You are on page 1of 12

Khảo sát, đánh giá ảnh hưởng góc trước của dao đến lực cắt

khi gia công chi tiết bằng hợp kim nhôm A6061-T6
Thực hiện: Ngô Trung Kiên 20205495
Nguyễn Việt Tùng 20205902
Nguyễn Văn Trung 20226762
GVHD: GS. TS. Nguyễn Đức Toàn
TS Bùi Long Vịnh
TÓM TẮT
Trong quá trình gia công, các thông số hình học có ảnh hưởng khá quan trọng
đến chất lượng và năng suất gia công. Nghiên cứu này mô phỏng quá trình gia công hợp
kim nhôm A6061-T6 bằng phần mềm phần tử hữu hạn ABAQUS. Từ đó khảo sát được
ảnh hưởng thông số hình học của dụng cụ cắt (góc trước) và vật liệu tới lực cắt. Và
khẳng định độ tin cậy của mô phỏng gia công cắt gọt bằng phần mềm Simulia ABAQUS.
Từ khóa: Mô phỏng, góc trước, lực cắt, hợp kim nhôm A6061-T6, Abaqus.
ABSTRACT
In machining process, geometic parameters have an important influence on
quality and machining productivity. This research simulates the machining process of an
aluminum aloy A6061-T6 by FEM simulation software - ABAQUS. From that, survey
the influence of the geometric parameter of cutting blades (rake angle) and materials on
the results of the cutting force (F). And confirming the reliability of cutting machining
simulation with Simulia ABAQUS.
Keywords: Simulation, rake angle, cutting force, aluminum alloy A6061-
T6, ABAQUS.
1. GIỚI THIỆU.
Trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí và mô phỏng cấu trúc, việc áp dụng phương pháp mô
phỏng đóng vai trò quan trọng để hiểu và đánh giá các tình huống khác nhau. Một trong những
yếu tố quan trọng là góc trước của các chi tiết cấu trúc, đặc biệt là khi nói đến các vấn đề liên
quan đến lực cắt. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào mô phỏng ảnh hưởng của góc
trước đối với lực cắt trên các chi tiết được làm từ hợp kim nhôm A6061-T6.

Hợp kim nhôm A6061-T6 không chỉ được chọn vì đặc tính cơ học và khả năng chịu lực
tốt mà còn vì sự phổ biến trong nhiều ứng dụng cơ khí và công nghiệp. Để thực hiện mô phỏng
chính xác, chúng tôi sử dụng phần mềm mô phỏng mạnh mẽ, trong đó có Abaqus, giúp chúng
ta phân tích và đánh giá độ ổn định cấu trúc dưới tác động của lực cắt.

Qua nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn đưa ra những hiểu biết sâu sắc về ảnh hưởng
của góc trước đối với lực cắt trên các chi tiết cấu trúc làm từ hợp kim nhôm A6061-T6, cung
cấp thông tin hữu ích cho quá trình thiết kế và sản xuất trong ngành công nghiệp cơ khí.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
Vật liệu được sử dụng trong mô phỏng kí hiệu là A6061-T6. Đây là loại
hợp kim nhôm hóa bền và linh hoạt nhất trong các loại hợp kim nhôm. Ưu điểm là
vô cùng bền, chống ăn mòn rất tốt, dễ hàn và dễ định hình. Thành phần hóa học
của hợp kim nhôm A6061-T6 (1):
Si Fe Cu Mn Mg Cr Zn Ti Al
0.4 – 0.8 0.7 0.15 – 0.4 0.15 0.8 – 1.2 0.04 – 0.35 0.25 0.15 Còn lại

Tính chất vật lý của hợp kim nhôm A6061-T6:


Density  (kg/m3 ) 2700
Young’s modulus E (GPa) 70
Poisson’s ratio,  0.3

Ứng dụng của hợp kim nhôm A6061:


Hợp kim nhôm A6061 được ứng dụng rộng rãi cho nhiều lĩnh vực khác nhau trong
sản xuất. Một trong số đó là được dùng cho linh kiện tự động hóa và cơ khí, khuôn gia
công thực phẩm, khuôn gia công chế tạo. Ngoài ra còn ứng dụng trong ngành hàng
không. Nhờ ưu điểm trọng lượng nhẹ, độ bền cao, hợp kim nhôm A6061 được sử
dụng để làm cấu tạo vỏ máy bay, đồ gá lắp ráp, bán dẫn. Hay trong xây dựng kiến trúc,
hợp kim nhôm A6061 còn được nhuộm nhiều màu khác nhau để làm cửa, khung cửa,
mái vòm,… tạo nên các công trình kiến trúc thẩm mỹ cao, độ bền tốt và thân thiện với
môi trường.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện trên cơ sở kết hợp giữa các nghiên cứu lý thuyết và giá trị mô
phỏng. Nghiên cứu sử dụng lý thuyết về thông số hình học của dụng cụ cắt và quá trình
cắt như lực cắt. Ngoài ra còn lý thuyết về phương pháp phần tử hữu hạn dựa trên phần
mềm Simulia ABAQUS. Từ các số liệu thu được, nhóm tiến hành xây dựng hàm quan
hệ giữa các đại lượng dựa trên phần mềm MATLAB.
3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH MÔ PHỎNG
3.1. Mô hình vật liệu
Vai trò chính của mô hình phá hủy vật liệu là xác định thời điểm xuất hiện
vết gãy và mức độ biến dạng của vật liệu tại vị trí đó. Mô hình phá hủy được sử
dụng như một công cụ hữu hiệu trong các phần mềm mô phỏng số. Chúng được sử
dụng để nghiên cứu dự báo phá hủy vật liệu nhằm mục đích tối ưu hóa quá trình
sản xuất thực tế.
Johnson-Cook (1993) phát triển mô hình vật liệu dựa trên thanh đo lực
Hopkinson trên tốc độ biến dạng và nhiệt độ. Các tham số cần xác định của mô
hình J-C bao gồm tham số vật liệu và tham số phá hủy. Phương trình cấu trúc vật
liệu được thành lập cho bằng phương trình:

)( ( ))
m

( ε̇ T −T r
σ =( A +B ε n) 1+ Cln 1− (1)
ε̇ 0 T m −T t
Trong phương trình dấu ngoặc đầu tiên đại diện là tham số biến dạng dẻo và
sự biến cứng của vật liệu. Ngoặc thứ hai là đại diện cho giới hạn độ dai và cho thấy
dòng chảy ứng suất vật liệu tăng lên khi chịu tốc độ biến dạng cao. Ngoặc thứ ba là
đại diện cho nhiệt độ làm mềm vật liệu.

Mô hình phá hủy của J-C có sự kết hợp của các tham số biến cứng, tốc độ
biến dạng và cả các tham số về nhiệt độ. Tham số phá hủy được xác định theo
phương trình sau:
 pl
D (2)
 pl
Vật liệu phá hủy khi D ≥ 1, trong đó : ∆ ε pl là gia tốc của biến dạng dẻo tương
đương; ∆ ε fpl là biến dạng tương đương tại thời điểm phá hủy và được xác định theo
công thức:

[ ( )] [ ( )]
m
pl ε̇
pl
T −T r
ε =[ D1 + D2 exp (D3 )] 1+ D 4 ln
f 1+ D 5 (3)
ε̇ 0 T m−T t

Trong đó: D1 - D5 là các hằng số phá hủy được xác định bằng thực nghiệm;
 là một tỷ lệ không thứ nguyên của giá trị trung bình của ứng suất thường và ứng
suất tương đương Von-Mises, được xác định như sau:
( 1   2   3 ) / 3
 (4)
1
2 1   2    2   3    3   1  
2 2 2


Mô hình phá hủy của J-C có sự kết hợp của các tham số biến cứng, tốc độ
biến dạng và cả các tham số về nhiệt độ. Tham số phá hủy được xác định theo
phương trình sau:
 pl
D (2)
 pl
Vật liệu phá hủy khi D ≥ 1, trong đó : ∆ ε pl là gia tốc của biến dạng dẻo tương
đương; ∆ ε fpl là biến dạng tương đương tại thời điểm phá hủy và được xác định theo
công thức:

[ ( )] [ ( )]
m
pl ε̇
pl
T −T r
ε f =[ D1 + D2 exp (D3 )] 1+ D 4 ln 1+ D 5 (3)
ε̇ 0 T m−T t

Trong đó: D1 - D5 là các hằng số phá hủy được xác định bằng thực nghiệm;
 là một tỷ lệ không thứ nguyên của giá trị trung bình của ứng suất thường và ứng
suất tương đương Von-Mises, được xác định như sau:
( 1   2   3 ) / 3
 (4)
1
2 1   2    2   3    3   1  
2 2 2

Bảng 1. Bảng thông số mô hình cấu trúc vật liệu (2)



A B C m n
(MPa) (MPa) 0
324 114 0.002 1.34 0.42 1

Bảng 2. Bảng thông số mô hình phá hủy vật liệu (2)


Thông số D1 D2 D3 D4 D5
Giá trị -0.77 1.45 -0.47 0.0 1.6
3.2. Mô hình cắt gọt
Nhóm mô phỏng thí nghiệm trên với phôi là vật liệu A6061-T6, với các
thông số vật liệu cơ bản và các thông số của mô hình vật liệu và mô hình phá hủy
vật liệu lấy trong bảng 1 và 2
Va chạm được mô phỏng theo kiểu va chạm mặt - mặt (Surface-to-surface
contact (Explicit)) với hệ số ma sát 0.25. Điều kiện biên: Phôi được cố định 3 bậc
tự do, dao được hạn chế 2 bậc tự do và chuyển động tịnh tiến theo phương (-X).

4. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ


4.1. Tiến hành mô phỏng
Dụng cụ cắt được định nghĩa là Shell, Discrete rigid. Kích thước theo
phương (Z) là 34,69 mm
Phôi được định nghĩa là Solid, Deformable, được chia thành 2 phần: phần
tạo phoi và phần không gia công.
Các thông số của phôi được sử dụng trong quá trình mô phỏng:
Thông số Giá trị
Chiều dài 90 mm
Chiều cao 20 mm
Chiều rộng 15 mm
Chiều cao phần tạo phoi 3 mm

Chia lưới:
Mô hình gia công 3D:
5. KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ
Góc trước 50

Góc trước 200

Từ số liệu thu được từ phần mềm ABAQUS, nhóm tiến hành đưa dữ liệu vào
Microsoft Exel để xử lý dữ liệu. Bằng cách sử dụng phần mềm, ta có được các biểu
đồ lực:

Lực- thời gian theo các góc trước của dao


70000

60000

50000

40000

30000

20000

10000

0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

Thời gian 5° 10° 15° 20° 25°


Nhận xét:
Khi tăng góc trước của dụng cụ cắt, lực cắt giảm. Điều này đúng với lý thuyết bởi
khi đó, dụng cụ cắt càng dễ ăn sâu vào các lớp vật liệu, dễ dàng lấy đi vật liệu để tạo
thành phoi.
* Xác định lực cắt trung bình theo góc trước γ

Thực hiện thay đổi góc trước của dụng cụ cắt, đồng thời lấy trung bình của các giá trị
lực trong thời gian gia công, ta có bảng kết quả sau:

Góc trước γ 5 10 15 20 25


 (rad) 0.0873 0.1745 0.2618 0.3491 0.4363
Lực cắt trung
bình Ftb (N) 20202.7 21060.4 30139.82 20034 20269.72

Lực cắt trung bình Ftb (N)


35000

30000

25000

20000

15000

10000

5000

0
0.0873 0.1745 0.2618 0.3491 0.4363

Hình: Kết quả giá trị Ftb khi thay đổi góc trước γ

Nhận xét: Ban đầu, khi ta giảm góc trước của dụng cụ cắt, lúc này lực cắt
trung bình tăng mạnh. Và đến một giá trị góc trước nữa, lực cắt trung bình
giảm mạnh.
Để dễ dàng tính toán lực cắt làm cơ sở chọn công suất máy phù hợp, nhằm
nâng cao năng suất cắt, đồng thời đảm bảo độ cứng vững của hệ thống, ta xây
dựng phương trình lực cắt trung bình (Ftb) với góc trước ∈(5 ,25 ) thường
gặp trong quá trình gia công:
Dùng công cụ Curve Fitting Toolbox của phần mềm MATLAB, xác định hàm
hồi quy cho lực cắt trung bình Ftb bằng phương pháp bình phương tối thiểu:
Phương trình gần đúng:
4
F tb =2,535.10 sin(0,5544 +1,582)
Với  (rad) là góc trước của dụng cụ cắt.
6. KẾT LUẬN
Lý thuyết về sự ảnh hưởng thông số hình học của dụng cụ cắt tới lực cắt là
hoàn toàn chính xác. Từ đó nhóm xây dựng được phương trình giữa lực cắt trung
bình và góc trước với khoảng giá trị γ thường gặp trong quá trình gia công (từ 50
tới 250).
Mô hình mô phỏng mà nhóm xây dựng chưa xét tới một số yếu tố liên quan
trực tiếp tới lực cắt, như: sự thay đổi về nhiệt độ trong quá trình cắt, độ cứng vững
của hệ thống công nghệ. Trong mô phỏng đã coi dụng cụ cắt là một vật thể cứng
tuyệt đối (không bị mòn, biến dạng trong quá trình mô phỏng). Vì những lý do
trên, nên kết quả khảo sát được có thể có sai số so với giá trị thực nghiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số cắt đến hệ số co rút phoi và độ nhám
bề mặt khi gia công hợp kim nhôm A6061, Phạm Thị Hoa, Đoàn Thị Hương,
Nguyễn Quang Việt, Bành Tiến Long, Nguyễn Đức Toàn.

[2] Numerical and experimental investigation of Johnson–Cook material models for


aluminum (Al 6061-T6) alloy using orthogonal machining approach, Sohail Akram,
Syed Husain Imran Jaffery, Mushtaq Khan, Muhammad Fahad, Aamir Mubashar
and Liaqat Ali.

You might also like