You are on page 1of 4

개항과 개화 운동

(Cuộc vận động mở rộng cảng thông thương và khai hóa)


Tóm tắt nội dung học:
Sau khi ông Hưng Tuyên đại viện quân rút lui thì Joseon đã kí kết hiệp
ước Ganghwa-do với Nhật Bản và tiếp đó thiết lập mối quan hệ ngoại
giao với các nước phương Tây. Từ đó sự tiếp xúc với văn hóa phương
tây trở nên tích cực hơn và chính sách khai hóa được xúc tiến. Tuy
nhiên, cuộc đối đầu giữa hai phe : phe chủ trương cải cách tất cả các chế
độ bắt đầu từ chính trị và phe cải cách nhưng từ chối khuynh hướng
nước ngoài, trật tự truyền thống gây ra sự hỗn loạn. Giữa lúc này xảy ra
cuộc nổi dậy Nhâm Ngọ 1882 (cuộc nổi dậy Imo) và cuộc đảo chính
năm Giáp Thân 1884 ( cuộc đảo chính Gapsin).
1. Tính chất và nội dung của hiệp bước Ganghwa-do là gì?
2. Tại sao xảy ra đối lập giữa phe chủ trương cải cách tất cả các chế
độ bắt đầu từ chính trị và phe cải cách nhưng từ chối khuynh
hướng nước ngoài?
3. Điều gì đảng khai hóa đã đạt được thông qua cuộc đảo chính năm
Giáp Thân?
Nội dung1: Tính chất và nội dung của hiệp bước Ganghwa-do là gì?
-Sự kiện Unyo-ho: (Biến cố đảo Ganghwa hay Trận Ganghwa): là
một cuộc xung đột quân sự nổ ra vào ngày 20 tháng 9 năm 1875 giữa
Joseon và Nhật Bản ở vùng đảo Ganghwa.
Hưng Tuyên đại viện quân (Ông là quan nhiếp chính của nhà Triều
Tiên trong giai đoạn 1863 - 1874 với thân phận là cha của Triều Tiên
Cao Tông.) đã rút lui sau 10 năm nắm quyền, lúc đó chính quyền
Joseon được một thế lực Minssi nắm quyền, đây là thế lực mà mọi
quyền hành nằm trong tay hoàng hậu (Minh Thành hoàng hậu). Khi
các thế lực cầm quyền thay đổi thì các chính sách ngoại giao cũng
được thay đổi.
Lúc này Nhật Bản tích cực yêu cầu thỏa hiệp, đàm phán với Joseon.
Nhật Bản đang chuẩn bị thiết lập thế chế quốc gia mới thông qua
Minh Trị Duy Tân gây ra sự kiện Unyo-ho để ép buộc thông thương
với Joseon (năm 1875). Nhật Bản lấy cớ này để ép buộc kí hiệp ước
thông thương với Joseon. Điều này được coi giống như một phương
thức cưỡng ép đến các nước châu Á khi đứng trước sức mạnh của
cường quốc phương Tây.
- Hiệp ước Ganghwa-do:(Điều ước bất bình đẳng Nhật–Triều
1876)
Nhật Bản gửi tàu chiến đến đảo Ganghwa, uy hiếp cùng mở ra cuộc
hội nghị. Chính phủ Joseon đã phê bình những hành động của Nhật
Bản là dã man và mang tính xâm lược, từ chối đàm phán với họ.
Thế nhưng một số quan chức của Joseon đã sớm nhận ra những kĩ
thuật khoa học của phương Tây rất cần thiết. Do đó họ chủ trương
thông thương với Nhật Bản để tiếp nhận những văn hóa phương Tây.
Trong tình hình đối nội, đối ngoại như thế này đại biểu hai nước đã
ngồi lại và kí kết hiệp ước tại đảo Ganghwa. Hiệp ước này là hiệp ước
Ganghwa-do (năm 1876).
Hiệp ước Ganghwa-do là hiệp ước đầu tiên mà Joseonkí kết với nước
ngoài, mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Theo hiệp ước này thì Joseon
mở ba cảng biển Busan, Wonsan, Jemulbo và cho phép người Nhật
cư trú tại một số vùng nhất định của cảng đã được khai thông.
Trong hiệp ước thì đã làm rõ Joseon là một quốc gia có quyền tự chủ
nhưng lại có nhiều quy định bất bình đẳng cho Joseon . Những quy
định bất bình đẳng như là:
+ Joseon phải chấp nhận cho Nhật Bản tự do đo đạt bờ biển của
Joseon.
+ Công nhận quyền ngoại giao cho phép những người Nhật Bản đến
Joseon nhưng lại được bảo vệ bởi luật pháp của Nhật Bản.
Sau đó Joseon lần lượt kí kết hiệp ước bảo hộ thương mại với các
cường quốc phương Tây như Mỹ, Anh và mở rộng việc cửa khẩu, hòa
nhập vào dòng chảy lịch sử trên thế giới. Nhưng hiệp ước kí kết với
các nước phương Tây cũng là hiệp ước bất bình đẳng phải công nhận
đặc quyền ngoại giao (Quyền khi đang ở một nước khác thì được
không áp dụng luật của nước đó).
Nội dung chủ yếu của hiệp ước Ganghwa-do (12 nội dung):
- Joseon là đất nước tự chủ có quyền bình đẳng với Nhật Bản.
- Chính phủ Nhật Bản sau 15 tháng phái xứ thần đến Seoul. Chính
phủ Joseon có thể phái xứ thần đến Đông Kinh của Nhật Bản bất
cứ lúc nào.
- Xử lí công việc thương mại tại các cơ quan công vụ Nhật Bản ở
Busan Joseon.
- Trong số bờ biển của 5 đảo như đảo Gyeonggi, Chungcheong,
Gyeongsang, Hamgyeong sắp tới sẽ mở ra 2 cảng tiện lợi cho việc
thông thương trong vòng 20 tháng tới.
- Cho phép các thủy thủ của Nhật Bản tự do đo đạt bờ biển của
Joseon.
- Khi người dân Nhật Bản phạm tội trong lúc lưu trú tại cảng của
Joseon có liên quan đến nhân dân Joseon thì tất cả các quan viên
Nhật Bản phán xét dựa trên pháp luật của Nhật Bản.

You might also like