You are on page 1of 8

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN MARKETING RESEARCH

1. Nghiên cứu marketing và nghiên cứu thị trường (market research) khác nhau hay
giống nhau? Tại sao?
2. Thế nào là một thiết kế nghiên cứu? Hãy phân tích những công việc cần làm trong quá
trình thiết kế nghiên cứu.
3. Thiết kế thực nghiệm là gì? Hãy dựa vào các thực nghiệm cơ bản để đưa ra một số mô
hình thực nghiệm khác.
4. Khi muốn xâm nhập vào thị trường mới cho sản phẩm hiện có thì công ty nên thực
hiện nghiên cứu dạng nào? Hãy giải thích lý do cho câu trả lời của bạn.
5. Phát Đạt là công ty kinh doanh dầu gội đầu tại thị trường Tp. HCM. Phát Đạt được
thành lập từ năm 1994. Doanh thu tại thị trường Tp. HCM này tăng 20% mỗi năm.
Đến tháng 11 năm 1996, BGĐ công ty quyết định tìm cách mở rộng thị trường ra các
nơi khác tại Việt Nam.
Để biết thị trường nào có tiềm năng cho các sản phẩm của mình, Phát Đạt đề nghị
công ty nghiên cứu thị trường MT&T thực hiện một số dự án nghiên cứu thị trường.
a.Giả sử bạn là giám đốc nghiên cứu thị trường MT&T, hãy đề nghị các nghiên cứu
mà Phát Đạt nên thực hiện để ra quyết định về lựa chọn thị trường và giải thích lý
do thực hiện các nghiên cứu đó.
b. Hãy mô tả vắn tắt cách thực hiện các dự án nghiên cứu đó.
Sau khi nghiên cứu kết quả của các nghiên cứu mà MT&T đã thực hiện, Phát Đạt
thấy Hà Nội là thị trường mà nhãn hiệu X của mình có thể xâm nhập được. Tuy
nhiên, người tiêu dùng ở Hà Nội cho rằng nhãn hiệu X cần phải thay đổi (theo kết
quả của nghiên cứu trên) nhưng lý do của sự thay đổi chưa thật sự rõ ràng. Phát
Đạt quyết định nhờ MT&T thực hiện tiếp một thực nghiệm để thử X. Giám đốc
nghiên cứu của MT&T đề nghị hai thiết kế nghiên cứu như sau:
A. Chọn ngẫu nhiên 200 người tiêu dùng dầu gội đầu trong thị trường
nghiên cứu tại Hà Nội, đo lường thái độ của họ đối với dầu gội đầu,
trong đó có X. Sau đó, cho họ dùng thử X trong thời gian một tháng.
Sau một. tháng dùng thử, chúng ta hỏi ý kiến của họ về X.
B. Chọn 200 người tiêu dùng dầu gội đầu trong thị trường nghiên cứu tại
Hà Nội theo phương pháp quota, đo lường thái độ của họ đối với dầu
gội đầu, trong đó có X. Sau đó, cho họ dùng thử X trong thời gian
một tháng. Sau một tháng dùng thử chúng ta hỏi ý kiến của họ về X.
c. Hãy cho biết sơ đồ ký hiệu của hai thực nghiệm trên và công thức tính hiệu
ứng của chúng.
d. Có thể dùng kết quả của hai thực nghiệm này để tổng quát cho thị trường
nghiên cứu không? Tại sao?
e. Giả sử bạn là giám đốc marketing của Phát Đạt, hãy cho biết bạn chọn thực
nghiệm nào? Vì sao?
f. Hãy phê bình giá trị nội và ngoại của hai thực nghiệm trên và thiết kế một thực
nghiệm khác có giá trị cao hơn.

6. Thịnh Vượng là một công ty kinh doanh chất tẩy rửa tại TP. HCM. Thịnh Vượng
được thành lập từ năm 1992. Từ đó đến nay công ty này phát triển tốt đẹp. Doanh thu
tại thị trường Tp.HCM này tăng 30% mỗi năm. Đến tháng 5 năm 1996, BGĐ Thịnh
Vượng quyết định tìm cách mở rộng thị trường của mình ra các nơi khác tại VN. Khu
vực đầu tiên Thịnh Vương chú ý đến là thị trường Hà Nội.
Sau khi thực hiện một nghiên cưu khám phá, Thịnh Vượng thấy Hà Nội là thị trường
có tiềm năng cho các sản phẩm của mình. Do đó, Thịnh Vượng đề nghị công ty nghiên
cứu thị trường mô tả về thị trường Hà Nội để tìm hiểu về hành vi, thái độ và thói quen
tiêu dùng chất tẩy rửa. MT&T đề nghị 2 phương án để thực hiện nghiên cứu này:
Phương án 1:
Địa điểm nghiên cứu: Khu vực nội thành Hà Nội
Đối tượng nghiên cứu: Các bà nội trợ chính trong gia đình, tuổi từ 25 đến 45.
Phương pháp thu thập thông tin: phỏng vấn viên đến nhà phỏng vấn theo bản câu hỏi
chi tiết.
Phương pháp chọn mẫu: Ngẫu nhiên
Kích thước mẫu: n=400
Phương án 2:
Địa điểm nghiên cứu: Khu vực nội thành Hà Nội
Đối tượng nghiên cứu: Các ba nội trợ chính trong gia đình từ 25 đến 45.
Phương pháp thu thập thông tin: Thảo luận nhóm thông qua một dàn bài thảo luận
Kích thước mẫu: 3 nhóm, mỗi nhóm 8 người (nhóm 1 tuổi từ 25 đến 30, nhóm 2 tuổi
từ 31 đến 36, nhóm 3 tuổi từ 37 đến 45).
a. Giả sử bạn là giám đốc marketing của Thịnh Vượng thì bạn chọn phương án nào?
Giải thích vì sao bạn chọn phương án đó và phê bình phương án còn lại.
Sau khi thực hiện nghiên cứu trên, Thịnh Vượng thấy rằng sản phẩm đầu tiên có thể
tham gia thị trường Hà Nội là bột giặt mang nhãn hiệu “trắng tinh”. Thịnh Vượng
định nhờ MT&T thực hiện tiếp một thực nghiệm để thử “trắng tinh” tại Hà Nội.
MT&T đề nghị hai thiết kế nghiên cứu như sau:
Thiết kế 1:
Chọn ngẫu nhiên 400 người tiêu dùng bột giặt tại thị trường nghiên cứu tại Hà Nội và
chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, mỗi nhóm 200 người. Nhóm thứ nhất cho hỏi ý kiến
của họ về “trằng tinh” vào ngày 1/7/1996 rồi họ dùng thử “trắng tinh” trong 1 tháng
bắt đầu từ ngày 1/7/1996. Đến ngày 1/8/1996 hỏi ý kiến của họ về “trắng tinh”. Nhóm
thứ 2 chỉ hỏi ý kiến của họ về trắng tinh vào ngày 1/8/1996 cũng hỏi ý kiến của họ về
“trắng tinh” vào ngày 1/7/1996 và cũng đến ngày 1/8/1996.
Thiết kế 2
Chọn ngẫu nhiên 400 người tiêu dùng bột giặt tại thị trường mục tiêu nghiên cứu tại
Hà Nội và chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, mỗi nhóm 200 người. Nhóm thứ nhất cho
hỏi ý kiến của họ về trắng tinh vào ngày 1/7/1996 rồi họ dùng thử trong 1 tháng bắt
đầu từ ngày 1/7/1996. Đến ngày 1/8/1996 hỏi ý kiến của họ về trắng tinh. Nhóm thứ
hai cũng hỏi ý kiến của họ về trắng tinh vào ngày 1/7/1996 và cũng đến ngày 1/8/1996
thì hỏi lại ý kiến của họ.
b. Hãy cho biết sơ đồ ký hiệu của hai thiết kế thực nghiệm trên và công thức tính
hiệu ứng của chúng
c. Giả sử bạn là giám đốc marketing của Thịnh Vượng thì bạn chọn phương án nào?
Giải thích lý do bạn chọn phương án đó.
d. Có thể dùng kết quả của thực nghiệm mà bạn chọn để tổng quát cho đám đông
nghiên cứu (thị trường mục tiêu nghiên cứu) không? Tại sao?

7. Thịnh Vượng là một công ty kinh doanh xà bông tắm. Thịnh Vượng muốn tung ra thị
trường Tp.HCM một loại xà bông tắm mới cho nhãn hiệu là “Y”. Thịnh Vượng đề
nghị công ty nghiên cứu thị trường MT&T thiết kế nghiên cứu để thử người tiêu dùng
về “Y” với 3 mức giá (P1, P2, P3), hai dạng POP ( POP1, POP2) và 3 kiểu bao bì
(BB1, BB2, BB3). Giả sử bạn là giám đốc nghiên cứu của MT&T, hãy đề nghị một
thiết kế nghiên cứu cho Thịnh Vượng mà bạn cho phù hợp nhất.
8. Hãy cho biết lý do tại sao nhà nghiên cứu phải chọn mẫu thay vì nghiên cứu toàn bộ
thị trường trong nghiên cứu marketing? Hãy tìm các ví dụ minh họa
9. Thế nào là sai lệch do chọn mẫu và sai lệch không do chọn mẫu? Hãy cho ví dụ minh
họa? Cho biết mối quan hệ giữa hai loại sai lệch này?
10. Hãy so sánh ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của các phương pháp chọn mẫu theo
xác suất. Lấy ví dụ minh họa
11. Hãy so sánh ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của các phương pháp chọn mẫu phi
xác suất. Lấy ví dụ minh họa
12. Công ty nghiên cứu thị trường MT&T thực hiện một dự án nghiên cứu thị trường tại
Tp. HCM. Dự án nghiên cứu này dùng phương pháp chọn mẫu quota. Thị trường
nghiên cứu của dự án này là những người tiêu dùng xà bông tắm thỏa mãn các đặc
tính như sau:
Giới tính: (1) Nam và (2) Nữ
Thu nhập: (1) Cao, (2) Trung bình, (3) Thấp
Độ tuổi: (1) 22-30, (2) 31-39, (3) 40-48 tuổi
Trình độ văn hóa: (1) Phổ thông cơ sở, (2) Phổ thông trung học và (3) Cao đẳng, đại
học trở lên
Tỉ lệ các mức của các đặc tính kiểm soát trên trong thị trường như sau:
Tỉ lệ các mức của các đặc tính kiểm soát (%) Tổng
Đặc tính kiểm soát
(1) (2) (3) (%)
Giới tính 49 51 100
Thu nhập 20 55 25 100
Độ tuổi 30 40 30 100
Trình độ văn hóa 50 40 10 100

Giả sử bạn là giám đốc nghiên cứu của MT&T, hãy chọn một mẫu có kích thước
n=300 theo bốn thuộc tính kiểm soát trên
13. Công ty nghiên cứu thị trường MT&T thực hiện một dự án nghiên cứu thị trường tại
Tp. HCM. Dự án nghiên cứu này dùng phương pháp chọn mẫu theo phương pháp
phân tầng. Thị trường nghiên cứu là những người tiêu dùng dầu gội đầu thuộc phái nữ
ở độ tuổi từ 18 – 35.
Giả sử bạn là giám đốc nghiên cứu của MT&T, hãy hoạch định phương án chọn mẫu
cho dự án nghiên cứu này.
14. Phân biệt bốn loại thang đo cơ bản sử dụng trong nghiên cứu marketing và tìm ví dụ
minh học cho chúng
15. Sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên trong đo lường khác nhau như thế nào? Hãy tìm
ví dụ minh họa cho hai loại sai số này.
16. Thế nào là giá trị, thế nào là độ tin cậy và thế nào là độ nhạy trong đo lường thái độ?
17. Một nghiên cứu có thể có giá trị nhưng không có độ tin cậy không? Tại sao?
18. Hãy cho biết giá trị đo lường thể hiện ở những dạng nào và cách đánh giá chúng. Cho
ví dụ minh họa?
19. Hãy cho biết độ tin cậy của đo lường thể hiện ở những dạng nào và cách đánh giá
chúng. Cho ví dụ minh họa?
20. Cho biết cơ sở sự khác nhau của thang đo Likert và thang đo đối nghĩa (thang đo cặp
tính từ cực)
21. Cho biết sự giống nhau và khác nhau giữa câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Cho ví dụ
minh họa
22. Thiết kế bảng câu hỏi dùng cho nghiên cứu mô tả thị trường sữa
23. Thiết kế bảng câu hỏi dùng cho nghiên cứu mô tả thị trường nước ngọt
24. Thiết kế bảng câu hỏi dùng cho nghiên cứu mô tả thị trường dầu gội
25. Thảo luận ưu nhược điểm của ba phương pháp phỏng vấn: trực diện, điện thoại, và thư
26. Hãy cho biết các nguyên nhân chính gây ra sai lệch trong khâu thu thập thông tin và
biện pháp khắc phục
27. Hãy cho biết chức năng của các bộ phận (1) nghiên cứu, (2) thu thập, (3) xử lý thông
tin trong một công ty nghiên cứu thị trường độc lập.
28. Hãy cho biết nhiệm vụ của kiểm tra viên chất lượng trong thu thập thông tin
29. Hãy cho biết mục đích của hiệu chỉnh thông tin và nội dung của các bước hiệu chỉnh
30. Thiết kế dàn bài thảo luận dùng cho nghiên cứu khám phá thị trường kem đánh răng
31. Thiết kế dàn bài thảo luận dùng cho nghiên cứu khám phá thị trường xà bông tắm
32. Thảo luận mục đích, ưu nhược điểm của thảo luận nhóm và thảo luận tay đôi và cách
thức tiến hành của hai dạng thông tin này.
33. Mã thông tin là gì? Tại sao phải thực hiện mã hóa thông tin ?
34. Số mã dùng để làm gì ? Nội dung của số mã gồm những gì ?
35. Vì sao chúng ta phải nhập thông tin ở dạng ma trận ?
36. Làm sạch thông tin là gì ? Vì sao phải làm sạch thông tin trước khi tóm tắt và phân
tích ?
37. Thiết kế bảng câu hỏi dùng cho nghiên cứu mô tả thị trường sữa (câu 22). Sau khi thiết
kế xong bảng câu hỏi bạn :
a. Hãy thực hiện mã và phỏng vấn 1 mẫu 50 người tiêu dùng, mã lần 2 cho các
câu hỏi mở
b. Nhập thông tin ở dạng ma trận thông tin
c. Tóm tắt thông tin ở dạng thống kê, bảng và đồ thị
38. Thiết kế 1 bảng câu hỏi dùng cho nghiên cứu mô tả thị trường nước ngọt (câu 23).
Sau khi thiết kế xong bảng câu hỏi bạn :
a. Hãy thực hiện mã và phỏng vấn 1 mẫu 50 người tiêu dùng, mã lần 2 cho các
câu hỏi mở.
b. Nhập thông tin ở dạng ma trận
c. Tóm tắt thông tin ở dạng thống kê, bảng, và đồ thị.
39. Thiết kế bảng câu hỏi dùng cho nghiên cứu mô tả thị trường dầu gội đầu (câu 24). Sau
khi thiết kế xong bảng câu hỏi bạn :
a. Hãy thực hiện mã và phỏng vấn 1 mẫu 50 người tiêu dùng, mã lần 2 cho các
câu hỏi mở.
b. Nhập thông tin ở dạng ma trận
c. Tóm tắt thông tin ở dạng thống kê, bảng, và đồ thị.
40. Hãy chứng minh mối quan hệ giữa thông số mẫu và thông số đám đông.
41. Vì sao phải hoạch định việc phân tích thông tin trong quá trình thiết kế nghiên cứu?
42. Hãy cho biết thang đo có tác dụng gì trong phân tích thông tin
43. Hãy so sánh nguyên tắc và ưu nhược điểm của ước lượng điểm và ước lượng quãng.
44. Hãy dùng phương pháp ước lượng điểm và quãng thông số thị trường trong câu hỏi số
37 trên đây.
45. Hãy cho biết nguyên tắc và quy trình của kiểm nghiệm giả thuyết
46. Để kiểm nghiệm mối quan hệ giữa giới tính và việc chọn màu sắc bao bì của nhãn
hiệu của mình, Thịnh Vượng nhở MT&T thực hiện một nghiên cứu như sau:
Chọn ngẫu nhiên 200 người tiêu dùng và phỏng vấn họ để biết họ chọn loại bao bì có
màu nào trong 2 loại màu : đậm và nhạt. Kết quả thu được trình bày trong bảng dưới
đây :
Màu bao bì
Giới tính Tổng
Đậm Nhạt
Nữ 40 80 120
Nam 45 35 80
Hãy kiểm nghiệm giả thuyết là không có mối quan hệ giữa giới tính và việc chọn màu
của bao bì sản phẩm.
47. Để biết mối quan hệ giữa chi phí huấn luyện nhân viên bán hàng (x1 : triệu đồng) và
doanh thu (y1 : tỉ đồng) của công ty. Thịnh Vượng nhờ MT&T thực hiện phân tích số
liệu của 10 năm qua như sau :
Năm 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97
X1 17 22 24 28 37 43 49 58 70 99
Y1 23 25 37 46 52 77 72 72 112 150
Giả sử bạn là giám đốc nghiên cứu của MT&T hãy tìm mối quan hệ giữa x và y và xây
dựng đường hồi quy cho chúng theo những điều kiện mà bạn cho là cần phải có những kiểm
nghiệm các hệ số của đường hồi quy.
48. Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của ANOVA cho thực nghiệm khối ngẫu
nhiên và thực nghiệm thừa số.
49. Thịnh Vượng là 1 công ty kinh doanh bia. Để so sánh hiệu ứng của 4 dạng bao bì PK
(PK1, PK2, PK3, PK4) của một nhãn hiệu bia, tên là ‘X’, Thịnh Vượng nhờ công ty
nghiên cứu thị trường MT&T thực hiện 1 nghiên cứu để thử 4 loại bao bì trên. MT&T
dùng thực nghiệm sau :
Chọn ngẫu nhiên 60 người tiêu dùng và chia ngẫu nhiên họ ra thành 4 nhóm (1,2,3,4),
mỗi nhóm 15 người tiêu dùng. Sau đó cho họ đánh giá 4 loại bao bì (mỗi nhóm đánh
giá 1 loại bao bì) theo thang đo khoảng 5 điểm như sau :
Rất xấu Rất đẹp
1 2 3 4 5
Kết quả được trình bày trong bảng dưới đây :
a. Đây là thực nghiệm gì ?
b. Dùng phương pháp phân tích nào để phân tích thực nghiệm này ?
c. Khi phân tích cần những điều kiện gì ?
d. Hãy phân tích thực nghiệm này trong điều kiện trả lời cho câu hỏi c.
Điểm của 4 loại bao bì dùng cho nhãn hiệu ‘X ‘
Nhóm NTD 1 Nhóm NTD 2 Nhóm NTD 3 Nhóm NTD 4
(PK1) (PK2) (PK3) (PK4)
3 4 2 2
4 3 3 2
3 2 4 2
5 1 4 3
4 2 3 2
3 3 4 1
2 3 5 2
3 2 3 3
4 4 5 4
3 5 3 5
4 2 5 3
3 1 4 4
5 2 5 2
2 1 4 1
3 2 5 2

50. Trong câu 49, bây giờ, giả sử MT&T thấy rằng độ tuổi của người tiêu dùng có ảnh
hưởng đến việc đánh giá bao bì của ‘X’. Vì vậy, MT&T chi người tiêu dùng ra làm 3
độ tuổi như sau :
Nhóm Tuổi
A <25
B 25-40
C >40
Thực nghiệm được tiến hành bằng cách mỗi người tiêu dùng ở từng nhóm tuổi sẽ đánh
giá cả 4 loại bao bì. Sau khi tiến hành thực nghiệm chúng ta thu được kết quả trình bày
trong bảng dưới đây :
Điểm đánh giá của 4 loại bao bì dùng cho nhãn hiệu ‘X’ theo độ tuổi của người
tiêu dùng
Độ tuổi Xử lý
PK1 PK2 PK3 PK4
A 2 5 2 2
A 3 2 3 1
A 4 4 5 4
A 5 1 2 5
A 4 2 3 2
B 3 2 3 1
B 4 4 5 2
B 3 2 5 3
B 3 4 3 4
B 2 5 3 5
C 5 4 5 2
C 4 1 4 5
C 5 3 5 3
C 3 2 3 1
C 3 2 4 2
a. Đây là thực nghiệm gì?
b. Hãy so sánh cách chọn mẫu của thực nghiệm này với thực nghiệm ở câu 49.
c. Dùng phương pháp phân tích nào để phân tích thực nghiệm này?
d. Khi phân tích cần những điều kiện gì?
e. Hãy phân tích thực nghiệm này trong điều kiện trả lời cho câu hỏi d.

51. Thịnh Vượng muốn thử màu sắc và kích thước bao bì cho nhãn hiệu bia, tên là ‘Y’ của
mình để tìm xem có sự khác biệt nào cho từng kết hợp màu và kích thước không. Hơn
nữa Thịnh Vượng cũng muốn biết có hiệu ứng hỗ tương giữa màu sắc và kích thước
của bao bì hay không.
Thịnh Vượng thiết kế 4 loại màu (M1, M2, M3, M4) và 3 cở kích thước (K1, K2, K3)
và đề nghị MT&T thực hiện một nghiên cứu để thử chúng. MT&T thực hiện một thực
nghiệm như sau:
Chọn ngẫu nhiên 60 người tiêu dùng và chia ngẫu nhiên họ thàng 12 nhóm, mỗi nhóm
5 người. Mỗi nhóm người tiêu dùng này sẽ đánh giá 1 kết hợp giữa màu sắc và kích
thước bao bì theo thang đo khoảng 5 điểm. Kết quả thu từ thực nghiệm này được trình
bày trong bảng dưới đây:
Điểm đánh giá của NTD về các kết hợp giữa màu sắc và kích thước bao bì dùng
cho nhãn hiệu ‘Y’
Xử lý Xử lý 1(màu sắc)
Kích thước M1 M2 M3 M4
K1 2 5 2 2
K1 3 2 3 1
K1 4 4 5 4
K1 5 1 2 5
K1 4 2 3 2
K2 3 2 3 1
K2 4 4 5 2
K2 3 2 5 3
K2 3 4 3 4
K2 2 5 3 5
K3 5 4 5 2
K3 4 1 4 5
K3 5 3 5 3
K3 3 2 3 1
K3 3 2 4 2
a. Đây là thực nghiệm gì?
b. Hãy so sánh sự khác biệt của thực nghiệm này với thực nghiệm ở câu 49 và 50.
c. Dùng phương pháp phân tích nào để phân tích thực nghiệm này?
d. Phương pháp phân tích cho thực nghiệm này có giống thực nghiệm ở câu 46? Tại
sao?
e. Khi phân tích cần những điều kiện gì?
f. Hãy phân tích thực nghiệm này trong điều kiện trả lời cho câu hỏi f.

52. Hãy thiết kế:


a. Một thực nghiệm ngẫu nhiên hoàn toàn, tiến hành thực hiện thực nghiệm này
và phân tích thông tin thu thập được
b. Một thực nghiệm khối ngẫu nhiên, tiến hành thực hiện thực nghiệm này và
phân tích thông tin thu thập được
c. Một thực nghiệm thừa số, tiến hành thực hiện thực nghiệm này và phân tích
thông tin thu thập được

53. Hãy chọn một thị trường trong các thị trường sản phẩm tiêu dùng rồi xác định mục
tiêu nghiên cứu và thiết kế một nghiên cứu khám phá thị trường đó thông qua kỹ thuật
thảo luận nhóm. Sau khi thiết kế nghiên cứu xong, hãy thực hiện nghiên cứu đó và viết
báo cáo kết quả nghiên cứu.
54. Hãy chọn một thị trường trong các thị trường sản phẩm công nghiệp rồi xác định mục
tiêu nghiên cứu và thiết kế một nghiên cứu khám phá thị trường đó thông qua kỹ thuật
thảo luận tay đôi. Sau khi thiết kế nghiên cứu xong, hãy thực hiện nghiên cứu đó và
viết báo cáo kết quả nghiên cứu.
55. Hãy chọn một thị trường trong các thị trường sản phẩm tiêu dùng rồi xác định mục
tiêu nghiên cứu và thiết kế một nghiên cứu mô tả thị trường đó thông qua kỹ thuật
nghiên cứu định lượng. Sau khi thiết kế nghiên cứu xong, hãy thực hiện nghiên cứu đó
và viết báo cáo kết quả nghiên cứu.
56. Hãy chọn một thị trường trong các thị trường sản phẩm tiêu dùng. Sau đó thiết kế 3
tên nhãn hiệu cho nó rồi thiết kế một nghiên cứu định lượng thông qua thảo luận nhóm
để đánh giá, điều chỉnh và chọn một tên phù hợp nhất. Sau khi thiết kế nghiên cứu
xong, hãy thực hiện nghiên cứu đó và viết báo cáo kết quả nghiên cứu.
57. Sau khi thực hiện nghiên cứu định lượng trong bài tập trên, hãy thiết kế một nghiên
cứu định lượng để tổng quát hóa kết quả thu được từ nghiên cứu định tính. Khi thiết kế
nghiên cứu xong, tiến hành thực hiện và viết báo cáo kết quả nghiên cứu này.
58. Hãy chọn loại sản phẩm thuộc thị trường hàng tiêu dùng. Sau đó thiết kế 3 dạng bao bì
cho nó rồi thiết kế một thực nghiệm để thử thái độ của người tiêu dùng cho 3 dạng bao
bì này. Khi thiết kế nghiên cứu xong, tiến hành thực hiện và viết báo cáo kết quả
nghiên cứu này.
59. Chọn một nhãn hiệu và thiết kế 3 kiểu POP cho nó. Sau đó thiết kế một nghiên cứu
định tính bằng hình thức thảo luận nhóm để đánh giá, điều chỉnh và chọn một kiểu
thích hợp nhất cho nhãn hiệu đó. Khi thiết kế nghiên cứu xong, tiến hành thực hiện và
viết báo cáo kết quả nghiên cứu này.
60. Sau khi thực hiện nghiên cứu định tính trong bài tập 59, hãy thiết kế một nghiên cứu
định lượng để tổng quát hóa kết quả thu được từ nghiên cứu định tính. Khi thiết kế
nghiên cứu xong, tiến hành thực hiện và viết báo cáo kết quả nghiên cứu này.
61. Hãy chọn 2 quảng cáo của 2 nhãn hiệu của cùng một loại sản phẩm được chiếu trên
TV. Hãy thiết kế một nghiên cứu để đo lường mức độ nhận thức của người tiêu dùng
về hai nhãn hiệu này cũng như so sánh mức độ chúng với nhau. Sau đó tiến hành thực
hiện và viết báo cáo kết quả nghiên cứu.
Quyết định quản lý Vấn đề nghiên cứu
Có nên phát triển sản phẩm mới không?Xác định thị hiếu, nhu cầu mua sản
phẩm
Có nên thay đổi chiến dịch quảng cáo Xác định tính hiệu quả của chiến dịch
không? quảng cáo
Có nên tăng giá sản phẩm hiện có Xác định độ co dãn nhu cầu theo giá
không? cả và ảnh hưởng của nó của doanh số
bán và lợi nhuận ở từng mức giá.

You might also like