You are on page 1of 2

BÀI 2: ĐO NHIỆT DUNG RIÊNG THỰC

PHẨM

I. Cơ sở lý thuyết
Nhiệt dung riêng của một chất có thể được xác định bằng cách sử
dụng nhiệt lượng kế đoạn nhiệt. Trong đó, sự thay đổi nhiệt độ của một
lượng xác định vật liệu chưa biết nhiệt dung riêng được so sánh với sự thay
đổi nhiệt độ của một lượng xác định vật liệu đã biết nhiệt dung riêng sau khi
hai vật liệu đó được trộn lẫn và để đạt đến trạng thái cân bằng.

1. Định nghĩa
Nhiệt dung riêng của một loại vật liệu là nhiệt lượng cần thiết để
nâng nhiệt độ của một đơn vị khối lượng vật liệu đó lên 1oC hoặc oF, hoặc
K.
Giá trị nhiệt dung riêng của từng chất rất khác nhau phụ thuộc vào thành
phần, độ ẩm và nhiệt độ của chất đó.

2. Mục đích của thí nghiệm


Xác định nhiệt dung riêng của mẫu thực phẩm bằng cách sử dụng
nhiệt lượng kế có hộp đựng mẫu.

II. Thực hành


1. Cách tiến hành
 Thí nghiệm 1
Chuẩn bị 200ml nước lạnh cho vào bình. Sau đó ta cắm nhiệt kế vào
bình để đo nhiệt độ nước lạnh.
Cho 200ml nước nóng (khoảng 95oC) vào bình đang chứa nước lạnh
ở trên. Cắm nhiệt kế vào bình đến khi nhiệt độ không đổi. Ta ghi nhận
nhiệt độ cân bằng này.
 Thí nghiệm 2
Cho 200g lúa vào bình. Cắm nhiệt kế vào bình, ta ghi nhận được nhiệt
độ của lúa. Cho 200ml nước nóng (khoảng 96,5oC) vào bình có chứa lúa ở
trên. Sau đó cắm nhiệt kế vào bình đến khi nhiệt độ không đổi. Ta ghi nhận
nhiệt độ cân bằng này.
2 Kết quả thí nghiệm
Bảng 2.1 Bảng số liệu thí nghiệm 1
Lặp lại mnước, n Tnước, n mnước, l Tnước, l Tcb1
0 0
1 200g 91 C 200g 34 C 610C
2 200g 900C 200g 330C 600C
Ta có: Qtỏa = Qthu
mnước, n.Cnước, n.(Tnước, n-Tcb1) = mnước, l.Cnước, l.(Tcb1-Tnước, l) + Qvách
=> Qvách = mvách .Cvách .(Tcb1 - Tvách)
= mnước, n.Cnước, n.(Tnước, n-Tcb1) - mnước, l.Cnước, l.(Tcb1-Tnước, l)
= 0,2 x 4,198 x (90,5-60,5) - 0,2 x 4,176 x (60,5-33,5)
= 25,188 - 22,5504
= 2,6376 (kJ/kg.oC)

Bảng 2.2. Bảng số liệu thí nghiệm 2


Lặp lại mnước, n Tnước, n mlúa Tlúa Tcb2
0
1 200g 92 C 200g 320C 690C
2 200g 900C 200g 330C 700C

Ta có:
mnước, n.Cnước, n.(Tnước, n-Tcb2) = mlúa.Clúa.(Tcb2-Tlúa) + Qvách
0,2 x 4,198 x (91-69,5) = 0,2 x Clúa x (69,5-32,5) + 2,6376
0 ,2 x 4,198 x (9 1−69 , 5)− 2, 6376
=> Clúa = 0 , 2 x(69 ,5−32 ,5) = 2,08(kJ/kg.oC)
Vậy nhiệt dung riêng của mẫu lúa mà ta cần xác định là 2,08 (kJ/kg.oC)

III. Thảo luận


- Các kết quả trên đáng tin cậy là do các kết quả trên được suy ra từ cơ sở
khoa học là các phương trình cân bằng năng lượng: Qthu = Qtỏa
- Tuy nhiên do các số liệu cụ thể được thu thập chủ yếu thông qua việc đo
bằng nhiệt kế điện tử và cân bằng cân điện tử 2 số nên số liệu sẽ không
chính xác hoàn toàn, sẽ có sự chênh lệch, do còn tùy thuộc vào người tiến
hành thí nghiệm
- Việc xác định nhiệt độ cân bằng của hỗn hợp cũng ảnh hưởng đến kết quả
thí nghiệm

You might also like