Btap Vcap

You might also like

You are on page 1of 5

I.

Cuộc sống nô lệ của A Phủ ở nhà thống lí Pá Tra


*Cuộc sống nô lệ của A Phủ phải gánh chịu cực nhọc cả về thể xác và tinh thần.
-Ngay từ lúc A Phủ bị xử tội, chàng đã bị bị đánh đập dã man, chỉ có thể quỳ
chịu đòn, bị bọn trai làng đánh giữa nhà. Bọn quan lại cứ mỗi lần hút thuốc
phiện xong là A Phủ lại bị đánh, đến nỗi “mặt A Phủ sưng lên, môi và đuôi mắt
giập chảy máu”, “hai cái đầu gối sưng bạnh lên như mặt hổ phù”. Khi làm việc
cho nhà thống lí Pá Tra, A Phủ bị bòn rút sức lao động, phải làm nhiều công
việc nặng nhọc: đốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò,
chăn ngựa, đi săn. Chàng phải làm quanh năm suốt tháng, lúc nào cũng “một
thân một mình bôn ba, rong ruổi”. Hơn cả thế, A Phủ còn bị coi thường mạng
sống. Vì để hổ bắt mất một con bò, A Phủ bị thống lí Pá Tra bắt trói đừng chờ
chết trong đói rét, bị trói đến mức không còn biết mê hay tỉnh, bị trói đến kiệt
sức, cận kề cái chết. Có thể thấy rằng, sinh mạng của A Phủ còn không được
thống lí coi bằng một con bò – mạng sống của một con người còn chẳng bằng
một con bò.
-Sau mấy ngày bị trói đừng ở góc nhà, A Phủ đã rất gần, rất cận kề cái chết: “Cơ
chừng chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”,
“dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”. A Phủ ý thức
được mình sắp chết, sẽ chết nhưng lại không thể làm gì, bất lực tuyệt vọng. Đó
là một nỗi thống khổ cùng cực, một nỗi đau, nỗi đắng cay không gì sánh được
🡪 Bên cạnh số phận đáng thương của A Phủ, ta còn thấy được sự tàn bạo dã
man của chế độ phong kiến lang đạo chúa đất đã bóc lột con người dưới hình
thức cho vay nặng lãi, buộc người lao động nghèo khổ rơi vào vòng nô lệ.
*Trong A Phủ vẫn ẩn chứa khát vọng sống tiềm tàng
-Khi bị đánh, A Phủ vẫn “gan góc quỳ chịu đòn như một bức tượng đá”, sau đó
lại phải vác dao chọc tiết lợn, làm tiệc cho bọn người vừa mới ra tay đánh đập,
hành hạ mình. Ngay cả khi để hổ ăn mất bò nhà thống lí, cũng chính A Phủ tự
mình đi vác cọc đóng cọc để thống lí trói mình vào cọc chờ chết. Bởi sự áp chế
dã man tàn bạo của bọn phong kiến lang đạo, A Phủ đã phần nào trở nên cam
chịu, nhẫn nhục.
-Tuy nhiên, ẩn sâu trong con người A Phủ vẫn ẩn chứa một khát vọng sống, một
khát vọng tự do. Bị trói trong đói rét nhiều ngày, khi được Mị cắt bỏ hết dây
trói, A Phủ “khuỵu xuống, bước không nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi
ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy”. Với A Phủ lúc này, chỉ có chạy trốn
mới có thể tìm được lối thoát cho bản thân, có thể thoát khỏi kiếp nô lệ, tìm
được tự do cho chính mình. Bản năng sống của A Phủ đã trỗi dậy, bùng lên
mạnh mẽ khi đứng giữa ranh giới sự sống và cái chết.
*Giá trị hiện thực và nhân đạo:
-Hiện thực
+Sự bóc lột tàn bạo dã man của chế độ phong kiến lang đạo
+Những nổi khổ về mặt thể xác và tinh thần của kiếp sống nô lệ và sức sống
tiềm tàng trỗi dậy
-Nhân đạo
+Sự đồng cảm, xót thương, thấu hiểu và cảm thông của tác giả cho nỗi đau số
phận, con người
+Niềm tin, sự trân trọng đối với khát vọng sống tự do của những con người bị
đày đọa, áp bức
+Tố cáo xã hội phong kiến lang đạo độc ác dã man
II.Điểm giống và khác nhau giữa Mị và A Phủ
1.Điểm giống
- Cả Mị và A Phủ đều có những phẩm chất tốt đẹp:
+ Yêu tự do: Mị chấp nhận làm lụng, lao động để trả nợ thay cho cha mẹ chứ
không chịu trở thành con dâu gạt nợ cho nhà giàu. A Phủ cũng là người yêu tự
do, khi bị bán, A Phủ gan bướng, không chịu ở dưới cánh đồng thấp nên đã trốn
lên núi
+ Sức phản kháng mãnh liệt: Mị không cam chịu, chấp nhận sống với thân phận
con dâu gạt nợ, thân trâu thân ngựa và muốn chấm dứt sự sống, tìm đến cái chết.
A Phủ quật sức, vùng lên chạy thoát khỏi cái chết khi được Mị cởi trói trong
đêm đông.
- Cả Mị và A Phủ đều có số phận giống nhau:
+ Mị và A Phủ đều là những người nghèo, bị áp bức, bóc lột và cuối cùng phải
làm nô lệ cho nhà thống lý Pá Tra: Mị trở thành con dâu gạt nợ; A Phủ là người
ở gạt nợ.
+ Sau một thời gian bị đày đọa, cả hai đều an phận. Nhưng rồi đã tự giải thoát.
Họ đi từ đấu tranh tự phát đến đấu tranh tự giác. Đây cũng là con đường tất yếu
để tìm đến hạnh phúc của những người nghèo miền núi dưới chế độ thực dân
phong kiến.
2.Điểm khác:
*Mị là người có tâm hồn nhạy cảm
-Nói ít, nghĩ nhiều, nhiều độc thoại nội tâm
-Chỉ tiếng sáo cũng có thể khiến Mị tha thiết, bổi hổi, nhớ lại về cuộc sống ngày
trước
-Dòng nước mắt của A Phủ khiến Mị đồng cảm, thương cảm
🡪Mị giàu sức sống nhưng trầm lắng, có một đời sống nội tâm sôi nổi dưới vẻ
ngoài lặng lẽ
*A Phủ: được tác giả chủ yếu khắc họa qua loạt hành động: khi đánh A Sử, khi
làm việc, khi chạy trốn trong đêm mùa đông
A Phủ là người cứng cỏi, ngang bướng mà gan góc, mạnh mẽ, cả tin, chất phác,
có tài năng lao động đáng quý, yêu lao động
III.Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo đặc sắc của tác phẩm
1.Giá trị hiện thực
Giá trị hiện thực chính là nhận thức được rút ra từ những tác phẩm văn học, là
cách nhà văn phản ánh hiện thực đời sống trong tác phẩm của mình. Ta có thể
thấy được những giá trị hiện thực khá tiêu biểu, phản ánh đúng hiện thực của
thời đại qua hai tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Vợ chồng A Phủ” của
Tô Hoài. Ta thấy được điểm chung về giá trị hiện thực trong hai tác phẩm này:
*Phản ảnh trung thực sự tàn bạo, dã man của giai cấp thống trị, áp bức
-Trong tác phẩm “Tắt đèn”, giai cấp thống trị, áp bức ở đây là chế độ phong kiến
thực dân. Chúng quan tâm đến tiền thuế còn hơn mạng sống của con người (anh
Dậu), nhẫn tâm đánh đập người khác, dồn những người lao động vào cảnh
đường cùng: phải bán cả con để có tiền.
-Trong “Vợ chồng A Phủ”, chính bọn phong kiến lang đạo đã vùi dập cô Mị,
khiến cô Mị trở thành nạn nhân của món nợ truyền kiếp, mất đi sự tự do, sống
một cuộc sống tủi nhục, xót xa, không được coi là con người. Đối với A Phủ
cũng vậy, kiếp sống của A Phủ không đáng giá bằng kiếp sống của một con bò.
*Khắc họa trung thực đời sống xã hội lịch sử, văn hóa
-Trong tác phẩm “Tắt đèn” nói riêng và các tác phẩm từ năm 1930-1945 nói
chung, các tác giả thường miêu tả tình cảnh của những mặt tối của xã hội, nhìn
con người và hiện thực khách quan có phần bi quan và bế tắc
-Đối với Tô Hoài, bên cạnh những hiện thực cần phản ánh, tác giả đã đồng thời
tái hiện một cách sống đống vẻ đẹp của bức tranh thiên cũng như phong tục tập
quán của người dân miền núi Tây Bắc
+”Ở Hồng Ngài người ta thành lệ cứ ăn Tết khi gặt hái vừa xong, không kể
ngày, tháng nào”
+”những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ”
+Đêm tình mùa xuân ngày Tết: tiếng sáo rủ bạn đi chơi, đánh pao, đánh quay,
thổi sáo, thổi khèn, nhảy…
2.Giá trị nhân đạo
Giá trị nhân đạo được tạo nên từ cảm xúc của nhà văn thông qua sự miêu tả
chi tiết nhân vật, sự việc, thể hiện nỗi xót thương của con người với con
người, nỗi đau của những số phận bất hạnh hoặc khó khăn trong xã hội. Giá
trị này đã được thể hiện rất thành công qua hai tác phẩm là “Vợ chồng A
Phủ” của và “Chí Phèo” của Nam Cao. Ta có thể dễ dàng nhận ra những giá
trị nhân đạo mang nét chung trong hai tác phẩm:
*Truyện thể hiện niềm xót thương, thấu hiểu, sự đồng cảm sâu sắc của
tác giả với thân phận đau khổ của người lao động nghèo.
-Tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao: cảm thông, thấu hiểu nỗi đau thân phận
bị cự tuyệt quyền làm người của người nông dân nghèo khổ bị áp bức, bóc
lột, chà đạp, và cuối cùng bị đẩy vào con đường bần cùng, tha hóa (nhân vật
Chí Phèo)
-Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài: Tác giả dành tình yêu thương, sự
đồng cảm sâu sắc với số phận của những người lao động nghèo ở miền núi
như Mị và A Phủ
*Tố cáo, lên án, phê phán quyết liệt những thế lực chà đạp con người
-Tác phẩm “Chí Phèo”: Ngòi bút của Nam Cao đã lên tiếng đấu tranh gay gắt
với những thế lực hủy diệt quyền tư bản của con người: tầng lớp thống trị
phong kiến và những hủ tục, định kiến xã hội.
-Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”: Tô Hoài lên án giai cấp thống trị, bọn chúa
đất miền núi mà tiêu biểu là cha con thống lí Pá Tra. Dưới sự thống trị của
cường quyền và thần quyền, xã hội phong kiến lang đạo đã hủy diệt đi ý thức
về tự do của người nông dân, biến họ trở nên cam chịu và chấp nhận số phận
nô lệ.
*Tuy nhiên, điểm khác biệt về giá trị nhân đạo giữa hai tác phẩm này là
Tô Hoài đã đề cao vai trò của con người, tin vào con người có khả năng cải
tạo hiện thực và thay đổi số phận của mình bàng con đường đấu tranh cách
mạng.
-Tác phẩm “Chí Phèo”: Mặc dù Nam Cao cũng trân trọng và nâng niu những
vẻ đẹp và khát vọng thầm kín của người nông dân, song những con người dưới
đáy xã hội, bị bóc lột, chịu nhiều bất công nhưng cuối cùng tác giả cũng đành
bất lực. Dưới mắt nhìn của Nam Cao, họ là nạn nhân, sản phẩm của hoàn cảnh
xã hội thực dân phong kiến. Mở đầu và kết thúc Chí Phèo là hình ảnh cái lò gạch
cũ: vòng quẩn quanh, bế tắc.
-Trong khi đó, trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài nhìn người lao động
miền núi Tây Bắc không phải là nạn nhân của hoàn cảnh mà là những người có
khả năng cải tạo hoàn cảnh. Đồng tình với khát vọng đổi thay số phận của họ,
quan trọng hơn, Tô Hoài đã chỉ ra con đường tất yếu họ cần phải đi và khẳng
định khả năng giác ngộ cách mạng của họ, tin vào khả năng tự giải phóng của
họ.
Chính tư tưởng nhân đạo cách mạng giúp cho nhà văn hướng đến sự mô tả quá
trình giải phóng của nhân dân lao động theo con đường cách mạng như một quy
luật tất yếu.

You might also like