You are on page 1of 40

TẬP ĐOÀN NGUYỄN HOÀNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH
ĐỀ TÀI: PIN NHIÊN LIỆU HYDROGEN

GV : Vũ Thị Hồng Phượng

SV : Bùi Công Danh

Lớp : DH20KH

Vũng Tàu, tháng 12 năm 2023


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................4


LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................5
PHẦN 1: QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG............................................6
1.1. Từ nền kinh tế dựa trên nhiên liệu hóa thạch dến nền kinh tế hydro.............6
1.2. Sản xuất hydro......................................................................................................7
1.2.1. Phương pháp khí hóa từ hydrocacbon........................................................8
1.2.1.1. Khí hóa khí thiên nhiên..........................................................................8
1.2.1.2. Khí hóa than đá.......................................................................................8
1.2.2. Phân hủy nước...............................................................................................9
1.2.2.1. Điện phân nước.......................................................................................9
1.2.2.2. Phân hủy nước dưới ánh sáng mặt trời có xúc tác............................10
1.2.3. Phương pháp vi sinh....................................................................................11
PHẦN 2: LỢI ÍCH HYDROGEN – NỀN KINH TẾ HYDROGEN.................................12
2.1. Hydrogen – nguồn nhiên liệu mới.....................................................................12
2.2. Ứng dụng của hydrogen.....................................................................................13
2.3. Những khó khăn khi sử dụng nhiên liệu hydro...............................................13
2.3.1. Khó khăn trong quá trình sản xuất hydro................................................13
2.3.2. Giá cả trong quá trình sản xuất hydro......................................................14
2.3.3. Tính hiệu quá trong quá trình sử dụng hydro..........................................14
2.3.4. Vấn đề an toàn.............................................................................................15
PHẦN 3: LƯU TRỮ HYDRO..........................................................................................16
3.1. Lưu chứa hydrogen dưới dạng khí nén............................................................17
3.2. Lưu chứa hydrogen dưới dạng khí hóa lỏng...................................................18
3.3. Lưu trự hydrogen nhờ hấp thụ hóa học...........................................................18
3.4. Lưu trữ hydrogen trong các hydrua kim loại (Metal Hydride).....................18
3.5. Lưu trữ hydrogen trong ống carbon nano rỗng..............................................19

Lớp: DH20KH 2 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

3.6. Lưu trữ hydrogen trong các vi cầu thủy tinh (Glass Microsphere)..............20
PHẦN 4: PIN NHIÊN LIỆU...........................................................................................21
4.1. Khái niệm về pin nhiên liệu...............................................................................21
4.1.1. Lịch sử..........................................................................................................21
4.1.2. Khái niệm.....................................................................................................22
4.2. Nhiên liệu hydrogen...........................................................................................22
4.2.1. Vai trò của hydro trong pin nhiên liệu......................................................22
4.2.2. Tính chất vật lí của hydrogen.....................................................................23
4.2.3. Tính chất nhiên liệu của hydro..................................................................24
4.2.3.1. Tính dễ cháy..........................................................................................24
4.2.3.2. Vấn đề an toàn, cháy nổ.......................................................................26
4.3. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của pin nhiên liệu.........................................27
4.3.1. Cấu tạo pin nhiên liệu hydro......................................................................27
4.3.2. Nguyên lí hoạt động của pin nhiên liệu hydro..........................................29
4.4. Phân loại pin nhiên liệu.....................................................................................31
4.4.1. Pin nhiên liệu kiềm (Alkaline Fuel Cell – AFC).......................................32
4.4.2. Pin nhiên liệu carbonat nóng chảy (Molten Carbonate Fuel Cell –
MCFC)33
4.4.3. Pin nhiên liệu axit phosphoric (Phosphoric Acid Fuel Cell – PAFC).....33
4.4.4. Pin nhiên liệu màng trao đổi proton (Proton Exchange Membrane Fuel
Cell – PEMFC)..........................................................................................................34
4.4.5. Pin nhiên liệu oxide rắn (Solid Oxide Fuel Cell – SOFC)........................35
4.4.6. Pin nhiên liệu tái sinh (Regenerative Fuel Cell – RFC)...........................36
KẾT LUẬN.......................................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................39

Lớp: DH20KH 3 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, em xin cảm ơn sâu sắc đến cô Vũ Thị Hồng Phượng vì đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý giá cho em trong quá trình
tìm hiểu và nghiên cứu cũng như hoàn thành đồ án này.
Em cũng xin cảm ơn đến các thầy cô ngành công nghệ-kỹ thuật hóa học nói chung đã
giúp đỡ, hướng dẫn và giảng dạy những kiến thức chuyên ngành để em có thẻ hiểu và áp
dụng vào bài đồ án chuyên ngành này.
Lời cuối cùng, em xin cảm ơn chân thành đến quý thầy cô.

Lớp: DH20KH 4 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

LỜI MỞ ĐẦU

Từ xa xưa, con người đều hướng tới việc sử dụng các nguồn tài nhiên liệu hóa thạch
để phục vụ cho cuộc sống. Tuy nhiên, việc sử dụng các nguồn nhiên liệu đó đã gây ra
nhiều vấn đề đáng lo ngại, trữ lượng ngày càng cạn kiệt do sự khai thác không mệt mỏi
của con người, ô nhiễm ngày càng trầm trọng do những chất thải phát ra từ việc khai thác
sử dụng, việc khai thác cũng dẫn đến những biến đổi trong cấu trúc hệ sinh thái trong môi
trường (khai thác dầu mỏ, khai thác than đá…).

Ngày nay, nhiều nước phát triển trên thế giới đã bắt đầu hoạch định mục tiêu hướng
đến nền kinh tế hydro (hydrogen economy) trong chiến lược năng lượng của mình và một
vấn đề quan trọng là pin nhiên liệu hydro. Vậy pin nhiên liệu hydro là gì? Nó hoạt động
như thế nào? Lưu trữ hydro ra sao? Nó đem lại những lợi ích nào cho cuộc sống? Trong
bài này sẽ đưa ra một cái nhìn khái quát về những vấn đề trên và cho thấy những nổ lục
của con người nhằm hướng đến viễn cảnh năng lượng sạch và bền vững trong tương lại.

Lớp: DH20KH 5 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

PHẦN 1: QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA NĂNG


LƯỢNG

1.1. Từ nền kinh tế dựa trên nhiên liệu hóa thạch dến nền kinh tế hydro
Thế giới chúng ta đang bị phụ thuộc nặng nề vào một nền kinh tế dựa trên nhiên liệu
hóa thạch. Đa số các phương tiện giao thông hiện nay (xe hơi, xe máy, máy bay…) đều
sừ dụng nhiên liệu hóa thạch là xăng dầu, không những thế các nhà máy điện là nhiệt
điện cũng sử dụng dầu hỏa, khí thiên nhiên hay than đá để làm nguyên liệu. Nếu trong có
nhiên liệu hóa thạch thì thế giới sẽ rơi vào sự khủng hoảng.

Trong khi nhiên liệu hóa thạch đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc đưa xã
hội đến mức phát triển như ngày nay thì nó cũng tồn tại những vấn đề gây hại đến môi
trường như: ô nhiễm môi trường không khí, nguy hiểm và đáng lo ngại hơn cả là vấn đề
biến đổi khí hậu toàn cầu cùng với sự nóng lên của trái đất. Ngoài ra, nhiên liệu hóa
thạch là nguồn tài nguyên hữu hạn và không thể tái tạo được, một khi nguồn tài nguyên
bị cạn kiệt do khai thác quá mức sẽ dẫn đến những hệ lụy chính trị và kinh tế khác, thậm
chí cả những cuộc chiến tranh giành dầu mỏ.

Giữa bối cảnh đó, con người đã nghiên cứu và phát hiện ra khái niệm nền kinh tế
hydro dựa trên nguồn năng lượng sạch, dồi dào để phục vụ mục tiêu phát triển bền vững
của nhân loại. Đây là một giải pháp đầy hứa hẹn và tiềm năng “Nền kinh tế hydro là một
hệ thống lưu trữ, phân phối và sử dụng năng lượng dựa trên nhiên liệu chính là hydro”.
Thuật ngữ này đã được tập đoàn General Motors đặt ra vào năm 1970. Nền kinh tế hydro
hứa hẹn đẩy lùi tất cả những vấn đề đáng lo ngại do nền kinh tế dựa trên nhiên liệu hóa
thạch đã gây ra.

Một cách tóm tắt, những lợi ích chính của nền kinh tế hydro là:

Lớp: DH20KH 6 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

 Không gây ô nhiễm: Khí hydro được sử dụng trong pin nhiên liệu, đây là một
công nghệ hoàn toàn sạch. Sản phẩm duy nhất sinh ra là nước, do đó sẽ không gây ra ô
nhiễm.
 Không thải ra khí gây hiệu ứng nhà kính: Quá trình điện phân nước tạo ra hydro
không hề tạo ra khí nhà kính nào, đó là một quá trình lý tưởng và hoàn hảo. Điện phân
nước để thu hydro, hydro lại tái kết hợp với oxi để tạo ra nước và cung cấp điện năng
trong pin nhiên liệu.
 Không phụ thuộc về kinh tế: Không dùng dầu mỏ cũng có nghĩa là không phải phụ
thuộc vào các dầu nhập khẩu từ nước ngoài. Nước có ở tất cả mọi nơi, là nguồn năng
lượng vô tận, chiếm đến ¾ bề mặt trái đất.
 Hydro có thể được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau: Nhất là từ các nguồn năng
lượng tái sinh.

Như vậy, những lợi ích trên của hydro là rất đáng kể. Tất cả thế mạnh đó đã tạo nên
một bước đột phát mạnh mẽ hướng nhân loại tiến đến nền kinh tế hydro.

1.1. Sản xuất hydro

Hydro là nguyên tố phổ biến nhất, cấu thành đến 90% vật chất của vũ trụ (75% theo
trọng lượng). Hydro có cấu trúc đơn giản nhất chỉ gồm một proton và một electron. Phân
tử hydro chứa hai nguyên tử hydro, là khí không màu, không mùi, không vị, rất dễ cháy.
Hydro có trọng lượng nhỏ nhất trong các loại khí và dạng nguyên chất gần như không tồn
tại trong tự nhiên.

Trên Trái Đất, hydro phần lớn ở dạng kết hợp với oxy trong nước, hay với cacbon và
các nguyên tố khác trong vô số các hợp chất hữu cơ. Khác với các nguồn nhiên liệu hóa
thạch, hydro là nguồn năng lượng thứ cấp, nói theo cách khác là không thể khai thác
hydro trực tiếp mà phải được tạo ra từ một nguồn sơ cấp ban đầu. Điều này là một điểm
lợi, nhưng đồng thời là điểm mạnh của hydro do đó có thể sản xuất khí hydro từ nhiều
nguồn khác nhau, đặc biệt từ các nguồn năng lượng tái sinh.

Lớp: DH20KH 7 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

Có ba phương pháp cơ bản tạo ra hydro:

 Phương pháp chuyển hóa từ hydrocacbon (nhiên liệu hóa thạch, sinh khối) bằng
nhiệt.
 Phương pháp phân hủy nước.
 Phương pháp vi sinh.
1.1.1. Phương pháp khí hóa từ hydrocacbon
1.1.1.1. Khí hóa khí thiên nhiên

Quá trình nay gồm hai bước chính:

Trước hết, khí thiên nhiên (thành phần chủ yếu là CH4) được tách cacbon và chuyển
hóa thành H2 nhờ hơi nước dạng hơi quá nhiệt dưới áp suất cao, xúc tác ở nhiệt độ
khoảng 900oC.

CH4 + H2O  CO + 3 H2

CO sinh ra lại tiếp tục được phản ứng với hơi nước chuyển hóa thành khí CO2 và tạo
ra thêm khí H2.

CO + H2O  CO2 + H2

Đây là phương pháp công nghiệp phổ biến để sản xuát hydrogen.

1.1.1.1. Khí hóa than đá

Than đá được nghiền thành dạng bộ rồi hòa trồn với nước. Phản ứng được tiến hành
ở khoảng 1400oC với O2 hay không khí, tạo ra hỗn hợp gồm H2 và CO. CO sinh ra lại tiếp
tục được phản ứng với hơi nước chuyển hóa thành khí CO2 và tạo ra them khí H2.

 Nhược điểm của hai phương pháp trên:


 Sừ dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch.
 Sản phẩm sinh ra khí CO và CO2 gây hiệu ứng nhà kính.
 Điều kiện phản ứng khá khắc nghiệt, tốn hao nhiên liệu lớn.

Lớp: DH20KH 8 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

Do vậy, hai phương pháp này chỉ để cung cấp nguyên liệu cho các sản xuất hóa chất,
sản xuất phân bón…

Tuy vậy, nhiên liệu hóa thạch còn tương đối dồi dào, nhất là đối với khí thiên nhiên
nên sản xuất khí hydrogen từ nhiên liệu hóa thạch sẽ còn chiếm ưu thế trong tương lai
gần. Ngoài ra, có thể thu hồi CO2 để hạn chế tác động đến môi trường.

1.1.1. Phân hủy nước

Phương pháp này là phương pháp được tập trung khai thác nhiều nhất bởi vì sừ dụng
nguồn năng lượng vô tận là nước.

1.1.1.1. Điện phân nước

Phương pháp này dùng dòng điện để tách nước thành khí H2 và O2. Quá trình gồm
hai phản ứng xảy ra ở hai diện cực. H2 sinh ra ở điện cực âm và O2 sinh ra ở điện cực
dương.

Phản ứng trên cathode: 2 H2O + 2 e-  H2 + 2 OH-

Phản ứng trên anode: 2 OH- - 2 e-  H2O + ½ O2



Tổng quan: 2 H2O + điện năng  2 H2 + O2

Nguồn năng lượng để tạo ra điện năng đang được quan tâm nghiên cứu và được ứng
dụng rộng rãi là sử dụng năng lượng mặt trời (bằng các pin mặt trời, chất bán dẫn…),
thủy điện, năng lượng gió để tạo ra điện năng. Sau đó, dòng điện sẽ được cung cấp để
điện phân nước sản sinh H2.

Lớp: DH20KH 9 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

Sơ đồ quá trình điện phân và thu hydro

 Ưu diểm:
 Không gây ô nhiễm môi trường, không gây hiệu ứng nhà kính.
 Nguồn nguyên liệu vô tận (nước).
 Nguồn năng lượng tạo ra điện năng là vô tận, không sử dụng nguồn nhiên liệu hóa
thạch.
1.1.1.1. Phân hủy nước dưới ánh sáng mặt trời có xúc tác

Đây là phương pháp sử dụng trực tiếp nguồn năng lượng từ mặt trời, nhờ quá trình
tập trung năng lượng đến nhiệt độ cao để phân hủy nước có mặt của xúc tác, tạo ra hydro.

 Ưu điểm:

Lớp: DH20KH 10 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

 Không gây ô nhiễm.


 Sử dụng nguồn năng lượng vô tận là mặt trời.
 H2 được chuyển hóa trực tiếp từ nước dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, không
qua quá trình sử dụng điện năng để điện phân nước. Do đó, tiết kiệm chi phí vận hành.
 Quy trình dơn giản, dễ vận hành.

Với đặc điểm sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh và không gây ra bất kì vấn đề
nào về ô nhiễm môi trường nên cả hai phương pháp đều có vai trò là nền tảng cùa nền
kinh tế hydro.

1.1.1. Phương pháp vi sinh

Một số tảo và vi khuẩn có thể sản sinh ra hydrogen quá trình trao đổi chất của chúng.
Các sinh vật này thường sống trong nước, phân tách nước thành khí hydro và oxy. Các
nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu Quốc gia Canada (CNRC) đã sản xuất được
H2 từ các chất thải hữu cơ và từ các chất thải nông nghiệp bằng phương pháp lên men,
không thải ra khí hiệu ứng nhà kính. H2 tạo ra được gọi là hydro sinh học.

 Ưu điểm:
 Sử dụng các nguồn vi sinh vật tự nhiên.
 Tận dụng các nguồn thức ăn thừa, các nguồn thực vật, rác thải trong tự nhiên.
 Không gây ô nhiễm môi trường.
 Kết hợp xử lý ô nhiễm môi trường với tạo ra nguồn năng lượng hydro dồi dào
trong các pin nhiên liệu.

Nhờ các ưu điểm trên mà phương pháp vi sinh vận đang thu hút được nhiều sự quan
tâm nghiên cứu. Nó được xem là một phương pháp quan trọng cấu thành nền kinh tế
hydro bên cạnh phương pháp phân hủy nước bằng các nguồn năng lượng vô tận.

Lớp: DH20KH 11 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

PHẦN 2: LỢI ÍCH HYDROGEN – NỀN KINH TẾ


HYDROGEN

1.1. Hydrogen – nguồn nhiên liệu mới

Ngày nay, cộng đồng quốc tế đã nhận ra hydrogen là một thành phần chủ chốt cho hệ
thống năng lượng sạch và bền vững. Năng lượng hydrogen không còn là ý tưởng mơ hồ
hoặc viễn tưởng khoa học mà nó đang là hiện thực hóa.

Hydrogen là một nguyên tố hóa học trong hệ thống tuần hoàn các nguyên tố với
nguyên tử bằng 1. Ở trạng thái tự do và trong các điều kiện bình thường, hydrogen không
màu, không mùi và không vị, có tỉ trọng bằng 1/14 tỉ trọng của không khí.

Với các đặc tính này, hydrogen sẽ là một nguồn nhiên liệu quan trọng trong tương
lai, phục vụ cho nhu cầu năng lượng của con người. Bởi hydrogen là một loại nhiên liệu
tái sinh, thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm, không phát thải ra khí gây hiệu
ứng nhà kính, hydrogen khi cháy rất “sạch” phản ứng cháy của hydrogen chỉ tạo ra nước.

Lớp: DH20KH 12 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

Xe hơi sử dụng pin nhiệu liệu hydrogen

1.1. Ứng dụng của hydrogen

Hydrogen sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ: Khi dùng làm nhiên liệu, hydrogen có
thể được đốt trực tiếp trong các động cơ đốt trong, tương tự như trong các loại phương
tiện giao thộng chạy bằng nhiên liệu hóa thạch phổ biến hiện nay. Hydrogen cũng có thể
thay thế khí thiên nhiên để cung cấp năng lượng cho các nhu cầu dân dụng hàng ngày
như chiếu sáng, sưởi ấm…

Hydrogen sử dụng trong pin nhiên liệu: Được sử dụng làm nguồn năng lượng cung
cấp cho hệ thống pin nhiên liệu nhờ quá trình điện hóa để tạo ra điện năng. Pin nhiên liệu
chạy rất êm, không gây ra tiếng động, chấn động như động cơ đốt trong. Đạt hiệu suất
cao hơn so với động cơ đốt trong nên tiết kiệm năng lượng hơn. Với những ưu thế vượt
trội đó, pin nhiên liệu đang ngày càng được quan tâm và đầy triển vọng trong tương lai.

1.1. Những khó khăn khi sử dụng nhiên liệu hydro


1.1.1. Khó khăn trong quá trình sản xuất hydro

Hydro chỉ tồn tại trong tự nhiên ở dạng hợp chất (nước hoặc hydrocarbon). Để có
được hydro, người ta phải tách nó bằng một số quá trình hóa – lý (điện phân hydro từ
nước). Năng lượng để thực hiện việc điện phân do các nhà máy điện cung cấp. Việc sử
dụng hydro không gây ra hiệu ứng nhà kính nhưng việc tao ra hydro để sử dụng thì vẫn
để lại hậu quả này. Nếu chúng ta chỉ khai thác hydro từ các nguồn năng lượng sạch như
năng lượng nước, gió, mặt trời… thì sẽ không gây hại. Đây là một vấn đề không hề đơn
giản.

Lớp: DH20KH 13 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

1.1.1. Giá cả trong quá trình sản xuất hydro

Biểu đồ so sánh chi phí sản xuất của hydro ở các nước ($/kg)

Giá thành sản xuất hydro từ khí thiên nhiên vẫn còn khá cao so với xăng dầu vào năm
2015. Mục tiêu tương lai là giảm giá thành sản xuất hydro xuống để cạnh tranh được với
xăng sử dụng ở động cơ đốt trong và nhiên liệu kép.

Người ta ước tính rằng vào năm 2040, thế giới hàng năm sẽ cần đến 150 triệu tấn
hydro. Để đáp ứng nhu cầu này chỉ từ khí thiên nhiên cần khoảng 0,43 triệu m3 khí hàng
năm và tiêu tốn khoảng 1 nghìn tỉ đô la. Trong trường hợp của năng lượng mặt trời cần
đến 113 tỉ các hệ thống 40 kWh với 2500 kWh năng lượng mặt trời/m2, tiêu tốn 22 nghìn
tỉ đô la…

1.1.1. Tính hiệu quá trong quá trình sử dụng hydro

Một vấn đề khác là tính hiệu quả sử dụng của hydro trong quá trình sử dụng, đặc biết
đối với ngành giao thông vận tải. Để một chiếc xe chạy bằng hydro có thể đi hết quãng
đường tối thiểu là 500 km giữa hai lần nạp nhiên liệu, người ta phải nén hydro ở áp suất
cực lớn khoảng hơn 700 kg/cm2. Ngay cả ở áp suất này, xe chạy bằng hydro cần một
bình chứa nhiên liệu lớn gấp 4 lần so với bình xăng ở xe bình thường. Hydro lỏng có
hiệu quả cao hơn.

Lớp: DH20KH 14 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

1.1.1. Vấn đề an toàn

Hydrogen là khí không màu, không mùi, không vị và rất hoạt động. Khi hydrogen
cháy sẽ mang mối nguy hiểm tiềm ẩn bởi ngọn lửa của nó không thể nhận thấy bằng mắt
thường. Do đó có thể lan đi mà người ta không thể nhận biết để cảnh báo. Tuy nhiên,
hydrogen cháy an toàn hơn các nhiên liệu hóa thạch thông thường. Hydrogen có tốc độ
bừng cháy rất cao và tiêu tán nhanh. Do đó, hydrogen thường bùng lên rất nhanh rồi hết.

Hydrogen khi bị đốt cháy sinh ra nhiệt và hơi nước. Do không có carbon, hơn nữa
hơi nước lại là chất hấp thụ nhiệt nên hydrogen cháy tỏa nhiệt ít hơn nhiều so với khi các
hydrocarbon cháy và đám cháy không lan đi.

Tỉ trọng thấp và khả năng khuếch tán nhanh cho phép hydrogen thoát nhanh vào khí
quyển nếu như có sự rò rỉ xảy ra. Trong khi đó, xăng dầu có tỉ trọng cao và khả năng
khuếch tán thấp, dễ tụ lại gần mặt đất làm gia tăng rủi ro cháy nổ.

Lớp: DH20KH 15 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

PHẦN 3: LƯU TRỮ HYDRO

Với vai trò “chuyên chở” năng lượng (energy carrier) hơn là một nguồn năng lượng
cơ bản giống như điện năng, hydrogren giúp cho việc phân phối và sử dụng năng lượng
được thuận tiện. Khác với điện năng, hydrogen có thể lưu trữ lâu dài.

Có ba cách vận chuyển hydro:

1) Hệ thống đường ống tải hydro từ nhà máy sản xuất đến các thiết bị đầu cuối hay
bể chứa bảo quản và các trạm tiếp nhiên liệu.
2) Các thùng chứa hydro lạnh hóa lỏng vận chuyển bằng xe tải, đường ray, sà lan và
tàu.
3) Các chất mang năng lượng như ethanol, methanol và các chất lỏng khác có nguồn
gốc từ sinh khối tái tạo có thể vận chuyển và tạo ra hydro khi sử dụng.

Lớp: DH20KH 16 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

Các phương pháp vận chuyển hydro

Mô hình vận chuyển và lưu trữ nhiên liệu Hydrogen

Có ba phương thức lưu trự hydrogen như sau:

i. Lưu chứa hydrogen trong các bình khí nén áp suất cao.
ii. Lưu chứa hydrogen dưới dạng khí hóa lỏng.
iii. Lưu chứa hydrogen trong hợp chất khác (hấp thụ hóa học, hấp phụ trong hợp chất
khác như với các hydrua kim loại hay ống carbon nano rỗng).
1.2. Lưu chứa hydrogen dưới dạng khí nén

Hydrogen có thể được nén trong các bình chứa với áp suất cao. Các loại bình chứa
khác nhau về cấu trúc tùy theo dạng ứng dụng đòi hỏi mức áp suất như thế nào. Phần lớn
các bình có mức áp suất thấp phù hợp với ứng dụng tĩnh. Đối với ứng dụng di động bị

Lớp: DH20KH 17 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

hạn chế về không gian lữu trữ thì áp suất trong bình được tăng lên đến 700 bar để chứa
được càng nhiều hydrogen.

Các bình áp suất chứa khí nén thường làm bằng thép nên rất nặng. Các bình áp suất
hiện điện được làm từ những vật liệu composite và nhẹ hơn rất nhiều. Một kg hydro
chiếm 11 m3 ở áp suất và nhiệt độ môi trường, do đó đòi hỏi lưu trữ nén rất lớn.

1.1. Lưu chứa hydrogen dưới dạng khí hóa lỏng

Hydrogen chỉ tồn tại ở thể lỏng dưới nhiệt độ -235oC. Để nén hay làm lạnh (hóa lỏng)
hydrogen thì phải tiêu tốn khá nhiều năng lượng, do đó tổn thất năng lượng hao hụt đến
30% khi dùng phương pháp này. Tuy nhiên, ưu điểm của việc lưu trữ hydrogen đuối dạng
lỏng tốn ít không gian nhất, đo hydrogen có tỉ trọng năng lượng theo thể tích cao nhất khi
hóa lỏng. Vì thế cách lưu trữ này thí ch hợp với các ứng dụng di động như phương tiện
giao thông. Hiện tại người ta đã sản xuất xe chạy bằng pin nhiên liệu và xây dựng các
trạm nhiên liệu hydro. Ngoài ra, đối với tất cả các ứng dụng khác thì không nên dùng
cách lưu trữ này bởi sự tiêu tốn khá nhiều năng lượng cần để hóa lỏng.

1.1. Lưu trự hydrogen nhờ hấp thụ hóa học

Hydrogen có thể được giữ trong nhiều hợp chất nhờ liên kết hóa học và khi cần thiết,
phản ứng hóa học sẽ xảy ra để giải phóng chúng, sau đó hydrogen được thu thập và đưa
vào sử dụng trong pin nhiên liệu. Các phản ứng hóa học thay đổi tùy theo hợp chất dùng
để lưu trữ hydrogen. Ví dụ như: NH3BH3 thì hydro được giải phóng nhờ nhiệt ở 100-
3000oC hay hydro có thể giải phóng qua quá trình thủy phân (tác dụng với nước) của các
hydride như LiH, LiBH4… Với phương pháp này, ta có thể điều chỉnh được lượng
hydrogen sinh ra theo nhu cầu.

1.1. Lưu trữ hydrogen trong các hydrua kim loại (Metal Hydride)

Phương pháp này sử dụng một số hợp kim có khả năng độc đáo, có thể hấp phụ
hydrogen. Các hợp kim này hoạt động giống như miếng xốp có thể hút nước vậy, chúng
“hút bám” hydrogen, tạo nên các hydrua kim loại. Khi một hydrua kim loại được “lấp

Lớp: DH20KH 18 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

kín” dần với các nguyên tử khí hydrogen, nó sẽ tỏa nhiệt, do đó khi muốn giải phóng
hydrogen thì ta sẽ phải cung cấp nhiệt cho nó.

Khi muốn lưu trữ hydro trên kim loại, các yêu tố mong muốn đạt được là:

 Lượng hydro trên một đơn vị khối lượng phải cao


 Nhiệt độ phân ly thấp
 Áp lực phân ly vừa phải
 Nhiệt độ hình thành liên kết hydrua thấp để giảm thiểu năng lượng cần thiết khi
giải phóng hydro và tốc độ tản nhiệt thấp trong quá trình hydride tỏa nhiệt
 Vấn đề thuận nghịch, năng lượng phải hạn chế trong hình thành và giải phóng
hydro
 Động học diễn ra nhanh
 Ổn định cao tránh O2 và độ ẩm trong suốt một vòng luân chuyển dài
 Chi phí tái chế và cơ sở hạ tầng thấp
 An toàn cao

Phương pháp này có thể chứa được một lượng rất lớn thể tích khí hydrogen hấp phụ
vào kim loại. Tuy nhiên, lượng hydrogen hấp phụ chỉ chiếm khoảng 1-2% tổng trọng
lượng bình chứa (kim loại). Vì thế mà các bình chứa dạng này khá nặng và không thể sử
dụng trong các ứng dụng di động.

Ưu điểm của phương pháp này là hầu hết các hydrua kim loại có thể hoạt động ở áp
suất bình thường, do đó đây là điểm thuận lợi của việc lưu trữ hydrogen nhờ các hydrua
kim loại.

1.1. Lưu trữ hydrogen trong ống carbon nano rỗng

Phương pháp này vệ nguyên tắc tương tự như hydrua kim loại trong cơ chế lưu giữ
và giải phóng hydrogen. Các nhà khoa học đã khám phá được đặc tính hữu ích của
carbon nano là có thể chứa được những lượng lớn hydrogen trong các vi cấu trúc than chì
dạng ống. Hydrogen có thể chui vào ống, cũng như vào khoảng trống giữa các ống.

Lớp: DH20KH 19 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

Ưu điểm mạng tính đột phá của công nghệ nano này chính là lượng lớn hydrogen mà
nó có thể lưu trữ được, so với cách lưu trữ bằng hợp kim thì ống carbon nano nhẹ hơn.
Ống carbon nano có thể chứa được lượng hydrogen từ 4-65% trọng lượng của chúng.

1.1. Lưu trữ hydrogen trong các vi cầu thủy tinh (Glass Microsphere)

Các khối cầu thủy tinh rỗng tí hon có thể được dùng như một phương thức lưu trữ
hydrogen an toàn. Những vi cầu rỗng này được làm nóng dẻo, gia tăng khả năng thấm
của thành thủy tinh, rồi được lấp đầy khi được đặt ngập trong khí hydrogen với áp suất
cao. Các khối cầu này được làm nguội để “khóa lại” hydrogen bên trong khối thủy tinh.
Khi ta tăng nhiệt độ, hydrogen sẽ được giải phóng ra khỏi khối cầu và sử dụng.

Phương pháp này rất an toàn, tinh khiết và có thể chứa được hydrogen ở áp suất thấp.
Nên khá là an toàn.

Lớp: DH20KH 20 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

PHẦN 4: PIN NHIÊN LIỆU

1.1. Khái niệm về pin nhiên liệu


1.1.1. Lịch sử

Năm 1839, nhà khoa học tự nhiên người xứ Wales – William Robert Grove đã chế
tạo ra mô hình thực nghiệm đầu tiên của pin nhiên liệu, bao gồm hai điện cực platin được
bao trùm bởi hai ống hình trụ bằng thủy tinh, một ống chứa hydro và ống kia chứa oxy.
Hai điện cực được nhúng trong axit sulfuric loãng là chất điện phân tạo thành dòng điện
một chiều. Vì việc chế tạo các hệ thống pin nhiên liệu quá phức tạp và giá thành cao nên
công nghệ này dừng lại ở đấy cho đến thập niên 1950.

Trong thời gian này ngành du hành vũ trụ và kỹ thuật quân sự cần dùng một nguồn
năng lượng nhỏ gọn và có năng suất cao. Các tàu du hành vũ trụ và tàu ngầm cần dùng
năng lượng điện không thông qua động cơ đốt trong. NASA đã dùng cách sản xuất điện
trực tiếp bằng phương pháp hóa học thông qua pin nhiên liệu trong các chương trình du
hành vũ trụ Gemini và Apollo vào năm 1965.

Nhờ chế tạo được các màng (membrane) có hiệu quả cao và các vật liệu có khả năng
chống ăn mòn hóa học tốt hơn và cũng nhờ vào công cuộc tìm kiếm một nguồn năng
lượng thân thiện môi trường cho tương lai, pin nhiên liệu được phát triển mạnh vào đầu
thập niên 1990. Thông qua đó việc sử dụng pin nhiên liệu dành cho các mục đích dân sự
đã trở thành hiện thực. Ngày nay, phạm vi sử dụng pin nhiên liệu đã được mở rộng từ vận
hành ô tô, nhà sưởi qua các nhà máy phát điện cho đến những ứng dụng bé nhỏ như trong
điện thoại di động hoặc máy vi tính xách tay.

Lớp: DH20KH 21 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

1.1.1. Khái niệm

Pin nhiên liệu là một thiết bị có thể chuyển đổi trực tiếp hóa năng của nhiên liệu
thành điện năng nhờ vào các quá trình điện hóa. Nguồn nhiên liệu cơ bản cần thiết cho
pin vận hành gồm: hydro, methanol, ethanol… và chất oxy hóa (thường là oxy từ không
khí).

Trong pin nhiên liệu hoàn toàn không có sự cháy như trong động cơ đốt trong, do đó
pin nhiên liệu sinh ra lượng khí ít gây ô nhiễm môi trường… Mặt khác, nó không có sự
chuyển hóa nhiệt thành cơ dùng nhiên liệu hóa thạch nên hiệu suất không bị giới hạn.

Tương tự như acquy, pin nhiên liệu cũng là một thiết bị tạo ra dòng điện thông qua
cơ chế phản ứng điện hóa. Tuy nhiên, điểm khác biệt là pin nhiên liệu có thể tạo ra dòng
điện liên tục khi cung cấp đầy đủ nhiên liệu cho nó. Trong khi đó, acquy cần phải nạp
điện lại (sạc) từ một nguồn điện bên ngoài sau một thời gian sử dụng. Như vậy, muống
tái sử dụng acquy cần phải có một thời gian dài để nạp điện lại, trong khi đối với pin
nhiên liệu chỉ cần cung cấp nhiên liệu là có thể sử dụng được ngay.

1.1. Nhiên liệu hydrogen


1.1.1. Vai trò của hydro trong pin nhiên liệu

Pin nhiên liệu PEM cần hydro để hoạt dộng. Hydro là phần tử phổ biến nhất trong vũ
trụ. Trước tiên, hydro có năng lượng cao nhất trong tất cả nhiên liệu khoảng 2,5 lần so
với nhiều năng lượng khác như khí thiên nhiên hoặc xăng mỗi đơn vị khối. Thứ hai,
hydro rất sạch (không độc, không mùi và không carbon). Hydro có thể tạo ra từ nhiều tài
nguyên. Hydro đóng một vai trò quan trọng trong giảm tính phụ thuộc dựa trên nhiên liệu
hóa thạch.

Hydro cung cấp giải pháp năng lượng linh hoạt bền vững và không gây ô nhiễm môi
trường, hiệu suất cao. An toàn và bền vững cho năng lượng với hydro giành cho công
nghệ pin nhiên liệu với giá thành hấp dẫn.

Lớp: DH20KH 22 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

1.1.1. Tính chất vật lí của hydrogen

Hydro là nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ, chiếm 75% các vật chất thông thường
theo khối lượng và trên 90% theo số lượng nguyên tử. Nguyên tố này được tìm thấy với
một lượng khổng lồ trong các ngôi sao và các hành tinh khí khổng lồ. Nguồn chủ yếu của
nó là nước, bao gồm hai phần hydro và một phần oxy (H2O). Các nguồn khác bao gồm
phần lớn các chất hữu cơ như than, nhiên liệu hóa thạch và khí tự nhiên. Methane (CH4)
là một nguồn quan trọng của hydro. Nguyên tử hydro là nguyên tố nhẹ nhất với đồng vị
phổ biến nhất của nó chỉ có một proton và một electron. Nguyên tử hydro dễ dàng hình
thành các phân tử H2, kích thước nhỏ hơn so với hầu hết các phân tử khác. Ở trạng thái
phân tử, H2 không màu, không mùi, không vị, nhẹ hơn không khí khoảng 14 lần và
khuếch tán nhanh hơn bất kì chất khí khác. Hydro có khối lượng riêng 0,09 kg/m3. Do đó
là chất nhẹ nhất được biết đến với tỷ trọng so với không khí là 1,2 kg/m3. Hydro rắn có
độ dẫn điện lớn hơn bất kì chất rắn khác.

Molecular weight (trọng lượng phân tử) 2.01594

Density of gas at 0oC and 1 atm (mật độ khí ở 0oC và 1 atm) 0.08987 kg/m3

Density of solid at -259oC (mật độ chất rắn ở -259oC) 858 kg/m3

Density of liquid at -253oC (mật độ chất lỏng ở -253oC) 708 kg/m3

Boiling temperature at 1 atm (nhiệt độ sôi ở 1 atm) -253oC

Critical temperature (nhiệt độ tới hạn) -240oC

Critical pressure (áp suất tới hạn) 12.8 atm

Critical density (mật độ tới hạn) 31.2 kg/m3

Heat of fusion at -259oC (nhiệt độ phản ứng ở -259oC) 58 kJ/kg

Heat of vaporization at -253oC (nhiệt độ bay hơi ở -253oC) 447 kJ/kg

Thermal conductivity at 25oC (độ dẫn nhiệt ở 25oC) 0.019 kJ/(msoC)

Lớp: DH20KH 23 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

Viscosity at 25oC (độ nhớt ở 25oC) 0.00892 centipoise

Heat capacity (Cp) of gas at 25oC (nhiệt dung của khí ở 25oC) 14.3 kJ/(kgoC)

Heat capacity (Cp) of liquid at -256oC (nhiệt dung riêng của lỏng) 8.1 kJ/(kgoC)

Heat capacity (Cp) of solid at -259.8oC (nhiệt dung riêng của rắn) 2.63 kJ/(kgoC)

Bảng tính chất vật lý của hydrogen

1.1.1. Tính chất nhiên liệu của hydro

Hydro rất dễ cháy trên một phạm vi nhiệt độ và nồng độ rộng. Hiệu quả của quá trình
đốt cháy vượt qua sức tưởng tượng và được mong đợi như là một loại nhiên liệu mới cho
tương lai, nhưng chắc chắc gây nhiều thử thách trong công nghệ như: an toàn trong sản
xuất, lưu trữ và vận chuyển hydro. Khi hydro phản ứng với oxy, hydro sẽ bùng nổ giải
phóng năng lượng trong động cơ đốt trong hoặc tạo ra sản phẩm là nước trong pin nhiên
liệu. Không giống như than và hydrocacbon là loại nhiên liệu có sẵn và sẵn sàng sử dụng
trực tiếp thì hydro cần phải được tổng hợp.

Một trong những ứng dụng quan trọng và thu hút nhất của hydro là năng lượng điện,
có thể được sử dụng trong pin nhiên liệu. Hiện nay, các pin nhiên liệu H2/O2 với hiệu suất
pin 50-60% hoạt động lên tới 3000 giờ. Phạm vi sản lượng hiện tại 440-1720 A/m2 của bề
mặt điện cực, có thể cung cấp một sản lượng diện khác nhau từ 50-2500 W.

1.1.1.1. Tính dễ cháy

Do sự khuếch tán cao, độ nhớt thấp và tính chất hóa học độc đáo, dễ cháy của hydro
là hơi khác so với các loại nhiên liệu khác. Tính dễ cháy khác nhau được mô tả như sau:

Phạm phi cháy (Wide Range of Flammability): Trong không khí, hydro dễ cháy ở
nồng độ 4-75% (lớn hơn nhiều so với xăng, 1-7,6%) và nổ trong phạm vi nồng độ 15-
59%. Nhưng trong thực tế, phạm vi rộng lớn cho phép kiểm soát them qua các động cơ
hoạt động cho khí thải và nhiên liệu. Ngoài ra, do sự đốt cháy hoàn toàn nên tiết kiệm

Lớp: DH20KH 24 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

nhiên liệu. Sản phẩm đốt cháy nhiên liệu hydro thấp hơn với xăng dầu, giảm lượng chất
gây ô nhiễm như các oxit nito… thải ra môi trường.

Năng lượng kích cháy thấp (Low Ignition Energy): Năng lượng cần thiết để kích
cháy hydro là 0,02 mJ ít hơn khoảng 10 lần so với xăng dầu (0,24 mJ). Năng lượng thấp
cho phép đánh lửa động cơ hydro nhanh chóng ngay cả trong các hỗn hợp.

Khoảng cách dập lửa nhỏ (Small Quenching Distance): Ngọn lửa hydro có khoảng
cách dập tắt (0,64 mm) nhỏ hơn so với xăng (khoảng 2 mm). Vì vậy, khó mà làm dịu một
ngọn lửa hydro hơn một ngọn lửa xăng. Khoảng cách dập tắt nhỏ hơn cũng có thể làm
tăng xu hướng cháy trở lại của ngọn lửa.

Nhiệt độ tự bốc cháy (Autoignition Temperature): Nhiệt độ tự bốc cháy là nhiệt độ


tối thiểu cần thiết để bắt đầu quá trình tự đốt cháy trong một hỗn hợp nhiên liệu dễ cháy
trong trường hợp không có lửa bên ngoài khơi nguồn. Với hydro, nhiệt độ tự bốc cháy
tương đối cao khoảng -585oC, có nghĩa là nó rất dễ cháy trong một hỗn hợp hydro không
khí mà không cần một nguồn đánh lửa bổ sung. Nhiệt độ này có ý nghĩa quan trọng khi
một hỗn hợp hydro-không khí được nén trong thức tế, nhiệt độ bốc cháy là một yếu tố
quan trọng trong việc xác định tỉ lệ nén tối đa một chất có thể sử dụng, vì sự gia tăng
nhiệt độ trong quá trình nén có liên quan đến tỉ lệ nén. Nhiệt độ không được vượt quá
nhiệt độ tự bốc cháy của hydro để tránh đánh lửa sớm. Tỉ lệ nén cao ảnh hướng đến hiệu
quả nhiệt của hệ thống.

Tốc độ cháy cao (High Flame Speed): Tốc độ ngọn lửa hydro (3,46 m/s) nhanh hơn
so với xăng (0,42 m/s). Do đó, động cơ hydro có thể tiếp cận gần hơn các chu kỳ động cơ
nhiệt động lực học.

Tính giòn của hydro (Hydrogen Embrittlement): Tiếp xúc liên tục với hydro là
nguyên nhân hydro tạo ra tính giòn, có thể dẫn đến rò rỉ hoặc làm giòn cả kim loại và phi
kim loại. Nồng độ hydro, độ tinh khiết, áp suất, nhiệt độ, loại tạp chất, mức độ áp lực, tốc
độ áp lực, thành phần kim loại, độ bền kéo kim loại, kích thước hạt, vi cấu trúc, xử lý

Lớp: DH20KH 25 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

nhiệt là những yếu tố gây nên tính giòn của hydro. Ngoài ra, độ ẩm trong khí hydro ảnh
hưởng đến tính dễ vỡ kim loại thông qua việc thúc đẩy sự hình thành của các vết nứt.

Tính rò rỉ (Hydrogen Leakage): Do tỉ trọng thấp và tính khuếch tán cao, hydro phân
tán trong không khí nhanh hơn đáng kể so với xăng. Đầu tiên, phân tán cao tạo điều kiện
cho sự hình thành của một hỗn hợp đồng nhất của nhiên liệu và không khí. Thứ hai, nếu
có rò rỉ khí hydro thì sẽ phân tán ra nhanh chóng.

Tỉ lệ nhiên liệu/ không khí (Air/Fuel Ratio): Để đốt cháy hoàn toàn hydro trong
không khí khi tỉ lệ hợp lí là 34:1, cao hơn rất nhiều đối với xăng là 15:1. Hydro có
khoảng cháy rộng nên động cơ hydro có thể chạy trên tỉ lệ A / F từ 34:1 đến 180:1.

1.1.1.1. Vấn đề an toàn, cháy nổ

Hydrogen là khí không màu, không mùi, không vị và rất hoạt động. Khi hydrogen
cháy nó mang mối nguy hiểm tiềm ẩn bởi ngọn lửa của nó không thể nhận thấy bằng mắt
thường. Do đó, nó có thể lan đi mà người ta không thể nhận biết để cảnh báo. Tuy nhiên,
hydrogen cháy an toàn hơn các nhiên liệu hóa thạch thông thường. Hydrogen có tốc độ
bùng cháy rất cao và mau tiêu tán. Do đó, những vụ cháy từ hydrogen thường bùng lên
rất nhanh rồi hết. Theo tính toán của các nhà khoa học cho thấy ở một vụ cháy xe cộ liên

Lớp: DH20KH 26 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

quan đến xăng dầu có thể kéo dài từ 20-30 phút, trong khi đó ngọn lửa cháy xe cộ từ
hydrogen chỉ kéo dài từ 1-2 phút.

Hình ảnh thử nghiệm đám cháy xe chạy bằng Hydro (trái) và bằng xăng (phải)

Hydrogen không độc và không ăn mòn. Xăng và dầu rất độc với con người và sinh
vật nếu như vô tình chúng bị rò rỉ ra môi trường bên ngoài. Trong khi đó, nếu hydrogen
bị thoát ra thì chúng sẽ bay hơi gần như hoàn toàn và chỉ để lại nước đằng sau.

1.1. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của pin nhiên liệu

Pin nhiên liệu hydrogen biến đổi năng lượng hoát học của hydro trực tiếp thành năng
lượng điện và nhiệt.

1.1.1. Cấu tạo pin nhiên liệu hydro

Hình ảnh cấu tạo của pin nhiên liệu

Một pin nhiên liệu đơn giản gồm có hai điện cực là anode (điện cực trên đó xảy ra
quá trình oxy hóa) và cathode (điện cực trên đó xảy ra quá trình khử). Giữa hai điện cực
còn chứa chất điện giải (electrolyte) dùng để vận chuyển các hạt ion từ điện cực này sang
điện cực khác và chất xúc tác nhằm tăng tốc độ phản ứng.

Lớp: DH20KH 27 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

Hai điện cực được làm bằng chất dẫn điện (kim loại, carbon…). Nhiên liệu được
cung cấp đến anode (hydro hoặc các nhiên liệu giàu hydro) và oxy (oxy từ không khí)
được cung cấp đến cathode. Hai khí này muốn tác dụng với nhau nhưng đã bị ngăn cách
bởi chất điện phân khiến hydro bị chia thành một proton và một điện tử. Các phản ứng
hóa học tạo ra dòng điện phân trong khi điện tử buộc phải mất một con đường khác xung
quanh nó để tạo ra một dòng điện trước khi tái kết hợp với proton của hydro một lần nữa
và kết hợp với oxy thông qua một chất xúc tác tạo ra phân tử nước.

Tùy thuộc vào từng loại pin nhiên liệu mà chất điện giải có thể ở thể rắn, thể lỏng
hoặc có cấu trúc màng. Loại màng được sử dụng trong các pin nhiên liệu hoạt động ở
nhiệt độ thấp thường là Nafion, chỉ cho phép những ion thích hợp đi qua giữa anode và
cathode của pin nhiên liệu mà không cho phép các electron di chuyển qua nó.

Để thúc đẩy các phản ứng hóa học xảy ra, người ta còn bổ sung chất xúc tác vào giữa
các diện cực và chất điện giải bằng nhiều cách khác nhau tùy theo từng loại pin nhiên
liệu. Chất xúc tác có thể là vật liệu của điện cực hoặc là một chất khác được đặt tiếp xúc
giữa các điện cực và lớp điện phân hoặc được phủ trực tiếp lên chất điện phân. Mặc dù
chất xúc tác trong các loại pin nhiên liệu có thể khác nhau vệ vật liệu và cấu tạo nhưng
chúng đều có công dụng là thúc đẩy các phản ứng hóa học xảy ra ở các điện cực, giảm
năng lượng hoạt hóa của quá trình hóa học. Chất xúc tác thường dùng trong pin nhiên
liệu là: platin hoặc hợp kim của platin với kim loại khác như Ru, Ni, Co…

Lớp: DH20KH 28 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

1.1.1. Nguyên lí hoạt động của pin nhiên liệu hydro

Có nhiều kiểu pin nhiên liệu và mỗi kiểu vận hành theo một cách nào đó tùy thuộc
vào loại nhiên liệu và chất điện giải sử dụng trong pin. Tuy nhiên, quá trình hoạt động
của pin nhiên liệu thường tuân theo nguyên tắc cơ bản sau:

Hình nguyên lí hoạt động của pin nhiên liệu

Nhiên liệu đi vào điện cực anode bị oxy hóa hình thành ion H+ mang điện tích dương
(proton) cùng với electron, Các electron mang điện tích âm không đi qua màng Nafion
nên không thể di chuyển trực tiếp từ anode sang cathode mà phải đi vòng qua mạch điện
bên ngoài, tạo ra dòng điện một chiều. Khí oxy được cung cấp đến điện cực cathode của
pin nhiên liệu sẽ nhận các electron này, tạo thành các ion (O2-). Trong một số dạng pin
nhiên liệu, các ion O2- sẽ kết hợp với các ion H+ vừa đi qua chất điện giải từ anode của
pin nhiên liệu để tạo thành nước. Trong một số dạng pin nhiên liệu khác, các ion oxy sẽ
di chuyển qua chất điện giải đến anode, gặp và kết hợp với các ion H+ ở đó tạo thành
nước. Ở một số loại pin nhiên liệu sử dụng nhiên liệu hydrocarbon (CH4, CH3OH…), sản
phẩm tạo ra của pin còn có thể có CO2, nhưng lượng CO2 do pin nhiên liệu tạo ra ít hơn
nhiều so với động cơ đốt trong thông thường. Trong pin nhiên liệu, các electron di

Lớp: DH20KH 29 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

chuyển từ anode sang cathode thông qua một mạch điện bên ngoài, nên dòng điện đi qua
mạch điện có chiều từ cathode sang anode. Vì vậy, cathode là điện cực dương và anode là
điện cực âm của pin nhiên liệu.

Lượng điện thu được từ pin nhiên liệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại pin nhiên
liệu, kích cỡ pin, nhiệt độ hoạt động, áp suất không khí được cung cấp vào pin… Tùy
theo từng loại pin nhiên liệu mà điện áp của pin sẽ khác nhau, nhưng thông thường nằm
trong khoảng từ 0,3 đến 0,9V.

Sơ đồ pin khi hoạt động

Hai nhiên liệu cơ bản cần thiết cho pin nhiên liệu hydro vận hành là hydrogen và
oxygen. Lợi thế hấp dẫn của pin nhiên liệu là tạo ra dòng điện sạch, rất ít ô nhiễm do sản
phẩm phụ của quá trình phát điện cuối cùng chỉ là nước và không hề độc hại.

Chất điên phân đóng vai trò quyết định chủ chốt. Nó chỉ cho phép những ion thích
hợp đi qua giữa anode và cathode, nếu electron tự do hay các chất khác cũng có thể đi
qua chất điện phân này, chúng sẽ làm hỏng các phản ứng hóa học.

Dù gặp ở anode hay cathode, khi hydrogen và oxygen kết hợp với nhau sẽ tạo ra
nước và thoát ra khỏi pin. Pin nhiên liệu sẽ liên tục phát điện khi vẫn được cung cấp

Lớp: DH20KH 30 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

hydrogen và oxygen. Dưới đây là sơ đồ mô tả hai phản ứng cơ bản trong pin nhiên liệu
mà phản ứng tổng quan của chúng chính là phản ứng nghịch của quá trình điện phân
nước:

Phản ứng trên anode: 2 H2  4 H+ + 4 e -

Phản ứng trên cathode: O2 + 4 H+ + 4 e-  2 H2O



Tổng quan: 2 H2 + O2  2 H2O + năng lượng (điện)

1.1. Phân loại pin nhiên liệu

Hiện nay, có rất nhiều kiểu pin nhiên liệu, sử khác nhau của chúng chủ yếu là ở chất
điện giải, loại nhiên liệu mà chúng sử dụng, nhiệt độ vận hành của chúng… Tuy nhiên,
người ta thường dựa vào chất điện giải để phân loại cho chúng. Theo cách phân loại này,
pin nhiên liệu hiện này có các loại sau:

1) Pin nhiên liệu kiềm (AFC).


2) Pin nhiên liệu carbonat nóng chảy (MCFC).
3) Pin nhiên liệu axit photphoric (PAFC).
4) Pin nhiên liệu mạng Proton (PEMFC).
5) Pin nhiên liệu oxit rắn (SOFC).
6) Pin nhiên liệu methanol trực tiếp (DMFC).

Lớp: DH20KH 31 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

Các loại pin hydro

1.1.1. Pin nhiên liệu kiềm (Alkaline Fuel Cell – AFC)

Nguyên lý hoạt động của pin nhiên liệu kiềm

AFC là một trong những pin nhiên liệu phát triển nhất. AFC sử dụng nhiên liệu là
hydro tinh khiết và là một trong số các loại pin nhiên liệu có hiệu suất cao nhất, đạt tới
70%. Hai điện cực được tách ra bởi một chất liệu xốp bão hòa với một dung dịch kiềm
như là KOH. Sản phẩm của nó là nước, điện và nhiệt.

Các phản ứng hóa học xảy ra trên các điện cực diễn ra như sau:

Phản ứng trên anode: 2 H2 + 4 OH-  4 H2O + 4 e-

Phản ứng trên cathode: O2 + 2 H2O + 4 e-  4 OH-



Tổng quát: 2 H2 + O2  2 H2O + điện năng + nhiệt năng

Pin nhiên liệu alkali đã từng được NASA chọn sử dụng trong các chương trình không
gian như đội tàu Con Thoi và các phi thuyền Apollo, chủ yếu bởi vì năng lượng sinh ra
đạt hiệu suất đến 70%.

Lớp: DH20KH 32 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

1.1.1. Pin nhiên liệu carbonat nóng chảy (Molten Carbonate Fuel Cell – MCFC)

Pin nhiên liệu carbonat nóng chảy MCFC dùng các muối carbonate của Na và Mg ở
nhiệt độ cao làm chất điện phân. Hiệu suất pin đạt từ 60-80%, có nhiệt độ làm việc của pin
rất cao (600-650oC). MCFC dùng chất xúc tác điện cực niken nên không đắt lắm so với
xúc tác điện cực platin của AFC. Tuy nhiên, nhiệt độ cao cũng có mặt hạn chế về vật liệu
và an toàn. Bên cạnh đó, ion carbonate từ chất điện phân sẽ bị sử dụng hết trong phản ứng,
đòi hỏi phải tiếp thêm khí carbonic bù vào.

Các phản ứng hóa học xảy ra trên các điện cực diễn ra như sau:

Phản ứng trên anode: 2 CO32- + 2 H2  2 H2O + 2 CO2 + 4 e-

Phản ứng trên cathode: 2 CO2 + O2 + 4 e-  2 CO32-



Tổng quát: 2 H2 + O2  2 H2O + điện năng + nhiệt năng

Pin MCFC vận hành ở nhiệt độ khá cao nên đa số ứng dụng của nó là các nhà máy,
trạm phát điện lớn (ứng dụng tĩnh).

1.1.1. Pin nhiên liệu axit phosphoric (Phosphoric Acid Fuel Cell – PAFC)

Sơ đồ hoạt động của PAFC

PAFC là loại pin nhiên liệu sử dụng acid phosphoric làm chất điện giải, các điện cực
là giấy carbon phủ chất xúc tác Pt, nhiệt độ làm việc từ 150-200oC và đạt hiệu suất
chuyển hóa năng lượng khoảng 80%. Pin nhiên liệu PAFC có công suất đến 200 kW có
thể chịu được nồng độ CO khoảng 1,5%. Nhưng PAFC đòi hỏi điện cực Pt và các bộ
phận bên trong phải chịu được ăn mòn axit.

Các phản ứng hóa học xảy ra trên các điện cực diễn ra như sau:

Phản ứng trên anode: 2 H2  4 H+ + 4 e -

Phản ứng trên cathode: O2 + 4 H+ + 4 e-  2 H2O

Lớp: DH20KH 33 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG



Tổng quát: 2 H2 + O2  2 H2O + điện năng + nhiệt năng

1.1.1. Pin nhiên liệu màng trao đổi proton (Proton Exchange Membrane Fuel Cell –
PEMFC)

Sơ đồ hoạt động của pin PEMFC

PEMFC (còn gọi là “Polymer Electrolyte Membrane Fuel Cell” – pin nhiên liệu
màng điện phân polymer) có cơ chế phản ứng như sơ đồ trên. Pin nhiên liệu PEMFC hoạt
động với một màng điện phân bằng plastic mỏng. Hiệu suất pin từ 40-50% và vận hành ở
nhiệt độ tầm 80oC, đặc biết là sử d ụng mạng điện giải polymer rắn. Công suất dòng ra từ
2 kW (các ứng dụng nhỏ) đến 250 kW (các ứng dụng tĩnh lớn). Tuy nhiên, nhiên liệu
cung cấp cho PEMFC đòi hỏi phải được tinh sạch (không lẫn tạp chất) và cần xúc tác Pt
đắt tiền.

Các phản ứng hóa học xảy ra trên các điện cực diễn ra như sau:

Phản ứng trên anode: 2 H2  4 H+ + 4 e -

Phản ứng trên cathode: O2 + 4 H+ + 4 e-  2 H2O



Tổng quát: 2 H2 + O2  2 H2O + điện năng + nhiệt năng

1.1.1. Pin nhiên liệu oxide rắn (Solid Oxide Fuel Cell – SOFC)

SOFC sử dụng hợp chất oxit kim loại rắn (calcium hay zirconium) làm chất điện
phân. Hiệu suất đạt được khoảng 60% và nhiệt độ vận hành từ 600-1000oC. Đây là dạng
pin nhiên liệu vận hành ở nhiệt độ cao nhất hiện nay. Nhiệt độ cao cho phép sử dụng
được nhiều loại nhiên liệu đầu vào như: khí thiên nhiên, sinh khói hydrocarbon… Công
suất đầu ra của pin lên đến 100 kW.

Chất điện giải của pin là những lớp gốm nặng, không thấm (oxide base của ziconi).

Lớp: DH20KH 34 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

Các phản ứng hóa học xảy ra trên các điện cực diễn ra như sau:

Phản ứng trên anode: CH3OH + H2O  CO2 + 6 H+ + 6 e-

Phản ứng trên cathode: 3/2 O2 + 6 H+ + 6 e-  3 H2O



Tổng quát: CH3OH + 3/2 O2  CO2 + 2 H2O + điện năng + nhiệt năng

1.1.1. Pin nhiên liệu tái sinh (Regenerative Fuel Cell – RFC)

RFC là một hệ thống vận hành thành một chu trình kín và có thể trở thành nền tảng
cơ bản cho nền kinh tế hydrogen. Hydrogen được sinh ra từ điện phân nước, tách nước
thành hai thành phần hydrogen và oxygen. Quá trình sử dụng năng lượng tái tạo từ các
nguồn tự nhiên như gió, mặt trời hay địa nhiệt.

Một hệ thống như vậy sẽ không đòi hỏi bất cứ dạng pin nhiên liệu chuyên biệt nào,
nhưng sẽ cần có một cơ sở hạ tầng để phân phối hydrogen đến các pin nhiên liệu để sử
dụng.

Phân loại Chất Nhiệt độ Hiệu


Nhiên liệu
Pin nhiên liệu điện phân hoạt động suất

“Nhiệt độ
60 – H2
AFC Kiềm (KOH) phòng” đến
70% O2
90oC

“Nhiệt độ
Màng trao đổi 40 – H2
PEMFC phòng” đến
Proton 60% O2, không khí
80oC

“Nhiệt độ
Màng trao đổi 20 – CH3OH
DMFC phòng” đến
Proton 30% O2, không khí
130oC

Axit Phosphoric Gas thiên nhiên, bio


PAFC 160 – 220oC 55% gas, H2
(H3PO4)
O2, không khí

Lớp: DH20KH 35 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

Gas thiên nhiên, bio


Na2CO3, K2CO3 o
MCFC 620 – 660 C 65% gas, gas than đá, H2
nóng chảy
O2, không khí

Gas thiên nhiên, bio


Ziriconi Oxit o 60 –
SOFC 800 – 1000 C gas, gas than đá, H2
(ZrO2) rắn 65%
O2, không khí

Lớp: DH20KH 36 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

Bảng các loại pin nhiên liệu

Dạng pin
PEMFC AFC PAFC MCFC SOFC
nhiên liệu

- Hiệu suất
- Chất điện
- Hiệu suất cao.
phân là rắn
cao.
nên giảm
thiểu những
- Đạt hiệu suất - Có thế
vấn đề ăn
lên đến 85% - Có thế dung được
mòn và bảo
khi kết hợp với dung được nhiều loại
trì.
- Phản ứng phát điện và nhiều loại nhiên liệu
- Nhiệt độ ở cathode nhiệt nhiên liệu đầu vào
vận hành nhanh hơn (cogeneration). đầu vào khác nhau
Ưu điểm
thấp nên có trong chất khác nhau (linh hoạt).
thể được sử điện phân - Có thể sử (linh hoạt).
dụng rộng kiềm. dụng nhiên
rãi cho các liệu không tinh - Chất điện
ứng dụng khiết (lẫn tạp - Có thể phân là rắn
thông chất). dùng được nên giảm
thường. các loại xúc thiểu những
tác khác vấn đề ăn
- Khởi động
nhau. mòn và bảo
nhanh.
trì.

- Nhiệt độ - Đòi hỏi xúc


thấp, đòi tác Platinium. - Nhiệt độ
- Nhiệt độ
hỏi xúc tác - Tốn chi cao làm
cao làm
đắt tiền. phí cho việc tăng ăn
tăng ăn mòn
Nhược khử CO2 - Cho dòng mòn và có
và có thể
điểm khỏi nhiên điện cường độ thể làm
làm giòn vỡ
- Nhạy cảm liệu và dòng thấp. giòn vỡ cấu
cấu trúc của
cao với tạp không khí. trúc của
- Nặng, kích pin.
chất của pin.
nhiên liệu. cỡ to lớn.

Lớp: DH20KH 37 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

Bảng ưu – nhược điệm của các loại pin nhiên liệu

Lớp: DH20KH 38 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

KẾT LUẬN

Xu thế hiện nay phát triển công nghệ hydrogen trên toàn cầu thế giới đang diễn ra
mạnh mẽ. Các phương pháp sản xuất hydrogen bằng năng lượng tái tạo đang được nghiên
cứu và áp dụng vào thực tế. Để thay thế cho nguồn nhiên liệu hóa thạch trong tương lai.

Công nghệ pin nhiên liệu đã tồn tại và mỗi công nghệ đó đều có ưu và nhược riêng.
Mỗi công nghệ đều phù hợp với một số ứng dụng nhất định. Tuy nhiên, những nỗ lực
nghiên cứu và phát triển hiện đang được đẩy mạnh giải quyết các vấn đề còn tồn động
trên pin nhiên liệu về chi phí cao hay còn rất ít trạm nhiên liệu… Nếu trong tương lai, các
vấn đề trên được khắc phục thì pin nhiên liệu có thể trở thành một giải pháp tiềm năng
quan trọng cho nhu cầu năng lượng xanh, sạch trong tương lai.

Lớp: DH20KH 39 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh


ĐỒ ÁN CHUYÊN NGÀNH GVHD: VŨ THỊ HỒNG PHƯỢNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng “Năng lượng tái tạo” Th.s Trần Công Binh ĐHBK HCM.
2. pin Nguyen Thi Le Hien.pdf (pvn.vn).
3. p.48-64 - Nguyen Van Nhu - bai 2.pdf (pvn.vn).
4. p.23-39 - Nguyen Van Nhu.pdf (pvn.vn).
5. Sản xuất hydrogen - Luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp (luanvan.co).
6. Recent development of hydrogen and fuel cell technologies: A review -
ScienceDirect.
7. (PDF) Fuel Cells: Technologies and Applications (researchgate.net).
8. Hydrogen fuel cell cars: what you need to know | BMW.com.
9. “Hydrogen Energy and Fuel Cells a Vision of Our Future” by European
commission Directorate-General for Research Information and Communication Unit.
10. “Hydrogen The Essential Element” by John’s . Rigden.
11. Pin nhiên liệu – Wikipedia tiếng Việt.

Lớp: DH20KH 40 Sinh viên thực hiện: Bùi Công Danh

You might also like