You are on page 1of 4

4.

Sự thay thế
1. Đe doạ từ các sản phẩm, dịch vụ thay thế:
Dân số Việt Nam ngày càng tăng, điều đó thúc đẩy chỉ tiêu chăm sóc sức khoẻ. Do
đó, sức tăng trưởng chi tiêu cho dược phẩm ở Việt Nam vẫn còn rất khả quan, đặc
biệt ở một thị trường phân mảnh và đầy tiềm năng như bán lẻ dược phẩm. Đe doạ
từ các sản phẩm dịch vụ thay thế cũng tác động mạnh mẽ đến cường độ cạnh tranh
trong ngành bán lẻ dược phẩm.
Ví dụ: Thuốc thảo dược và các sản phẩm tự nhiên; các phương pháp điều trị tự
nhiên khác: Y học cổ truyền, yoga, mát-xa,thảo dược; các phương pháp điều trị
không xâm lấn,…
- Giảm khả năng cạnh tranh giá cả: Các dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện
lợi có thể làm giảm mức độ quan trọng của vấn đề giá cả trong việc cạnh
tranh. Thay vào đó, các công ty sẽ cần tập trung vào việc cải thiện chất lượng
dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng để thu hút và giữ chân khách hàng.
Ví dụ: Các công ty cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi như
ShipBob, ShipMonk, hoặc các dịch vụ giao hàng của các nhà bán lẻ trực
tuyến lớn như Amazon, Walmart có thể tạo ra áp lực đối với các công ty bán
lẻ dược phẩm để cung cấp các dịch vụ giao hàng tốt hơn và nhanh chóng hơn
để cạnh tranh về tiện ích và dịch vụ.
- Tăng cường cạnh tranh trên các sàn thương mại điện tử: Hiện nay các dịch
vụ bán hàng trên các nền tảng online không còn xa lạ điều này cho phép các
công ty bán lẻ dược phẩm thiết lập và vận hành cửa hàng trực tuyến một
cách dễ dàng. Điều này tăng cường sự cạnh tranh trong ngành bán lẻ dược
phẩm, bởi các công ty có thể dễ dàng tiếp cận và phục vụ một lượng lớn
khách hàng trực tuyến.
- Giảm thị phần thị trường: Nếu người tiêu dùng chọn lựa sử dụng các sản
phẩm thay thế thay vì dược phẩm, thị phần của ngành bán lẻ dược phẩm có
thể giảm. Điều này có thể đẩy các công ty dược phẩm phải điều chỉnh chiến
lược kinh doanh của họ để đối phó với sự mất mát thị phần.
- Xu hướng sử dụng sản phẩm thuốc thay thế của khách hàng: Các sản phẩm
thuốc thay thế bao gồm các loại thuốc có thành phần hoạt chất tương tự
nhưng được sản xuất bởi các công ty khác với giá cả thấp hơn. Các công ty
dược gốc thường sản xuất các sản phẩm này sau khi hết hạn bảo hộ sáng chế
của thuốc gốc. Những sản phẩm thuốc thay thế này có thể gây áp lực cạnh
tranh và giảm doanh thu của các công ty dược gốc.
Ví dụ: Khi nhắc đến thuốc giảm đau hạ sốt, mọi người thường sẽ nghĩ ngay
về thuốc Panadol Extra do trong Panadol Extra có các hoạt chất paracetamol
giúp giảm được nhiều loại đau từ mức độ nhẹ đến vừa và phù hợp cho nhiều
đối tượng bệnh nhân, hơn nữa sản phẩm này được sản xuất từ năm 1956 và
dần trở nên quen thuộc mới mọi người. Tuy nhiên, vào tháng 7/2022, nhà sản
xuất của Panadol là Haleon đã tách ra khỏi tập đoàn GlaxoSmithKline (GSK)
có trụ sở tại Anh Quốc để trở thành một công ty độc lập. Việc thay đổi này
có ảnh hưởng đến việc phân phối sản phẩm tại Việt Nam, đồng nghĩa với
việc tạo điều kiện cho các đối thủ cạnh tranh quảng bá sản phẩm. Một trong
số những thương hiệu đã đẩy mạnh phân phối và quảng bá là thương hiệu
thuốc giảm đau hạ sốt Hapacol được bắt đầu sản xuất vào năm 2005, thuộc
sở hữu của công ty dược phẩm DHG Pharma, một công ty dược phẩm lớn tại
Việt Nam.
Đối với các thương hiệu đã có lịch sử hoạt động trên thị trường dược phẩm thì các
doanh nghiệp phải luôn dự đoán được sự đe dọa từ các sản phẩm, dịch vụ thay thế:
- Nghiên cứu chức năng sử dụng của mỗi sản phẩm, dịch vụ ở mức độ rộng
nhất có thể: Đối với ngành y dược, tác dụng của sản phẩm với người bệnh là
quan trọng nhất, vậy nên các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm phải phát
triển nghiên cứu về cơ chế hoạt động: Xác định cách mà một loại thuốc hoạt
động trong cơ thể, tương tác với các cơ quan, hệ thống và quá trình sinh lý
như thế nào; về tác dụng: Đánh giá tác dụng dự kiến của một loại thuốc trong
việc giảm đau, giảm viêm, hạ sốt hoặc điều trị các bệnh lý cụ thể; về tương
tác của sản phẩm: Xác định cách mà một loại thuốc tương tác với các loại
thuốc khác, thực phẩm, thảo dược hoặc các yếu tố khác và có thể gây ra tác
dụng phụ hay không mong muốn; về hiệu quả và an toàn của dược liệu đó:
Đánh giá hiệu quả và an toàn của một loại thuốc trong điều trị bệnh lý cụ thể,
so sánh với các phương pháp khác hoặc giữa các loại thuốc khác nhau.
Ví dụ về thuốc trị liệu Insulin:
o Nghiên cứu cơ chế hoạt động: Nghiên cứu cách mà insulin hoạt động
trong cơ thể để điều chỉnh nồng độ đường trong máu và quá trình
chuyển hóa glucose.
o Nghiên cứu tác dụng: Đánh giá tác dụng điều chỉnh nồng độ đường
trong máu của insulin ở bệnh nhân bị tiểu đường.
o Nghiên cứu tương tác: Xác định tương tác giữa insulin và các loại
thuốc khác, chẳng hạn như thuốc chống đông máu, để đảm bảo an toàn
sử dụng.
o Nghiên cứu hiệu quả và an toàn: Đánh giá hiệu quả và an toàn của
insulin trong điều trị tiểu đường, bao gồm xác định liều lượng phù
hợp, tần suất tiêm và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.
- Về dịch vụ y tế: các doanh nghiệp phải nghiên cứu về nhiều mặt để mang tới
sự hài lòng tốt nhất cho bênh nhân khi trải nghiệm dịch vụ y tế của doanh
nghiệp:
o Nghiên cứu về hiệu quả và hiệu suất: Đánh giá hiệu quả và hiệu suất
của các dịch vụ y tế như chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng, chăm
sóc bệnh nhân, và quản lý bệnh lý cụ thể.
o Nghiên cứu về chất lượng cuộc sống: Đánh giá tác động của các dịch
vụ y tế đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, bao gồm các yếu tố
về sức khỏe, cảm xúc, tình trạng tâm lý và xã hội.
o Nghiên cứu về kinh tế y tế: Đánh giá tác động kinh tế của các dịch vụ
y tế, bao gồm các chỉ số như chi phí, hiệu suất kinh tế, tiết kiệm chi
phí và chi trả bảo hiểm y tế.
o Nghiên cứu về sự hài lòng và sự tham gia của bệnh nhân: Đánh giá sự
hài lòng của bệnh nhân đối với dịch vụ y tế và mức độ tham gia của họ
trong quyết định và quản lý sức khỏe của mình.
- Kiểm soát sự ra đời của công nghệ mới trong ngành dược: Ngành dược phẩm
đang chứng kiến sự bùng nổ của công nghệ, từ công nghệ sinh học đến công
nghệ thông tin, tất cả đều đóng góp vào việc tạo ra những xu hướng mới
trong ngành. Vậy nên kiểm soát được sự ra đời và ảnh hưởng của công nghệ
mới trong ngành này sẽ giúp cho doanh nghiệp có những bước tiến đột phá,
nổi bật, đặc biệt điều đó thể hiện ở sản phẩm mà doanh nghiệp mang ra thị
trường:
o Công nghệ sinh học: Công nghệ sinh học đang mở ra những cánh cửa
mới trong việc phát triển thuốc. Với khả năng tạo ra các loại protein và
enzyme tùy chỉnh, công nghệ sinh học đang giúp chúng ta phát triển
những loại thuốc mới mà trước đây không thể tưởng tượng được.
o Công nghệ thông tin trong dược phẩm: Công nghệ thông tin đang thay
đổi cách chúng ta nghiên cứu và phát triển thuốc. Từ việc sử dụng trí
tuệ nhân tạo để dự đoán tác dụng của các hợp chất hóa học, đến việc
sử dụng dữ liệu lớn để theo dõi hiệu quả của các loại thuốc, công nghệ
thông tin đang tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành dược phẩm.
o Công nghệ sản xuất dược phẩm: Công nghệ sản xuất cũng đang trải
qua những thay đổi lớn. Các phương pháp sản xuất mới như in 3D
đang cho phép chúng ta tạo ra các loại thuốc với độ chính xác và hiệu
quả cao hơn.
Ví dụ: Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong y học đã tạo ra nhiều đột phá
đối với lĩnh vực điều chế thuốc, nhất là các loại kháng sinh, nhờ khả năng
phân tích khối lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng, từ đó đưa ra các kết
quả đánh giá cao. Theo các báo cáo được công bố vào năm 2023, AI đã phát
hiện ra một loại hợp chất "kỳ diệu" có tên halicin, có khả năng tiêu diệt vi
khuẩn bằng cơ chế khác với tất cả loại thuốc hiện hành.

You might also like