You are on page 1of 1

Giua Hàn Quốc và Việt Nam có hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc VKFTA, do đó khi

xuất
khẩu các mặt hàng giữa 2 quốc gia cần phải tuân thủ theo nội dung của hiệp định. Hiệp định áp dụng SPS
– các biện pháp kiểm dịch Động – Thực vật.

Việt Nam vốn là một quốc gia Nông nghiệp và gần đây các mặt hàng Nông sản chủ lực của Việt Nam đã
dần đi vào thị trường Hàn Quốc nhiều hơn. Trong đó, sản phẩm Tinh Bột Sắn (Tapioca starch) từ Việt
Nam được các nhà sản xuất tại Hàn Quốc tìm kiếm.

Bởi đây là một sản phẩm thực vật, nhà xuất khẩu Việt Nam cần đảm bảo chuẩn bị đủ chứng từ để nhà
nhập khẩu Hàn Quốc có thể thuận lợi nhập khẩu. Cụ thể, đối với mặt hàng Tinh bột sắn, nhà xuất khẩu
cần phải chuẩn bị giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc Form AK dành riêng cho thị trường Hàn Quốc và
đăng ký làm kiểm dịch thực vật cho mặt hàng này để có giấy Chứng nhận kiểm dịch thực vật
(Phytosanitary Certificate).

Hay đối với một mặt hàng chủ lực khác từ Việt Nam như cà phê nhân xanh, để nhà nhập khẩu Hàn Quốc
nhập khẩu được mặt hàng nông sản này từ Việt Nam, nhà nhập khẩu cũng phải chuẩn bị giấy chứng
nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate). Ngoài ra, cà phê nhân xanh còn là một sản phẩm có
thể gây mối mọt. Do đó, nhà xuất khẩu phải thực hiện khử trùng theo yêu cầu của nhà nhập khẩu và nộp
theo bộ chứng từ.

Nhà nhập khẩu Hàn Quốc cũng phải khai báo việc mình sắp nhận một lô hàng cà phê lên Cơ quan quản lý
thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc. Các thông tin về nguồn gốc xuất xứ cũng như quy trình sản xuất
cũng phải được thực hiện.

https://itpc-busan.kr/wp-content/uploads/2015/11/part3-import-food-by-group-AKC.pdf

Đối với các biện pháp kỹ thuật – TBT, các sản phẩm nông sản như cà phê nhân xanh và tinh bột sắn đều
đi qua quy trình sản xuất và phải có những quy chuẩn nhất định (specification). Quy chuẩn đó cần phải
được đảm bảo bằng giấy chứng nhận chất lượng và số lượng trong bộ chứng từ. Nhà nhập khẩu Hàn
Quốc có thể yêu cầu bên thứ 3 để giám định tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm.

You might also like