You are on page 1of 4

C2 (tiếp): Phân bổ vốn

08 Tháng Năm 2023 7:34 SA

CHƯƠNG
3

Audio recording started: 8:09 SA 08 Tháng Năm 2023

TÍNH TOÁN DÒNG TIỀN CỦA DỰ ÁN


 Quy trình phân bổ vốn (The capital budgeting process):
1. Lên ý tưởng đầu tư

2. Phân tích các đề xuất riêng lẻ


- Thu thập thông tin về dòng tiền
- Đánh giá lợi nhuận

3. Lập kế hoạch phân bổ vốn (capital budgeting)


- Chú ý tới:
○ tính phù hợp của các dự án có lợi nhuận với chiến lược của công ty
○ Thời gian của dự án
○ Thứ tự ưu tiên của dự án

4. Giám sát và hậu kiểm


- So sánh kết quả thực tế với kế hoạch
- Bất kì sự khác biệt nào cũng phải được giải thích
- Tác dụng:
○ đánh giá tính hiệu quả của các dự báo từ trước
○ Giải thích được sự khác nhau của dự báo với thực tế -> đánh giá,
cải thiện hoạt động dự báo
○ Tìm ra phần nào trong việc đầu tư mang lại nhiều lợi ích nhất ->
tập trung vào đó -> mang lại nhiều lợi nhuận hơn

 Các hạng mục sơ bộ để phân tích khi phân bổ nguồn vốn (CB)
- Costs vs Benefits: Lợi ích từ việc cải thiện việc đưa ra quyết định phải lớn
hơn chi phí cho quy trình phân bổ vốn
○ Nếu chi phí của CB > lợi ích của CB để đưa ra quyết định -> ko nên
làm CB
○ VD: Mùa hè, điều hòa bị hỏng -> Có nên tính đoán xem có nên bỏ
tiền ra mua điều hòa mới hay ko?
 Việc tính toán xem có nên bỏ tiền ra mua điều hòa, chi phí
cơ hội của số tiền đó,... -> CB -> Làm tiêu tốn sức lực của chủ
nhà -> Tốn kém chi phí
 Trong khi lợi ích của việc tính toán đó mang lại là ko nhiều vì:
trời đang rất nóng, việc phải có 1 chiếc điều hòa mới là gần
như bắt buộc phải làm.
- Dự án thay thế:
○ VD: máy móc, thiết bị bị hỏng phải mua mới, hay đến hạn thay thế.
○ Các dự án này có scale nhỏ so với quy mô của công ty -> ko đưa
vào CB -> mua luôn.
○ Over analyse: phân tích quá mức, phân tích cả những vấn đề đơn
giản mà vốn dĩ ko cần phân tích vẫn có thể đưa ra quyết định.

- Dự án mở rộng:
○ VD: Mua dây truyền mới, mở nhà máy mới...
○ Đặc điểm: CP đầu tư lớn, tính ko chắc chắn khi dự đoán dòng
tiền -> suy xét cẩn thận hơn
○ Việc phân cấp trong doanh nghiệp: Những dự án có quy mô ntn thì
do ai quyết định?
 Dự án quy mô lớn (mở nhà máy mới) -> ban lãnh đạo công ty
cùng cổ đông họp bàn đưa ra quyết định
 Dự án nhỏ hơn (mua sắm dây truyền) -> đối với công ty lớn,
trưởng xưởng có thể quyết định (có xin phép ban lãnh đạo)
-> Tùy thuộc vào quy mô của công ty

- Sản phẩm và dịch vụ mới:


○ Chi phí cao
○ Tính ko chắc chắn (có ở những thứ mới)
-> Cần cân nhắc kỹ, phải được nhiều bên thông qua.

- Dự án quy định, an toàn và môi trường


○ Chỉ số ESG: ngoài lợi nhuận, các công ty hiện nay còn quan tâm tới
vấn đề xã hội, môi trường
○ Nếu bắt buộc chỉ số ESG -> các công ty sẽ ko thích vì phải bỏ chi phí
để tính toán trong khi mang lại rất ít lợi nhuận về mặt tài chính
○ Danh tiếng của các doanh nghiệp lại bị ảnh hưởng bởi yếu tố này.
 VD: Công ty phải đóng cửa 1 nhà máy do báo cáo làm ô
nhiễm môi trường tại khu vực đó.

- Các dự án khác

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC GIẢ ĐỊNH ĐẾN KẾT QUẢ CỦA DÒNG TIỀN
 Các nguyên tắc cơ bản về phân bổ nguồn vốn
1. Quyết định dựa trên dòng tiền (ko dựa trên khái niệm kế toán)
- Trong kế toán có nhiều khái niệm ko liên quan đến dòng tiền -> ko đưa
vào khi làm CB. VD:
○ NI # lợi nhuận trong kinh tế
○ Các chi phí vô hình
=> Trong CB chỉ quan tâm tới dòng tiền.
2. Thời điểm của dòng tiền là rất quan trọng
○ Các nhà phân tích nỗ lực để đưa thông tin chi tiết, chính xác khi
nào dòng tiền xảy ra
○ Quan tâm tới giá trị thời gian của tiền
3. Dòng tiền dựa trên chi phí cơ hội
○ Các dòng tiền gia tăng (the incremental cash flow) xảy ra khi có 1
khoản đầu tư so với trường hợp ko có khoản đầu tư
4. Dòng tiền sau thuế
○ Thuế phải được phản ánh đầy đủ trong tất cả các quyết định ngân
sách vốn
5. Bỏ qua chi phí tài chính (chi phí lãi vay) -> tính vào mức chiết khấu (nên
nếu tính cả CP lãi vay sẽ bị tính 2 lần)
6. Dòng tiền phân bổ nguồn vốn không phải thu nhập ròng kế toán
○ Thu nhập ròng kế toán bị giảm bởi các chi phí tiền mặt như khấu
hao, chi phí lãi vay
○ Thu nhập ròng kế toán cũng khác với trong kinh tế -> là dòng tiền
vào cộng với sự thay đổi giá trị thị trường của công ty
 Thu nhập ròng trong kinh tế ko trừ đi chi phí vay nợ và dựa
trên những thay đổi trong giá trị thị trường của công ty, ko
phải thay đổi trong giá trị của sổ sách

 NỚI LỎNG GIẢ THUYẾT VỚI NPV


- Giả định ràng buộc trước: giả định ngầm chỉ có thể chấp nhận hay từ
chối dự án
○ Trên thực tế, nhiều dự án có NPV < 0 vẫn được thực hiện (do
những tiềm năng của dự án chưa được thể hiện ở dòng tiền: cơ
hội, chính sách mới đến sau khi thực hiện dự án.... )
○ VD: Xe điện của Vinfast:
 Dòng tiền nhiều năm nay là lỗ
 Nhìn thấy tiềm năng trong tương lai -> đây là 1 lĩnh vực bền
vững và sẽ được tập trung phát triển trong tương lai
- Tuy nhiên, nhiều khi các quản lý chọn dự án có NPV < 0:
○ Kinh nghiệm, sự nhạy cảm của nhà quản lý (ko phải dựa trên tư lợi
của nhà quản lý hay các lí do xấu khác)

- NPV chưa tính tới các giá trị thêm vào và sự linh động trong quyết định
của nhà quản lý
○ Có thể tham khảo thêm phương pháp phân tích quyền chọn
(option analysis)
○ VD: Công ty thuốc:
 Để sáng chế thuốc phải tốn rất nhiều chi phí và thời gian
 Phải xin phép cơ quan chức năng để được thông qua và bán
trên thị trường -> Quyết định có được thông qua hay ko sẽ
quyết định kết quả kinh doanh của cty -> Như 1 dạng option
 Đối với trường hợp này, nếu sử dụng các PP như NPV, IRR,
Payback period.... -> kết quả cho ra có thể ko đúng
=> Dùng phương pháp khác: Option analysis (Dùng nhiều
trong thực tế)
○ VD2: Công ty khai khoáng -> Thẩm định trữ lượng của 1 cái mỏ
khoáng bằng Option Analysis.

KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ: ĐO LƯỜNG NPV CỦA DỰ ÁN


BÀI TẬP
- NPV2 > NPV 1 => Chọn dự án 2
- Nhận xét:
○ Dự án 1 có dòng tiền khá đều
○ Dự án 2 chỉ có dòng tiền vào vào năm cuối
=> Sự ưa thích về mỗi tính chất của dòng tiền là dựa vào từng công
ty

-> excel

You might also like