You are on page 1of 4

PHÂN TÍCH A PHỦ

I.MỞ BÀI
Nhà văn Nga Palova cho rằng “Trong văn học không thể có những nông
trang tập thể. Mỗi nhà văn cần có riêng một cánh đồng, có riêng một thửa
ruộng của mình, dù nó hẹp đến đâu”. Mạc Ngôn trong lễ trao giải Nobel đã
p biểu: “Huyện Cao Mật của vùng Đông Bắc lần đầu tiên xuất hiện trong
“Dòng chảy mùa thu” và từ đó, như 1 người nông dân lang thang tìm ra
mảnh đất riêng của mình, kẻ lang thang trong văn học này cũng tìm ra
được một vùng mà anh ta có thể coi là thuộc về mình”. Còn với TH, mảnh
đất riêng thửa ruộng riêng ấy là núi rừng Tây Bắc đã được nhà văn khắc
họa chân thực và ấn tượng trong VCAP .
Năm 1952, TH đã cùng bộ đội vào giải phóng miền TB. Trong suốt 8
tháng, nhà văn đã chung sống, gắn bó với đồng bào thiểu số miền rẻo cao,
cùng họ trải qua 1 mùa đông dài, vô cùng lạnh lẽo khắc nghiệt. Có những
đêm rừng hoang sương muối buốt giá, nhà văn cùng những người nghèo
khổ ấy ngồi quây quần bên bếp, vừa sưởi lửa vừa nghe họ kể câu chuyện c
đời tủi nhục bị đày đọa áp bức dưới ách chúa đất. “Khi ta ở…tâm hồn”.
Hồi kí TH có những trang rất cảm động, kể lại kỉ niệm của buổi rời xa TB.
Nhiều người Mèo đã suốt đêm ko ngủ, băng rừng vượt suối từ lúc mờ
sương để kịp sớm mai xuống chân núi tiễn nhà văn. Họ cứ đứng nhìn theo,
lưu luyến vẫy tay và gọi mãi “Chéo lù! Chéo lù!” (Hãy trở lại! Trở lại!).
Khoảnh khắc ấy, trong nỗi xúc động nghẹn ngào, TH thầm hứa “phải gửi
cho những người thương ấy của tôi một chút kỉ niệm tấm lòng mình”.
VCAP chính là chút kỉ niệm tấm lòng nhà văn dành tặng cho những người
dân nghèo chất phác ấy. Mặc dù ko phải là nhân vật chính, nhưng với sức
sống tiềm tàng mãnh liệt, AP để dấu ấn khó phai mờ trong lòng độc giả.
II.THÂN BÀI
*ĐẶC ĐIỂM SỐ PHẬN
Cũng như M và bao nhiêu người dân nghèo trong XHPK miền núi, AP
cũng là một nạn nhân đau khổ với cuộc đời vô cùng bất hạnh dưới ách chà
đạp đọa đày của bọn chúa đất. AP là trẻ mồ côi. Năm AP lên 10, làng
Hángbla bị 1 trận dịch đậu mùa kinh hoàng, cha mẹ chú bác anh em của
AP đều chết cả. Chỉ 1 mình AP còn sống sót. Người làng đói quá, họ bèn
lừa bắt AP để bán làm nô lệ cho người Thái ở dưới cánh đồng.
AP vừa lớn lên đã phải làm đứa ở gạt nợ cho nhà thống lí. Thân phận
súc nô bị bóc lột lao động còn ko được bằng trâu ngựa. ĐTMX vì phẫn nộ
trước sự ngang ngược hống hách của AS, AP đã xông vào đánh gã con
quan cậy thế lộng hành ấy. AP bị bắt trói giải về để Pá tra xử kiện. AP phải
quì, im như tượng đá ở góc nhà. Sau mỗi cữ thuốc phiện, Pá tra lại ngóc
đầu dậy chửi rủa kể tội AP, còn bọn trai làng xông ào đến đánh AP tới tấp.
Bị đánh ròng rã suốt 1 ngày đêm, mắt AP rách toạc, môi dập nát, đầu gối
sưng bạnh lên, chân khập khiễng như bị què. Pá tra bắt nộp phạt 100 đồng
bạc trắng, ko 1 đồng xu dính túi nên AP phải vay nặng lãi của thống lí. Pá
tra chỉ vào mặt AP nói “đời mày, đời con mày cháu mày tao vẫn bắt làm
trâu ngựa để giả nợ, bao giờ hết nợ tao mới cho về”
Kiếp đứa ở gạt nợ cho nhà thống lí đau khổ đọa đày như súc nô. AP
quanh năm phải sống 1 mình ở trong rừng để vừa chăn bò chăn ngựa vừa
cuốc đất vỡ thêm nhiều nương cho Pá tra. AP quần quật suốt năm đến nỗi
chẳng bao giờ còn được trở về thăm làng. Chỉ vì để hổ vồ mất 1 con bò mà
AP bị Pá tra trói bằng 1 vác dây mây, trói chặt từ chân đến đầu ko thể cựa
quậy nổi. Pá tra để mặc AP bị trói bị bỏ đói bỏ rét suốt ngày đêm trong
lạnh như cắt da thịt của mùa đông ở miền rẻo cao. AP bị trói đến kiệt sức,
chỉ còn là xác khô héo với chút hơi tàn. Mặt AP xám đen, 2 má hõm sâu.
Khi biết chút sự sống cuối cùng đang rời bỏ mình, đau khổ tuyệt vọng AP
khóc, nước mắt …AP chết oan ức đau đớn để đền mạng cho 1 con bò. Làm
mất bò thì phải đền mạng người, mạng sống của AP rẻ mạt còn ko bằng 1
con bò của nhà thống lí.
*ĐẶC ĐIỂM PHẨM CHẤT
Dù bị XHPK miền núi đọa đày chà đạp nhưng ở AP vẫn tiềm ẩn những
phẩm chất tốt đẹp, đáng trân quí. AP cao lớn, sức vóc cường tráng. Pá tra
bắt AP phải làm những công việc vô cùng cực nhọc, nhưng AP làm cứ
băng băng, ko hề biết mệt. AP còn rất tháo vát, khéo tay. AP biết đúc lưỡi
cày lưỡi cuốc, bẫy nhím hay săn gấu săn bò tót đều rất bạo. Trong mắt
những cô gái xứ Mèo, AP là chàng trai lí tưởng, nhiều người say mê, thầm
khát khao được làm vợ AP. Họ nói với nhau “AP là con trâu tốt, lấy được
AP chẳng mấy chốc mà giàu”. Dù nghèo khổ, mồ côi nhưng AP luôn cháy
bỏng khát khao tình yêu và hạnh phúc. Tết đến, ko có quần áo mới, chỉ có
độc chiếc vòng vía trên cổ, AP vẫn cầm pao, thổi sáo đến những cuộc chơi
để tìm người yêu.
Nhưng phẩm chất đẹp được nhà văn tô đậm nhất ở AP là sức phản
kháng, sức sống mãnh liệt như ngọn lửa luôn cháy rực. Chỉ mới lên 10, lại
mồ côi nhưng khi bị bán làm nô lệ cho người Thái, AP ko cam chịu CS tù
túng bèn bỏ trốn, chạy ngược núi cao, lang thang làm thuê làm mướn kiếm
sống qua ngày. Khi bị Pá tra trói rồi bỏ đói đến chết, AP ko cam tâm bị trói
đến chết khô để đền mạng cho con bò. Mỗi đêm khuya, chờ lúc mọi người
đi ngủ hết, AP cúi đầu xuống, lấy hết sức cắn đứt dây mây, ròng rã suốt
đêm cho đến sáng thì vừa dứt 1 vòng dây. Pá tra nhìn thấy, lại trói chặt
hơn, nhưng những đêm sau AP vẫn tìm cách cắn đứt dây trói. Lúc được M
cởi trói, AP kiệt sức ngã khuỵu, tưởng chừng ko thể cất bước nổi. Nhưng
khát vọng sống trào dâng mãnh liệt đã tiếp thêm sức mạnh, truyền sống
cho AP, AP quật lên vùng chạy băng băng vào đêm tối. AP trốn khỏi nhà
Pá tra để đến sự sống tự do và hạnh phúc ở Phiềng Sa. Mị cắt dây trói cho
AP nhưng với khát vọng sống, niềm yêu sống mãnh liệt và tha thiết. AP đã
tự cứu mình.
Ý 4-0,5 điểm: Nhận xét về nghệ thuật truyện gồm: Lời dẫn =LLVH + nêu các
NT cụ thể (Tình huống, chi tiết, ngôn ngữ giọng điệu) 3 NT chung của truyện;
NT riêng chỉ có ở truyện đó

+ Lời dẫn 1: Gorki từng nói “Văn học là nhân học:/HOẶC: Nguyễn Minh Châu
cho rằng: “Văn học và cuộc sống là 2 vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con
người”. Nhân vật là linh hồn của truyện ngắn, kết tinh những suy tư chiêm
nghiệm của nhà văn về cuộc đời. Với một nhà văn có tài, nhân vật không phải là
hình nhân vô hồn bị ép khô giữa những trang sách hay con rối bị giật dây một
cách vụng về, mà đó là hình tượng sống động được khắc họa nổi bật bằng những
nghệ thuật mang đậm phong cách nhà văn. AP là một nhân vật như thế. Câu
chuyện về cuộc đời bi thảm của AP được TH kể theo lối truyền thống với ngôn từ
mộc mạc mà trong sáng, giàu biểu cảm bởi ông tâm niệm “mỗi chữ phải là hạt
ngọc trên trang bản thảo”. Lối kể ấy khiến AP thấp thoáng bóng dáng của anh
Khoai trong cổ tích “Cây tre 100 đốt”. AP chủ yếu được nhà văn khắc họa qua
hành động, những hành động mạnh mẽ càng tô đậm sức sống, sức phản kháng
mãnh liệt. AP để lại dấu ấn khó phai mờ với nhiều chi tiết đắt như những hạt bụi
vàng lấp lánh tỏa sáng như lúc AP giật lấy cái vòng bạc tua rua xanh đỏ để đánh
AS, lúc AP tuyệt vọng khóc trong đêm tối… TH có biệt tài quan sát và miêu tả
phong tục, nên AP được phác họa trên phông nên thiên nhiên và CS đậm đà bản
sắc riêng của xứ núi rừng.

+ Lời dẫn 2: Kim Lân cho rằng “tính cách nhân vật phải tự nhiên, không giả tạo,
sáo rỗng”. Còn Pautopxki khẳng định: “Nếu bị nhà văn ép vào khuôn mẫu, nhân
vật sẽ chết dần chết mòn, biến thành những công thức biết đi, những người máy”.
Với một nhà văn có tài, nhân vật sống động như “một người lạ mà quen biết” bởi
được khắc họa nổi bật bằng những nghệ thuật mang đậm phong cách riêng.

KẾT BÀI: Ý 5-0,5 điểm. (Lời dẫn LLVH + nêu tư tưởng nhà văn + sức sống của
tác phẩm)

+ Lời dẫn 1. Văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực, nhà văn là thư kí trung
thành của thời đại (Ban dăc). Nhưng tác phẩm không phải là sự sao chép rập
khuôn từ cuộc sống. Hiện thực cuộc sống khi vào tác phẩm đã khúc xạ qua lăng
kính tư tưởng của nhà văn. Qua nhân vật AP, TH gửi gắm tư tưởng nhân đạo sâu
sắc và mới mẻ. Nhà văn phẫn nộ lên án tội ác của XHPK miền núi, XH ấy đã vùi
dập đọa đày gây bao đau khổ cho những người dân nghèo như AP. Cũng qua đó,
nhà văn bày tỏ niềm đồng cảm xót thương với những nạn nhân đau khổ ấy. Điểm
nhấn tạo nên chiều sâu cho tư tưởng nhân đạo TH là niềm tin và trân quí con
người. Dù XHPK coi AP chỉ là súc vật biết nói, còn ko được bằng trâu ngựa
nhưng TH vẫn nhìn thấy chất vàng 10 lấp lánh ở đáy sâu tâm hồn AP. “Mỗi nhà
văn chân chính phải là 1 nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” (Sê khôp). Nếu Ngô Tất
Tố, Nam Cao…nhìn cuộc đời đầy bế tắc bi quan, thì TH lại tràn đầy niềm lạc
quan. Nhà văn tin rằng cuộc đời AP là cuộc hành trình “đi từ thung…cánh đồng
vui”. Cái kết cuộc đời AP có hậu như 1 cổ tích thời hiện đại. Chính tư tưởng nhân
đạo của nhà văn đã tạo nên sức sống trường tồn, đưa thiên truyện vượt qua sự đào
thải nghiệt ngã của thời gian.

You might also like