You are on page 1of 3

Gia nhập tiềm tàng – đe dọa canh tranh mới

4. Chi phí chuyển đổi:


- Chi phí chuyển đổi – là phần chi phí mà người tiêu dùng, khách
hàng phải chịu khi muốn thay đổi từ sản phẩm, nhà cung cấp
hoặc thương hiệu này sang nhà cung cấp, sản phẩm hoặc thương
hiệu khác. Chi phí chuyển đổi ở đây không chỉ là tiền, mà còn là
thời gian, công sức, nỗ lực của khách hàng và doanh nghiệp.
- Chi phí chuyển đổi càng cao tương đương với sự ràng buộc của
khách hàng với các doanh nghiệp hiện tại càng lớn thì những
doanh nghiệp mới càng khó khăn trong việc giành giật được
khách hàng của các đối thủ cạnh tranh hiện tại
- Ngành dược là ngành dễ bị đối thủ học hỏi, bắt chước rồi bán
với giá tương đương ra thị trường vì vậy đây là ngành có chi phí
chuyển đổi thấp. Dạo gần đây thị trường bán lẻ dược phẩm càng
có tính phân mảnh rất cao, với hơn 50.000 nhà thuốc hầu hết là
kinh doanh nhỏ lẻ. Bởi lẽ sản phẩm dược rất dễ mua, nên người
tiêu dùng không mất nhiều thời gian mới có thể mua được sản
phẩm tương tự cả về giá cả và chất lượng. Thậm chí còn có
nhiều người không phân biệt được thương hiệu và sản phẩm tiêu
dùng nên việc chuyển đổi của các chi phí trong sử dụng sản
phẩm dược không mấy làm thay đổi thói quen của người tiêu
dùng.
- Cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp bán lẻ đó
là những thành phần bán lẻ những loại thuốc nhập khẩu từ nước
ngoài. Với cái nhìn “sính ngoại” của thị trường Việt Nam thì
những sản phẩm dược từ nước ngoài như: Nhật, Hàn, Đức, Mỹ,
… sẽ có hiệu quả hơn nhiều so với những sản phẩm nội địa Việt
vì vậy ngành dược sẽ càng bị đẩy chi phí chuyển đổi xuống
thấp.
- Vì vậy, với những mặt hàng, dịch vụ có chi phí chuyển đổi thấp,
các doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm cần tập trung vào khâu
phân phối sản phẩm, sao cho sản phẩm dễ dàng tiếp cận khách
hàng nhất. Ngoài ra, đầu tư vào marketing, truyền thông để biến
sản phẩm trở thành ưu tiên số một của người tiêu dùng cũng là
một chiến lược được nhiều doanh nghiệp ưu tiên.

5. Gia nhập vào hệ thống phân phối

- Hệ thống phân phối là sự liên kết giữa các đơn vị kinh doanh,
một nhóm tổ chức hoặc cá nhân với nhau, cùng tham gia vào
quá trình vận chuyển và cung cấp các sản phẩm từ nhà sản xuất
đến tận tay người tiêu dùng, bao gồm: xây dựng, quản lý và
thực hiện các quy trình có liên kết với các doanh nghiệp cung
cấp hàng hóa, đóng gói và cất trữ trong kho, quản lý hàng tồn
kho, xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm, chịu trách nhiệm hậu
cần và các dịch vụ ưu đãi khách hàng. Quy mô của hệ thống
phân phối tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh, quy mô của
doanh nghiệp.
- Khi các kênh phân phối đối với các sản phẩm đã ổn định thì các
công ty mới vào phải thuyết phục những kênh phân phối sẵn có
chấp nhận sản phẩm của mình bằng việc phá giá khuyến mãi,
quảng cáo,…

- Ở Việt Nam, hệ thống phân phối ngành dược phẩm có cấu trúc
khá phức tạp và sự tham gia của nhiều bên liên quan. Hệ thống
phân phối thuốc chủ yếu qua kênh ETC (Ethical drugs: trong y
học có nghĩa là các loại thuốc bán theo đơn bác sĩ, ngoài ra
trong ngành dược còn có nghĩa là kênh đấu thầu tại sở và bệnh
viện) hoặc kênh OTC (Over The Counter: trong y học có nghĩa
là các loại thuốc bán không cần kê đơn thông qua chỉ dẫn của
bác sĩ tại điểm bán. Còn OTC cũng chính là kênh bán lẻ của các
nhà thuốc)
- Các doanh nghiệp đang nắm giữ thị phần phân phối ở các kênh
này đều là những doanh nghiệp đầu ngành và có thương hiệu
lâu đời như: Dược Hậu Giang, Traphaco,… các nhà cung cấp
dược phẩm bán lẻ muốn gia nhập vào thị trường phân phối chủ
yếu muốn gia nhập vào kênh OTC vì đây là hệ thống dễ triển
khai nhất. Những nhà thuốc tập trung vào kênh bệnh viện sẽ có
lợi nhiều hơn là những tập trung bán lẻ bởi lẽ theo báo cáo của
Chứng khoán Mirae Asset, hoạt động mua thuốc qua kênh ETC
sẽ tăng trưởng mạnh hơn so với kênh OTC. Các nhà thuốc bán
lẻ dược phẩm sẽ phải đương đầu mới khó khăn khi muốn chen
chân vào thị trường để cạnh tranh với các ông lớn ở nhà thuốc
bệnh viện.

6. Chính sách của chính phủ


- Chính phủ luôn tạo điều kiện, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuát
thuốc, đẩy mạnh những loại thuốc quý hiếm. Ngoài ra còn hỗ
trợ 1 khoản phí không hề nhỏ từ các nguồn vốn nhằm thúc đẩy
các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu và phát triển y dược. Sự
quan tâm của Chính phủ đối với ngành y dược ngày càng nhiều
đã đóng góp rất nhiều tới sự phát triển của y dược như ngày nay
- Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý để quản lý ngành
dược bao gồm các văn bản liên quan đến vấn đề như Chính sách
của nhà nước về lĩnh vực Dược, quản lý của nhà nước về giá
thuốc, điều kiện kinh doanh thuốc, quản lý thuốc thuộc danh
mục phải kiểm soát đặc biệt, tiêu chuẩn chất lượng thuốc, cơ sở
kiểm nghiệm thuốc.
- Củng cố hệ thống phân phối thuốc, bảo đảm kỷ cương pháp
luật, hiệu quả, chuyên nghiệp. Thực hiện nghiêm các quy định
pháp luật về quyền phân phối thuốc, không để các doanh nghiệp
không được phép nhưng vẫn thực hiện phân phối thuốc trá hình.
Tập trung quản lý hệ thống bán buôn, bán lẻ, các nhà thuốc
trong và ngoài bệnh viện. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để
truy xuất nguồn gốc thuốc, chấn chỉnh tình trạng bán thuốc
không theo đơn.

You might also like