.000 29.100.000


B1000x15
2 Băng tải cao su m 30 30 770.000 23.100.000
B800x10
Cộng 52.200.000
Tổng số tiền ( viết bằng chữ): Năm mươi hai triệu hai trăn nghìn đồng chẵn
Số chứng từ gốc gồm theo: 02 chứng từ
Ngày 29 tháng 12 năm 2011

Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng

(ký,họ tên) (ký,họ tên) (ký,họ tên) (ký,họ tên)

54
- Căn cứ vào hóa đơn số 0024574 ngày 09 tháng 12 năm 2011, biên bản kiểm
nghiệp vật tư và phiếu nhập kho số 04 kế toán định khoản như sau :
Nợ TK 152 : 670.458.000
Nợ TK 1331 : 67.045.800
Có TK 331 : 737.503.800
- Căn cứ vào hóa đơn số 0024575 ngày 29 tháng 12 năm 2011, biên bản kiểm
nghiệp vật tư và phiếu nhập kho số 06 kế toán ghi :
Nợ TK 152 : 52.200.000
Nợ TK 1331 : 5.220.000
Có TK 112 : 57.420.000

- Người lập phiếu nhập kho phải đánh số hiệu phiếu nhập và vào thẻ kho rồi giao
cả 2 liên cho bên nhận hàng.Thủ kho tiến hành kiểm nhận số lượng và chất
lượng ghi vào cột thu nhập rồi ký cả hai liên .Cuối tháng thủ kho phải chuyển
cho kế toán vật liệu một phiếu liên nhập phải nhập chuyển cho kế toán công nợ
để theo dõi thanh toán.Đồng thời kế toán vật liệu phải đối chiếu theo dõi kế toán
công nợ để phát hiện những trường hợp thủ kho còn thiếu phiếu nhập kho chưa
vào thẻ kho. Kế toán theo dõi công nợ phải thường xuyên theo dõi thông báo số
nợ của từng người và có biện pháp thanh toán dứt điểm tránh tình trạng nợ lần
dây dưa.
* Nhập do di chuyển nội bộ
- Căn cứ vào yêu cầu di chuyển kho của giám đốc, phòng kinh tế, kế hoạch, tiếp
thị lập phiếu gồm 2 liên. Người di chuyển mang 2 liên đến thủ kho xuất hàng,
ghi thẻ kho sau đó xuất hàng theo số thực xuất và kí nhận song song giữ lại một
bên để giao cho kế toán vật liệu, một liên đưa cho người di chuyển mang đến
kho nhập, thủ tục nhập hàng và ký nhận ở phần thực nhập rồi vào thẻ kho. Cuối
ngày thủ kho nhập giao lại cho kế toán vật liệu kiểm tra.
* Nhập kho do thuê ngoài gia công chế biến .

55
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế theo số lượng và giá cả phòng kinh tế, kế hoạch,
tiếp thị nhập phiếu nhập kho. Khi lập phiếu nhập kho phải thực hiện cùng kho,
cùng nguồn nhập, phải kiểm nghiệm trước khi nhập và lập biên bản kiểm nghiệm
mới được nhập kho. Cuối ngày kế toán vật liệu phải đối chiếu kế toán công nợ và
đưa phiếu nhập kho cho kế toán công nợ làm báo cáo kế toán.
2.2.3.2. Thủ tục xuất kho
Căn cứ vào số lượng vật tư yêu cầu tính toán theo định mức sử dụng của cán
bộ kỹ thuật, phòng kinh tế, kế hoạch, kĩ thuật vật tư lập phiếu xuất kho gồm 2
liên.Người lĩnh vật tư mang 2 liên phiếu vật tư đến kho để xin lĩnh vật tư.Thủ
kho căm cứ vào quyết định của đội trưởng để xuất vật liệu, công cụ dụng cụ. Thủ
kho giữ lại một liên để vào thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán vật tư để hạch
toán, một liên gửi cán bộ kỹ thuật phụ trách công trường để kiểm tra số lượng và
chất lượng vật liệu, công cụ dụng cụ đưa vào kho đến đến nơi sử dụng.

56
Biểu 08:

Đơn vị: Công ty CP Đá Vôi Hà Nam Mẫu số 03 - VT


Địa chỉ :Xã Châu Sơn-Thanh Liêm- Hà Nam (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC

Phiếu xuất kho


Ngày 15 tháng 12 năm 2011 Nợ TK 621
Số :04 Có TK : 152
- Họ tên người nhân hàng: Đặng Như Quý Địa chỉ : Vật tư
- Lí do xuất kho : Để sản xuất sản phẩm
- Xuất kho tại : M1
STT Tên, quy cách sản Mã ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
phẩm hàng hóa. số Yêu Thực
cầu xuất

(A) (B) (C) (D) (1) (2) (3) (4)


1 Thuốc nổ AnFo kg 16.000 16.000 23.245 371.920.000
2 Thuốc nổ AD1 32 kg 4.000 4.000 33.822 135.288.000
3 Kíp điện P cái 25.000 25.000 5.847 146.175.000
4 Dây điện mạng m 25.000 25.000 683 17.075.000
Cộng 670.458.000

Số chứng từ gốc kèm theo : 02 chứng từ


Ngày 15 tháng 12 năm 2011
Người lập Người nhận Thủ kho Kế toán trưởng Giám Đốc
phiếu hàng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

57
Biểu 9:
Công ty CP Đá Vôi Hà Nam CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Công Trường : Thung Mơ Độc Lập- Tự Do - Hạnh Phúc

PHIẾU XIN CẤP VẬT TƯ

Người xin cấp : Nguyễn Tâm Hùng


Bộ phận công tác : Tổ trưởng Công trường Thung Mơ
Lý do xuất kho : Xuất kho phục vụ sản xuất khai thác đá

TT Tên sản phẩm, vật tư ĐVT Số lượng Ghi chú


1 Thuốc nổ AnFo bao 25 kg kg 10.000
2 Kíp điện QP cái 15.000

Rất mong được giải quyết .


Ngày 13 tháng 12 năm 2011

Người xin cấp Cán bộ KT Chỉ huy trưởng


( Ký tên) ( ký tên ) ( Ký tên )

58
Biểu 10 :

Đơn vị: Công ty CP Đá Vôi Hà Nam Mẫu số 03 - VT


Địa chỉ :Xã Châu Sơn-Thanh Liêm- Hà Nam (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC

Phiếu xuất kho


Ngày 30 tháng 12 năm 2011 Nợ TK 621
Số :09 Có TK : 152
- Họ tên người nhân hàng: Đặng Xuân Huy Địa chỉ : Kế toán
- Lí do xuất kho : Để sản xuất sản phẩm
- Xuất kho tại : MY
STT Tên, quy cách sản Mã ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
phẩm hàng hóa. số Yêu Thực
cầu xuất

(A) (B) (C) (D) (1) (2) (3) (4)


1 Băng tải cao su m 30 30 970.000 29.100.000
B1000x15
2 Băng tải cao su B800x10 m 30 30 770.000 23.100.000
Cộng 52.200.000

Số chứng từ gốc kèm theo : 02 chứng từ


Ngày 30 tháng 12 năm 2011
Người lập Người nhận Thủ kho Kế toán trưởng Giám Đốc
phiếu hàng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
- Căn cứ vào phiếu xuất kho số 04 và số 09 kế toán ghi :

59
Nợ TK 621 : 670.458.000
Có TK 152 : 670.458.000
Nợ TK 621 : 52.200.000
Có TK 152 : 52.200.000

2.2.4.Kế toán chi tiết nguyên vật liệu.


Kế toán chi tiết nguyên vật liệu được thực hiện song song giữa kho và phòng
kế toán. Để phản ánh chính xác kịp thời đầy đủ sự biến động của chúng. Tại
công ty CP Đá Vôi Hà Nam chứng từ kế toán được sủ dụng trong phần hạch toán
kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song :

Sơ đồ : Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp ghi thẻ song song

60
Thẻ kho

Phiếu nhập
Phiếu xuất

Sổ (thẻ) kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp nhâp- xuất- tồn

Sổ tổng hợp

Giải thích : Ghi hàng ngày


Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra

Kế toán chi tiết ở công ty sử dụng phương pháp thẻ song song. Nôi dung, tiến
hành hạch toán chi tiết vật liệu công cụ dụng cụ được tiến hành như sau :
- Ở kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép phản ánh hàng ngày tình hình
nhập xuất, tồn kho của từng thứ vật liệu. Theo chỉ tiêu khối lượng mỗi thứ vật
liệu được theo dõi trên một thẻ kho để tiện cho việc sử dụng thẻ kho trong việc
ghi chép , kiểm tra đối chiếu số liệu.

- Phòng kế toán: Lập thẻ và ghi các chỉ tiêu : Tên, nhẵn hiệu, quy cách, đơn vị
tính, mã số vật tư....sau đó giao cho thủ kho để ghi chép hàng ngày. Khi nhận

61
được các chứng từ nhập xuất thủ kho kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chứng
từ đó đối chiếu với số liệu thực nhập, thực xuất
rồi tiến hành kí và xác nhận của thẻ kho. Mỗi thẻ kho được mở một tờ sổ hoặc
một số tờ sổ theo khối lượng ghi chép các nghiệp vụ trên thẻ kho.
Cuối tháng thủ kho căn cứ vào chứng từ số 00 và chứng từ số 00 ngày 0
Thủ kho tiến hành lập thẻ kho phản ánh tình hình nhập, xuất tồn. Sau đây là thẻ
kho vật liệu :

62
Biểu 11:

Đơn vị: Công ty CP Đá Vôi Mẫu số : S12- DN


Hà Nam (Ban hành theo QĐ số: 15/QĐ -BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
ThẺ kho
Tờ số : 01
Ngày lập thẻ : 01/12/2011
- Tên, nhãn hiệu : Thuốc nổ AnFo bao 25kg
- Đơn vị tính : kg
- Mã số :
NT Số hiệu CT Ngày Số lượng Kí
Diễn giải nhập,x Nhập Xuất Tồn xác
Nhập Xuất uất nhận
của
kế
toán
(A) (B) (C) (D) (E) (1) (2) (3) (F)
Tồn Đầu kỳ 0
09/12 04 Nhập vật tư 09/12 16.000 16.000
10/12 05 Nhập vật tư 10/12 12.000 28.000
15/12 04 Xuất vật tư 15/12 16.000 12.000

Tổng cộng 28.000 16.000 12.000


Sổ này có .....trang ,đánh số từ trang 01 đến trang ......
Ngày mở sổ : 01/12/2011 Hà nam, ngày 31 tháng 12 năm 2011
Người lập thẻ Kế toán trưởng Giám đốc
(ký ,họ tên) (ký ,họ tên) ( ký,họ tên )

63
Biểu 12:

Đơn vị: Công ty CP Đá Vôi Mẫu số : S12- DN


Hà Nam (Ban hành theo QĐ số: 15/QĐ -BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
ThẺ kho
Tờ số : 02
Ngày lập thẻ : 01/12/2011
- Tên, nhãn hiệu : Kíp điện QP
- Đơn vị tính : Cái
- Mã số :
NT Số hiệu CT Ngày Số lượng Kí
Diễn giải nhập,x Nhập Xuất Tồn xác
Nhập Xuất uất nhận
của
kế
toán
(A) (B) (C) (D) (E) (1) (2) (3) (F)
Tồn Đầu kỳ 20.000
09/12 04 Nhập vật tư 09/12 25.000 45.000
13/12 02 Xuất vật tư 10/12 15.000 30.000
15/12 04 Xuất vật tư 15/12 25.000 5.000

Tổng cộng 25.000 40.000 5.000


Sổ này có .....trang ,đánh số từ trang 01 đến trang ......
Ngày mở sổ : 01/12/2011 Hà nam, ngày 31 tháng 12 năm 2011
Người lập thẻ Kế toán trưởng Giám đốc
(ký ,họ tên) (ký ,họ tên) ( ký,họ tên )

64
Biểu số : 13
Đơn vị : Công ty CP Đá Vôi Hà Nam Mẫu số S08- DN
Địa chỉ : Xã Châu Sơn- Thanh Liêm - Hà Nam ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ -BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC )

SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU


Tài khoản : 152 . Tên vật liệu : Thuốc Nổ AnFo bao 25kg ĐVT : Đ/kg
Chứng từ Diễn giải TK Đối Đơn giá Nhập Xuất Tồn
ứng SL TT SL TT SL TT
SH NT Số dư đầu tháng 0
04 09/12 Nhập vật tư 331 23.245 16.000 371.920.000 16.000 371.920.000

05 10/12 Nhập vật tư 331 23.245 12.000 278.940.000 28.000 650.860.000


04 15/12 Xuất vật tư 621 23.245 16.000 371.920.000 12.000 278.940.000
Tổng cộng 28.000 650.860.000 16.000 371.920.000 12.000 278.940.000

Sổ này có....... trang đánh số .......


Ngày mở sổ :............ Ngày 31 tháng 12 năm 2011
Người ghi sổ Giám đốc
( Ký, họ tên ) ( Ký ,họ tên )
Biểu số : 14

65
Đơn vị : Công ty CP Đá Vôi Hà Nam Mẫu số S08- DN
Địa chỉ : Xã Châu Sơn- Thanh Liêm - Hà Nam ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ -BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC )

SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU


Tài khoản : 152 . Tên vật liệu : Kíp điện QP ĐVT : Đ/kg
Chứng từ Diễn giải TK Đối Đơn giá Nhập Xuất Tồn
ứng SL TT SL TT SL TT
SH NT Số dư đầu tháng 5.847 20.000 116.940.000
04 09/12 Nhập vật tư 331 5.847 25.000 146.175.000 45.000 263.115.000

02 13/12 Xuất vật tư 621 5.847 15.000 87.705.000 30.000 175.410.000


04 15/12 Xuất vật tư 621 5.847 25.000 146.175.000 10.000 29.235.000

Tổng cộng 25.000 146.175.000 40.000 233.880.000 10.000 29.235.000

Sổ này có....... trang đánh số .......


Ngày mở sổ :............ Ngày 31 tháng 12 năm 2011

Người ghi sổ Giám đốc


( Ký, họ tên ) ( Ký ,họ tên )

66
Biểu 15 :
BẢNG TỔNG HỢP NHẬP - XUẤT- TỒN
Tháng 12/2011

ĐVT : Đồng
STT Tên vật tư ĐVT Tồn đầu tháng Nhập trong tháng Xuất trong tháng Tồn cuối tháng
SL TT SL TT SL TT SL TT
1 Thuốc nổ AnFo kg 28.000 28.000 12.000 12.000 16.000 16.000
bao 25 kg
2 Kíp điện QP cái 20.000 20.000 25.000 25.000 40.000 40.000 5.000 5.000
3 Dây cáp mạng m 25.000 25.000 25.000 25.000 0 0
.......
Cộng 20.000 20.000 78.000 78.000 77.000 77.000 21.000 21.000

Người lập bảng Kế toán trưởng


( Ký, họ tên) ( ký, họ tên )

67
2.3 Thực trạng công tác kế toán tổng hợp nguyên vật liệu của công ty CP
Đá vôi Hà Nam.
Công ty CP Đá Vôi Hà Nam là đơn vị kinh doanh nộp thuế theo phương
pháp khấu trừ, nguyên vật liệu nhập kho của công ty chủ yếu là do mua ngoài.
Trong quá trình SXKD công ty thường xuyên sử dụng những chủng loại vật
liệu nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý và kế toán tình hình nhập, xuất ,
tồn của từng loại NVL trong quá trình sản xuất. Công ty đã sử dụng tài khoản
152 để phản ánh giá trị hiện có, tình hình biến động tăng giảm các loại NVL
trong kho.
TK 152 có 3 tài khoản cấp 2 :
- TK 1521 : NVL chính gồm :
- TK 1522: NVL phụ gồm :
- TK 1523 : Phụ tùng thay thế ,nhiên liệu.....
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản khác có liên quan như: 111, 112,
331, 623, 627..
2.3.1. Kế toán tăng nguyên vật liệu
Trong nền kinh tế thị trường việc mua vật liệu được diễn ra thường xuyên
nhanh gọn trên cơ sở " thuận mua vừa bán ". Thông thường đối với một số
đơn vị bán nguyên vật liệu cho công ty liên tục nhiều lần nên mỗi khi công ty
có nhu cầu mua nguyên vật liệu căn cứ vào giấy đề nghị mua vật liệu của
giám đốc ki duyệt thì đơn vị bán sẽ cung cấp nguyên vật liệu theo yêu cầu của
công ty. Hình thức thánh toán có thể bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền
vay ngắn hạn.
a) Đối với vật liệu mua ngoài nhập kho công ty từ nguồn ngoài.
Mỗi công ty đều có nhu cầu mua vật tư, đơn vị bán sẽ gửi phiếu báo giá
đến trước. Căn cứ vào phiếu báo giá này công ty chuẩn bị tiền để có thể trả
trước - tùy thuộc vào khả năng của công ty. Nếu trả sau hoặc đồng thời thì
căn cứ vào hóa đơn do đơn vị bán cung lúc hàng về nhập kho công ty. Như
vậy là không có trường hợp hàng về mà không có hoá đơn. Kế toán ghi sổ

68
một trường hợp duy nhất là hàng và hóa đơn cùng về. Do đó công tác ghi sổ
kế toán đơn giản hơn.
Để theo dõi quan hệ thanh toán với những người bán, công ty sử dụng sổ
chi tiết thanh toán với người bán - TK 331 " Phải trả cho người bán ". Đây là
sổ dùng để theo dõi chi tiết các nghiệp vụ nhập nguyên vật liệu và quá trình
thanh toán với từng người bán của công ty.
Căn cứ vào các chứng từ gốc nhập vật liệu ở phần kế toán chi tiết và các
chứng từ gốc trong tháng 12 năm 2011, kế toán tiến hành định khoản một số
nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh trong quá trình nhập kho nguyên vật liệu
và quá trình thanh toán với người bán.
NV 1 :Công ty nhập kho nguyên vật liệu nhưng chưa thanh toán với người
bán. Ngày 9/12/2011 công ty nhập kho nguyên vật liệu chính :
- Thuốc nổ AnFO bao 25 kg : 16.000 kg Đơn giá : 23.245đ/kg
- Thuốc nổ AD1 0 32 : 4.000kg Đơn giá : 33.822đ/kg
- Kíp điện QP : 25.000 cái Đơn giá : 5.847đ/ cái
- Dây điện mạng : 25.000m Đơn giá : 683đ/m
Của Công ty TNHH Thành Linh theo phiếu nhập kho số 04 ngày 9/12/2011
tổng trị giá : 737.503.800đ

ĐK : Nợ TK 152 : 67h0.458.000
Nợ TK 1331 : 67.045.800
Có TK 311 : 737.503.800
NV 2 : Ngày 29/12/2011 công ty mua 30m băng tải cao su B1000x15, đơn
giá 970.000đ/m, 30 m Băng tải cao su B800x10, đơn giá 770.000đ/m của
công ty TNHH Sơn Hoàng theo hóa đơn GTGT số 0001136 với tổng giá
thanh toán là 57.420.000đ (thuế GTGT 10%). Công ty thanh toán bằng
chuyển khoản. Nguyên vật liệu về nhập kho theo PNK số 06 ngày 29/12/2011
ĐK : Nợ TK 152 : 52.200.000
Nợ TK 1331 : 5.220.000
Có TK 112 : 57.420.000

69
Biểu số 16:
SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN
Tháng 12/2011
Tài khoản : 331 " Phải trả cho người bán "
Đối tượng : Công ty TNHH Thành Linh - 78 Nguyễn Văn Cừ - Phủ Lí - Hà Nam
Ngày Chứng từ Diễn giải TK đối Sổ PS Số dư
tháng số Ngày ứng Nợ Có Nợ Có
ghi sổ hiệu tháng
A B C D E 1 2 3 4
Số dư đầu kỳ
Số phát sinh trong kỳ
09/12 04 09/12 Nhập Thuốc nổ AnFo bao 25 737.503.800 737.503.800

Cộng số phát sinh X 737.503.800 X X

Số dư cuối kỳ X X X 737.503.800

Ngày 31 tháng 12 năm 2011


Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(ký, ghi rõ họ tên) ( ký, ghi rõ họ tên) ( ký, ghi rõ họ tên)

70
2.3.2.Kế toán tổng hợp giảm nguyên vật liệu.
Vật liệu trong công ty mua về chủ yếu dùng cho sản xuất sản phẩm nhưng
bên cạnh đó cũng có một số nguyên vật liệu dùng cho QLDN, CP SXC . Trị
giá thực tế của NVL xuất kho được tính theo giá bình quân gia quyền, phản
ánh kịp thời cho đối tượng
sử dụng đúng theo giá vật liệu xuất dùng.
NV 3 : Phiếu xuất kho số 04 ngày 15/12 xuất kho
- Thuốc nổ AnFO bao 25 kg : 16.000 kg Đơn giá : 23.245đ/kg
- Thuốc nổ AD1 0 32 : 4.000kg Đơn giá : 33.822đ/kg
- Kíp điện QP : 25.000 cái Đơn giá : 5.847đ/ cái
- Dây điện mạng : 25.000m Đơn giá : 683đ/m
Tri giá thuốc nổ AN Fo là : 16.000 x 23.245 = 371.920.000đ
Thuốc nổ AD1 0 32 là : 4.000 x 33.822 = 135.288.000đ
Kíp điện QP là : 25.000 x 5.847 = 146.175.000đ
Dây điện mạng là : 25.000 x 683 = 17.075.000đ

ĐK : Nợ TK 621 : 371.920.000
Nợ TK 621 : 135.288.000
Nợ TK 621 : 146.175.000
Nợ TK 621 : 17.075.000
Có TK 152 : 670.458.000
NV 4 : Phiếu xuất kho số 09 ngày 30 tháng 12 năm 2011 xuất kho băng tải
cao xu B1000x15 và băng tải cao xu B800x10 cho công trường Thung Mơ
Trị giá xuất kho B1000x15 : 30 x 970.000 = 29.100.000đ
B800x10 : 30x 770.000 = 23.100.000đ

71
ĐK : Nợ TK 621 : 29.100.000
Nợ TK 621 : 23.100.000
Có TK 152 : 52.200.000
* Căn cứ để ghi vào các sổ trên
- Đối với sổ Nhật Kí chung thì căn cứ để ghi sổ là các phiếu nhập, phiếu xuất,
hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT khi mua hàng để biến được số lượng hàng
hóa và tổng số tiền phải thanh toán cho người bán.
- Đối với sổ cái TK 152 thì phải căn cứ, để ghi sổ này là sổ Nhật ký chung ,
ngoài ra còn căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ để biết được chính
xác hơn các số liệu.
* Trình tự để ghi vào các sổ
Trong 2 loại sổ trên thì sổ Nhật kí chung sẽ được vào sổ trước và sau đó căn
cứ vào sổ Nhật ký chung kế toán tiến hành vào Sổ cái các TK 152 theo hình
thức Nhật ký chung.
* Phương pháp để ghi vào sổ
- Đối với sổ Nhật ký chung : Ta tiến hành ghi vào sổ tất cả các nghiệp vụ phát
sinh trong kỳ lần lượt theo trình tự thời gian, nghiệp vụ nào phát sinh trước thì
ghi vào sổ trước , nghiệp vụ nào phát sinh sau thì vào sổ sau. Khi vào sổ ta
phải ghi đầy đủ số, ngày chứng từ, nội dung chứng từ, số hiệu tài khoản và số
tiền phát sinh.

72
Biểu số 17 :
sỔ NHẬT KÝ MUA HÀNG
Tháng 12/2011 ĐVT : Đồng

NT ghi Chứng từ Diễn giải Ghi nợ TK TK 331


sổ SH Nt Hàng NVL TK khác
hóa SH ST (Ghi có)
A B C D 1 2 3 4 5
số trang trước chuyển sang
09/12 Mua vật tư chưa trả tiền 670.458.000 1331 67.045.800 737.503.800
................. ......... ...........
Cộng chuyển trang sau 2.786.435.000 278.643.500 3.065.078.500

Ngày 31 tháng 12 năm 2011

Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc

(ký, ghi rõ họ tên) ( ký, ghi rõ họ tên) ( ký, ghi rõ họ tên)

Biểu số 18 :
73
SỔ NHẬT KÝ CHI TIỀN
Tháng 12 năm 2011 ĐVT : Đồng

Ngày Chứng từ Diễn giải Ghi có TK Ghi Nợ các TK


ghi sổ 112 152 1331 ........ TK khác
SH NT Số tiền SH
15/12 04 15/12 Chi mua vật liệu 57.420.000 52.200.000 5.220.000
.............. ............... ................
Cộng chuyển 159.879.500 145.345.000 14.534.500
trang sau

Ngày 31 tháng 12 năm 2011

Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc

(ký, ghi rõ họ tên) ( ký, ghi rõ họ tên) ( ký, ghi rõ họ tên)

74
Biểu số : 19

Đơn vị: Công ty CP Đá Vôi Hà Nam Mẫu số : S12- DN


Địa chỉ : Xã Châu Sơn-Thanh Liêm- Hà (Ban hành theo QĐ số: 15/QĐ -BTC
Nam Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 12/2011
ĐVT : Đồng
NT Chứng từ Diễn giải Đã SHTK Số phát sinh
ghi sổ SH NT ghi Nợ Có
sổ
cái
09/12 04 09/12 Nhập vật X 152 371.920.000
tư 1331 31.192.000
331 409.112.000
09/12 04 09/12 Nhập vật X 152 146.175.000
tư 1331 14.617.500
331 160.792.500
10/12 05 Nhập vật X 152 278.940.000
tư 1331 27.894.000
331 306.834.000
13/12 02 Xuất vật X 621 87.705.000
tư 152 87.705.000
15/12 04 Xuất vật X 621 146.175.000
tư 152 146.175.000
15/12 04 Xuất vật X 621 371.920.000 371.920.000
tư 152

75
Cộng X X 1.322.698.500 1.322.698.500
chuyển
trang sau

Sổ này có ..... trang, đáng số từ trang ..... tới trang......


Ngày mở sổ :....... Ngày 31 tháng 12 năm 2011

Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc


(ký ,họ tên) (ký ,họ tên) ( ký,họ tên )

76
Biểu số 20
Đơn vị : Công ty CP Đá Vôi Hà Nam Mẫu số S08- DN
Địa chỉ : Xã Châu Sơn- Thanh Liêm - Hà Nam ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ -BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC )
SỔ CÁI
Tháng 12 năm 2011
Tên tài khoản: Nguyên vật liệu

NT ghi Chứng từ Diễn giải NKC TK ĐƯ Số phát sinh


sổ SH NT Trang sổ STT dòng Nợ Có
Số dư đầu kì
Số phát sinh trong kỳ :
15/12 04 15/12 Xuất kho thuốc nổ 01 621 87.705.000
30/12 09 30/12 Xuất kho băng tải cao su 02 621 146.175.000
Xuất kho kíp điện QP 621 371.920.000
Chuyển từ sổ NK mua hàng 331 409.112.000
Chuyển từ sổ NK mua hàng 331 160.792.000
Chuyển từ sổ NK chi tiền 112 306.834.000
Cộng số phát sinh : 876.738.000 605.800.000
Số dư cuối kỳ :

77
CHƯƠNG 3.
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN
THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CP ĐÁ
VÔI HÀ NAM
3.1.Nhận xét chung về công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty.
Cùng với sự lớn mạnh của công ty. Trong năm 2011 Công ty CP Đá Vôi Hà
Nam đã không ngừng phấn đấu và phát triển, đã từng bước phát triển về quy mô
và trình độ quản lí. Từ điểm xuất phát ban đầu với nhiều khó khăn, nhưng qua
quá trình nỗ lực không ngừng của toàn thể công nhân viên trong công ty đã kịp
với sự thay đổi của đất nước nói chung và nền kinh tế thị trường nói riêng.
Với hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung như hiện nay đã đảm bảo
thống nhất tập trung đối với công tác kế toán trong công ty, đảm bảo cho kế toán
phát huy được vai trò và chức năng của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phân công lao động, chuyên môn hóa của cán bộ kế toán.
Công ty có đội ngũ kế toán giàu kinh nghiệp và trình độ kế toán của từng người
vững vàng đáp ứng nhu cầu quản lí và hạch toán kế toán theo đúng chế độ chính
sách Nhà nước. Việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán cũng như sự thay đổi
chính sách chứng từ theo chế độ kế toán được hiện hành kịp thời và thích ứng rất
nhanh.
3.1.1.Những kết quả đạt được của công ty
Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty, vận dụng lý luận vào thực tiễn em
thấy được những ưu điểm về công tác quản lí và sử dụng nguyên vật liệu tại
Công ty như sau:
- Về tổ chức quản lý : Công ty đã xây dựng mô hình quản lí và hạch toán một
cách khoa học và hợp lí, phân công rõ chức năng, nhiệm vụ giữa các phòng ban,
nên thông tin được cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác.

78
- Về bộ máy kế toán : Công ty đã áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung.
Bộ máy kế toán được tổ chức một cách khoa học trên cơ sở phân công rõ ràng
trách nhiệm của từng nhân viên, từng bộ phận kế toán có liên quan. Sự thống
nhất trong tổ chức bộ máy toán giúp cho kế toán trưởng nắm bắt được công việc
của các kế toán viên và các kế toán đơn vị trực thuộc một cách kịp thời. Với đội
ngũ nhân viên kế toán, hệ thống kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ và
tương đối hoàn chỉnh, công tác kế toán gần như được chuyên môn hóa cao. Các
phần hành kế toán được phân công rõ ràng cho từng kế toán viên, có sự kết hợp
chặt chẽ và đồng bộ giữa các phần hành kế toán với nhau đảm bảo tính thống
nhất về phạm vi, phương pháp ghi chép, dễ kiểm tra, đối chiếu, kịp thời phát
hiện sai sót và sửa chữa. Đó là một lợi thế của công ty nhằm nâng cao hiệu quả
công tác kế toán và công tác quản lý kinh tế của công ty.
- Đội ngũ kế toán viên trong Công ty có nhiều năm kinh nghiệm, trình độ chuyên
môn cao và có tinh thần trách nhiệm đối với công việc nên công tác kế toán tại
Công ty được diễn ra thuận lợi. Đây là một lợi thế của công ty nhằm nâng cao
hiệu quả công tác kế toán và công tác quản lý kinh tế của Công ty.
- Công ty đã xây dựng được chế độ quản lí NVL hợp lý, đảm bảo các yêu cầu kĩ
thuật đặt ra, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban ở tất cả các khâu chu
chuyển của NVL từ thu mua cho đến khi chuyển hóa vào thành phẩm. Điều này
không những đảm bảo cung cấp NVL kịp thời và chất lượng cho sản xuất sản
phẩm mà còn tránh được hao hụt mất mát, tiết kiệm và bảo toàn vốn cho Công
ty.
- Công ty tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi thẻ
song song. Đây là phương pháp có khả năng kiểm tra, đối chiếu cao giữa bộ
phận kho và bộ phận kế toán. Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong hạch toán chi
tiết NVL phản ánh đầy đủ, kịp thời các thông tin về tình hình nhập, xuất, tồn kho
của từng loại NVL, tiện ích trong việc theo dõi, phân tích hiệu quả sử dụng NVL
tại Công ty. Phù hợp với đặc điểm nguyên vật liệu,đặc điểm ngành sản xuất.

79
- Hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán và sổ sách kế toán các phần hành nói
chung và phần hành kế toán nguyên vật liệu nói riêng được tổ chức khoa học,
hợp lý, theo đúng mẫu quy định tại Quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng
Bộ tài chính ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 mà công ty hiện đang áp
dụng.
- Phòng kỹ thuật của Công ty đã xây dựng được hệ thống định mức kỹ thuật cho
sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi trong việc chủ động thu mua và cung ứng nhu
cầu về nguyên vật liệu trong sản xuất, thi công.
- Phương pháp kế toán sử dụng ở công ty là phương pháp kê khai thường xuyên,
phương pháp này tương đối phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh ở công
ty, cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà quản lí doanh nghiệp.
- Về khâu sử dụng vật liệu :Nguyên vật liệu được dùng đúng mục đích và quản lí
dựa trên định mức vật liệu đã dự tính trước khi xuất vật liệu. Khi có nhu cầu về
vật liệu thì các bộ phận phải có giấy đề xuất gửi lên phòng kinh doanh và phải
được ban lãnh đạo xem xét, ký duyệt. Điều này giúp cho việc quản lý nguyên vật
liệu xuất vào sản xuất một cách chặt chẽ và là cơ sở chủ yếu cho việc phấn đấu
giảm bớt chi phí.
3.1.2.Những hạn chế còn tồn tại trong công tác nguyên vật liệu taị
công ty
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, vấn đề đặt ra đối với các
doanh nghiệp noi chung là phải lấy thu bù chi, đảm bảo tự chủ và kinh doanh có
lãi. Với thực tế đó thì biện pháp cơ bản được các doanh nghiệp quan tâm đặt lên
hàng đầu đó là biện pháp cơ bản được các doanh nghiệp quan tâm đặt lên hàng
đầu đó là biện pháp không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lí, sản xuất đi đôi với
việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Yếu tố chi phí nguyên
vật liệu là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm.

80
Vì vậy, việc tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu được công ty đặc biệt
quan tâm sâu sắc.Tuy nhiên bên cạnh kết quả đã đạt được ở trên, thì trong công
tác quản lý và sử dụng NVL của công ty cũng không tránh khỏi những hạn chế
còn tồn tại cần khắc phục :
- Thứ nhất : Để tiến hành hạch toán kế toán chi tiết NVL công ty đã áp dụng
phương pháp ghi thẻ song song.Tuy phương pháp này có một số ưu điểm nhất
định nhưng phương pháp này vẫn tồn tại những hạn chế như số liệu vẫn còn
trùng lặp nhiều từ phòng kê toán xuống đến kho, khối lượng ghi chép nhiều việc
đối chiếu tập trung vào cuối tháng dễ xảy ra nhầm lẫn.
- Thứ hai : Do đặc thù sản xuất của công ty là công ty sản xuất nên khi xuất vật
tư nên việc ghi chép số lượng xuất là rất kho khăn, thông thường phải cuối tháng
mới xác định được số tồn và tính ra số xuất trong kỳ.
- Thứ ba : Xây dựng định mức NVL : Trên thực tế công ty vẫn chưa xây dựng
định mức dự trữ NVL. Mặc dù trên thị trường hiện nay việc cung cấp NVL rất
thuận tiện và đa dạng. Nhưng nó biến động từng ngày, từng giờ, mà đối với sự
biến động về giá của nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ và
hạch toán sản xuất của công ty
- Thứ tư : Việc ghi lí do xuất NVL trên phiếu xuất còn ghi chung chung, không
ghi rõ mục đích sử dụng cụ thể. Vì vậy rất khó khăn cho kế toán định khoản chi
tiết các tài khoản.
- Thứ năm : Hệ thống kho bãi : Do số lượng NVL xuất kho là rất lớn.Song hệ
thống kho bãi sử dụng cho việc thu mua, dự trữ nguyên vật liệu phục vụ cho sản
xuất còn rất hạn chế về số lượng cũng như cách sắp xếp kho bãi vẫn còn chưa
hợp lí, hoặc quá nhiều loại vật liệu trong cùng một kho.
- Thứ sáu : Sử dụng máy tính trong công tác kế toán : Hiện nay công ty CP Đá
Vôi Hà Nam đã áp dụng máy vi tính vào trong công tác kế toán tuy nhiên việc áp
dụng này mới chỉ dừng ở chỗ ứng dụng Excel vào tính toán. Do vậy công việc
ghi chép ở công ty rất mất thời gian, hơn nữa lại chưa khai thác triệt để hết các

81
tính năng ưu việt. Do vậy công ty cần nghiên cứu đưa ra các phần mền kế toán
phù hợp trong công tác kế toán đảm bảo các thông tin kế toán được cung cấp
nhanh chóng, kịp thời và có hiệu quả.
3.2.Một số đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật
liệu tại công ty cổ phần đá vôi hà nam.
Qua việc tìm hiểu công tác tổ chức quản lý, công tác kế toán nói chung và đi
sâu tìn hiểu kế toán nguyên vật liệu nói riêng. Trên cơ sỏ lý luận được học kết
hợp với thực tế, em xin đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện
và sửa đổi góp phần hoàn thiện và sử đổi công tác kế toán nguyên vật liệu tại
công ty CP Đá Vôi Hà Nam như sau :
- Thứ nhất : Về tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu
Dù phương pháp ghi thẻ song song có những ưu điểm nhất định nhưng nhìn
chung do việc sản xuất của công ty cần sử dụng nhiều chủng loại nguyên vật liệu
với những quy cách khác nhau nên để đơn giản hơn trong công tác hạch toán thì
công ty nên sử dụng phương pháp sổ số dư.
-Thứ hai : về công tác dự phòng nguyên vật liệu.
Công ty nên lập dự phong giảm giá hàng tồn kho và có kế hoạch thu mua hợp lý
vừa tránh được sự biến động về giá NVL như hiện nay, vừa không sảy ra tình
trạnh ứ đọng về vốn của công ty.
- Thứ ba : Xây dựng định mức nguyên vật liệu .
Dự trữ nguyên vật liệu là một khâu quan trọng trong sản xuất. Để quá trình sản
xuất được diễn ra liên tục thì công ty phải có mức dự phòng vật liệu. Ngược lại
nến mức dự phòng quá lớn sẽ gây ứ đọng vốn, tăng chi phí lưu kho và bảo quản.
Ngược lại nếu mức dự phòng NVL quá thấp thì khi nguyên vật liệu trên thị
trường khan hiến hoặc có sự biến động về giá quá lớn thì sẽ ảnh hưởng đến chi
phí sản xuât trong kì. Vì vậy, theo em công ty nên nghiên cứu và lập dự toán
trước sự biến động về cung và cầu, giá cả trên thị trường để đưa ra biện pháp dự
trữ nguyên vật liệu thích hợp.

82
- Thứ tư : Hạch toán phế liệu thu hồi.
Công ty nên mở thêm tài khoản chi tiết của 152 để quản lí chặt chẽ giá trị phế
liệu thu hồi vì đó cũng là một nguồn thu trong công ty.
VD : công ty có thể mở thêm TK 1527 : " Phế liệu thu hồi " để khi các nghiệp
vụ nhập kho phế liệu thu hồi từ thanh lý, hoặc sản xuất thì kế toán thông qua TK
này sẽ phản ánh chính xác giá trị thực tế của NVL trong kho tại thời điểm đó .
- Thứ năm : Bồi dưỡng nghiệp vụ.
Công ty nên chủ động bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên hơn nữa đối với đội
ngũ nhân viên kế toán trong công ty có thể hoàn thiện công tác kế toán tại công
ty một cách tốt nhất .
- Thứ sáu : Ứng dụng phần mềm kế toán
Trong công tác kế toán của công ty khối lượng công việc rất lớn vì vậy theo
em cần được áp dụng phần mềm kế toán. Việc áp dụng này sẽ giảm thiểu được
những sai sot tính toán, tiết kiệm thời gian ghi chép và tính năng của máy tính sẽ
được phát huy hiệu quả, việc cung cấp thông tin kế toán, tài chính cho các nhà
quản trị sẽ được nhanh chóng hơn, giúp cho các nhà quản trị đưa ra quyết định
phù hợp. Để chuẩn bị cho việc áp dụng phần hành kế toán chung cho phòng kế
toán, công ty nên có kế hoạch bồi dưỡng kĩ năng tin học cho các cán bộ kế toán,
điều này sẽ giúp cho việc làm kế toán trên máy được dễ dàng hơn.

83
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài cùng với những kiến thức lý thuyết đã học được tại
trường và thực tế em đã hiểu rõ hơn về vai trò và tầm quan trọng của nguyên vật
liệu trong công ty sản xuất và khái quát được sơ đồ về thực trạng kế toán NVL
tại Công ty. Từ đó thấy được ưu nhược điểm của công tác kế toán NVL cũng
như công tác quản lý sử dụng NVL tại công ty CP Đá Vôi Hà Nam, tìm ra
nguyên nhân, và đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL
phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện nay của công ty, đảm bảo đúng theo chế
độ kế toán hiện hành của Nhà nước .
Những đề xuất em đưa ra trong báo cáo thực tập này là những suy nghĩ của
bản thân, vói mong muốn góp phần vào việc hoàn thiện hạch toán nguyên vật
liệu tại Công ty Cổ Phần Đá Vôi Hà Nam. Do sự hạn chế về thời gian cũng như
khả năng và kinh nghiệp thực tế của bản thân, nên báo cáo của em còn nhiều
thiếu sót và đề suất chưa hợp lí. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các
thầy cô giáo trong khoa Kinh tế, cô giáo hướng dẫn Đào Thị Hằng và các cô chú,
anh chị trong phòng Tài chính- kế toán của Công ty để báo cáo của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ Phần Đá Vôi Hà Nam,
các cô chú trong phòng Tài chính - Kế toán của công ty đã tạo điều kiện thuận
lợi và giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty. Và đặc biệt em xin chân
thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ đạo tận tình của Cô giáo hướng dẫn Đào Thị
Hằng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em để em có thể hoàn thành bài báo cáo của
mình.
Em xin chân thành cảm ơn !

84

You might also like