You are on page 1of 2

Tác giả: Vích-to Huy-gô (1802 – 1885)

- Vích-to Huy-gô (1802 – 1885) là một thiên tài nở sớm, là một nhà văn, thi sĩ, nhà viết kịch thuộc chủ
nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp, đồng thời là một chính trị gia, một trí thức dấn thân tiêu biểu của thế
kỷ XIX.
- Các tác phẩm của ông đa dạng về thể loại và trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, tiêu biểu như: Nhà
thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Tia sáng và bóng tối (1840), Lá thu (1831),…
- Phong cách nghệ thuật: Mỹ học lãng mạn kết hợp với cảm quan hiện thực tạo nên sức lôi cuốn và thuyết
phục của lí tưởng thẩm mỹ. Đó là cái đẹp của tình thương yêu hòa đồng, của hạnh phúc bình đẳng và của
sự tiến bộ của con người, thể hiện giá trị, ý nghĩa nhân văn trong tác phẩm của ông.

Tác phẩm: "Tấm lòng người mẹ"


- Xuất xứ: trích trong bộ tiểu thuyết nổi tiếng của tác giả Victor Hugo “những người khốn khổ” (1862)
- HCST: Tác giả sáng tác tiểu thuyết trong giai đoạn nước Pháp gặp nhiều biến động, lúc này ông đang bị
đi đày sau khi phản đối cuộc đảo chính của hoàng tử Louis Napoleon. Ông mất 17 năm để hoàn thành bộ
tiểu thuyết quý giá này
- Tóm tắt: Từ sau khi bị đuổi khỏi xưởng may, cuộc sống của Phăng-tin dường như rơi vào bế tắc. Chị chỉ
có thể làm công việc với mức lương rẻ mạt, lại phải vừa giải quyết đám chủ nợ, vừa xoay xở gửi tiền về
nuôi con gái. Vợ chồng Tê-nác-đi-ê tìm đủ mọi cách để vòi tiền chị. Từ mười phơ-răng mua váy len,
chúng đòi đến bốn mươi phơ răng tiền chữa bệnh cho Cô-dét. Phăng-tin bán cả tóc, cả răng, hi sinh vẻ
ngoài xinh đẹp của mình để làm hài lòng chúng. Thế nhưng trên thực tế, Cô-dét lại chẳng được hưởng
chút nào. Bệnh tình của Phăng-tin ngày một nặng. Chị sống tạm bợ trên căn gác xép, quần áo rách tả tơi.
Chị làm mười bảy tiếng một ngày chỉ để nhận lại chín xu. Vậy mà chủ nợ vẫn cứ mè nheo. Vợ chồng Tê-
nác-đi-ê thậm chí bắt chị đưa chúng một trăm phơ-răng thì mới chịu chăm sóc Cô-dét. Thương con,
Phăng-tin đành chấp nhận bán thân, trở thành gái điếm.
- Bố cục
+ Phần 1 (Từ đầu đến "Bọn chủ nợ giày vò Phăng-tin"): Hoàn cảnh khó khăn của Phăng-tin.
+ Phần 2 ("Tiền chi kiếm ra quá ít ỏi" -> "mồ hôi lạnh): Phăng-tin bán tóc mua áo cho con.
+ Phần 3 ("Một hôm" -> "Cô-dét không ốm"): Phăng-tin bán răng lấy tiền chưa bệnh cho con.
+ Phần 4 (còn lại): Cuộc sống tuyệt vọng của Phăng-tin và quyết định làm gái bán hoa để kiếm tiền đưa
cho vợ chồng Tê-nác-đi-ê
- Đề tài: Viết về những con người khốn khổ trong xã hội.
- Chủ đề: Thể hiện sự thấu hiểu, thương xót của tác giả đối với hoàn cảnh của Phăng-tin, ca ngợi vẻ đẹp
của tình mẫu tử ở người phụ nữ này. Đồng thời, phê phán xã hội đầy rẫy những bất công, ngang trái
- Ngôi kể thứ 3
- Điểm nhìn trần thuật: kết hợp bên ngoài và bên trong
- Tác dụng: Sự kết hợp linh hoạt của các điểm nhìn đã giúp đi sâu vào nội tâm nhân vật Phăng-tin, cho ta
thấy được sự đau đớn, thống khổ của một người phụ nữ nghèo khổ, đang cố gắng nỗ lực sống, làm việc
kiếm tiền để gửi về quê cho gia đình chủ trọ đang chăm sóc con của mình. Từ đó ta cảm nhận được tình
yêu thương vô bờ bến mà Phăng-tin dành cho đứa con gái bé bỏng của cô, rằng cô sẽ hy sinh tất cả vì Cô-
dét.

You might also like