You are on page 1of 3

Tri thức đọc hiểu

II. TRI THỨC ĐỌC HIỂU


1. Thời đại, trào lưu
+ Vở kịch “Trưởng giả học làm sang” được ra đời năm 1670, theo lời đề nghị của vua Lu- i XIV,
nhân dịp đón tiếp xứ quán Thổ Nhĩ Kì.
+ Chủ nghĩa cổ điển Pháp, thể kỉ 17
2. Thể loại: Hài kịch
Nhân vật của hài kịch là đối tượng của tiếng cười, gồm những hạng người hiện thân cho các tật
xấu hay những gì thấp kém trong xã hội. Tính cách của nhân vật hài kịch được thể hiện qua
những biến cố dẫn đến sự phơi bày, phê phán cái xấu. Nhân vật trong hài kịch thường có sự
không tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động,
lời nói và việc làm nên thường trở nên lố bịch, hài hước. Ông Giuốc-đanh trong vở Trưởng giả
học làm sang (Mô-li-e) rất kém hiểu biết nhưng lại luôn tỏ ra thông thái, thích làm sang, bắt
chước giới quý quý. Chỉ vì thích được gọi là “cụ lớn”, “đức ông” mà đã mất rất nhiều tiền
thưởng cho những người thợ may lợi dụng.
Trong hài kịch có nhiều hình thức xung đột, nhưng phổ biến nhất là sự không tương xứng giữa
cái bên trong với cái bên ngoài. Mâu thuẫn giữa cái xấu với cái xấu, ví dụ: mâu thuẫn giữa sự dốt
nát của ông Giuốc-đanh (Jourdain) và mưu mô lừa lọc của gã phó may trong vở Trưởng giả học
làm sang của Mô-li-e.
3. Tác giả:
- Mô-li-e (1622 - 1673) tên khai sinh là Jean-Baptiste Poquelin.

- Molière sinh ở Paris, gia đình làm thợ của triều đình rất lâu
đời. Lên 10 tuổi, Mô-li-e mồ côi mẹ. Molière học ở Jesuit
Clermont College (nay là Lycée Louis-le-Grand), là nơi học
sinh phần nhiều học bằng tiếng Latin. - Mô li e thông thạo tiếng
Latinh và đã dịch tác phẩm "Về bản chất sự vật" của thi hào
Lucretius sang tiếng Pháp (bản dịch bị thất lạc). Vào năm 1639,
ông học xong Jesuit Clermont College, năm 1639 – 1640 học
luật tại Đại học Orlean.
Mô-li-e có cha là một thương gia nổi tiếng, sau được phong một
chức quan nhỏ hầu cận nhà vua. Người cha muốn con trai kế tục
chức vị của mình nhưng Mô-li-e từ chối và hăm hở bước vào
lĩnh vực nghệ thuật sân khấu. Sau này, ông trở thành nhà biên kịch lớn của châu Âu thế kỉ XVII
và là người sáng lập ra nền hài kịch cổ điển Pháp.
- Vào năm 1643, ông thành lập đoàn kịch Illustre Théâtre và lấy nghệ danh Molière từ đây. Sau
một số thất bại do mắc nợ nhiều, đoàn kịch phải giải thể, Molière bị bỏ vào tù.
- Ông được biết đến với vai trò là nhà thơ, nhà viết kịch, người sáng tạo ra thể loại kịch cổ điển
và ông là một bậc thầy của kịch nghệ châu Âu
- Năm 1655, ông viết vở kịch thơ đầu tiên là “Gàn dở”
- Đến năm 1672 - 1673 ông viết vở kịch cuối cùng là “Bệnh giả tưởng”.

* E T CÓP ĐƯỢC CÁI NÀY CHO BÁC NÀO LÀM PP THAM KHẢO NHƯNG MÀ NÓ CÓ
CÁI LOGO LỜI GIẢI HAY NÊN ĐỂ Ý TÍ NHÍE :>
* Tác phẩm, đoạn tríchs
- Tác phẩm:
+ Vị trí của tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của tác giả: Vở kịch Trưởng giả học làm sang
của Môlie là một tác phẩm hài kịch thành công nhất của tác giả, tái hiện sinh động và chân thực
cuộc sống xã hội Pháp thế kỷ XVII. Tác phẩm vẽ lên hình ảnh đầy hài hước và sắc nét về những
người trọc phú học đòi trở thành quý tộc cùng những quý tộc giả dối và tham lam
+ Tóm tắt: Câu chuyện diễn ra tại thành phố Paris, với nhân vật chính là ông Juôcđanh, một
người thương gia giàu có. Ông ấy mơ ước trở thành một quý tộc và bắt đầu tìm cách để làm điều
đó. Tuy nhiên, những nỗ lực của ông không mấy hiệu quả khi gặp phải những tình huống hài
hước và gặp phải sự phản đối của vợ con.
Juôcđanh, với khao khát được chấp nhận trong giới thượng lưu, đã bị lợi dụng và lãng phí tiền
bạc bởi một quý tộc đầy gian trá. Cố gắng để thu hút sự chú ý của một nữ hầu tước, ông đã dồn
tiền vào những cuộc tiệc và quà tặng đắt tiền, nhưng kết quả lại không như ý.
Ước mơ trở thành quý tộc của Juôcđanh không chỉ khiến ông mê muội mà còn gây ra nhiều rắc
rối cho gia đình và người thân. Sự cuồng vọng của ông khiến ông ngăn cản con gái yêu của mình
gặp gỡ người yêu chỉ vì họ không phải là người quý tộc.
+ Giá trị nội dung: Văn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn
đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho độc giả.

+ Giá trị nghệ thuật: Sử dụng lời thoại sinh động, chân thực và phù hợp, nghệ
thuật tăng cấp khiến cho lớp kịch càng ngày càng hấp dẫn, tính cách nhân vật được
khắc họa thành công, rõ nét.
- Đoạn trích:
+ Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục trích trong vở kịch 5 hồi Trưởng giả học
làm sang và là lớp kịch kết thúc hồi II.
+ Trích đoạn 'Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục' là điển hình của sự hài hước và
châm biếm của tác giả. Sự mất cân xứng giữa hình thức và bản chất làm nên
chiều sâu hài hước của vở kịch. Mô-li-e tạo ra một nhân vật vui nhộn, đồng
thời lên án thái độ học đòi làm sang trong xã hội. Từ chi tiết bộ lễ phục kỳ
lạ, tiền thưởng cho những từ ngữ tôn xưng, đến sự vênh váo không phù hợp
khi mặc lễ phục, tất cả đều là nguồn cảm hứng cho những cười vỡ bụng,
đồng thời truyền đạt thông điệp về thái độ học đòi làm sang thường thấy
trong xã hội.

You might also like