You are on page 1of 2

CƠ CẤU VỐN CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY HÒA PHÁT

Vốn chủ sở hữu được hình thành bởi 4 thành phần chính lần lượt là: vốn đầu tư của chủ sở hữu, lợi
nhuận của hoạt động kinh doanh, chênh lệch tài sản và tỷ giá, các nguồn khác.
NĂM 2021

Trong năm 2021, cơ cấu tài chính của Tập đoàn được duy trì ở mức ổn định. Vốn chủ sở hữu tăng
53%, từ 59.220 tỷ đồng lên 90.780 tỷ đồng đến từ dòng lợi nhuận làm ra trong năm. Hệ số nợ phải trả
trên vốn chủ sở hữu giảm dưới mức 1, hệ số nợ vay ngân hàng trên vốn chủ sở hữu giảm còn 0,63 lần,
hệ số nợ vay ròng trên vốn chủ sở hữu giảm còn 0,18 lần. Hệ số nợ ở mức an toàn cho thấy khả năng
tự chủ tài chính, ổn định về tài chính của Tập đoàn. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, hệ số nợ
vay ròng trên EBITDA đạt mức thấp như năm 2021, chỉ còn 0,35 lần, giảm 0,47 lần so với năm 2020.
Nguyên nhân do tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng, giúp Tập đoàn đảm bảo tiềm lực tài
chính mạnh mẽ trong tương lai gần.

NĂM 2022
Trong năm 2022, cơ cấu tài chính của Tập đoàn được duy trì ở mức ổn định. Vốn chủ sở hữu tăng 6%,
từ 90.781 tỷ đồng lên 96.113 tỷ đồng đến từ dòng lợi nhuận làm ra trong năm. Hệ số nợ phải trả trên
vốn chủ sở hữu giảm dưới mức 1, hệ số nợ vay ngân hàng trên vốn chủ sở hữu giảm còn
0,6 lần, hệ số nợ vay ròng trên vốn chủ sở hữu là 0,24 lần. Hệ số nợ ở mức an toàn cho thấy khả năng
tự chủ tài chính, Khả năng thanh toán hiện hành tại thời điểm cuối năm 2022 là 1,29 lần và khả năng
thanh toán nhanh 0,71 lần. Hệ số thanh toán hiện hành luôn duy trì trên 1 cho thấy khả năng thanh
toán các khoản nợ phải trả ngắn hạn của Tập đoàn là tốt. ổn định về tài chính của Tập đoàn. Năm
2022 chứng kiến những khó khăn khi Hòa Phát phải cắt giảm công suất sản xuất thép để giảm lượng
tồn kho thành phẩm giá cao, đồng thời phù hợp với sức tiêu thụ của thị trường. Dòng tiền thuần
từ hoạt động kinh doanh giảm 54% so với năm 2021.

You might also like