You are on page 1of 3

Tọa đàm về chủ đề “Tự học của sinh viên đại học”

9 thành viên: Trưởng nhóm, Thư ký, Sinh viên A, Sinh viên B, Sinh viên C,
Sinh viên D, Sinh viên E, Sinh viên F, Sinh viên G

Trưởng nhóm: Xin chào các bạn, rất vui vì hôm nay các bạn đã có mặt tại đây
để thảo luận về vấn đề tự học của sinh viên đại học. Chúng ta sẽ khám phá những lợi
ích mà việc tự học mang lại, cùng nhau chia sẻ các chiến lược hiệu quả để nắm bắt
kiến thức và phát triển kỹ năng tự học.
Thư ký: Trước hết, chúng ta sẽ nói về những lợi ích mà việc tự học mang lại
cho sinh viên. Tự học giúp người học hiểu sâu, mở rộng, củng cố và ghi nhớ bài học
một cách vững chắc nhờ vào khả năng tự phân tích, tổng hợp tài liệu. Đồng thời, tự
học giúp người học hình thành tính tích cực, độc lập tự giác trong học tập và nề nếp
làm việc khoa học. Từ đó, quyết định sự phát triển các phẩm chất nhân cách và chất
lượng học tập của sinh viên.
Trưởng nhóm: Tôi thấy kỹ năng tự học của sinh viên rất quan trọng và ảnh hưởng
đến quá trình làm việc sau này. Vậy theo bạn, làm thế nào để xây dựng kỹ năng tự học
có hiệu quả?
Sinh viên B: Theo tôi, Có rất nhiều cách để kỹ năng tự học có thể đạt được hiệu
quả:

 Trước hết, người học cần rèn luyện cho bản thân thái độ học tập thật nghiêm
túc. Chỉ với thái độ học tập nghiêm túc, việc tự học mới có thể phát huy hết
hiệu quả của nó mọi nơi, mọi lúc.
 Tiếp đó là sự say mê học tập và lĩnh hội kiến thức. Sự say mê học tập sẽ giúp
bạn vượt qua mọi khó khăn để luôn mỉm cười và vươn lên trong cuộc sống học
tập.

Sinh viên A: Tôi có bổ sung vài cách như sau:

 Hãy tự xây dựng cho mình môi trường học. Bạn có thể đăng ký vào các
khóahọc với môn hoặc ngành học yêu thích, tham gia các buổi hội thảo, đến
triển lãm, đi bảo tàng, thư viện, lập nhóm tự học trực tuyến hoặc quy tụ
những người bạn có cùng mục đích học tập giống mình
 Hãy lắng nghe lời khuyên của người có kinh nghiệm. Ở những người này,
bạn có thể học thêm được nhiều mẹo học tập có ích, những cuốn sách cổ
quýgiá hay những bậc thầy mà bạn có thể đến để thỉnh giáo
 Điều cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng là hãy học trực tuyến

Sinh viên C: Ngoài những cách nêu trên, tớ nghĩ là các bạn có thể xây dựng cho
mình một kế hoạch học tập bao gồm việc làm bài tập về nhà, bài kiểm tra và cả thời
gian học tập cụ thể; kế hoạch học tập của các bạn thì cần phải linh hoạt và có thể
điều chỉnh để đáp ứng với nhu cầu và mục tiêu học tập mà các bạn đề ra. Bên cạnh
đó thì các bạn cần phải thực hiện kế hoạch học tập của mình và phải đảm bảo tuân
thủ nghiêm ngặt các bước mà kế hoạch đã đề ra. Sau khi hoàn thành kế hoạch thì
các bạn cần phải đánh giá kết quả để biết được rằng mình đã tiến bộ đến đâu và xác
định xem còn điểm nào chưa tốt để cải thiện và khắc phục trong các kế hoạch sau

Trưởng Nhóm: Vấn đề học tập ở đại học rất khác so với trung học phổ thông,
môi trường học tập thì ồn ào, bí bách, khó có thể tập trung, lượng kiến thức trên lớp
quá nhiều, tìm kiếm tài liệu học tập thì còn khó khăn, phân bổ thời gian học tập
chưa được hợp lý và đó là ý kiến của tớ. Vậy mọi người có thể đưa ra những
giảipháp để khắc phục những tiêu cực trên được ko ạ?

Sinh viên D : Về cách khắc phục trước hết nằm ở sự tự giác của các cậu, các
cậu nên lập kế hoach học tập cho phù hợp với bản thân mình, nên đọc trước các bài
giảng ở nhà và ghi ra những chỗ mà mình chưa hiểu, đến khi lên lớp các cậu đã
nghe bàigiảng rồi mà vẫn chưa hiểu thì cậu nên hỏi luôn thầy cô với bạn bè. Đây là
giải pháp mà tớ nghĩ mỗi sinh viên ai cũng cần phải làm điều này.

Thư ký: Trong số các bạn đang ở đây, không biết đã có ai thành công trong việc
tự học không ạ? Và nếu có thì có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc tự học
hiệu quả cho mọi người cùng lắng nghe và tiếp thu không ạ?-

Sinh viên E …: Tất nhiên! Tớ rất vui được chia sẻ kinh nghiệm của mình về việc tự
học trên đại học. Dưới đây là một số gợi ý và nguyên tắc tớ đã áp dụng mà tớ thấy
khá hiệu quả trong việc tự học của mình

 Xác định mục tiêu: Đầu tiên, hãy xác định rõ những gì bạn muốn đạt được
từ việc tự học. Đặt ra các mục tiêu cụ thể và có thời hạn để giúp bạn tập
trung và theo dõi tiến bộ.
 Lập kế hoạch: Tạo ra một lịch trình hoặc kế hoạch cho quá trình tự học của
bạn. Phân chia thời gian cho các công việc khác nhau, như nghiên cứu, ôn
tập, làm bài tập và kiểm tra kiến thức.
 Sử dụng các nguồn tài liệu phù hợp: Tìm hiểu về các nguồn tài liệu phù hợp
để nâng cao kiến thức của bạn trong lĩnh vực mong muốn. Có thể là sách
giáo trình, sách tham khảo, bài giảng trực tuyến hay video giảng dạy.
 Tự quản lý: Hãy tổ chức công việc của bạn sao cho hiệu quả nhất. Đặt mục
tiêu ngắn hạn và dài hạn, tạo danh sách việc cần làm và ưu tiên công việc
quan trọng. Tớ xin hết ạ…..

Sinh viên F: Tớ bổ sung thêm những phương pháp khác như:

 Tìm kiếm sự hỗ trợ: Không ngại xin giúp đỡ từ giảng viên, bạn bè hoặc các
nguồn tài liệu khác. Tham gia vào các nhóm nghiên cứu hoặc câu lạc bộ
liênquan để có thể chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với những người khác.
 Kiểm tra kiến thức: Đừng chỉ tập trung vào việc đọc và ghi nhớ thông tin
màbạn đã học. Hãy thử áp dụng kiến thức đó vào các bài tập, ví dụ hay dự
án đểxem bạn đã hiểu rõ hay chưa.
 Tự đánh giá: Định kỳ tự đánh giá tiến bộ của mình để biết được điều gì đã
hoạt động và điều gì cần cải thiện trong quá trình tự học.
 Kiên nhẫn và kiên trì: Việc tự học không phải lúc nào cũng dễ dàng, vì vậy
hãy luôn duy trì lòng kiên nhẫn và không từ bỏ khi gặp khó khăn
 Tuy nhiên, hãy nhớ rằng mỗi người có cách học riêng, vì vậy bạn cần tìm
ra phương pháp và quy trình tự học phù hợp với bản thân.

Trưởng Nhóm: Còn bạn nào có câu hỏi gì muốn thảo luận không ạ?
Sinh viên D: Cho tôi hỏi “Làm thế nào để tránh xa những cám dỗ và có thể ngồi vào
bàn học tự giác” ? Tôi thường xuyên mất tập trung khi bắt đầu ngồi vào bàn học.
Sinh viên G: Đây là 1 số cách mà mình thường sử dụng để có sự tập trung hơn
khi học bài, bạn có thể tham khảo:

1. Xác định mục tiêu cụ thể: Đặt ra mục tiêu học tập rõ ràng và cụ thể. Điều
này giúp bạn tập trung vào những gì cần hoàn thành và tránh xa những
cám dỗ không liên quan.
2. Lập kế hoạch thời gian: Tạo ra một lịch trình học tập cụ thể và tuân thủ
nó. Phân chia thời gian một cách hợp lý giữa việc học, làm bài tập và nghỉ
ngơi.
3. Loại bỏ các yếu tố gây xao lạc: Tìm một không gian học tập yên tĩnh và
không có sự xao lạc từ điện thoại di động, truyền hình, hoặc mạng xã hội.
4. Thực hiện kỷ luật bản thân: Hãy cam kết tuân thủ lịch trình học tập của
mình và từ chối những cám dỗ không lành mạnh khi bạn đang học.
5. Tạo ra một môi trường học tập tích cực: Kết nối với những người bạn có
chung mục tiêu học tập và sự phấn đấu. Cùng nhau hỗ trợ và khích lệ
nhau để giữ vững động lực.
6. Sử dụng các công cụ hỗ trợ: Sử dụng các ứng dụng và công cụ quản lý thời
gian như Todoist, Trello, hoặc Google Calendar để giúp bạn tổ chức công
việc và theo dõi tiến độ học tập của mình.
7. Thực hành kỹ thuật tập trung: Học cách tập trung vào một nhiệm vụ một
cách đầy đủ bằng cách sử dụng kỹ thuật như kỹ thuật Pomodoro (chia thời
gian thành các đợt ngắn và dài), hoặc kỹ thuật tư duy sâu.
8. Tạo động lực bản thân: Tìm hiểu về lợi ích của việc học tập và đặt mục tiêu
dài hạn để thúc đẩy bản thân. Nhớ những lợi ích mà việc học mang lại cho
tương lai của bạn.

Bằng cách áp dụng những biện pháp này và duy trì sự kiên nhẫn và quyết tâm,
bạn sẽ có thể tránh xa những cám dỗ và tập trung hơn vào việc học tự giác.

Trưởng Nhóm : Cảm ơn ý kiến của các bạn. Tớ rất vui vì các bạn đã đến và
tham dự buổi tọa đàm ngày hôm nay, đã giúp cho buổi tọa đàm kết thúc được thành
công và tốt đẹp. Tớ xin cảm ơn

You might also like