You are on page 1of 13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÀNH VI TỔ CHỨC

GVHD: ThS. Nguyễn Hồng Mai

V AN LANG WHERE
UNIV ERSITY I M P A C T MATTERS
1
VAN LAN G UNIVERSITY

Sau khi học xong chương này, người học sẽ:

• Hiểu rõ khái niệm và vai trò của hành vi tổ chức, mối quan hệ của
môn học này với các môn học khác;
• Nắm được cơ hội và thách thức đối với Hành vi tổ chức, mô hình
nghiên cứu và nội dung của môn học Hành vi tổ chức;
• Có phương pháp nghiên cứu/ tiếp cận phù hợp với môn học.

2
VAN LAN G UNIVERSITY

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

• Tổ chức là nhóm người cùng làm việc và phụ thuộc lẫn nhau, tương tác với các
nguồn lực khác nhằm đạt mục tiêu chung.
• Hành vi tổ chức (HVTC) là lĩnh vực nghiên cứu về những ảnh hưởng của cá nhân,
nhóm, và cơ cấu đến hành vi của con người trong tổ chức với mục tiêu nâng cao
hiệu quả của tổ chức.
• Hành vi tổ chức tập trung vào ba nhóm yếu tố tác động đến hành vi của người lao
động trong tổ chức: các yếu tố thuộc về cá nhân, các yếu tố liên quan đến nhóm,
các yếu tố thuộc về tổ chức.
3
VA N LA N G UN I VER S I T Y DA T E 20 22
VAN LAN G UNIVERSITY

TỔ CHỨC
NHÓM
CÁ NHÂN
P AG E
VAI TRÒ CỦA HVTC

• Tạo sự gắn kết giữa người lao động và tổ chức trên cơ sở đảm bảo mục tiêu và các
giá trị của tổ chức có sự tương thích với mục tiêu và giá trị cá nhân;

• Giúp các nhà quản lý có được cái nhìn đầy đủ và toàn diện về người lao động để
đưa ra chính sách biện pháp khuyến khích và tạo động lực phù hợp;

• Giúp các nhà quản lý tạo môi trường làm việc hiệu quả trong tổ chức;

• Đảm bảo sự cân bằng, tin tưởng và gắn kết người lao động với tổ chức và lãnh
đạo.
CHỨC NĂNG CỦA HVTC
CHỨC NĂNG CỦA HVTC

• Giải thích hành vi: đưa ra nguyên nhân dẫn đến hành vi nào đó
• Dự báo hành vi: xác định các hành vi có thể xảy ra trong một môi trường/
hoàn cảnh nhất định
• Kiểm soát hành vi: thực hiện các biện pháp để hành vi của người lao động
hướng đến mục tiêu mà tổ chức đã đặt ra
VAN LAN G UNIVERSITY

CÁC KHOA HỌC ĐÓNG GÓP VÀO HVTC

• Tâm lý học
• Xã hội học
• Tâm lý xã hội học
• Nhân chủng học
• Khoa học chính trị

8
CƠ HỘI & THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HVTC

• Xu hướng toàn cầu hóa: đòi hỏi nâng cao kỹ năng của người lao động và năng suất chất lượng
• Sự đa dạng của nguồn nhân lực trong tổ chức và sự trung thành của nhân viên giảm sút
• Xu hướng phân quyền cho cấp dưới và khuyến khích đổi mới sáng tạo
• Xu hướng quản lý trong môi trường luôn thay đổi
• Xu hướng làm việc qua mạng
• Nhu cầu đảm bảo sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống
• Đòi hỏi người lao động phải nâng cao năng suất chất lượng và đạo đức nghề nghiệp
VAN LAN G UNIVERSITY

ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA HVTC

• Đối tượng nghiên cứu của môn học là hành vi của con người trong tổ
chức. Môn học giúp các nhà quản lý giải thích, dự đoán và kiểm soát
hành vi một cách tốt hơn.
• Nhiệm vụ của môn học là cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ
năng cơ bản của hành vi tổ chức.

10
VAN LAN G UNIVERSITY

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HVTC


Phương pháp nghiên cứu của HVTC là sự kết hợp giữa cách tiếp cận mang tính hệ
thống và sự trải nghiệm cá nhân trong quản lý.
• Cách tiếp cận hệ thống cho phép phát hiện những sự việc, hiện tượng, những mối
quan hệ nhân – quả và cung cấp cơ sở để dự báo hành vi một cách chính xác.
• Cách tiếp cận bằng trực giác/ sự trải nghiệm trong quản lý bổ sung cho cách tiếp
cận mang tính hệ thống. Cảm nhận cá nhân có được từ kinh nghiệm quản lý giúp
cho việc ra quyết định chính xác hơn.

11
VAN LAN G UNIVERSITY

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HVTC


Những hiểu biết về HVTC giúp các nhà quản lý điều hành công việc tốt hơn
thể hiện qua các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức như:
• Năng suất lao động
• Tỷ lệ biến động nhân sự
• Sự hài lòng của người lao động
• Tính liên kết và hiệu quả hoạt động nhóm
• Sự tồn tại của tổ chức trong môi trường cạnh tranh
12
THANK YOU
FOR PARTICIPATING

V AN LANG WHERE
UNIVERSITY I M P A C T MATTERS
13

You might also like