You are on page 1of 59

CÔNG NGHỆ KIM LOẠI

ĐẶNG ĐỨC THUẬN

1
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí
7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá
7.1.1 Khái niệm chung
a. Khái niệm
Đồ gá là một trang bị công nghệ dùng để giữ chặt chi tiết, định
hướng chuyển động cho chi tiết và xác định vị trí của chi tiết với
máy, dao, với các chi tiết khác…
– Xác định vị trí của chi tiết gia công so với máy và dụng cụ
cắt ↔ Định vị.
– Cố định vị trí chi tiết đã định vị, không cho ngoại lực làm xê
dịch hoặc rung động ↔ Kẹp chặt.
– Xác định vị trí và dẫn hướng dụng cụ cắt.
– Tạo thêm 1 số chuyển động để gia công các bề mặt phức
tạp.

2
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí
7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá
7.1.1 Khái niệm chung
b. Công dụng của đồ gá
– Nâng cao được năng suất lao động, giảm bớt được thời gian
phụ trong quá trình gia công, lắp ráp
– Mở rộng phạm vi công nghệ của máy công cụ, làm cho máy
công cụ gia công được 1 hoặc 1 số bề mặt nào đó mà bản thân
máy công cụ nếu không có đồ gá sẽ không làm được.
– Giúp cho việc gia công được các nguyên công khó
– Giúp cho các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết trong quá trình gia
công, lắp ráp được đảm bảo.

3
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí
7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá
7.1.1 Khái niệm chung
c. Phân loại đồ gá
 Phân loại theo công dụng
– Đồ gá trên máy công cụ
Được dùng để gá lắp chi tiết gia công, gá lắp dao trên máy
công cụ: Mâm cặp, mũi tâm, trục gá, ê tô
– Đồ gá dùng để lắp ráp
Dùng để gá lắp sơ bộ các chi tiết nào đó trong cụm máy
 Đồ gá kiểm tra
– Dùng để kiểm tra các thông số kỹ thuật của chi tiết máy
trong quá trình gia công hoặc lắp ráp

4
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí
7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá
7.1.1 Khái niệm chung
c. Phân loại đồ gá
 Phân loại theo mức độ chuyên môn hóa
– Đồ gá vạn năng
– Đồ gá chuyên dùng

5
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí
7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá
7.1.2 Những yêu cầu cơ bản khi thiết kế đồ gá
a. Nhiệm vụ của đồ gá
• Nâng cao năng suất và độ chính xác gia công.
• Mở rộng khả năng công nghệ cho máy thí dụ như mài trên máy
tiện, phay trên máy tiện, tiện trên máy phay…
• Giúp cho việc thực hiện các nguyên công khó trở nên dễ dàng
thí dụ như dùng ụ phân độ để gia công bánh răng bằng phương
pháp phay định hình.
• Cải thiện điều kiện làm việc.

6
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí
7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá
7.1.2 Những yêu cầu cơ bản khi thiết kế đồ gá
b. Yêu cầu của đồ gá
• Kết cấu phải phù hợp với công dụng.
• Đảm bảo độ chính xác gia công.
• Thao tác dễ dàng, nhanh chóng và an toàn lao động.
• Giá thành chế tạo thấp.

7
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí
7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá
7.1.3 Các bộ phận cơ bản của đồ gá
a. Bộ phận định vị
• Kết cấu phải phù hợp với công dụng.
• Đảm bảo độ chính xác gia công.
• Thao tác dễ dàng, nhanh chóng và an toàn lao động.
• Giá thành chế tạo thấp.

8
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí

7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá


7.1.3 Các bộ phận cơ bản của đồ gá
a. Bộ phận định vị
Dùng để xác định vị trí cần thiết của chi tiết gia công so với máy
và dụng cụ cắt.
Bộ phận định vị của đồ gá xác định vị trí vật gia công theo
nguyên tắc 6 điểm. Tùy thuộc vào hình dạng hình học bề mặt cần
được định vị mà các phần tử định vị đồ gá có hình dạng khác nhau
• Cơ cấu định vị chính: trực tiếp tham gia định vị chi tiết (khống
chế bậc tự do).
• Cơ cấu định vị phụ: không tham gia định vị chi tiết mà chỉ làm
tăng độ cứng vững cho chi tiết, nó không làm thay đổi vị trí của
chi tiết, thông thường nó là các cơ cấu điều chỉnh hay di động
được. 9
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí

7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá


7.1.3 Các bộ phận cơ bản của đồ gá
a. Bộ phận định vị
Ví dụ:
 Để định vị mặt trụ ngoài dùng khối V
 Để định vị mặt trụ trong dùng chốt, trục gá
 Để định vị mặt phẳng dùng các phiến tỳ, chốt tỳ
 Yêu cầu bộ phận định vị:
 Có độ cứng vững cao
 Khả năng làm việc lâu dài
 Thay thế dễ dàng trong quá trình sử dụng

10
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí

7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá


7.1.3 Các bộ phận cơ bản của đồ gá

Các dạng định vị chi tiết (Hình vẽ)


- Định vị chính: Đinh vị mặt phẳng,
mặt trụ cho phôi
- Định vị phụ: Chốt tì làm tăng độ
cứng vững cho phôi, bộ phận đỡ
điều chỉnh…

11
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí

7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá


7.1.3 Các bộ phận cơ bản của đồ gá
b. Bộ phận kẹp chặt
Tạo ra lực kẹp chặt, giữ cho chi tiết không bị xê dịch dưới tác
dụng của lực cắt, của trọng lượng bản thân chi tiết.
- Bộ phận kẹp chặt bao gồm:
+ Kẹp bằng ren vít, bằng chêm, bằng con lăn lệch tâm.
+ Kẹp chặt bằng thủy lực, khí nén.
- Khi chọn cơ cấu kẹp chặt cần quan tâm đến phương, chiều và
điểm đặt của lực kẹp.
- Ngoài ra còn chú ý đến số lượng chi tiết gia công để chọn cơ
cấu kẹp cho hợp lý.

12
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí

7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá


7.1.3 Các bộ phận cơ bản của đồ gá
b. Bộ phận kẹp chặt
Kẹp chặt là cố định vị trí đã định vị.
Trên hình bên chi tiết được định vị bằng
khối V khống chế 4 bậc tự do. Để cố định
vị trí định vị thì lực kẹp Wct phải đủ lớn
làm cho chi tiết không bị trượt và bị xoay
trong quá trình gia công.

13
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí

7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá


7.1.3 Các bộ phận cơ bản của đồ gá
b. Bộ phận kẹp chặt
Ý nghĩa và yêu cầu đối với cơ cấu kẹp
Việc kẹp chặt có ảnh hưởng rất lớn đến
quá trình gia công. Nếu việc kẹp chặt
được thực hiện tốt sẽ nâng cao năng
suất, độ chính xác gia công đồng thời
giảm sức lao động, dễ cơ khí hóa tự
động hóa quá trình sản xuất.

14
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí

7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá


7.1.3 Các bộ phận cơ bản của đồ gá
b. Bộ phận kẹp chặt
Ý nghĩa và yêu cầu đối với cơ cấu kẹp
• Không được phá vỡ vị trí đã định vị
• Lực kẹp phải đủ lớn không được nhỏ
hơn lực kẹp cần thiết đồng thời không
quá lớn làm biến dạng chi tiết gia
công
• Biến dạng do lực kẹp gây ra không
được vượt quá giới hạn cho phép

15
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí

7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá


7.1.3 Các bộ phận cơ bản của đồ gá
b. Bộ phận kẹp chặt
Ý nghĩa và yêu cầu đối với cơ cấu kẹp
• Đảm bảo động tác phải nhanh, gọn,
đơn giản, thao tác tiện lợi an tòan
• Cơ cấu phải nhỏ gọn, gắn liền thành
một khối.
• Bề mặt gia công.

16
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí

7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá


7.1.3 Các bộ phận cơ bản của đồ gá
b. Bộ phận kẹp chặt
Phương và chiều của lực kẹp
• Phương lực kẹp nên cố gắng thẳng
góc với mặt chuẩn định vị chính (mặt
hạn chế 3 bậc tự do )vì khi đó diện
tích tiếp xúc là lớn nhất.
• Chiều lực kẹp đi từ ngòai vào mặt
định vị, cùng chiều với lực cắt và trọng
lực. Đôi khi kết cấu không cho phép
có thể chọn chúng thẳng góc với
nhau.
17
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí

7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá


7.1.3 Các bộ phận cơ bản của đồ gá
b. Bộ phận kẹp chặt
Điểm đặt của lực kẹp
• Lực kẹp sao cho chi tiết gia công bị
biến dạng ít nhất vì vậy lực kẹp phải
đặt ở vị trí có độ cứng vững lớn
• Điểm đặt lực kẹp phải nằm trong mặt
định vị hay tại vị trí đỡ chi tiết và phải
gần

18
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí

7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá


7.1.3 Các bộ phận cơ bản của đồ gá
b. Bộ phận kẹp chặt

19
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí

7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá


7.1.3 Các bộ phận cơ bản của đồ gá
c. Bộ phận dẫn hướng
Cơ cấu dẫn hướng có nhiệm vụ dẫn hướng và nâng cao độ
cứng vững cho dụng cụ cắt. Thường là các bạc dẫn hướng, phiến
dẫn và được sử dụng trong đồ gá ở các nguyên công khoan, khóet,
doa hay tiện trong. Bạc dẫn hướng:

20
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí

7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá


7.1.3 Các bộ phận cơ bản của đồ gá
c. Bộ phận dẫn hướng
Cữ so dao:
Cữ so dao dùng để điều chỉnh cho dao cắt có vị trí chính xác so
với bàn máy và đồ gá cũng chính là so với chi tiết gia công. Cữ so
dao thường được dùng trong các đồ gá dùng cho các nguyên công
phay. Cữ so dao bao gồm cả các lọai miếng gá và miếng căn
Miếng căn

21
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí

7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá


7.1.3 Các bộ phận cơ bản của đồ gá
d. Bộ phận phân độ
Phân độ thường
được sử dụng trong
những đồ gá nhiều vị
trí, tạo cho phôi có
nhiều vị trí trong cùng
một lần gá. Thí dụ như
phay bánh răng bằng 1. Cần khóa 7. Mâm cặp tốc
phương pháp phay 2. Đai ốc 8. Mũi tâm
3. Tay quay 9. Mũi tâm
định hình.
4. Đĩa chia 10. Ụ sau
5. Vỏ bao che 11. Vít kẹp
6. Thân 12. Vôlăng 22
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí

7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá


7.1.3 Các bộ phận cơ bản của đồ gá
d. Bộ phận phân độ
Đầu phân độ dơn giản

23
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí

7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá


7.1.3 Các bộ phận cơ bản của đồ gá
d. Bộ phận phân độ
Đầu phân độ vạn năng

24
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí

7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá


7.1.3 Các bộ phận cơ bản của đồ gá
e. Thân đồ gá và chi tiết ghép nối
- Thân đồ gá phải có kết cấu đủ cứng vững và bền khi chịu
tải trọng ( chủ yếu là lực cắt ) và không bị biến dạng
- Kết cấu đơn giản, nhẹ dễ chế tạo mang tính công nghệ cao,
dễ thap tác và dễ làm vệ sinh đồng thời tháo lắp chi tiết được dễ
dàng
- Kết cấu phải chắc chằn vững vàng nhất là những kết cấu
quay nhanh.

25
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí

7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá


7.1.3 Các bộ phận cơ bản của đồ gá
e. Thân đồ gá và chi tiết ghép nối

26
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí

7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá


7.1.3 Các bộ phận cơ bản của đồ gá
f. Bộ phận truyền động
Bộ phận truyền động của đồ gá có tác dụng xác định vị trí
tương đối giữa dao cắt với vật gia công, đồng thời cũng xác định cả
hướng chuyển động của dao cắt theo một quỹ đạo nào đó trong gia
công chép hình.

g. Cơ cấu gá dao
Cơ cấu gá dao dùng để xác định vị trí của dao cắt với bàn máy
và đồ gá. Cơ cấu này thường dùng miếng gá của dao và căn.

27
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí

7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá


7.1.3 Các bộ phận cơ bản của đồ gá
g. Cơ cấu gá dao
Miếng gá

28
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí

7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá


7.1.3 Các bộ phận cơ bản của đồ gá
g. Cơ cấu gá dao

Cách sửa dụng cữ so dao

29
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí

7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá


7.1.4 Bộ phận định vị của đồ gá
Các chi tiết và cơ cấu trên đồ gá tiếp xúc với chuẩn định vị của
chi tiết thay thế cho các điểm định vị, làm nhiệm vụ khống chế các
bậc tự do theo nguyên tắc 6 điểm định vị
• Cơ cấu định vị chính: trực tiếp tham gia định vị chi tiết ( khống
chế bậc tự do )
• Cơ cấu định vị phụ: không tham gia định vị chi tiết mà chỉ làm
tăng độ cứng vững cho chi tiết, nó không làm thay đổi vị trí của
chi tiết, thông thường nó là các cơ cấu điều chỉnh hay di động
được

30
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí

7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá


7.1.4 Bộ phận định vị của đồ gá
A. Các chi tiết định vị mặt phẳng
a. Chốt tì cố định
Chốt tỳ dùng để đỡ
mặt phẳng; mỗi
một chốt tỳ có tác
dụng là một điểm
định vị.

31
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí

a) Chốt tỳ đầu thẳng dùng định vị mặt phẳng đã gia công


b) Chốt tỳ đầu chỏm dùng định vị mặt thô chưa gia công
c) Chốt tỳ đầu phẳng khía nhám dùng định vị mặt phẳng thô có
diện tích tiếp xúc lớn nên ma sát tiếp xúc nhiều hơn và lâu mòn hơn
d) Lọai cuốn chốt có bạc lót dùng trong sản xuất hàng lọat lớn,
dễ thay thế
32
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí
a. Chốt tì cố định

33
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí
a. Chốt tì cố định

34
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí
a. Chốt tì cố định

35
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí
Chốt tỳ điều chỉnh

Chốt tỳ tự lựa

36
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí
Chốt tỳ điều chỉnh

37
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí
Chốt tỳ điều chỉnh

38
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí

7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá


7.1.4 Bộ phận định vị của đồ gá
A. Các chi tiết định vị mặt phẳng
b. Phiến tỳ
Dùng để định vị bề mặt phẳng lớn của vật gia công
a) Phiến tỳ phẳng đơn
giản lọai này khó quét
phoi thường dùng ở
mặt bên
b) Phiến tỳ có bậc lọai
này có kích thước lớn
nên ít được sử dụng
c) Phiến tỳ có rãnh
nghiêng dễ quét phoi
tuy nhiên chế tạo phức
tạp hơn

39
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí
b. Phiến tỳ

40
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí
b. Phiến tỳ

41
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí

7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá


7.1.4 Bộ phận định vị của đồ gá
B. Các chi tiết định vị mặt trụ ngoài
a. Khối V
Khối V thường được phân lọai theo góc V: 600, 900, 1200. Và
thường có 3 lọai: V ngắn, V dài, V vát mép
Vị trí khối V quyết định vị trí của chi tiết gia công do vậy cần
phải định vị chính xác khối V trên thân đồ gá bằng 2 chốt định vị
sau đó dùng bắt vít chặt lại.

42
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí

7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá


7.1.4 Bộ phận định vị của đồ gá
B. Các chi tiết định vị mặt trụ ngoài
a. Khối V
a) khối V ngắn định vị
các trục ngắn định vị
2 bậc tự do.
b) và d) khối V dùng
để định vị trục dài.
c) khối V được ghép
từ 2 khối V ngắn định
vị trục dài.
e) khối V mặt định vị
nhỏ hoặc có khía
nhám dùng định vị
mặt chuẩn thô.
43
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí
a. Khối V

44
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí

7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá


7.1.4 Bộ phận định vị của đồ gá
B. Các chi tiết định vị mặt trụ ngoài
b. Ống kẹp đàn hồi
Ống kẹp đàn hồi định vị và kẹp chặt chi tiết, ống tự định tâm rất
tốt tuy nhiên phôi phải có độ chính xác cao

1. Êcu xiết
2. Ống kẹp đàn hồi
3. Phôi
4. Thân
5. Ống chặn

45
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí

7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá


7.1.4 Bộ phận định vị của đồ gá
C. Các chi tiết định vị mặt trụ trong
a. Chốt định vị
Chốt định vị là những chốt trụ ngắn với mặt làm việc là mặt trụ
ngòai. Lỗ của chi tiết gia công được lắp vào chốt trụ ngắn theo chế
độ lắp lỏng, khe hở lắp ghép tùy thuộc vào độ chính xác gia công.

46
• a) chốt trụ không có vai dùng định vị lỗ D>16 mm, mặt của chi
tiết định vị tỳ trực tiếp lên thân đồ gá làm cho đồ gá mau mòn
• b) chốt trụ cá vai dùng định vị lỗ nhỏ có D<16 mm
• c) chốt trụ lắp qua bạc lót và cố định bằng mũ ốc
• d) chốt trám khống chế 1 bậc tự do
47
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí

48
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí

D<= 10 D > 10 D > 10

49
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí
7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá
7.1.4 Bộ phận định vị của đồ gá
C. Các chi tiết định vị mặt trụ trong
b. Trục gá
Trục gá cứng

a) trục gá côn ( độ côn 1/1500 ); b) trục gá lắp có độ dôi với chi tiết gia công
do vậy định theo chiều dài chính xác hơn đồng thời có xẽ rãnh nên gia
công được mặt đầu chi tiết; c) trục gá có vai định vị cả chiều dọc trục và có
then truyền momen xoắn cho chi tiết
50
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí
Trục gá bung

51
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí
Trục gá bung
a) trục gá bung
Khi xiết đai ốc số 5 làm ống đàn
hồi số 3 dịch chuyển về phía bên
trái và trượt trên phần côn của
thân trục gá làm bung các chấu
của ống đàn hồi theo phương
hướng kính và ép sát vào bề mặt
chi tiết gia công 2. Đai ốc số 1 sẽ
khống chế sự dịch chuyển của
ống đàn hồi về phía bên trái
b) trục gá bung kiểu côngxôn, kẹp chặt phôi nhờ xiết trục côn. So với
trục gá cứng lọai này có độ đồng tâm cao hơn
c) trục gá bung kiểu chấu. Lọai này có 3 chấu được bung ra nhờ trục
côn 2. thường sử dụng gá các phôi có thành dày.
d) trục gá bung kiểu chất dẻo. Khi vặn vít điều chỉnh chất dẻo bị ép lại
và làm bung ống đàn hồi số 1 ép sát vào mặt lỗ của chi tiết gia công.
Trục gá kiểu này đảm bảo độ đồng tâm rất cao 0.005-0.03 mm
52
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí
7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá
7.1.4 Bộ phận định vị của đồ gá
C. Các chi tiết định vị mặt trụ trong
c. Mũi tâm

a) Mũi tâm cứng thông


dụng
b) Mũi tâm lớn
c) Mũi tâm vát
d) Mũi tâm khía rãnh định vị và truyền momen quay
e, f ) Mũi tâm tự lựa dùng để chặn mặt đầu chính xác

53
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí
7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá
7.1.4 Bộ phận định vị của đồ gá
E. Các chi tiết định vị phụ
a. Chốt tỳ định vị
Chốt tỳ định vị phụ
làm tăng độ cứng vững
cho chi tiết gia công, tự
nó sẽ điều chỉnh theo
đúng vị trí chi tiết gia
công đã được định vị
bằng các chi tiết định vị
chính
Nhờ lò xo chốt tỳ phụ luôn tiếp xúc với chi tiết gia công. Góc vát đảm
bảo tính tự hãm. Trong trường hợp dùng nhiều chốt tỳ thì nên bố trí cơ cấu
hãm chung để giảm thời gian phụ.
54
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí
7.1 Khái niệm về dụng cụ gá lắp, đồ gá
7.1.4 Bộ phận định vị của đồ gá
E. Các chi tiết định vị phụ
b. Bộ phận đỡ điều chỉnh

a) bộ phận đỡ điều chỉnh bằng tay được dùng đỡ các chi tiết gia công nhẹ
b) dùng để đỡ các chi tiết gia công lớn

55
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí
Lực kẹp của chêm

Cân bằng lực theo phương


ngang:
Q = F1 + P
Trong đó: P = W. tan( α+ )
 Q = W. tan 1 + W. tan( α+
)

Nhận xét: Lực kẹp do chêm tạo ra phụ thuộc: Lực Q đóng chêm; Góc chêm
α; Góc ma sát trên mặt nghiêng ; Góc ma sát trên mặt ngang 1

56
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí
Điều kiện tự hãm
Trong quá trình làm việc, chêm có
xu hướng bị đẩy ra, nhưng vì nó có
tính tự hãm nên không tụt ra được
mà ở nguyên vị trí được đóng vào
ban đầu. Lực tự hãm này chính là
lực ma sát.

57
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí
7.2 Một vài cơ cấu kẹp chặt (Giáo trình)
7.2.1 Kẹp chặt bằng chêm
Chêm là chi tiết có hai bề mặt làm việc không song song với nhau.
Chêm có tính tự hãm. Cơ cấu kẹp chặt bằng chêm thường kết hợp với cơ
cấu khác như khí nén, dầu ép, đòn bẩy, chất dẻo …

W W

Q
P

58
Chương 7. Đồ gá gia công cơ khí
7.2 Một vài cơ cấu kẹp chặt (Giáo trình)
7.2.1 Kẹp chặt bằng chêm
Chêm là chi tiết có hai bề mặt làm việc không song song với nhau.
Chêm có tính tự hãm. Cơ cấu kẹp chặt bằng chêm thường kết hợp với cơ
cấu khác như khí nén, dầu ép, đòn bẩy, chất dẻo …
7.2.2 Kẹp chặt bằng ren
Gồm các phần chính: bulông, tay quay, đai ốc và miếng đệm. Các chi
tiết này được tiêu chuẩn hóa. Nhược điểm: mất nhiều thời gian
7.2.3 Kẹp chặt bằng cam lệch tâm
Cam lệch tâm là chi tiết kẹp có tâm quay lệch với tâm hình học của nó,
độ lệch tâm này tạo ra lực kẹp phôi

59

You might also like