You are on page 1of 4

VĐề 2 : Nhân vật A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A

Phủ’’ của Tô Hoài.


A. ĐVĐ :
- Giới thiệu chung
- A Phủ là một trong hai nhân vật chính của tác
phẩm, qua đó Tô Hoài đã phản ánh được một Tây Bắc
đau thương mà quật cường bất khuất…
B.GQVĐ :
I.Khái quát tác phẩm
II.Phân tích
1.Nhân vật A Phủ là một thân phận đầy cơ cực, bất
hạnh
1.1. Cuộc đời A Phủ chồng chất bao nỗi khổ đau :
- Anh sớm phải chịu cảnh mồ côi cha mẹ, anh em do
dịch bệnh và nạn đói.
- Mới 10 tuổi anh đã bị người ta bắt đem đi bán.
Anh đã trốn và lưu lạc đến làm thuê ở Hồng Ngài.
- Cái nghèo hèn khiến A Phủ không thể nào lấy được
vợ.
 Sự hẩm hiu tủi cực ấy của chàng trai vùng cao này
thật giống với số phận của anh Tràng ở miền xuôi
trong truyện ngắn “ Vợ nhặt” của Kim Lân.

1.2. Nhưng rồi, A Phủ cũng không được sống yên thân
với kiếp nghèo hèn ấy.
- Chỉ vì sự xung đột trong cuộc chơi xuân mà A
Phủ bị bắt về nhà thống lí, bị đánh đập dã man:
“Mặt A Phủ sưng lên, môi và đuôi mắt giập chảy
máu”…
- Hơn thế anh đã bị tước mất tự do và biến thành
đứa ở gạt nợ vĩnh viễn “ đời mày, đời con đời cháu
mày tao cũng bắt thế. ..”
- Và thế là A Phủ quanh năm chịu cảnh lao động khổ
sai với chồng chất công việc nặng nhọc: đốt rừng, cày
nương, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn
ngựa …
- A Phủ còn bị đày đoạ dã man - bị trói đứng trong
đói khát suốt bao đêm đông giá lạnh …
2. Nhân vật A Phủ còn là bài ca về vẻ đẹp của người
dân lao động miền núi.

2.1. Trước hết đó là vẻ đẹp của một thể chất khoẻ


mạnh : “A Phủ khoẻ, chạy nhanh như ngựa, con gái
trong làng nhiều người mê…”.

2.2. Không chỉ khoẻ mạnh, A Phủ còn rất tài năng : “
biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, cày giỏi và đi săn bò tót
rất bạo”.
2.3. Đặc biệt, A Phủ đầy nghĩa khí, quả cảm, quật
cường.
a. A Phủ không biết sợ cái uy của bất cứ ai cho dù đó
là nhà thống lí, con hổ hay đòn roi và cái chết :
- Khi bạn bè bị con trai thống lí ức hiếp , A Phủ đã
dũng mãnh xông vào đánh cho thứ “con trời” ấy một
trận tơi bời : “ …nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống,
xé vai áo, đánh tới tấp…”
- Chàng trai ấy coi việc “đI lấy con hổ về” là một
chuyện rất dễ dàng;
- Bị nhà thống lí bắt về đánh đập dã man suốt đêm
nhưng A Phủ vẫn chỉ “ im như cái tượng đá”.
b. Nhờ có sự quật cường nên khi được Mị cắt dây
trói, dẫu sức tàn lực kiệt nhưng A Phủ vẫn “ quật sức
vùng lên, chạy...”
c. Và chính với tinh thần quả cảm, quật cường ấy,
khi được sự soi đường của ánh sáng cách mạng, A
Phủ đã cầm súng chiến đấu ...
3. Nhân vật A Phủ đã cho thấy nét độc đáo trong
nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn Tô Hoài.
( Xem KTC- Mục 3 ĐSNT)
4. Nhân vật A Phủ có một ý nghĩa rất quan trọng
trong tác phẩm.
- Qua nhân vật A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã hoàn
chỉnh được bức tranh hiện thực về nỗi thống khổ của
nhân dân lao động miền núi Tây Bắc.
- Và cũng như nhân vật Mị, nhân vật A Phủ chính là
sự kết tinh ngòi bút nhân đạo của Tô Hoài. Qua nhân
vật A Phủ , nhà văn không chỉ thể hiện niềm cảm
thông sâu sắc với những khổ đau tủi nhục của
người dân miền núi mà còn ca ngợi vẻ đẹp cao quý,
tinh thần bất khuất của nhân dân Tây Bắc.

You might also like