You are on page 1of 2

OCOP

I. Ý nghĩa
Việc phát triển Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” có một ý nghĩa to lớn trong
phát triển kinh tế - xã hội. Thứ nhất là, khi triển khai thành công nó sẽ giúp nâng
cao thu nhập tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân và thực hiện có hiệu quả nhóm
tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong xây dựng nông thôn
mới; Hai là, làm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, hướng người dân vào kinh tế
thị trường, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền
thống có lợi thế ở khu vực nông thôn góp phần tái cơ cấu kinh tế nông thôn; Ba
là, góp phần làm giảm việc di dân từ nông thôn ra thành phố, thực hiện có hiệu quả
tinh thần “Ly nông, bất ly hương”; Bốn là, thông qua chương trình góp phần đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực, đây chính là yếu tố thúc đẩy sự phát triển một
cách bền vững kinh tế nông thôn. Năm là, OCOP tạo ra các sản phẩm dịch vụ có
chất lượng phục vụ phát triển du lịch địa phương.

Các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP gồm 06 ngành hàng:Thực phẩm; đồ
uống; thảo dược; vải và may mặc; lưu niệm - nội thất - trang trí; và dịch vụ du lịch
nông thôn, bán hàng.

Bên cạnh đó, trong quá trình hội nhập, nông nghiệp Việt Nam đã, đang và sẽ phải
đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là quy mô sản xuất nhỏ lẻ, tổ chức sản xuất, liên
kết chuỗi giá trị còn yếu, chất lượng nông sản chưa đồng đều, sản phẩm không có thương
hiệu, mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn hạn chế, chủ yếu là công đoạn sản
xuất, giá trị gia tăng thấp. Thực tế đó cũng cho thấy, chúng ta đang phải tổ chức sản xuất,
thương mại theo tiêu chuẩn quốc tế, cạnh tranh theo luật chơi của quá trình hội nhập, cần
sự thay đổi và thích ứng mạnh mẽ để đứng vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế,
đặc biệt là khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu trong nông nghiệp hiện trên địa
bàn vùng, địa phương còn những hạn chế. Việc xây dựng và phát triển thương hiệu nông
sản chỉ dừng ở mức khuyến khích và thực hiện dàn trải, theo mô hình thí điểm. Nhiều địa
phương và doanh nghiệp chưa thực sự thấy rõ vai trò quan trọng và ý nghĩa của việc xây
dựng cũng như bảo vệ thương hiệu hàng nông sản. Việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật
còn hạn chế, thiếu đầu tư cho công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường… cũng như nội tại
của từng chủ thể tham gia đã làm ảnh hưởng đến xây dựng, phát triển thương hiệu Việt.

You might also like