You are on page 1of 21

PHÂN CÔNG LÝ SINH BÀI 8 Mục 2 + Mục 3

1. Thuyết trình: Lâm, Thu Hương


2. Làm slide: Văn Hưng, Ngọc Huy
3. Tổng hợp nội dung + Làm phần tổng kết : Minh Hoàng, Cao Huy
4. Phần nội dung bao gồm :
a) 2.1: Bùi Hương, Lương Lan, Hoài Linh, Phạm Liên
b) 2.2: Mỹ Liên, Võ Linh, Khánh Linh (10/06)
c) 2.3.1: Trần Hường, Thanh Hường, Lan, Thanh Lan
d) 2.3.2: Hồng, Trần Khánh Linh, Đỗ Hòa, Huy Hoàng
e) 3.1: Đăng Huy, Minh Khôi, Mạnh Hưng
f) 3.2: Hồi, Vũ Hòa, Nguyễn Hoa
g) 3.3: +3.4: Cẩm Linh, Huyền, Khánh Linh (29/05), Phạm
Linh

2.Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử


2.1.Định luật hấp thụ ánh sáng
-Sự hấp thụ ánh sáng của vật chất được biểu hiện ở chỗ cường độ ánh sáng bị yếu
đi sau khi
xuyên qua lớp vật chất nghiên cứu.
-Năm 1760 Lambert và sau đó năm 1852 Beer đã tìm ra quy luật hấp thụ ánh sáng
bởi vật
chất
*Chiếu một chùm đơn sắc song song có cường độ I0,vuông góc vào môi trường
đồng tính có
chiều dày l được giới hạn bởi 2 mặt song song như trong hình( thêm hình
vào).Cường độ
chùm sáng trước và sau khi qua lớp vật chất là I và I0. Do có sự hấp thụ ánh sáng
mà cường
độ ra khỏi môi trường giảm đi (Tức I < I0)
+ Xét tại một lớp môi trường có độ dày là dx,phương x là phương truyền của chùm
tia sáng,cường độ chùm tia sáng khi đập tới mặt ranh giới mặt dx này có cường độ
là I(x)
( Thuyết trình nói cx dc mà cho vào sile cx đc)
-Cường độ sáng bị lớp dx hấp thụ dI(x) tỷ lệ thuận với I(x) và dx:
dI(x) =-µI(x)dx
(dấu trừ chỉ sự giảm cường độ khi ánh sáng đi qua môi trường,µ là hệ số hấp thụ
của môi trường)
-Tính cường độ I của ánh sáng khi ra khỏi chất hấp thụ, ta cho x biến thiên từ 0 đến
l
I 1

∫ dII =−∫ µ .dx


I0 0

-Vì µ không phụ thuộc vào x,ta có: lnI – lnI0 =-µ.l
Hay I=I0.e−µ .l
=>Định luật Bouguer: cho biết quy luật giảm cường độ ánh sáng khi truyền qua
môi trường hấp thụ ánh sáng: (thường được viết là)
I0 1
I=I0.10−k .l trong đó k=0,43µ,là hệ số tắt.Nếu I =10 thì k= l
-TH môi trường hấp thụ ánh sáng là dung dịch loãng có nồng độ C,ta có:
k=ε.C =>I=I0.10−ε .C . l
=> Đó là biểu thức định luật Bouguer-Lambert-Bear: nói lên hệ số hấp thụ của một
dung dịch loãng tỷ lệ thuận với số phần tử vật chất trên một đơn vị chiều dài trong
vùng ánh sáng đi qua
*Các yếu tố làm sai lệch định luật Lambert-Beer • Tính đơn sắc của ánh sáng tới:
định luật Lambert-Beer chỉ đúng với bức xạ điện từ đơn sắc xác định. Nếu ta đo độ
hấp thụ của dung dịch bằng một chùm tia đa sắc thì định luật Lambert-Beer không
còn đúng nữa.
*điều kiện hóa lý của dung dịch nghiên cứu: (sự có mặt của ion lạ làm biến dạng
các phân tử hấp thụ ánh sáng, làm thay đổi phổ hấp thụ của chất nghiên cứu.)

*Các đại lượng đặc trưng:

1. Hệ số truyền qua T: T = I/Io

- T: độ truyền qua (đơn vị %)

- Io: cường độ ánh sáng tới


- I : cường độ ánh sáng ló

2. Mật độ quang học D: D= lg1/T = lg Io/I = eCl

D=lg100/T=2-T

Lưu ý: độ hấp thụ A~ mật độ quang học D

=> tất cả các đại lượng đặc trưng cho khả năng hấp thụ ánh sáng của môi trường
vật chất đều phụ thuộc vào bước sóng “lamda”
Link video: https://www.youtube.com/watch?v=0fBSBG8f6VU
Video đã cắt : https://www.messenger.com/messenger_media/?
thread_id=3969901126402646&attachment_id=2748795322078995&message_id=
mid.%24gAA4amqJuwlZ_4pOpB15sU3vUjKtK

https://www.messenger.com/messenger_media/?
thread_id=3969901126402646&attachment_id=377786840321520&message_id=
mid.%24gAA4amqJuwlZ_4pPq5F5sU3vqHMaR

1. Đâu là nhận định không đúng về độ truyền quang T?


A. Đặc trưng cho độ truyền quang của ánh sáng dung dịch
B. B. Đặc trưng cho khả năng hấp thụ của dung dịch
C. C. Phụ thuộc vào bản chất của chất hòa tan, chiều dày của dung dịch.
D. D. Được ứng dụng trong xác định và định lượng các chất
1.Trong phương pháp đo quang để giảm cường độ dòng sáng sau khi đi qua dung
dịch có nồng độ 7,9.10-5 M xuống 10 lần thì chiều dài của curvet chứa dung dịch là
bao nhiêu? ɜ= 6300l.mol-1.cm-1
A. 1cm
B. 2cm
C. 4cm
D. 5cm
3. Độ truyền quang của dung dịch KMnO4 với nồng độ 4,48 µg/ml được đo trong
curvet có chiều dày 1cm ở 520nm bằng 0,309. tính mật độ quang dung dịch với
nòng độ gấp đôi nồng độ dung dịch ban đầu cũng đo trong điều kiện như vậy
A. 0,618
B. 0,314
C. 0,412
D. 0,435
4. Hệ số hấp thụ phân tử (g) của phức Bimut(III) với thiore ɜ= 9,3.103 l.cm-1.mol-1
ở 470nm. Độ truyền quang T của dung dịch này là ? biết C=6,2.10-5 và l=1cm
A. 25%
B. 25,43%
C. 26,5%
D. 24,75%

2.2. Phổ hấp thụ


Khái niệm: phổ hấp thụ là đường cong biểu diễn sự phụ thuộc của một trong các
đại lượng ( μ , ξ , k , A , D … ¿vào bước sóng λ (hay tần số ν ¿ .
Giả sử chúng ta liên tục theo dõi và đo độ hấp thụ của dung dịch nghiên cứu có
nồng độ C khi tăng dần bước sóng tia tới về phía sóng dài và xây dựng nên đồ thị
mối quan hệ A- λ thì đường cong A=f( λ ¿ được gọi là phổ hấp thụ. Đồ thị A=f( λ ¿
thường có dạng hình chuông úp (hình Gauxơ).

Cực đại Amax ứng với giá trị λ max gọi là cực đại hấp thụ, λ max chỉ phụ thuộc vào bản
chất dung dịch, có thể dùng trong phân tích định tính.

Khi tiến hành phân tích theo phương pháp quang phổ đo quang người ta thường
chọn đo độ hấp thụ A của dung dịch nghiên cứu tại λ max bởi vì việc đo A ở λ max sẽ
cho ta kết quả phân tích có độ nhạy và độ chính xác cao nhất. Miền phổ trong đó
sự hấp thụ chuyển qua λ max gọi là dải hấp thụ.
Không có một lớp vật chất nào cho toàn bộ miền bức xạ điện từ đi qua 100%, hay
nói cách khác là không hấp thụ ánh sáng. Mỗi một chất đều hấp thụ mạnh ở miền
này hay miền khác của phổ, từ đó tạo nên cảm giác màu của vạn vật xung quanh ta.

VD: +) Sắc tố đỏ của máu là do hemoglobin hấp thụ mạnh nhất các ánh sáng có
bước sóng có vùng xanh da trời và vùng xanh lá cây của phổ ánh sáng nhìn thấy,
chỉ còn vùng ánh sáng đỏ đi qua.

+) Lá cây xanh hấp thụ mạnh nhất ánh sáng vùng đỏ và xanh da trời.
Phức Fe3+ ở pH =1,8-2,5 có λ max = 506nm

Phức Fe3+ ở pH= 4-8 có λ max =465-470nm

Phức Fe3+ ở pH= 8-11 có λ max =420-425nm

Câu hỏi:

1. Bề rộng của phổ hấp thụ càng lớn thì dải hấp thụ….
A. Càng bé
B. Càng rộng
C. Càng hẹp
D. Bằng nhau
2. Miền phổ trong đó sự hấp thụ chuyển qua λ max gọi là…..
A. Phổ hấp
B. Bước sóng
C. Phổ ánh sáng
D. Dải hấp thụ
3. Phổ hấp thụ là….
A. Đường biểu diễn sự phụ thuộc của 1 trong các đại lượng
(μ , ξ , k , A , D …) vào bước sóng.
B. Đường chéo biểu diễn sự phụ thuộc của 1 trong các đại lượng
(μ , ξ , k , A , D …) vào bước sóng.
C. Đường cong biểu diễn sự phụ thuộc của 1 trong các đại lượng
(μ , ξ , k , A , D …) vào bước sóng.
D. Đường thẳng biểu diễn sự phụ thuộc của 1 trong các đại lượng
(μ , ξ , k , A , D …) vào bước sóng.

2.3 Phân tích định tính và định lượng các chất bằng quang phổ
hấp thụ phân tử
2.3.1. Phân tích định tính
+ Khi phân tử hấp thụ lượng tử ánh sáng, điện tử có thể chuyển lên các mức năng
lượng kích thích khác nhau.

+ Xác suất chuyển điện tử tới phân tử dao động xác định nào đó tuân theo nguyên
tắc Pauli và hoàn toàn phụ thuộc vào cấu trúc phân tử.

+ Với bước sóng λmax là bước sóng ứng với xác suất lớn nhất để điện tử chuyển
lên mức kích thích Em từ mức năng lượng En, ta có:

Em – En = A.Emax =

 Những chất có cấu trúc phân tử khác nhau thì có những bước sóng hấp thụ
cực đại khác nhau.

 Nên dựa vào vị trí cực đại của phổ hấp thụ có thể xác định 1 chất là chất gì
hay đơn chất trong 1 hỗn hợp.

- Đa số các nhóm chức hữu cơ có cực đại điển hình nằm trong miền sóng 200
nm đến 500 nm.

VD: nhóm chức CH3 có hấp thụ cực đại đặc trưng ở 377,7 nm và 348,2 nm.

+ Quang phổ hấp thụ của protein đạt giá trị cực đại ở λ= 280 nm

+ Quang phổ hấp thụ của carotin đạt giá trị cực đại ở λ= 480 nm

+ Quang phổ hấp thụ của rodopxin đạt giá trị cực đại ở λ = 550 nm
+ Quang phổ hấp thụ của diệp lục đạt giá trị cực đại ở λ1 =440 nm và λ2 = 700
nm

* Mắt người có thể phân biệt được 300 màu sắc, chủ yếu hấp thụ: màu đỏ ( λ=
600 nm), màu xanh (λ= 550 nm), màu da cam (λ= 450 nm).

=> Dựa vào tính chất này của vật người ta phân tích định tính của các chất.

VD: Để xác định thành phần cấu tạo của tế bào lympho chuột => chụp phổ của
các tế bào đó.

+ Mật độ quang học cực đại λmax = 260 nm => thành phần chính của tế bào
lympho là các axit nucleic.

+ Nhìn vào phổ hấp thụ => bề rộng dải hấp thụ tương đối lớn so với phổ hấp thụ
khác : λ= 280 nm là bước sóng hấp thụ cực đại của các axit amin.

Câu 1 . Quang phổ hấp thụ của protein đạt giá trị cực đại ở bước sóng ?

A. 380nm

B. 550nm

C. 280nm

D. 440nm

Câu 2: Ánh sáng nhìn thấy bằng mắt thường có bước sóng nằm trong khoảng
nào ?

A. 760nm-1mm

B. 380nm-760nm

C. 10nm-380nm

D. 0,01nm-10nm

2.3.2 Định lượng ( Đỗ Thị Hòa và Nguyễn Thị Hồng)


a) Trường hợp dung dịch cần xác định nồng độ là dụng dịch loãng
- Cách thứ nhất: Áp dụng định luật Lambert-Beer

I = I0 . 10-ꜫCl D = lg ( I0/I ) = Cl

Có nghĩa là mật độ quang học tỷ lệ thuận với nồng độ dung dịch.

- Nếu dung dịch đơn chất chỉ chứa phân tử A. Từ phổ hấp thụ của dung dịch
A thu được bằng thực nghiệm hoặc từ sách tra cứu chúng ta biết được max
đặc trưng cho chất A. Ta đo mật độ quang học DA của dung dịch tại max trên.
Ta có: DA = CAI.

- Trong đó: ꜫ là hệ số tắt của dung dịch


I là chiều dày của lớp dung dịch mà ánh sáng truyền qua.
- Nếu dung dịchlaf hỗn hợp nhiều chất cùng hấp thu trong một miền bước
sóng, bằng cách đo mật độ quang học tại các vị trí max đặc trưng chom mỗi
chất và cách tính thích hợp chúng ta cũng xác định được nồng độ của mỗi
chất trong dung dịch khảo sát.
- Ví dụ:
-

Dung dịch chứa chất B,CB,2,D2


Dung dịch chứa chất A, CA, 1,
D1

D1= ꜫA .CA. I + ꜫB .CB .I (1) D2= ꜫ’A .CA .I+ ꜫ’ B .CB.I (2)
D1 ꜫ ’ B – D 2 ꜫ B
- Giải (1),(2). Ta được : CA= ꜫ A ꜫ ’ B−ꜫ ’ A ꜫ B ; C B=
D 2 ꜫ A – D1 ꜫ ’ A
ꜫ A ꜫ ’ B−ꜫ ’ A ꜫ B

- Cách thứ hai: Dùng đồ thị chuẩn


- Phương pháp này được tiến hành theo các bước sau:
+ Pha các dung dịch loãng chất A có nồng độ C1,C2,......., Cn.
+ Đo các mật độ quang học D (hoặc T,A,.....) ứng với các nồng độ
C1,C2,.....,Cn được D1,D2,.....,Dn.
+ Dựng đồ thị biểu diễn của D và C.
+ Đo mật đọ quang học Dx của dung dịch A cần định lượng.
+ Dựa vào đồ thị suy được Dx và Cx.

b) Trường hợp chất cần xác định là dung dịch đặc

-Mật độ quang học D không còn tỷ lệ thuận với nồng độ dung dịch
-Hệ số tắt thay đổi.

* Phương pháp đơn giản: Pha loãng nhiều lần, định lượng với dung dịch loãng rồi
tính ngược lại với dung dịch đặc.

Câu hỏi

Câu1: Định lượng các chất bằng quang phổ hấp thụ phân tử, trường hợp chất xác
định là dung dịch đặc, người ta dùng phương pháp:

A. Pha loãng một lần, định lượng với dung dịch đặc rồi tính ngược lại với dung
dịch đặc.
B. Pha loãng nhiều lần, định lượng với dung dịch loãng rồi tính ngược lại với
dung dịch loãng ban đầu.
C. Pha loãng một lần rồi định lượng với dung dịch loãng rồi tính ngược lại với
dung dịch đặc.
D. Pha loãng nhiều làn, định lượng với dung dịch loãng rồi tính ngược lại với
dung dịch đặc.
Câu 2. Trong trường hợp nào dung dịch cần xác định nồng độ có mật độ quang học
tỷ lệ thuận với nồng độ dung dịch?

A. Dung dịch loãng


B. Dung dịch đặc
C. Dung dịch chất lỏng
D. Dung dịch chất rắn

3. phương pháp x quang


3.1 Nguồn phát tia Rơnghen ( tia X)
Máy phát tia Rơnghen loại đơn giản gồm 2 khối chính:

* Bóng Rơnghen : là một bóng thủy tinh kín, độ chân không cao ( áp suất khí còn
10 ^-7 Tor ).
Sơ đồ hoạt động:

-Katot (K) là sợi dây vonphram sẽ được đốt nóng bằng dòng điện hạ thế 6-12 V,
3-5 A tới khoảng 2000 độ C thì trở thành nguồn phát điện tử. Gần sát dây tóc nung
nóng bố trí một tấm lưới kim loại có tác dụng tích lũy nhiệt điện tử khi chưa đặt
hiệu điện thế giữa hai cực của bóng.

_ Anot ( A) làm bằng kim loại nặng, thường bằng Tungsten, có nhiệt độ nóng chảy
cao ( khoảng 3500 độ C). Các điện tử từ K bắn sang đập vào A làm nó nóng lên rất
nhanh, nên trong thực tế kỹ thuật người ta phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau
để làm nguội A.

* Khối thứ hai: Là bộ phận nguồn điện và các hệ thống điều khiển.
Biến thế hạ áp cung cấp hiệu điện thế có giá trị 6-12 V để tạo dòng điện đốt nóng
Katot; biến thế tăng áp để cung cấp hiệu điện thế một chiều cao khoảng 100KV
giữa anot và katot.

Việc tích lũy nhiệt điện tử tại lưới kim loại là để nâng cao hiệu suất phát tia X cũng
như giảm thiểu thời gian trễ. Khi Katot đã được đốt nóng đủ mức, nó phát ra các
nhiệt điện tử, dưới tác dụng của điện trường mạnh giữa anot và katot, các nhiệt
điện tử chuyển động với vận tốc và gia tốc rất lớn đập vào anot và dừng lại đột
ngột.Từ anot phát ra chùm tia Rơnghen ( X) theo mọi hướng.

Để định hướng chùm tia X người ta sử dụng nhiều chi tiết kỹ thuật như : anot đặt
nghiêng, bóng bọc chì kín có cửa sổ xác định...

Hình ảnh răng khôn mọc lệch được quan sát thông qua chụp x quang

Một số câu hỏi:

1.Tia X là công cụ quan trọng trong thủ thuật y tế nào?

A. Điện tim đồ
B. Khâu vết thương
C. Chụp x quang phổi
D. Truyền dịch tĩnh mạch

2. Phát biểu nào sau đây đúng nhất


A. Tia X hoàn toàn có lợi với sức khỏe con người dù sử dụng với liều lượng,
cường độ bao nhiêu đi nữa.
B. Tia X rất độc hại, chắc chắn gây biến chứng nguy hiểm như ung thư, thậm chí
tử vong.
C. Tia X có tác dụng như tia hồng ngoại trong điều trị y học.
D. Tia X có nhiều vai trò quan trọng đối với y học nhưng phải được sử dụng với
liều lượng, cường độ phù hợp.

3.2. Định luật hấp thụ tia X:


+ Định luật hấp thụ:

I = I0e-µl
+ Trong đó:

- I : Cường độ chùm tia X sau khi đi qua vật chất.

- I0 : Cường độ chùm tia X ban đầu.

- l : Chiều dày của lớp vật chất

- µ: hệ số hấp thụ bậc nhất

+ Minh họa :

I0 l I
 l càng lớn I càng nhỏ (chùm tia X bị hấp thụ càng nhiều).

 µ càng lớn chùm tia X bị hấp thụ càng nhiều.

* Hệ số hấp thụ µphụ thuộc: + Khối lượng riêng của lớp vật chất làm vật cản.

+ Số thứ tự z của nguyên tố vật chất làm vật cản.

+ Với chất làm vật cản cho trước thì µphụ thuộc vào bước sóng tia X.

 Nhìn vào phổ hấp thụ tia X thấy:

 Khi bước sóng tia X giảm( năng lượng tăng)  khả


năng đâm xuyên của tia X dần, độ hấp thụ dần.
 Khi  đến mức tia X có thể đâm xuyên vào các
lớp (e) trong cùng (K,L…) và làm bật các (e) của
các lớp này thì độ hấp thụ tăng đột ngột. Đây chính
là biên hấp thụ.

 Khi  vượt quá biên hấp thụ, độ hấp thụ giảm dần
vì năng lượng của tia X quá lớn, tia x có thể đâm xuyên qua môi trường vật
liệu mà không bị hấp thụ.

Video: https://m.youtube.com/watch?v=pZNuRTujYms (Lấy đến 0:41)

Câu hỏi:

1. Cường độ của chùm tia X sau khi đi qua lớp vật chất có bề dày l, hệ số hấp
thụ µ:
A. Càng nhỏ nếu l càng lớn
B. Càng nhỏ nếu l càng nhỏ
C. Càng lớn nếu µ càng lớn
D. Không đáp án nào đúng
2. Tại sao dùng Chì để làm vật liệu nhằm giảm thiểu sự ảnh hưởng của tia X
lên nhân viên y tế và bệnh nhân?
A. Số thứ tự Z lớn (Z=82)
B. Giá thành rẻ
C. Khối lượng riêng lớn (khoảng 11.3 g/cm3)
D. Cả A, B, C đều đúng

3.3, Cơ sở của phương pháp phân tích cấu trúc vĩ mô bằng chùm tia X
-Để tìm khuyết tật bên trong một vật hoặc tìm ở những chỗ bị tổn thương ở phổi,
tìm những mảnh đạn găm vào bên trong cơ thể, kiểm tra xương bị gãy do chấn
thương của bệnh nhân.

-Cơ sở của phương pháp này là dựa vào quy luật hấp thụ và sự phụ thuộc của hệ số
hấp thụ vào đặc tính, cấu trúc của vật cần nghiên cứu: Những đối tượng dày mỏng
khác nhau, có khối lượng riêng khác nhau sẽ hấp thụ tia X không đồng đều như
nhau.

-Sơ đồ khối:

-Khối 1 phát ra chùm tia X cường độ đồng đều trên một tiết diện đủ bao quát đối
tượng nghiên cứu (khối 2). Chùm tia X sau khi đi qua đối tượng bị hấp thụ khác
nhau ở những vùng khác nhau, vùng nào hấp thụ ít thì chùm tia ló mạnh và ngược
lại. Chùm tia ló bây giờ tạo ra một ảnh ẩn của cấu trúc bên trong đối tượng.

-Khối 3 có nhiệm vụ biến ảnh ẩn thành ảnh hiện, phản ánh cấu trúc bên trong của
đối tượng. Khối 3 có thể là màn huỳnh quang cũng co thể là phim ảnh.

-Phương pháp phân tích cấu trúc vĩ mô là cơ sở của việc chẩn đoán bằng tia
Rơnghen (chẩn đoán Xquang) trong y học.

-Ngày nay kĩ thuật Xquang có nhiều tiến bộ: bằng những thủ pháp kĩ thuật khác
nhau người ta có thể làm hình ảnh rõ nét, phân tích cấu trúc của từng lớp vật chất
nằm song song nhau trong đối tượng nghiên cứu.

3.4, Ứng dụng tia X vào điều trị


-Trong y học đã dùng tia X để điều trị các tế bào ung thư và tế bào bệnh.

-Có rất nhiều yếu tố về kĩ thuật và kinh nghiệm ảnh hưởng đến kết quả điều trị: vai
trò của liều lượng, liều xuất, khả năng xuyên sâu của tia, trường chiếu, kĩ thuật
chiếu, các chi tiết về kĩ thuật lọc chùm tia
-Vì vậy. việc này đã tạo ra một công việc riêng biệt đòi hỏi kỹ năng cao, tạo lập
một chuyên khoa riêng gọi là Rơnghen trị liệu.
Video xạ trị và cách chúng hoạt động: https://www.youtube.com/watch?
v=bGpMW4caaf4

1. Sơ đồ khối của hấp thụ tia x gồm bao nhiêu khối


A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
2. Chùm tia x khi đi qua vùng có khối u, mật độ tổ chức dày thì:
A. Chùm tia x bị hấp thụ ít nên chùm tia ló mạnh
B. Chùm tia x bị hấp thụ mạnh nên chùm tia ló yếu
C. Chùm tia x bị hấp thụ ít nên chùm tia ló yếu
D. Chùm tia x hấp thụ mạnh nên chùm tia ló mạnh

You might also like