You are on page 1of 44

CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP

NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ


ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 1/44

GIÁO TRÌNH HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG


ĐỘNG CƠ HẠ THẾ
(Phần 1)

ĐƠN VỊ PGĐ Khối CHỦ TỊCH


TP. CNSX/KTh

Lần ban Soạn thảo:
hành:

01
Nguyễn Thế Anh
Ngày ban LĐ Đơn vị:
hành:

Tăng Thế Cường

Lần / Ngày Soạn thảo/Thủ


Kiểm tra Phê duyệt
ban hành trưởng đơn vị

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 2/44

Mục lục
I. Giới thiệu...................................................................................................4
1. Khái niệm:............................................................................................4
2. Công dụng:............................................................................................4
3. Cấu tạo..................................................................................................4
4. Nguyên lý hoạt động.............................................................................6
5. Thông số cơ bản của động cơ...............................................................9
II. Vận hành:................................................................................................10
1. Thông số về điện:................................................................................10
2. Nhiệt độ..............................................................................................13
3. Độ ồn..................................................................................................15
4. Độ rung...............................................................................................16
5. Bảo vệ động cơ...................................................................................24
III. Bảo dưỡng và xử lý những hư hỏng thường gặp...................................24
A. Bảo dưỡng..............................................................................................24
1. Chuẩn bị kiểm tra trước khi khởi động...................................................24
a) Kiểm tra tổng quát động cơ.............................................................24
b) Đối với động cơ lâu ngày chưa làm việc.........................................28
2. Khởi động động cơ..................................................................................29
1. Bảo dưỡng động cơ không đồng bộ....................................................30
B. Những sự cố thường gặp – biện pháp khắc phục....................................32
1. Khi đóng điện động cơ không quay, không có tiếng kêu........................32
2. Đóng điện, động cơ không quay, có tiếng rú hoặc động cơ quay nhưng
không đạt tốc độ định mức..........................................................................33
C. Những trường hợp ngừng động cơ cấp tốc............................................38
PHỤ LỤC........................................................................................................40
1. Một vài thẻ tên của động cơ đang sử dụng trong nhà máy.................40
2. Các kiểu lắp đặt động cơ.....................................................................40
IM B-: trục ngang;...................................................................................40
IM V- trục đứng......................................................................................40
3. Bảng lực xiết bu long tại các hộp cực đấu nối cho động cơ...............42
4. Cách đấu nối đầu dây..........................................................................43
5. Các kiểu đấu dây.................................................................................44

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 3/44

1. MỤC ĐÍCH
Đào tạo kiến thức tổng quát và căn bản về vận hành và bảo dưỡng động cơ
điện hạ thế, giúp cho nhân viên vận hành có kỹ năng giám sát hiệu quả và nhân viên
bảo dưỡng có kỹ năng chuẩn đoán lỗi cũng như bảo dưỡng động cơ hạ thế một cách
thành thạo và đúng kỹ thuật.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Áp dụng cho việc đào tạo, hướng dẫn nhân viên vận hành và bảo dưỡng động
cơ hạ thế của Xưởng Điện – Nhà máy Đạm Phú Mỹ.
3. TÀI LIỆU THAM KHẢO
 IEC 60034-1 2004-4: Rotating electrical machines –Part 1: Rating and
performance
 Standard_manual_low_voltage_all_lang_lowres01-2010 ABB
 Rating and performance - IEC 60034-1
 Outputs and Dimensions - IEC 60072-1 and 60072-2
 Mechanical protection - IEC 60034-5
 Cooling method - IEC 60034-6
 Mounting arrangements - IEC 60034-7
 Insulation class - IEC 60085
 Terminals identification and rotation - IEC 60034-8
 Noise limits - IEC 60034-9
 Balancing and vibration limits - IEC 60034-14
 ISO 10816-3 Mechanical vibration measurements on non rotating parts
 IEEE 43-2000: IEEE Recommended Practice for Testing Insulation
Resistance of Rotating Machinery
 Tài liệu của các nhà sản xuất động cơ điện như VEM, Siemens, ABB,
Leroy Somer, ABS, CEMP, JVM motor, Hyundai,…

4. ĐỊNH NGHĨA VÀ CHỮ VIẾT TẮT

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 4/44

I. Giới thiệu
1. Khái niệm:
Động cơ không đồng bộ ba pha là động cơ điện xoay chiều ba pha, làm
việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, có tốc độ quay của rô to (n) nhỏ hơn tốc
độ quay của từ trường quay (n1).
2. Công dụng:
Động cơ không đồng bộ ba pha có tác dụng như những động cơ điện
khác, giúp chuyển điện năng thành cơ năng. Cơ năng này được ứng dụng
trong công nghiệp để quay bánh công tác của bơm, quạt hoặc chạy máy nén,
nâng hạ vật liệu,… cơ năng này cũng được ứng dụng trong điện dân dụng như
máy xay, khoan, quạt gió,…

Nhà máy Đạm Phú Mỹ đang sử dụng chủ yếu động cơ không đồng bộ 3
pha có rotor lồng sóc của các hãng: VEM, Siemens, ABB, Leroy Somer,
ABS, CEMP, JVM motor, Hyundai,…
3. Cấu tạo
Cấu tạo của động cơ không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc gồm 2 phần
chính:

Phần tĩnh hay còn gọi là stator

+ Vỏ máy: có tác dụng cố định lõi thép và dây quấn. Vỏ máy thường
được làm bằng gang, tuy nhiên tùy theo phương thức làm mát động cơ mà vỏ
máy có thể được chế tạo từ thép.

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 5/44

+ Lõi thép: là phần dẫn từ, được làm bằng những lá thép kỹ thuật điện ép
lại với nhau. Mỗi lõi thép kỹ thuật điện đều có phủ sơn cách điện trên bề mặt
để giảm hao tổn do dòng điện xoáy gây nên.

+ Dây quấn: bằng dây đồng, được đặt vào các rãnh của lõi thép và được
cách điện với lõi thép.

Phần động hay còn gọi là rotor

+ Trục quay: được làm bằng thép, trên đó có gắn rotor lồng sóc, vòng bi,
cánh quạt để làm mát máy, khớp nối để truyền động đến máy công cụ.

+ Rotor: được chia làm 2 loại rotor dây quấn và rotor lồng sóc. Nhà máy
Đạm Phú Mỹ chủ yếu sử dụng loại động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc nên
hướng dẫn này chỉ áp dụng cho loại rotor lồng sóc này. Cấu tạo rotor lồng sóc
gồm các thanh đồng hoặc thanh nhôm đặt trong rãnh và bị ngắn mạch bởi 2
vòng ngắn mạch ở 2 đầu.

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 6/44

Hình 1: Cấu tạo động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc

4. Nguyên lý hoạt động


Khi có dòng điện ba pha chạy trong dây quấn stator thì trong khe hở
không khí suất hiện từ trường quay với tốc độ n1=60f1/p (f1 là tần số điện
lưới, p là số cặp cực, n1 là tốc độ của từ trường quay). Từ trường này quét qua
những thanh dẫn đã được ngắn mạch 2 đầu của rotor nên trong các thanh dẫn
có dòng điện I2 chạy qua. Từ thông do dòng điện này sinh ra hợp với từ thông
của stator tạo thành từ thông tổng ở khe hở. Dòng điện trong thanh dẫn của
rotor tác dụng với từ thông khe hở sinh ra moment. Dưới tác dụng của
moment này làm rotor quay với tốc độ n.

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 7/44

Sự hình thành từ trường quay:

Qui ước:

Điểm đầu của mỗi pha được ký hiệu là A, B, C.

Điểm cuối của mỗi pha được ký hiệu là x, y, z.

Dòng điện của pha có chiều từ điểm đầu đến điểm cuối pha gọi là pha
dương, thì đầu vào được kí hiệu +, đầu cuối được kí hiệu ·.

Dòng điện của pha có chiều từ điểm cuối đến điểm đầu pha gọi là pha
âm, thì đầu vào được kí hiệu ·, đầu cuối được kí hiệu +.

Y Z
S N
C B

Tại thời điểm wt=90º, dòng điện pha A dương, pha B và pha C là các pha âm.

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 8/44

A S
Y
Z

C B
N
X
Tại thời điểm wt=90º+120º, dòng điện pha B dương, pha C và pha A là các pha âm.

A
N
Y
Z

C B
S
X
Tại thời điểm wt=90º+240º, dòng điện pha C dương, pha A và pha B là
các pha âm.

Xét 3 trường hợp trên ta thấy nếu dòng điện 3 pha có thứ tự các pha lần
lượt là A, B, C thì chiều quay của từ trường thuận chiều kim đồng hồ. Nếu
thay đổi thứ tự của 2 trong 3 pha sẽ làm thay đổi chiều quay của từ trường
quay. Điều này được áp dụng vào việc làm thay đổi chiều quay của động cơ.

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 9/44

5. Thông số cơ bản của động cơ


Để vận hành và bảo dưỡng động cơ được tốt cần phải biết được các
thông số, đặc tính kỹ thuật của động cơ tối thiểu như trong bảng dưới đây:

STT Thông số kỹ thuật Ký hiệu Đơn vị


1. Công suất tác dụng P W
2. Điện áp U V
3. Dòng điện I A
4. Tần số f Hz
5. Tốc độ quay n Vòng/phút
6. Chế độ vận hành Duty
7. Kiểu đấu dây Y/Δ
8. Hệ số công suất Cosφ
9. Cấp cách điện Insul. Cl.
10. Cấp bảo vệ IP
11. Kiểu lắp đặt IM
12. Chế độ làm mát IC
13. Chế độ phòng cháy nổ Ex
14. Loại mỡ bôi trơn Grease
15. Loại vòng bi đầu có tải DE
16. Loại vòng bi đầu không tải NDE

Ngoài ra cần phải biết sâu thêm một số thông tin khác để phục vụ cho
việc mua vật tư thay thế như loại động cơ (type), chế độ vận hành của động
cơ (duty: S1,S2…S10), động cơ được đặt trong môi trường làm việc như thế
nào để chọn cấp bảo vệ IP hoặc chế độ phòng cháy nổ Ex cho phù hợp nhằm
đảm bảo khả năng làm việc và tuổi thọ của động cơ.

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 10/44

II. Vận hành:

Để động cơ vận hành ổn định theo đúng chức năng và đặc tính vận hành
mà nhà sản xuất đưa ra thì phải thỏa mãn một số yêu cầu đối với các yếu tố
tác động đến khả năng làm việc của động cơ như: môi trường (nhiệt độ, độ
ẩm, độ cao,….), thông số về điện ( dòng điện, điện áp, tần số,….). Trong giới
hạn bài viết này, ta chỉ xét một số yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến
khả năng làm việc và tuổi thọ của động cơ, đó là những yếu tố như:
1. Thông số về điện:
a) Điện áp và tần số

Trong vận hành, động cơ có thể làm việc liên tục và lâu dài với toàn bộ
công suất định mức khi điện áp đặt vào động cơ thay đổi trong phạm vi từ
-5%Uđm đến +10% Uđm và ở tần số định mức fđm, tuy nhiên động cơ có thể
không thỏa mãn hoàn toàn các đặc tính vận hành của nó so với khi vận hành ở
điện áp và tần số định mức.

Điện áp dao động không quá 5% giá trị định mức (5%Uđm). Độ lệch
điện áp giữa các pha không quá 1%.

Cách xác định độ lệch điện áp như sau:


Gia tri lechlon
nhat
so
voi
gia

% Do lech =100 ×
tri
trung
binh

dien ap
Giatri trung binh

Ví dụ:
 Giá trị điện áp định mức là 400V
 Giá trị điện áp của các pha lần lượt là 410V, 415V và 407V

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 11/44

 Giá trị dao động điện áp lớn nhất sẽ là


100x(415-400)/400=3.75%<5%. Điện áp của các pha có độ dao
động nằm trong khoảng cho phép.
 Giá trị điện áp trung bình sẽ là (410+415+408)/3=411
 Giá trị lệch lớn nhất so với giá trị trung bình là 4 (415-411=4)
 Độ lệch điện áp sẽ là 100x(4/411)=0.97%<1%. Độ lệch điện áp
nằm trong khoảng cho phép.
 Như vậy những thông số về điện áp như trên đều nằm trong
khoảng cho phép.
Tần số dao động không quá 2% giá trị định mức (2%f đm). Hệ thống
cung cấp điện của Nhà máy có tần số 50Hz, vậy động cơ có thể hoạt động
bình thường khi giá trị tần số dao động trong phạm vi từ 49Hz đến 51Hz.

1: Điều kiện vận hành vùng 1 (5% Uđm, 2% fđm)

2: Điều kiện vận hành vùng 2 (10% Uđm, từ -


5% fđm đến +2% fđm)

3: Vận hành theo giá trị định mức (Uđm, fđm).


Điều kiện vận hành động cơ điện

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 12/44

Động cơ vẫn đảm bảo chức năng chính của mình một cách liên tục nếu vận
hành trong điều kiện vùng 1 (5% Uđm, 2% fđm), nhưng có thể không thỏa mãn
hoàn toàn các đặc tính vận hành của nó so với khi vận hành ở điện áp và tần
số định mức và có thể có một vài sai lệch: nhiệt độ động cơ có thể cao hơn,…
Nếu động cơ vận hành trong điều kiện vùng 2 (10% Uđm, từ -5% fđm đến
+2% fđm) thì những đặc tính vận hành của nó sai lệch so với khi vận hành ở
điện áp và tần số định mức, và ở vùng 1. Không nên cho động cơ vận hành
trong thời gian dài ở vùng 2 này.
b) Dòng điện
Để động cơ vận hành ổn định và không ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ của
nó thì độ lệch dòng điện nên nằm trong khoảng nhỏ hơn 10% giá trị dòng điện
trung bình của 3 pha.
Cách xác định độ lệch dòng điện như sau:
Gia tri lech lon
nhat
so
voi
gia

% Do lech =100 ×
tri
trung
binh

dong dien
Giatri trung binh

Ví dụ:
 Giá trị dòng điện định mức là 10A
 Giá trị dòng điện của các pha lần lượt là 10.6A, 9.8A và 10.2A
 Giá trị dòng điện trung bình sẽ là (10.6+9.8+10.2)/3=10.2A
 Giá trị lệch lớn nhất so với giá trị trung bình là 0.4 (10.6-
10.2=0.4)
 Độ lệch dòng điện sẽ là 100x(0.4/10.2)=3.9%<10%. Như vậy độ
lệch dòng điện nằm trong khoảng cho phép.

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 13/44

2. Nhiệt độ
Các yếu tố làm nhiệt độ động cơ tăng:
- Cuộn dây stator
- Rotor
- Ma sát của vòng bi và mỡ bôi trơn
- Nhiệt độ môi trường
- Giải nhiệt không tốt ( môi trường không thông thoáng, quạt làm
mát hư hỏng…)
+ Động cơ hoạt động tốt ở nhiệt độ môi trường cao nhất không quá 40ºC
và thấp nhất không dưới 0ºC, tuy nhiên vẫn có những động cơ có thể chịu
được ở nhiệt độ dưới 0ºC nhưng không thấp hơn -15ºC.
+ Đối với những động cơ vận hành trong điều kiện nhiệt độ môi trường
lớn hơn 40ºC tác động rất lớn đến khả năng làm việc của động cơ. Nhiệt độ
môi trường tăng 10ºC thì khả năng làm việc của động cơ giảm đi 10% so với
thiết kế ban đầu của nhà sản xuất. Cụ thể như hình vẽ đính kèm.

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 14/44

Chú ý: Quá tải sẽ dẫn đến quá nhiệt. Quá nhiệt sẽ làm giảm cách điện
của động cơ. Nếu nhiệt độ tăng cao hơn giá trị giới hạn cao nhất của động cơ
thì khả năng cách điện của động cơ giảm 50%.
Nhiệt độ tổng thể đo được của cuộn dây động cơ cho phép:
230 độ F (110ºC) đối với cấp cách điện “B”
275 độ F (135ºC) đối với cấp cách điện “F”
302 độ F (150ºC) đối với cấp cách điện “H”
Nhiệt độ dầu đối với những động cơ sử dụng dầu bôi trơn nằm trong
khoảng 50ºC đến 70ºC.
Để đảm bảo kéo dài tuổi thọ của vòng bi thì nhiệt độ vận hành vòng bi có thể
chịu được cao nhất là 95ºC đến 100ºC. Chính vì vậy ở hầu hết các động cơ
được cài đặt giá trị nhiệt độ cảnh báo (alarm) đối với vòng bi ở vào khoảng
90ºC đến 100ºC, và dừng động cơ (trip) khi nhiệt độ vòng bi ở vào khoảng
105ºC đến 120ºC. Và cũng để đảm bảo kéo dài tuổi thọ của vòng bi, khi gia
nhiệt vòng bi cần thực hiện ở nhiệt độ phù hợp, nhiệt độ tốt nhất khi gia nhiệt
vòng bi là ở nhiệt độ 200ºF (93ºC), trong một số trường hợp có thể gia nhiệt
vòng bi lên đến 100ºC. Nhiệt độ của bề mặt ổ đỡ vòng bi thường thấp hơn so
với nhiệt độ của vòng bi từ 10ºC đến 15ºC.
Phần lớn động cơ hạ thế trong nhà máy sử dụng chế độ làm mát bằng
quạt, IC411 theo tiêu chuẩn IEC60034-6. Chính vì vậy để đảm bảo động cơ
vận hành trong điều kiện nhiệt độ cho phép thì cần phải chú ý đến môi trường
xung quanh động cơ: đảm bảo sự thông thoáng, tránh bụi bẩn, tránh nguồn
nhiệt vào động cơ.

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 15/44

3. Độ ồn
Tiếng ồn của động cơ được tạo ra bởi 3 yếu tố:
- Mạch từ
- Vòng bi
- Quạt làm mát.
Bảng liệt kê bên dưới là tiếng ồn cho phép của động cơ khi chạy không
tải và thực hiện việc đo độ ồn ở khoảng cách 1m so với bề mặt động cơ.

Tốc độ định mức nN ≤ 960 < nN 1320 < nN 1900 < nN 2360 < nN 3150 < nN
nN 960 ≤ 1320 ≤ 1900 ≤ 2360 ≤ 3150 ≤ 3750
Công xuất định
mức PN kW (hay Mức tối đa của công suất âm thanh LW tính bằng dB(A)
kVA)
1 ≤ PN ≤ 1,1 73 76 78 81 84 88
1,1 < PN ≤ 2,2 74 78 82 85 88 91
2,2 < PN ≤ 5,6 78 82 86 90 93 95
5,5 < PN ≤ 11 82 85 90 93 97 98
11 < PN ≤ 22 86 88 94 97 100 100
22 < PN ≤ 37 90 91 98 100 102 102
37 < PN ≤ 55 93 94 100 102 104 104
55 < PN ≤ 110 96 98 103 104 106 108
220 < PN ≤ 550 102 105 108 109 111 113
550 < PN ≤ 1100 105 108 111 111 112 118
1100 < PN ≤ 2200 107 110 113 113 113 118
2200 < PN ≤ 5500 109 112 115 115 115 120

Khi động cơ mang tải thì những giá trị trong bảng này có thể thay đổi. Nếu
tiếng ồn chủ yếu xuất phát từ cánh quạt của động cơ thì khi động cơ mang tải
hay không mang tải, tiếng ồn cũng không thay đổi nhiều. Nhưng nếu tiếng ồn

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 16/44

của động cơ chủ yếu là do mạch từ gây ra thì tiếng ồn khi động cơ khi không
mang tải và khi có tải sẽ có sự khác biệt đáng kể.
4. Độ rung
Nguyên nhân gây ra rung động cho động cơ có thể là một trong những
nguyên nhân như hỏng vòng bi, can chỉnh khớp nối không tốt, cong vênh
khớp nối, trục động cơ,….Khi có dấu hiệu rung động cần kiểm tra, đo đạc giá
trị độ rung bằng thiết bị chuyên dụng.
Quy ước các phương đo đối với động cơ được lắp đặt ngang như sau:
X: Phương nằm ngang
Y: Phương thẳng đứng
Z: Phương dọc trục

Vị trí các điểm đo được thể hiện trong các hình ở bên dưới, cần phải xác
định và đánh dấu các điểm đo cố định trên thiết bị theo các phương. Việc này

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 17/44

giúp cho quá trình tổng hợp và phân tích các kết quả đo đạc được chính xác
nhất.

 Có thể không đo chiều dọc trục nếu không thao tác được.

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 18/44

Quy ước các phương đo đối với động cơ được lắp đặt thẳng đứng như sau:
X: Phương nằm ngang nhìn thẳng vào hộp cực
Y: Phương nằm ngang, vuông góc với phương X
Z: Phương dọc trục

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 19/44

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 20/44

Cường độ dao động là giá trị hiệu dụng của tốc độ dao động tính bằng
mi-li-mét trên giây (mm/s). Trong tiêu chuẩn ISO 10816-3 quy định cường độ
dao động cho phép của một số loại máy điện quay. Tùy theo công suất hay
điều kiện lắp đặt máy điện mà người ta phân ra làm các loại sau:
Phân loại máy điện quay theo nền móng lắp đặt tại Nhà máy Đạm Phú
Mỹ:
Nền cứng: Máy điện được lắp trên bề mặt bê tông cứng, cố định.
Nền mềm: Máy điện được lắp đặt trên những sàn khung sắt (như
trên sàn máy nén CO2, hay sàn máy nén Ammonia,…)
Phân loại máy điện quay theo dải công suất:
Nhóm 1: Máy điện có dải công suất từ 300kW đến 50MW và có
chiều cao tâm trục nhỏ hơn hoặc bằng 315mm. Cường độ dao động cho
phép của một số loại máy điện quay trong nhóm 1 này được liệt kê
trong bảng bên dưới.

1. Máy điện có dải công suất 300kW<P<50MW, 315mm≤H


Nền móng lắp Vùng làm Độ dịch chuyển (RMS) Vận tốc (RMS)
đặt việc µm mm/s
A 29 2.3
B 57 4.5
Nền cứng
C 90 7.1
D
A 45 3.5
Nền mềm B 90 7.1
C 140 11
D

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 21/44

Nhóm 2: Máy điện có dải công suất từ 15kW đến và bằng


300kW và có chiều cao tâm trục nằm trong khoảng từ lớn hơn 160mm
đến nhỏ hơn 315mm. Cường độ dao động cho phép của một số loại
máy điện quay trong nhóm 2 này được liệt kê trong bảng bên dưới.
2. Máy điện có dải công suất 15kW<P≤300kW, 160mm<H<315mm
Nền móng lắp Vùng làm Độ dịch chuyển (RMS) Vận tốc (RMS)
đặt việc µm mm/s
A 22 1.4
B 45 2.8
Nền cứng
C 71 4.5
D
A 37 2.3
Nền mềm
B 71 4.5
C 113 7.1
D

Nhóm 3: Bơm có dải công suất lớn hơn 15kW và có bộ truyền


động riêng biệt được kéo qua dây đai. Cường độ dao động cho phép
của một số loại bơm trong nhóm 3 này được liệt kê trong bảng bên
dưới.
3. Bơm có dải công suất 15kW<P, có bộ truyền động riêng biệt (kéo qua
dây đai)
Nền móng lắp Vùng làm Độ dịch chuyển (RMS) Vận tốc (RMS)
đặt việc µm mm/s
A 18 2.3
B 36 4.5
Nền cứng
C 56 7.1
D
A 28 3.5
B 56 7.1
Nền mềm
C 90 11
D

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 22/44

Nhóm 4: Bơm có dải công suất lớn hơn 15kW và có bộ truyền


động tích hợp được nối trực tiếp với bơm. Cường độ dao động cho
phép của một số loại bơm trong nhóm 4 này được liệt kê trong bảng
bên dưới.

4. Bơm có dải công suất 15kW<P, có bộ truyền động tích hợp (nối trực tiếp)
Nền móng lắp Vùng làm Độ dịch chuyển (RMS) Vận tốc (RMS)
đặt việc µm mm/s
A 11 1.4
B 22 2.8
Nền cứng
C 36 4.5
D
A 18 2.3
B 36 4.5
Nền mềm
C 56 7.1
D

Trong đó: A, B, C, D là các vùng làm việc của máy điện quay.
Vùng A: Đối với những động cơ mới lắp đặt, hay mới đưa vào sử
dụng.
Vùng B: Động cơ có thể làm việc lâu dài mà không có hạn chế gì.
Vùng C: Động cơ có thể làm việc được tiếp nhưng trong thời gian giới
hạn. Không được phép để động cơ hoạt động trong thời gian dài. Cần phải có
biện pháp kiểm tra và xử lý
Vùng D: Động cơ không thể tiếp tục làm việc trong phân vùng này,
nếu làm việc sẽ gây hư hỏng động cơ. Cần dừng động cơ ngay lập tức và có

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 23/44

biện pháp kiểm tra, tìm nguyên nhân gây rung động và đưa ra phương án xử
lý.
Bảng tổng hợp giới hạn độ rung của các nhóm động cơ được thể hiện
chi tiết như bảng bên dưới:

Vận tốc
D D D D D D D D
(RMS)
D D D D D D D D mm/s inch/s
D D D D D D D D
D D D D D D D D 11 0.43
D D D C D D D C 7.1 0.28
D C C B D C C B 4.5 0.18
C B B B C B B B 3.5 0.14
C B B A C B B A 2.8 0.11
B B B A B B B A 2.3 0.09
B A A A B A A A 1.4 0.06
A A A A A A A A 0.71 0.03
A A A A A A A A
Nền Nền Nền Nền Nền Nền Nền Nền Nền móng lắp
cứng mềm cứng mềm cứng mềm cứng mềm đặt
Máy điện có dải Máy điện có dải
Bơm >15kW công suất công suất
15kW<P≤300kW 300kW<P<50MW

Bộ truyền Chiều cao tâm trục Loại máy điện


Bộ truyền Chiều cao tâm
động riêng của máy điện
động tích hợp trục của máy điện
(kéo qua dây 160mm<H<315m
(nối trực tiếp) 315mm≤H
đai) m
Nhóm 4 Nhóm 3 Nhóm 2 Nhóm 1 Phân nhóm

Giá trị cài đặt alarm =25% giới hạn trên của vùng B

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 24/44

5. Bảo vệ động cơ
Dưới đây là bảng tóm tắt các giá trị bảo vệ động cơ hạ thế mà nhà sản
xuất Siemens khuyến nghị:

Thời
Alarm Trip gian tác
động trip
+ Cấp cách điện B 130°C 155°C
Nhiệt độ
cuộn dây + Cấp cách điện F 155°C 170°C

Nhiệt độ Bạc 90°C 95°C


vòng bi, bạc Vòng bi 100°C 105°C
Bảo vệ chạm đất 4A 8A 0.2s
Giá trị điện áp cao nhất 110% Uđm 10s
Giá trị điện áp thấp nhất 90% Uđm 10s
Tần số dao động tối đa ±5% fđm 10s
±1%
Độ lệch điện áp tối đa 15s
Utb
Độ lệch dòng điện tối đa ±8% Itb 15s

III. Bảo dưỡng và xử lý những hư hỏng thường gặp


A. Bảo dưỡng
1. Chuẩn bị kiểm tra trước khi khởi động
a) Kiểm tra tổng quát động cơ.
 Kiểm tra dây quấn stato :
 Kiểm tra thông mạch từng pha, đo điện trở một chiều của các pha, trị số
điện trở của ba pha phải bằng nhau, nếu trị số điện trở các pha chênh lệch

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 25/44

nhau nhiều thì dây quấn động cơ có sự cố như : cháy một pha nào đó hoặc
ngắn mạch một số vòng dây.
Cách xác định độ lệch điện trở cuộn dây giữa các pha như sau:
Để động cơ vận hành ổn định và không ảnh hưởng nhiều đến tuổi
thọ của nó thì độ lệch điện trở cuộn dây giữa 3 pha của động nên nằm
trong khoảng nhỏ hơn 10% giá trị điện trở trung bình của 3 cuộn dây
nếu giá trị điện trở cuộn dây được đo từ MCC, và nhỏ hơn 5% giá trị
điện trở trung bình của 3 cuộn dây nếu giá trị điện trở cuộn dây được
đo trực tiếp từ động cơ.

Cách xác định độ lệch điện trở cuộn dây như sau:
Rcd max−Rcd min
% Do lech =100×
Rcd
Rcd trung binh

Trong đó:
Rcd: điện trở cuộn dây
Rcdmax: giá trị điện trở cuộn dây lớn nhất
Rcdmin: giá trị điện trở cuộn dây nhỏ nhất
Rcd_trung_binh: giá trị điện trở cuộn dây trung bình.

Ví dụ:
Giá trị điện trở của 3 cuộn dây lần lượt là R1=2.6Ω, R2= 2.4Ω,
R3=2.5Ω

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 26/44

Giá trị điện trở cuộn dây trung bình của 3 cuộn dây này là
Rcd_trung_binh=(2.6+2.5+2.4)/3=2.5Ω
Giá trị điện trở cuộn dây lớn nhất là Rcdmax=R1=2.6Ω
Giá trị điện trở cuộn dây nhỏ nhất là Rcdmin=R2=2.4Ω
Như vậy độ lệch điện trở cuộn dây được tính như sau:
2 . 6−2 . 4
% Do lech =100× =8 %
Rcd
2.5
Kết luận:
Nếu giá trị điện trở cuộn dây này được đo tại MCC thì độ lệch
điện trở cuộn dây nằm trong khoảng cho phép (<10%)
Nếu giá trị điện trở cuộn dây này được đo trực tiếp tại động cơ
thì độ lệch điện trở cuộn dây lớn hơn giá trị cho phép (5%<8%), trong
trường hợp này cần phải có biện pháp kiểm tra và xử lý.
 Kiểm tra cách điện giữa các pha với nhau, cách điện giữa các pha với vỏ
máy. Muốn kiểm tra điện trở cách điện chính xác phải dùng Mêgômmet,
Lưu ý :
- Động cơ hạ thế có giá trị điện trở cách điện cuộn dây tối thiểu là
0,5MΩ
- Tỷ số điện trở R60 và R15 phải lớn hơn 1,3(R60/R15 ≥ 1,3), ở
đây R60 và R15 lần lượt là điện trở cách điện sau 60 giây và 15
giây kể từ lúc bắt đầu đo.
- Trường hợp giá trị cách điện đo lần sau so với lần trước ở cùng
một mức nhiệt độ mà giảm đi quá đột ngột (từ 3 đến 5 lần) thì
phải có biện pháp tiến hành kiểm tra động cơ ngay.

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 27/44

- Đối với các động cơ điện hạ thế thì chỉ được dùng Mêgômmet
500V hoặc 1000V, không được dùng loại 2500V vì điện áp cao
do Mêgômmet phát ra có thể làm hỏng động cơ.
- Trong quá trình đo không được chạm vào mạch đo, nếu chạm
vào sẽ bị điện giật, nguy hiểm.
 Xem xét vỏ máy :
 Kiểm tra, quan sát xem các chi tiết trên động cơ có được gắn chặt không,
nhất là phần cánh quạt và nắp che cánh quạt phải được định vị chắc chắn.
Thử quay rôto xem rôto có quay tự do nhẹ nhàng không.
 Kiểm tra dòng điện không tải.
 Cho động cơ quay không tải với điện áp định mức, nếu động cơ quay
nhanh, êm, không phát ra tiếng ù, ... thì dây quấn động cơ được đấu đúng.
Dùng ampe kìm để đo dòng điện đi vào các pha của động cơ và so sánh
với dòng điện định mức ghi trên nhãn máy. Tỉ số giữa dòng không tải và
dòng điện định mức (I0/Iđm) tuỳ thuộc vào công suất và tốc độ quay và
cả công nghệ chế tạo động cơ, thường được nhà sản xuất cung cấp trong lí
lịch máy. Nếu tỉ số I0/Iđm lớn hơn trị số cho trong lí lịch thì nguyên nhân
có thể do : trở kháng của dây quấn bé do quấn thiếu vòng dây, do ma sát
cơ lớn vì vòng bi hỏng hoặc khô mỡ bôi trơn, hoặc do lắp ráp các nắp
máy vào thân máy không tốt, hoặc do khe hở giữa rôto và stato lớn,... cần
phải xem xét lại toàn bộ động cơ, nếu không khi làm việc động cơ sẽ bị
quá nhiệt.
 Trường hợp dòng điện đo được ở ba pha không đều nhau thì nguyên nhân
có thể do: điện áp ba pha không cân bằng, dây quấn ba pha không đối

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 28/44

xứng (số vòng không bằng nhau, ngắn mạch một số vòng ở một pha nào
đó).
 Lắp động cơ vào máy công tác, nối mạch điện điều khiển động cơ, nối
trung tính bảo vệ hoặc tiếp đất bảo vệ, cho động cơ vận hành thử, kiểm tra
sự thích hợp của chiều quay động cơ. Kiểm tra dòng điện khi động cơ
mang tải.
b) Đối với động cơ lâu ngày chưa làm việc
 Trước lúc khởi động phải kiểm tra cách điện, trị số điện trở cách điện đo
được phải ghi vào sổ nhật kí vận hành. Điện trở cách điện phải đạt tiêu
chuẩn qui định như đã nêu ở trên thì mới được phép đưa động cơ vào vận
hành.
 Kiểm tra toàn bộ một lần các thiết bị có liên quan đến động cơ như: dây
cáp dẫn điện đến động cơ, cầu dao, cầu chì, aptômat, khởi động từ, công
tắc tơ, mạch đo lường, tín hiệu, các đầu cốt đấu dây động cơ sẵn sàng làm
việc chưa,…
 Kiểm tra xem động cơ đã sạch sẽ chưa, có vật gì rơi rớt gần đó hoặc rơi
vào trong máy không? Đậy tấm che bảo hộ ở bộ nối trục lại, đậy các hộp
bảo vệ đầu cốt của động cơ….
 Kiểm tra các đầu dây tiếp địa vỏ cáp, tiếp địa vỏ máy, chúng phải chắc
chắn và tốt.
 Kiểm tra dầu mỡ bôi trơn gối trục, dùng tay quay thử xem động cơ quay
có trơn không, rôto có chạm vào stato không.

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 29/44

2. Khởi động động cơ


Quá trình khởi động động cơ là quá trình kể từ lúc đóng điện vào động
cơ đến lúc động cơ đạt được tốc độ làm việc ổn định. Dòng điện chạy vào dây
quấn stato khi vừa đóng điện vào động cơ gọi là dòng điện mở máy Imm. ở
điện áp định mức, phụ tải định mức, Imm có trị số rất lớn, có thể đạt 4 á 7 lần
dòng điện định mức (Imm = 4 đến 7Iđm). Với trị số lớn như vậy, nếu công
suất nguồn điện nhỏ sẽ gây sụt áp trên đường dây làm cho thời gian khởi động
bị kéo dài, thậm chí động cơ không khởi động được, đồng thời sự sụt áp sẽ
gây ảnh hưởng đến sự làm việc của các thiết bị điện khác dùng chung mạng
điện đó.
Sau đây chỉ nêu những qui định chung mang tính chất qui trình khi
khởi động động cơ :
- Khi khởi động động cơ điện, phải chú ý theo dõi đồng hồ ampemét,
các hiện tượng cơ khí, cọ sát, nếu thấy dòng điện khởi động vọt lên cao mà
thời gian dài không phục hồi hoặc thấy hiện tượng khác thường thì phải
ngừng ngay để kiểm tra lại. Sau khi khởi động xong (tốc độ ổn định) dòng

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 30/44

điện không được vượt quá trị số định mức. Nếu máy do động cơ kéo không
cho phép quay ngược chiều thì phải thử chiều quay trước khi nối trục.
- Đối với động cơ rôto lồng sóc : ở trạng thái lạnh, cho phép khởi động
liên tiếp không quá 2 lần (mỗi lần cách nhau 3 đến 5 phút). Động cơ khởi
động lần thứ 2 không được thì chỉ cho phép khởi động lần thứ 3 sau khi đã
kiểm tra phát hiện và loại trừ nguyên nhân sự cố. Nếu động cơ đang ở trạng
thái nóng, không cho phép khởi động quá một lần (khi nhà máy đang có sự cố
thì cho phép khởi động động cơ một lần nữa sau khi khởi động lần đầu không
được). Cấm liên tiếp khởi động động cơ.
1. Bảo dưỡng động cơ không đồng bộ
Cũng như máy móc thiết bị khác, nếu động cơ được sử dụng và bảo
quản đúng phương pháp thì thời gian sử dụng sẽ kéo dài, đảm bảo cho quá
trình sản suất được liên tục. Khi sử dụng động cơ cần quan tâm bảo quản theo
các mục sau :
a) Chống ẩm.
 Khi lắp đặt, động cơ phải được đặt nơi khô ráo, thoáng khí, hạn chế đến
mức thấp nhất sự ảnh hưởng của độ ẩm môi trường tác hại đến động cơ.
Nếu bắt buộc phải làm việc trong môi trường có độ ẩm cao phải chọn loại
động cơ phù hợp.
 Khi động cơ bị ẩm, cách điện của động cơ giảm, gây nên sự cố chạm chập
dây quấn. Vì vậy phải thường xuyên kiểm tra cách điện của động cơ.
b) Chống bụi bẩn.
 Nếu động cơ bị bụi bẩn bám vào sẽ hạn chế sự toả nhiệt ra môi trường
xung quanh, điều kiện thông gió làm mát sẽ xấu đi. Dây quấn bị bụi bẩn

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 31/44

sẽ hút ẩm, làm giảm khả năng cách điện. Bụi bẩn bám vào bên trong động
cơ làm tăng ma sát cơ, làm bẩn dầu mỡ bôi trơn, ... Do đó phải thường
xuyên lau chùi làm sạch bên ngoài, dùng khí nén để thổi sạch bên trong.
Nếu có dầu mỡ bám vào dây quấn thì dùng vải mềm sạch để lau sạch,
không được dùng xăng vì xăng sẽ làm hỏng cách điện của dây quấn.
c) Bảo quản ổ đỡ trục.
 Trong quá trình động cơ làm việc, phải thường xuyên kiểm tra theo dõi
nhiệt độ của ổ đỡ trục, nếu thấy nhiệt độ tăng quá qui định thì phải xem
xét tìm ra nguyên nhân khắc phục ngay.
 Đối với loại vòng bi tròn hoặc bi đũa, tùy theo quy định của nhà sản xuất
động cơ mà thay mỡ mới cho phù hợp, thông thường cứ 6 tháng phải thay
mỡ cho ổ bi một lần, khi thay mỡ phải lấy hết mỡ cũ ra, dùng xăng rửa
sạch, dùng khí nén thổi khô rồi mới tra mỡ mới (đúng chủng loại). Không
nên tra nhiều mỡ quá, chỉ nên tra vào khoảng 2/3 khoảng trống của bạc
đạn, nếu tra nhiều, khi động cơ làm việc có thể gây nóng (giải nhiệt kém)
hoặc làm mỡ bắn ra ngoài dính vào dây quấn làm hỏng cách điện.
 Đối với ổ đỡ kiểu bạc trượt thong thường cứ khoảng 3-4 tháng phải thay
dầu một lần. Trước khi thay dầu mới phải xả hết dầu cũ qua nút xả dầu,
sau đó dùng xăng sạch để rửa sạch ổ đỡ trục. Dầu mới thay phải đúng
chủng loại, không được đổ đầy dầu quá, nó sẽ bắn tung toé và lọt vào
cuộn dây máy điện gây phá hoại cuộn dây. Sau cùng phải kiểm tra xem
nắp và nút xả dầu đã được lắp kín và chặt chưa.

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 32/44

d) Theo dõi độ tăng nhiệt của động cơ.


 Khi động cơ làm việc, nhiệt độ của động cơ tăng đến một trị số nào đó rồi
giữ ổn định. Nhiệt độ này phải nằm trong giới hạn cho phép, tuỳ thuộc
vào vật liệu cách điện dùng trong động cơ. Theo kinh nghiệm, khi sờ tay
vào vỏ động cơ mà thấy quá nóng phải rút tay ra ngay thì động cơ đã có
sự cố cần phải ngừng máy để kiểm tra.
e) Theo dõi tiếng kêu phát ra từ động cơ.
 Thông thường nếu động cơ hoạt động tốt thì chạy êm, có tiếng kêu vo vo
của quạt gió phát ra nhỏ, đều. Nếu tiếng kêu phát ra lớn, đều thì đó là do
hư hỏng ở phần ổ bi, ổ đỡ trục. Nếu đột nhiên phát ra tiếng ù khác thường
thì đó là do bị mất điện một pha hoặc hư hỏng ở dây quấn. Nói tóm lại,
khi động cơ đang vận hành mà có tiếng kêu lạ thì phải ngừng máy để
kiểm tra.
B. Những sự cố thường gặp – biện pháp khắc phục
1. Khi đóng điện động cơ không quay, không có tiếng kêu
a. Nguyên nhân
- Không có nguồn vào động cơ.
- Dây quấn 3 pha hở mạch.
b. Biện pháp khắc phục
- Dùng vonmet hoặc bóng đèn kiểm tra nguồn ở cầu dao, aptômat.
- Kiểm tra cầu chì, kiểm tra cáp dẫn điện vào động cơ.
- Kiểm tra đấu dây ở hộp nối (nếu mới đấu dây động cơ).

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 33/44

2. Đóng điện, động cơ không quay, có tiếng rú hoặc động cơ quay nhưng
không đạt tốc độ định mức
a. Nguyên nhân
- Nguồn điện đưa vào động cơ mất một pha, một trong các pha của cuộn
dây stato bị hở mạch (đứt), nổ một cầu chì, một tiếp điểm của cầu dao,
aptômat hoặc khởi động từ không tiếp xúc hoặc tiếp xúc không tốt.
- Động cơ bị chạm kẹt giữa phần tĩnh và phần quay hoặc những máy do
động cơ kéo bị kẹt.
- Ổ bi bị mòn nhiều nên khi có điện rôto bị hút vào stato.
- Đấu dây giữa 3 pha sai (khi sửa chữa, lắp ráp).
- Mạch rôto bị đứt hoặc tiếp không tốt (động cơ rôto dây quấn).
b. Biện pháp khắc phục
Khi khởi động gặp hiện tượng trên phải lập tức ngừng động cơ, sau đó :
- Kiểm tra nguồn, dây chảy cầu chì, điện trở từng pha stato (thông mạch),
các tiếp xúc của cầu dao, aptômat, khởi động từ.
- Kiểm tra lại cách đấu dây, nếu cần thiết phải thử lại cực tính các pha.
- Kiểm tra sự kín mạch của mạch rôto, biến trở khởi động (với rôto dây
quấn).
- Kiểm tra khe hở giữa rôto và stato, ổ bi, gối trục và máy do động cơ kéo.
3. Đóng điện vào động cơ, các thiết bị bảo vệ tác động ngay
a. Nguyên nhân
- Ngắn mạch cuộn dây stato hoặc ở cáp dẫn điện tới động cơ.
- Đấu dây sai cực tính (khi sửa chữa, lắp ráp).

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 34/44

- Đấu dây không thích hợp với điện áp nguồn (đáng lẽ đấu Y nhưng lại
đấu D).
- Biến trở khởi động không để đúng ở vị trí khởi động ban đầu (với động
cơ rôto dây quấn).
- Chọn thiết bị bảo vệ không thích hợp hoặc chỉnh định cường độ và thời
gian tác động của bảo vệ không phù hợp với cường độ và thời gian khởi động
của động cơ.
b. Biện pháp khắc phục
Cắt điện vào động cơ, tiến hành kiểm tra :
- Đo điện trở của từng pha, đo cách điện của các pha stato và của cáp để
phát hiện pha bị ngắn mạch.
- Kiểm tra lại cách đấu dây xem đã đúng cực tính chưa, có phù hợp với
điện áp nguồn cung cấp không.
- Kiểm tra và đặt lại biến trở vào vị trí khởi động ban đầu.
- Kiểm tra các thiết bị điều khiển và bảo vệ xem có chọn đúng, phù hợp
với động cơ không.
4. Động cơ chạy không tải được, khi mang tải động cơ không khởi động
được
a. Nguyên nhân
- Tải quá lớn so với công suất của động cơ.
- Điện áp nguồn suy giảm nhiều.
- Đấu dây sai (thay vì đấu D lại đấu Y).
- Dây đai quá căng (truyền động bằng đai truyền).
b. Biện pháp khắc phục

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 35/44

- Kiểm tra điện áp nguồn,


- Kiểm tra và đấu dây lại cho đúng,
- Điều chỉnh lại dây đai nếu quá căng,
- Thay động cơ có công suất phù hợp với tải.
5. Đóng điện, động cơ khởi động khó khăn, có tiếng rú lớn, dòng trong các
pha không bằng nhau
a. Nguyên nhân
- Máy bị quá tải cơ khí nặng,
- Điện áp đặt vào động cơ suy giảm nhiều,
- Tiếp xúc không tốt trong mạch rôto, điện trở toàn mạch rôto quá lớn do chọn
biến trở khởi động không đúng hoặc dây dẫn từ biến trở đến động cơ dài quá,
tiết diện nhỏ quá (với động cơ rôto dây quấn).
- Cuộn dây stato đáng lẽ đấu tam giác lại đấu nhầm thành hình sao,
- Một pha của stato đấu ngược cực tính (nhầm lẫn giữa đầu đầu và đầu cuối).
b. Biện pháp khắc phục
Cắt động cơ khỏi lưới, tiến hành kiểm tra những nguyên nhân có thể dẫn đến
hiện tượng sự cố trên và xử lí.
6. Động cơ vận hành, nhiệt độ stato cao quá qui định
a. Nguyên nhân
- Quá tải thường xuyên,
- Điện áp nguồn quá lớn hoặc quá thấp,
- Ngắn mạch một số vòng dây của dây quấn stato,
- Dây đai quá căng (truyền động bằng dây đai),
- Khe hở giữa rôto và stato quá lớn (do chế tạo),

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 36/44

- Có sự cọ sát giữa rôto và stato,


- Thiếu sự thông gió hoặc làm mát không đủ, các đường ống thông gió bị tắc
do bụi bẩn, cánh quạt làm mát trong động cơ bị hỏng hoặc lắp ngược.
- Nhiệt độ môi trường quá cao.
b. Biện pháp khắc phục
- Kiểm tra lại dòng điện từng pha, giảm tải của động cơ cho đến khi nhiệt độ
bình thường.
- Kiểm tra điện áp nguồn.
- Điều chỉnh lại dây đai nếu nó quá căng.
- Làm mát cưỡng bức (dùng thêm quạt thổi bên ngoài).
- Nếu đã giảm công suất của động cơ mà nhiệt độ vẫn tăng, hoặc giảm công
suất động cơ thì không đảm bảo cho phụ tải do động cơ kéo, hoặc tăng cường
làm mát cưỡng bức mà nhiệt độ vẫn cứ tăng thì phải ngừng động cơ để kiểm
tra tìm nguyên nhân.
7. Khi động cơ vận hành, phía ngoài ổ bi phát nóng nhiều
a. Nguyên nhân
- Ma sát ở ổ bi lớn, bi bị mài mòn, vỡ quá nhiều, mỡ bôi trơn không đúng qui
cách, có nhiều bụi bẩn và tạp chất khác.
- Ổ bi hết mỡ, gối trục hết dầu bôi trơn làm mát.
- Áo trong của vòng bi trượt trên cổ trục rôto hoặc áo ngoài trượt trên ổ đỡ.
- Dây đai quá căng hoặc trục tổ máy bị cong vênh.
b. Biện pháp khắc phục

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 37/44

- Phải thường xuyên theo dõi nhiệt độ hoặc giảm bớt công suất của động cơ
(nếu điều kiện phụ tải cho phép). Khi các biện pháp trên đã thi hành mà nhiệt
độ vẫn không giảm thì phải ngừng động cơ để kiểm tra.
8. Độ rung của động cơ quá trị số qui định
a. Nguyên nhân
- Căn tâm giữa rôto và stato không tốt,
- Căn tâm giữa động cơ và máy do động cơ kéo không tốt,
- Bệ máy không phẳng, lắp ráp không chắc chắn,
- Ổ bi bị mòn hoặc vỡ nhiều.
b. Biện pháp khắc phục
- Phải thường xuyên theo dõi động cơ, đồng thời giảm bớt tải của động cơ
(nếu điều kiện phụ tải cho phép). Nếu độ rung vẫn không giảm mà lại có
chiều hướng tăng thì phải ngừng động cơ.
Sau khi ngừng động cơ, tiến hành cân bằng lại rôto, kiểm tra lại cách lắp
ráp vòng bi và các chi tiết ở ổ đỡ, kiểm tra vòng bi xem có bị mòn hoặc vỡ
không, kiểm tra việc lắp ráp động cơ với bệ máy.
9. Khi động cơ làm việc vỏ động cơ bị phát nóng không đều (cục bộ), có
mùi khét và khói bốc ra
a. Nguyên nhân
- Bị cọ sát giữa rôto và stato,
- Ngắn mạch một số vòng dây ở một pha của dây quấn stato,
- Ngắn mạch giữa các pha của động cơ mà bảo vệ không tác động.
b. Biện pháp khắc phục

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 38/44

Lập tức ngừng ngay động cơ để kiểm tra, xử lí. Đo điện trở của từng pha
sẽ tìm được pha ngắn mạch, kiểm tra cách điện giữa các pha sẽ phát hiện
chạm chập giữa các pha.
10. Động cơ đang vận hành có tiếng kêu thay đổi, kim ampemet dao động
hoặc tốc độ động cơ giảm, cơờng độ dòng điện stato tăng hơn bình thơờng
a. Nguyên nhân
- Điện thế lưới bị dao động, phụ tải bị thay đổi,
- Đứt một pha của nguồn hoặc đứt mạch stato,
- Tiếp điểm của công tắc tơ, aptômat, máy ngắt có một tiếp điểm tiếp
xúc không tốt.
- Đứt hay tiếp xúc xấu ở mạch rôto.
b. Biện pháp khắc phục
Ngừng ngay động cơ để kiểm tra và khắc phục.
C. Những trường hợp ngừng động cơ cấp tốc
Khi quản lí vận hành động cơ điện, gặp những trường hợp sau đây phải
ngừng ngay động cơ :
1. Đóng điện động cơ không khởi động được.
2. Động cơ khởi động khó khăn, động cơ gầm rú, dòng điện khởi động
không trở về trị số ổn định.
3. Có tai nạn xảy ra ở phạm vi mạch động cơ và thiết bị do động cơ kéo.
4. Có tia lửa và khói bốc ra ở các bộ phận điều chỉnh, khởi động và ở trong
động cơ.
5. Gẫy bộ truyền động cơ khí.
6. Có tiếng gầm rú, tốc độ động cơ giảm thấp, động cơ phát nóng quá cho
phép mà nhiệt độ vẫn không ngừng tăng lên.
7. Động cơ rung dữ dội, có tiếng cọ sát kim loại, độ di trục lớn quá cho
phép.
8. Nhiệt độ gối trục động cơ tăng nhanh và quá mức cho phép, bên trong gối
trục có tiếng kêu.

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 39/44

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 40/44

PHỤ LỤC

1. Một vài thẻ tên của động cơ đang sử dụng trong nhà máy

2. Các kiểu lắp đặt động cơ


IM B-: trục ngang;
IM V- trục đứng

Nhà máy chủ yếu sử dụng các loại động cơ có kiểu lắp đặt chân đế (IM
B3) và kiểu lắp đặt mặt bích (IM B5, IM B14). Cả IM B5 và IM B14 đều là
kiểu lắp đặt mặt bích, tuy nhiên mặt bích của động cơ theo kiểu lắp đặt IM B5
có đường kính to hơn so với đường kính của động cơ, hay còn gọi là kiểu lắp
đặt mặt bích lớn. IM B14 gọi là kiểu lắp đặt mặt bích nhỏ.

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 41/44

Đối với trục nằm ngang (IMB) có thể ký hiệu bằng mã khác tương
đương như trong bảng (IEC 34-7 1992)

Mã I MãII

IMB3 IM 1001
IMB5 IM 3001
IMB6 IM 1051
IMB7 IM1061
IMB8 IM 1071
IMB9 IM 9101
IMB10 IM 4001
IMB14 IM 3601
IMB15 IM 1201
IMB20 IM 1101
IMB25 IM 2401
IMB30 IM 9201
IMB34 IM 2102
IMB35 IM 2001

Đối với trục đứng (IMV) có thể ký hiệu bằng mã khác tương đương như
trong bảng (IEC 34-7 1992)
Mã I MãII

IMV1 IM 3011
IMV2 IM 3231
IMV3 IM 3031
IMV4 IM 3211
IMV5 IM 1011
IMV6 IM 1031
IMV8 IM 9111
IMV9 IM 9131

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 42/44

IMV10 IM 4011
IMV14 IM 4031
IMV15 IM 2011
Hoặc 2111
IMV16 IM 4133
IMV18 IM 3611
IMV19 IM3631
IMV30 IM 9211
IMV31 IM 9231
IMV36 Hoặc 2131

3. Bảng lực xiết bu long tại các hộp cực đấu nối cho động cơ

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 43/44

4. Cách đấu nối đầu dây

chữ ký kiểm soát…………


CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: XƯỞNG ĐIỆN

GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG TRONG ĐÀO TẠO NỘI BỘ


Mã số tài liệu Lần ban hành Trang
G5-00- Đ/ĐTNB-034 01 44/44

5. Các kiểu đấu dây

chữ ký kiểm soát…………

You might also like