You are on page 1of 2

HỌ TÊN: NGUYỄN VÕ PHƯƠNG UYÊN

MSSV: 21DH702362

MÔN THI: NHẬP MÔN QUAN HỆ QUỐC TẾ

PHÒNG THI: B53


BÀI LÀM
CÂU 1

Sau khi học chuyên đề về Ngoại giao đa phương, theo em , để học tốt và thành
công trong ngành Ngoại giao và môi trường ngoại giao thì mình cần trau dồi
những kỹ năng quan trọng như là trong thực hành nghề nghiệp cần có kỹ năng
giao tiếp, phân tích, lập luận các vấn đề chyên sâu; đủ năng lực nghiên cứu, làm
việc nhóm cũng như độc lập. Còn đối với kỹ năng cá nhân thì tự học luôn luôn
được trau dồi hằng ngày để có thể đáp ứng các yêu cầu công việc trong nhiều môi
trường khác nhau.

Nhận định: “ Chuyên ngành Ngoại giao đa phương chủ phù hợp với người hướng
ngoại và đam mê chính trị” là một nhận định không sai nhưng cũng không đúng.
Không sai vì người hướng ngoại là những người năng đông, thích sự giao tiếp,
tương tác với xã hội mà đó là những kỹ năng quan trọng và cần thiết trong chuyên
ngành này nhưng nó cũng là bất lợi của họ vì người hướng ngoại lấy năng lượng
từ đám đông. Họ thường bị chi phối cảm xúc bởi người khác nên hay gặp khó
khăn trong việc kiểm soát cảm xúc của bản thân, khó tập trung vào bản thân mình
để hoàn thành công việc tốt mà điều này người hướng nội lại làm rất tốt. Còn
đam mê chính trị chỉ là một điều kiện đủ của chuyên ngành, không thể quyết định
được người đó phù hợp hay không mà còn phải dựa vào kiến thức và kỹ năng
người đó học tập và tích lũy được.

CÂU 2

Các kỹ năng cần thiết để học tập và làm việc đối với chuyên ngành Quan hệ công
chúng:
_Kỹ năng giao tiếp
_Kỹ năng thuyết trình
_Sự sáng tạo
_Kỹ năng quản lí thời gian
_Kỹ năng xây dựng mối quan hệ
_Kỹ năng viết
_Quản lí và phát triển thương hiệu

Đối với cá nhân em, kỹ năng quản kí thời gian, kỹ năng viết, sự sáng tạo là những
điểm mạnh của cá nhân còn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình và quản lí,
phát triển thương hiệu là những điểm chưa tốt của bản thân mà em cần phải khắc
phục trong thời gian gần nhất.

CÂU 3

Khi tham gia vào các hoạt đông của lĩnh vực truyền thông cần phải chú ý đến vấn
đề xung đột văn hóa vì sẽ gây ra biến đổi và mất ổn định xã hội dẫn đến hệ lụy là
ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân hoặc nghiêm trọng hơn là khủng hoảng
xã hội và xảy ra chiến tranh. Ví dụ xung đột văn hóa phương Đông- Tây:
Về cách sống thì người phương Tây sống độc lập, người phương Đông sống ràng
buộc. Cụ thể là con cái khi đến 18 tuổi ở phương Tây thì coi như là người trưởng
thành và cha mẹ hết trách nhiệm. Còn ở phương Đông thì con cái rất phụ thuộc
vào gia đình. Cha mẹ, ông bà suốt đời lo cho con, rồi cháu nội, cháu ngọai.Và họ
lấy đó làm niềm vui. Văn hóa phương Đông coi trọng tính cộng đồng ( do hệ quả
của nền sản xuất nông nghiệp) nên mọi người sống với nhau rất ràng buộc.Còn
phương Tây do suy nghĩ thoáng, coi trọng tính cá nhân nên cách sống của họ thiên
về tự lập. Họ tập cho con cái tính tự lập, khuyến khích con đi làm thêm ngay trong
lúc còn đi học để có tiền tiêu xài riêng. Nhưng ở các quốc gia phương Đông thì con
cái đang đi học mà phải đi làm là chuyện bất hạnh. Đối với nhà giàu thì đây là
chuyện xỉ nhục. Bổn phận của cha mẹ là lo cho con cái thật đầy đủ, không thiếu
một thứ gì cả.

You might also like