You are on page 1of 95

EBOOKBKMT.

COM

MỤC LỤC
MỤC DÍCH Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................3
1. KHẢO SÁT CHUNG VỀ ĐỘNG CƠ 831D5000.................................................4
1.1. Giới thiệu động cơ 831D5.000.........................................................................4
1.2. Các thông số kỹ thuật động cơ 831D5.000 lắp trên xe Lancia........................6
1.3. Cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền - piston........................................................7
1.4. Nhóm thân máy - nắp máy...............................................................................7
1.4.1. Nắp máy.....................................................................................................7
1.4.2. Thân máy...................................................................................................8
1.5. Cơ cấu phân phối khí........................................................................................9
1.6. Hệ thống nhiên liệu........................................................................................11
1.8. Hệ thống bôi trơn...........................................................................................13
2. TÍNH TOÁN ĐỘNG HỌC ĐỘNG LỰC HỌC ĐỘNG CƠ 831D5.000..............16
2.1. Vẽ đồ thị công................................................................................................16
2.1.1. Các thông số tính toán.............................................................................16
2.1.2. Đồ thị công..............................................................................................17
2.2. Động học và động lực học của cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền.................20
2.2.1. Động học..................................................................................................20
2.2.2. Động lực học...........................................................................................24
2.2.3. Đồ thị T, Z, N theo ................................................................................28
2.2.4. Vẽ đồ thị ΣT = f( ).................................................................................31
3. KHẢO SÁT CƠ CẤU PISTON-KHUỶU TRỤC-THANH TRUYỀN ĐỘNG CƠ
831D5.000.................................................................................................................33
3.1. Piston động cơ 831D5.000.............................................................................33
3.1.1 Piston........................................................................................................33
3.1.2. Chốt piston...............................................................................................35
3.1.3. Xécmăng..................................................................................................35
3.2. Nhóm thanh truyền động cơ 831D5.000........................................................36
3.2.1. Thanh truyền............................................................................................37
3.2.2. Bạc lót đầu to thanh truyền.....................................................................39
3.2.3. Bulông thanh truyền động cơ..................................................................40
3.3. Khuỷu trục động cơ 831D5.000.....................................................................40
4. TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM CƠ CẤU PISTON-KHUỶU TRỤC-THANH
TRUYỀN ĐỘNG CƠ 831D5.000............................................................................44
4.1. Tính toán và kiểm nghiệm bền nhóm piston..................................................44
4.1.1 Tính toán piston........................................................................................44
4.1.2. Tính toán sức bền của chốt piston...........................................................47
4.1.3. Tính toán xecmăng...................................................................................48
4.2. Tính toán sức bền của thanh truyền................................................................50
4.2.1. Tính sức bền của đầu nhỏ thanh truyền..................................................50
4.2.2. Tính sức bền thân thanh truyền...............................................................56
4.2.3. Tính sức bền đầu to thanh truyền............................................................58
4.2.4. Tính toán sức bền của bulông thanh truyền............................................60
4.3. Tính toán nhóm khuỷu trục động cơ..............................................................61
4.3.1. Sơ đồ tính toán.........................................................................................61
4.3.2. Tính bền các trường hợp chịu tải............................................................62

1
EBOOKBKMT.COM

5. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM CATIA.....................................................................67


5.1 Lịch sữ ra đời và các tính năng của phần mềm Catia......................................67
5.1.1 Lịch sử ra đời Catia..................................................................................67
5.1.2 Tính năng của phần mềm Catia...............................................................67
5.2 Thiết kế chi tiết 3D trong modul part design................................................71
5.3 Trình ứng dụng lắp ráp asembly design..........................................................74
5.3.1. Tính năng của Assembly Design..............................................................74
5.3.2. Phương pháp, trình tự thiết kế bản vẽ lắp trong Assembly Design.........74
6. XÂY DỰNG MÔ HÌNH 3D CƠ CẤU PISTON – KHUỶU TRỤC – THANH
TRUYỀN ĐỘNG CƠ 831D5.000............................................................................76
6.1. Thiết kế chi tiết piston – khuỷu trục – thanh truyền động cơ 831D5.000......76
6.1.1. Thiết kế 3D nhóm trục khuỷu động cơ 831D5.000..................................77
6.1.2. Thiết kế 3D nhóm thanh truyền động cơ 831D5.000...............................82
6.2. Lắp ráp cơ cấu piston – khuỷu trục – thanh truyền động cơ 831D5.000.......86
6.3. Mô phỏng cơ cấu piston – khuỷu trục – thanh truyền động cơ 831D5.000...88
6.4. Xây dựng bản vẽ 2D cơ cấu piston – khuỷu trục – thanh truyền...................91
Kết luận.....................................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................95

2
EBOOKBKMT.COM

MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

Cùng với việc phát triển của công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật trong
thời đại ngày nay. Đã kéo theo sự phát triển của các nghành nghề khác có liên quan.
Với việc ứng dụng các thành tựu đạt được trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã
giúp cho quá trình tự động hóa sản xuất của con người ngày một hoàn thiện và tối
ưu.
Đối với chuyên ngành cơ khí thì việc áp dụng công nghệ thông tin càng ngày
cấp thiết và đã liên tục diễn ra trong quá trình sản xuất nhằm rút ngắn thời gian và
nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngày nay, việc lên bản vẽ thiết kế không chiếm
nhiều thời gian của người thiết kế vì sự trợ giúp của các công cụ của công nghệ
thông tin. Trong đó các phầm mềm hỗ trợ thiết kế đã luôn được dùng để tiến hành
thiết kế chi tiết máy.
Đề tài: Khảo sát tính toán kiểm nghiệm cơ cấu piston – khuỷu trục – thanh
truyền động cơ 831D5.000 trên xe Lancia có sử dụng phần mềm Catia.
Qua thời gian làm đồ án tốt nghiệp không những giúp cho em áp dụng các
kiến thức đã học ở trường mà còn có thể hiểu biết kiến thức nhiều hơn khi tiếp xúc
với thực tế thiết kế.
Nắm vững kết cấu, tính toán kiểm nghiệm chi tiết máy. Đặc biệt hiểu sâu hơn
về cơ cấu khuỷu trục-thanh truyền trong động cơ đốt trong.
Sự hổ trợ của công nghệ thông tin trong thiết kế. Sự hỗ trợ phần mềm Catia
trong thiết kế mô phỏng chi tiết máy.

3
EBOOKBKMT.COM

1. KHẢO SÁT CHUNG VỀ ĐỘNG CƠ 831D5000

1.1. Giới thiệu động cơ 831D5.000


Động cơ 831D5.000 là động cơ 4 kỳ dùng nhiên liệu xăng, tăng áp do hãng
Lancia sản xuất được lắp trên xe Delta HF Integrale. Động cơ có 4 xilanh bố trí
thẳng hàng. Sử dụng cơ cấu phối khí loại DOHC, trục cam lắp trên nắp máy, dẫn
động cho hai dãy xupáp, một trục cam dẫn động xupáp nạp, một trục dẫn động
xupáp thải, cam dẫn động trực tiếp lên xupáp. Dẫn động trục cam được thực hiện
thông qua bộ truyền đai răng.

Hình 1 - 1 Động cơ 831D5.000

4
EBOOKBKMT.COM

Hình 1 - 2 Mặt cắt ngang động cơ 831D5.000

Hình 1 - 3 Mặt cắt dọc động cơ 831D5.000

5
EBOOKBKMT.COM

1.2. Các thông số kỹ thuật động cơ 831D5.000 lắp trên xe Lancia


Bảng 1-1 Thông số kỹ thuật của động cơ 831D5.000
S
Thông số Số liệu kỹ thuật Đơn vị
TT
1 Loại động cơ Xăng
2 Số kỳ 4
3 Số xilanh I=4
4 Bố trí xilanh Thẳng hàng
5 Đường kính xilanh D = 84 mm
6 Hành trình Piston S = 90 mm
7 Dung tích xilanh 1995 cc
8 Tỉ số nén =8
9 Thứ tự nổ 1-3-4-2
1 Công suất cực đại ở số vòng quay
151 Kw
0 5750 rpm
1 Mômen xoắn cực đại ở số vòng quay
298 N.m
1 3500 rpm
1
Khe hở nhiệt xupáp
2
Xupáp nạp 0,35 mm
Xupáp xả 0,4 mm
Góc mở sớm xupáp nạp 8 độ
1 Góc đóng muộn xupáp nạp 35 độ
3 Góc mở sớm xupáp xả 30 độ
Góc đóng muộn xupáp xả 0 độ
1
Số xupáp trên một xilanh 4
4
1
Cam đóng mở xupáp DOHC
5
1
Đường kính cổ trục cam 25 mm
6
1
Đường kính nấm xupáp nạp 34,5 mm
7
1
Đường kính nấm xupáp xả 28,5 mm
8
1
9 Phun xăng điện tử có

6
EBOOKBKMT.COM

1.3. Cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền - piston


Cơ cấu piston – khuỷu trục – thanh truyền động cơ 831D5.000 sẽ được trình
bày kỹ ở phần 3.
1.4. Nhóm thân máy - nắp máy
Thân máy và nắp máy là những chi tiết máy cố định, có khối lượng lớn và kết
cấu phức tạp của động cơ đốt trong. Hầu hết các cơ cấu và hệ thống của động cơ đốt
trong đều được lắp trên thân máy và nắp máy.
1.4.1. Nắp máy
Nắp xilanh là chi tiết đậy kín một đầu xilanh ở phía điểm chết trên. Nó là nơi
để lắp các bộ phận và cơ cấu khác như: bugi, cơ cấu xupáp, trục cam, v.v... Trong
quá trình làm việc, nắp xilanh phải chịu các điều kiện rất xấu như chịu nhiệt độ cao,
áp suất lớn, ăn mòn hoá học nhiều. Ngoài ra khi lắp ráp, nắp xilanh còn chịu ứng
suất nén khi xiết chặt các bulông.
Động cơ 831D5.000 có mặt quy lát được đúc từ hợp kim nhôm - silic nhằm
giảm trọng lượng, tản nhiệt tốt và giảm khả năng kích nổ. Nắp máy được đúc chung
cho tất cả các xilanh để tăng độ cứng vững, đường nạp và đường thải bố trí về hai
phía.
Mặt quy lát được bắt chặt với block động cơ bằng bulông và êcu chịu lực và
đậy phía trên khoang xilanh. Giữa block động cơ và nắp máy có một roăng làm kín
bề mặt lắp ghép. Roăng làm kín xupáp nạp có nhiệm vụ không cho dầu bôi trơn
chảy xuống buồng cháy. Dạng buồng cháy của động cơ là buồng cháy hình chêm ,
có nhiều ưu điểm: gọn, có cường độ xoáy lốc thích hợp (do diện tích chèn khí giữa
piston và nắp xilanh gây nên). Mỗi mặt quy lát có một xupáp nạp và một xupáp
thải, chúng được nghiêng một góc 100 so với trục thẳng đứng.
Trên quy lát có bệ đặt trục cam và giàn cò mổ để đóng mở các xupáp, tất cả
các bộ phận dẫn động xupáp trên đỉnh nắp máy được bảo vệ bởi nắp đậy xupáp hay
vỏ bọc nắp máy làm bằng kim loại ở giữa có 1 lớp chất dẻo để giảm ồn.

7
EBOOKBKMT.COM

1.4.2. Thân máy

Hình 1 - 4 Thân máy động cơ 831D5.000


Thân máy là nơi để gắn các xilanh cũng như là bệ để đặt trục khuỷu, chứa các
đường dầu bôi trơn động cơ. v.v... Phía trên thân máy gắn với nắp quy lát bằng các
bulông và êcu chịu lực, còn phía dưới có gắn cacte chứa dầu bôi trơn. Trong quá
trình làm việc, thân máy chịu lực khí thể rất lớn được truyền theo nhiều kiểu khác
nhau.
Thân máy của động cơ 831D5.000 là kiểu thân xilanh - hộp trục khuỷu được
đúc bằng gang xám. Với kết cấu này thì lực khí thể tác dụng lên nắp xilanh sẽ
truyền cho thân xilanh qua các gujông nắp xilanh. Các xilanh được đúc liền với vỏ
thân, mặt trong được gia công rất chính xác và mài bóng, chung quanh có nước làm
mát bao bọc. Kết cấu này có độ cứng vững tương đối lớn, nhẹ và đỡ tốn kim loại.
Ổ trục khuỷu được chia thành hai nửa. Nửa trên đúc liền với vách ngăn gia cố
của thân máy - hộp trục khuỷu. Nắp ổ trục lắp vào thân máy - hộp trục khuỷu bằng
4 bulông.

8
EBOOKBKMT.COM

1.5. Cơ cấu phân phối khí


Hệ thống phân phối khí của động cơ 831D5.000 được dùng là xupáp treo.
Gồm 2 trục cam dẫn động trực tiếp xupáp (cam nạp và cam thải). Trục cam dẫn
động xupáp được đặt trên nắp máy. Ở đầu mỗi trục cam được lắp các bánh răng dẫn
động. Các bánh răng trục cam được dẫn động bằng đai răng. Để thuận tiện cho việc
căng đai, ở hệ thống phân phối khí của động cơ được lắp bộ tự động căng đai.
Mỗi xilanh của động cơ được bố trí bốn xupáp trên đỉnh buồng đốt (2 xupáp
nạp và 2 xupáp thải). Các xupáp khác tên được đặt nghiêng và góc giữa chúng là
450 .Các đường ống nạp thải của động cơ được bố trí sang 2 bên của động cơ.
Để cơ cấu phân phối khí làm việc đạt hiệu suất cao ở mọi dãi tốc độ. Ở đầu
trục cam nạp còn lắp thêm bộ phận xoay cam nhằm đáp ứng được các pha phân
phối của xupáp phù hợp với tốc độ hoạt động cơ.
+ Nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Ø84

11 12 13 14

Hình 1 - 5 Sơ đồ bố trí xupáp


1- Buly dẫn động trục cam; 2- trục cam; 3 - Cam; 4- Xupáp; 5 – Ống dẫn
hướng; 6 – Con đội xupáp; 7- Móng hãm xupáp; 8- Nắp quy lát; 9 – Thân
xupáp; 10- Lò xo nhỏ; 11-Vòi phun; 12 – Trục cam nạp; 13 – Bugi; 14 – Trục
cam thải;
- Phương án bố trí và dẫn động xupáp. Cơ cấu phân phối khí của động cơ dùng
xupáp treo. Với kiểu bố trí này làm cho buồng cháy động cơ gọn, diện tích mặt

9
EBOOKBKMT.COM

truyền nhiệt nhỏ nên giảm được tổn thất nhiệt. Khả năng chống kích nổ được cải
thiện nhiều. Cơ cấu phân phối khí dùng xupáp treo làm cho đường thải và đường
nạp thanh thoát hơn làm cho sức cản khí động giảm nhỏ. Mỗi xilanh của động cơ
được bố trí bởi 4 xupáp (2 hút, 2 xả) làm tăng diện tích tiết diện lưu thông và giảm
được đường kính nấm xupáp, khiến cho các xupáp không bị quá nóng và tăng được
sức bền. Các xupáp được bố trí thành 2 dãy (một dãy xupáp nạp và một dãy xupáp
thải). Các đường ống nạp và ống thải bố trí về hai phía. Theo cách bố trí này trong
động cơ xupáp được đặt nghiêng đi một góc 22,50 so với đường tâm xilanh do đó
dễ dàng bố trí đường thải và đường nạp trong nắp xilanh. Tuy nhiên phương án này
lại làm cho việc dẫn động xupáp trở nên phức tạp nhiều. Để khắc phục nhược điểm
này ở động cơ 831D5.000 dùng hai trục cam (cam nạp và cam thải) để dẫn động
trực tiếp xupáp.
* Nguyên lý làm việc: Nguyên lý làm việc của cơ cấu phân phối khí được chia
làm hai quá trình cơ bản sau: Quá trình vấu cam đẩy mở xupáp và quá trình lò xo
giãn đóng kín xupáp.
- Quá trình vấu cam đẩy mở xupáp: Khi động cơ làm việc trục khuỷu quay làm
cho dây đai dẫn động cơ cấu phân phối khí lắp ở đầu trục khuỷu quay theo, thông
qua bộ truyền động đai răng trung gian dẫn động các bánh răng (1)lắp ở đầu các
trục cam do đó làm cho các trục cam đóng mở xupáp quay. Khi các vấu cam tiếp
xúc với con đội (6). Con đội bắt đầu chuyển động đi xuống tác động vào đuôi xupáp
(4) ép lò xo xupáp (10) nén lại đồng thời xupáp chuyển động đi xuống làm mở các
cửa nạp (nếu trong giai đoạn nạp khí vào xilanh động cơ) và cửa thải (trong quá
trình thải) thực hiện quá trình nạp môi chất mới và thải khí cháy ra ngoài.
- Quá trình lò xo giãn đóng kín xupáp: Khi trục cam tiếp tục quay, vấu cam di
chuyển theo cho đến khi đỉnh của vấu cam vượt qua đường tâm con đội. Lúc này
con đội (6) bắt đầu di chuyển đi lên, lò xo xupáp (10) từ từ giãn ra nhờ vào đế chặn
lò xocùng với các móng hãm (7) đẩy xupáp tịnh tiến về vị trí ban đầu thực hiện quá
trình đóng kín xupáp. Chu trình đóng mở được lặp đi lặp lại như vậy tuân theo chu
kì làm việc của pha phân phối khí.

10
EBOOKBKMT.COM

1.6. Hệ thống nhiên liệu

11
17 14
3 1 2 15
18 9

16

6
5 4 13 10

12

7 19

8
20

ECU

21

Hình 1 - 6 Sơ đồ nguyên lý của hệ thống nhiên liệu động cơ 831D5000


1- bình xăng; 2- bơm xăng điện; 3- lọc xăng; 4- Vòi phun; 5- Xupáp; 6- đường
ống nạp; 7- Piston; 8- Xy lanh; 9- Bướm ga; 10- Đường không tải; 11- Lọc không
khí; 12- Đường ống thải; 13- Bộ ổn định áp suất; 14- Vòi phun khởi động lạnh; 15-
Ống góp nạp; 16- Cảm biến ôxy; 17- Cảm biến vị trí bướm ga; 18- Cảm biến lưu
lượng không tải; 19- Công tắc nhiệt thời gian; 20- Cảm biến nhiệt độ nước; 21-
Cảm biến tốc độ động cơ
- Nguyên lý hoạt động:
Xăng từ thùng chứa sẽ được một bơm điện đưa tới mạch nhiên liệu dưới một
áp lực từ 2,5bar  3bar. Sau khi đi qua lọc xong nhiên liệu được đưa đến ống phân
phối, từ ống phân phối sẽ có nhánh rẽ phân phối xăng tới các vòi phun. Sau ống
phân phối là một bộ điều áp. Mục đích của bộ điều áp là giữ cho áp suất trong
mạch nhiên liệu ở một áp suất giới hạn. Lượng xăng cung cấp cho mạch luôn nhiều
hơn lượng xăng cần thiết khi chạy chế toàn tải. Lượng xăng dư sẽ được trả về thùng
chứa theo đường ống xả xăng từ bộ điều áp. Như vậy khi làm việc xăng sẽ được vận
chuyển liên tục trong mạch nhiên liệu.
Hệ thống nhiên liệu động cơ 831D5000 thuộc loại hệ thống phun xăng đa
điểm (MultiPoint Injection - MPI) mỗi xilanh được trang bị một vòi phun riêng biệt
đặt ngay trước xupáp nạp. Hệ thống gồm các cảm biến xác định điều kiện làm việc
của động cơ, ECU điều khiển hệ thống dựa trên các tín hiệu từ những cảm biến, và
điều khiển các bộ phận phát động để kiểm soát việc phun nhiên liệu.

11
EBOOKBKMT.COM

Bộ Engine-ECU (bộ điều khiển điện tử) nhận các tín hiệu từ các cảm biến liên
quan và điều khiển các vòi phun cung cấp tỉ lệ nhiên liệu-không khí phù hợp với các
tình trạng hoạt động khác nhau của động cơ. Khi các tình trạng động cơ thay đổi, thì
sự cung cấp nhiên liệu phải được điều chỉnh kịp thời.
Điều khiển độ mở bướm ga: ECU xác định khoảng dịch chuyển của chân ga
thông qua cảm biến vị trí chân ga, và điều khiển kích hoạt của mô tơ phụ được gắn
trên thân họng, để đạt được độ mở bướm ga như đã được xác định trước theo điều
kiện chuyển động.
Điều khiển tốc độ chạy không tải: Tốc độ chạy không tải được giữ ở tốc độ tốt
nhất bằng cách điều khiển lượng khí nạp qua bướm ga theo sự thay đổi của điều
kiện chạy không tải và tải trọng động cơ trong khi chạy không tải. ECU điều khiển
bộ phận điều khiển bướm ga phụ để giữ động cơ chạy ở tốc độ không tải định sẵn
theo nhiệt độ nước làm mát động cơ A/C và tải trọng điện khác. Ngoài ra khi tắt
công tắc trạng thái khí nạp và khi động cơ chạy không tải, bộ phận điều khiển bướm
ga phụ điều chỉnh bướm ga qua lượng khí theo các điều kiện tải trọng động cơ để
tránh sự thay đổi bất thường trong tốc độ động cơ.
Điều khiển thời điểm đánh lửa: Transistor nguồn trong mạch sơ cấp đóng và
mở để điều khiển dòng điện sơ cấp đến bugi đánh lửa. Nó điều khiển thời điểm
đánh lửa để mang lại thời điểm đánh lửa tốt nhất đối với các điều kiện hoạt động
của động cơ. Thời điểm đánh lửa được xác định theo tốc độ động cơ, lượng khí nạp
vào và áp suất khí quyển.
1.7. Hệ thống làm mát
Hệ thống làm mát được thiết kế để giữ các chi tiết trong động cơ ở nhiệt độ ổn
định, thích hợp mọi điều kiện làm việc của động cơ. Động cơ 831D5000 có hệ
thống làm mát bằng nước kiểu kín, tuần hoàn theo áp suất cưỡng bức trong đó bơm
nước tạo áp lực đẩy nước lưu thông vòng quanh động cơ. Hệ thống bao gồm: áo
nước xilanh, nắp máy, két nước, bơm nước, van hằng nhiệt, quạt gió và các đường
ống dẫn nước. Nếu nhiệt độ nước làm mát vượt quá nhiệt độ cho phép thì van hằng
nhiệt sẽ mở để lưu thông nước làm mát đi qua két nước để giải nhiệt bằng gió. Hệ
thống làm mát sử dụng nước làm mát có pha chất chống đông. Giới hạn nồng độ
chất chống đông trong nước làm mát là 30 - 60 %.

12
EBOOKBKMT.COM

Hình 1 - 7 Sơ đồ hệ thống làm mát


1- Ngăn trên; 2 - Nắp két; 3 - Van hằng nhiệt; 4 - Nhiệt kế; 5 - Áo nước động cơ; 6
- Màn che; 7 - Dàn ống toả nhiệt; 8 - Đường ống hồi nước khi nhiệt độ thấp; 9 -
Nắp áo nước; 10- Bơm nước; 11- Quạt gió làm mát; 12- Puly dẫn động quạt gió
Két làm mát lắp trên phía đầu xe, két làm mát có đường nước vào từ van hằng
nhiệt (3) và có đường nước ra đến bơm (10), trên két nước có các dàn ống dẫn nước
gắn cánh tản nhiệt. Cánh tản nhiệt có nếp gấp theo hướng lưu thông đi xuống.
Bơm nước kiểu ly tâm (10) được dẫn động bằng dây đai từ trục khuỷu. Quạt
gió (11) được chạy bằng động cơ điện do nguồn điện ắcqui cung cấp. Thùng chứa
nước dùng để chứa nước tràn ra từ hệ thống làm mát do bị hâm nóng khi động cơ
làm việc và để kiểm tra mức nước khi động cơ làm việc. Van hằng nhiệt (3) đóng
khi nhiệt độ nhỏ hơn 820C và bắt đầu mở ở nhiệt độ 950C, áp suất mở van áp suất
cao là 93 - 123 Kpa.
Quạt gió hoạt động dựa vào tín hiệu đầu vào A/C, cảm biến nhiệt độ nước làm
mát, và cảm biến tốc độ trục ra để điều khiển tốc độ của mô tơ quạt gió tản nhiệt và
mô tơ quạt condenser. ECU điều khiển bộ điều khiển quạt gió để kích hoạt mô tơ
quạt gió tản nhiệt.
1.8. Hệ thống bôi trơn
Hệ thống bôi trơn động cơ 831D5.000 là hệ thống bôi trơn kiểu cưỡng bức để
đưa dầu đi bôi trơn các bề mặt ma sát và làm mát các chi tiết. Dầu bôi trơn được lọc
toàn phần. Hệ thống bôi trơn gồm có: bơm dầu, lọc dầu, cácte dầu và đường ống
dẫn dầu.

13
EBOOKBKMT.COM

10 11 12 13
7 8 9

14

15

6 16

5 17
4 3 2 1

Hình 1 - 8 Sơ đồ hệ thống bôi trơn động cơ 831D5000


1- cacte; 2- phao lọc dầu; 3- bơm dầu; 4- van an toàn của bơm dầu; 5- bầu
lọc toàn phần; 6- van an toàn của bầu lọc; 7- đồng hồ chỉ thị áp suất dầu; 8- đường
dầu chính; 9- đường dầu nhánh đến bôi trơn trục khuỷu; 10- đường dầu nhánh đi
bôi trơn trục cam; 11- đường dầu nhánh đi bôi trơn xupáp; 12- bầu lọc tinh; 13-
dường dầu về catte; 14- thước thăm dầu; 15- đồng hồ chỉ thị nhiệt độ dầu; 16- Trục
khuỷu; 17- van điều chỉnh làm mát dầu.
- Khi trục khuỷu động cơ quay, bơm dầu 3 được dẫn động, hút dầu từ catte(1)
qua phao lọc(2) và đẩy dầu có áp suất qua bình lọc thô(5) tới đường dầu chính(8)
trên thân máy. Từ đường dầu chính, dầu có áp suất đi vào các lổ khoan nhánh(9),
(10) và (11) trên thân máy tới các rãnh trên bạc để bôi trơn cổ trục khuỷu, cổ trục
cam, và xupáp. Từ rãnh dầu trên bạc cổ trục khuỷu,dầu có áp suất đi theo lỗ khoan
trên trục khuỷu lên bôi trơn chốt khuỷu – bạc đầu to thanh truyền rồi theo lỗ khoan
trên thân thanh truyền lên bôi trơn chốt piston – bạc đầu nhỏ. Dầu có áp suất sau khi
bôi trơn các bề mặt ma sát sẽ chảy ra khỏi các bề mặt này rồi tự chảy về cacte hoặc
tiếp tục bôi trơn nhỏ giọt cho các bề mặt khác như đuôi xupáp, mặt cam và con đội.
v.v…
Mặt gương xilanh, piston, đôi khi chốt piston và mặt các bánh răng phân phối
được bôi trơn băng vung té nhờ các chi tiết chuyển động trong quá trình làm việc
như trục khuỷu, thanh truyền, bánh răng. Để tăng lượng dầu vung té lên bôi trơn
xilanh – piston, trên đầu to thanh truyền của đại da số các động cơ thường có một lỗ
khoan nhỏ để dầu có áp suất trong đường dầu trên trục khuỷu phun ra mỗi khi lỗ
khoan trên đầu to thanh truyền trùng với lỗ khoan trên chốt khuỷu (một lần trong
một vòng quay). Sau khi bôi trơn các chi tiết, dầu chảy ra khỏi các bề mặt ma sát rồi
tự chảy về cacte, hoàn thành một vòng tuần hoàn và quá trình được lặp lại như trên.
Dầu sau khi đi bôi trơn bị nóng lên do nhận nhiệt từ các bề mặt ma sát. Do đó,
cần phải làm mat dầu để duy trì độ nhớt ổn định, đảm bảo chất lượng bôi trơn. Dể
thực hiện điều này, một phần dầu cung cấp từ bơm được đua qua két làm mát dầu

14
EBOOKBKMT.COM

16, ở đó dầu được làm nguội rồi trở về catte. Van điều tiết (17) điều chỉnh lưu lượng
dầu qua két làm mát theo nhiệt độ dầu để đảm bảo nhiệt độ dầu trong catte luôn ổn
định ở nhiệt độ thích hợp. Dầu nóng có độ nhớt nhỏ nên sức cản của két nhỏ, do dó
phần lớn dầu đi qua két để được làm mát. Khi dầu nguội, độ nhớt lớn nên sức cản
của két lớn, do đó áp suất tăng làm van điều tiết (17) mở và dầu qua két giảm, tức là
làm mát giảm. Trong nhiều động cơ, két làm mát dầu có thể được dặt nối tiếp trước
đường dầu chính, dầu sau khi được làm mát sẽ di vào đường dầu chính và đi bôi
trơn.
Phao lọc (2) có lưới để lọc sơ bộ những tạp chất có kích thước. Phao có khớp
tùy động để luôn nổi trên mặt thoáng của dầu kể cả khi động cơ bị nghiêng, đồng
thời không chạm đáy cacte để tránh hút cặn bẩn.
Bầu lọc thô (5) tương đối thoáng thực hiện lọc toàn bộ dầu cung cấp lên
đường dầu chính đi bôi trơn trong khi bầu lọc tinh (12) bí hơn nhiều nên chỉ thực
hiện lọc khoảng 15 – 20% lưu lượng dầu từ đường dầu chính khỏi các phần tử cặn
bẩn rất nhỏ rồi đưa về cacte.
Đồng hồ áp suất (7) nối với dường dầu chính giúp lái xe kiểm tra làm việc của
hệ thống. Đồng hồ (15) giúp kiểm tra nhiệt độ dầu.
Mức dầu trong cacte được kiểm tra bằng thước thăm dầu (14) khi động cơ
ngừng hoạt động và xe đỗ trên nền bằng.Đầu dưới của thước thăm dầu có hai vạch,
khi mức dầu thấp hơn vạch dưới cần phải bộ sung dầu vào cacte cho tới vạch mức
trên.
Van an toàn (4) của bơm dầu hay còn gọi là van quá tải có tránh hiện tượng áp
suất dầu cung cấp vượt giá trị giới hạn trong quá trình làm việc của động cơ. Khi áp
suất dầu cung cấp quá lớn thì van mở để xả bớt dầu về,đảm bảo an toàn cho bơm,
Van an toàn (6) của bầu lọc sẽ mở khi bầu lọc bị tắc, cho phép một phần lớn
dầu thông qua lọc lên thẳng đường dầu chính đi bôi trơn, tránh hiện tượng thiếu dầu
cung cấp tới các bề mặt cần bôi trơn.

15
EBOOKBKMT.COM

2. TÍNH TOÁN ĐỘNG HỌC ĐỘNG LỰC HỌC ĐỘNG CƠ 831D5.000


Bảng 2-1 Thông số kỹ thuật động cơ
THÔNG SỐ KỸ THUẬT KÝ HIỆU GIÁ TRỊ
Số xilanh/cách bố trí i 4/thẳng hàng
Thứ tự làm việc 1-3-4-2
Loại nhiên liệu xăng
Công suất cực đại/số vòng quay
(KW/vg/ph) Ne/n 151,0/5750
Tỷ số nén ε 8
Đường kính /hành trình piston(mm) D/S 84 / 90
Tham số kết cấu λ 0.27
Áp suất cực đại (MN/m^2) Pzmax 5
Khối lượng nhóm piston(kg) mpt 0,6
Khối lượng nhóm thanh truyền (kg) mtt 0,7
Góc đánh lửa sớm (độ) θs 17
α1 8
α2 35
Góc phối khí (độ)
α3 30
α4 0
Hệ thống nhiên liệu EFI
Hệ thống bôi trơn Cưỡng bức cácte ướt
Cưỡng bức,sử dụng môi chất
Hệ thống làm mát lỏng
Hệ thống phối khí 16valve – DOHC

2.1. Vẽ đồ thị công


2.1.1. Các thông số tính toán

- Tốc độ trung bình của động cơ: 17,25(m/s)

S (m) - Hành trình dịch chuyển của piston trong xilanh


n (vòng/phút) - Tốc độ quay của động cơ
Cm = 17,25(m/s) ≥m/s); động cơ tốc độ cao hay còn gọi động cơ cao tốc
Chọn: n1 = 1,32 ÷ 1,39 chỉ số nén đa biến trung bình, lấy n1 = 1,34;
n2 = 1,25 ÷ 1,29 chỉ số giãn nở đa biến trung bình, lấy n2 = 1,28
- Áp suất khí sót: pr = (1,05 ÷ 1,1)pth
pth = (1,02 ÷ 1,04)p0 = (1,02 ÷ 1,04).0,1 = (0,102 ÷ 0,104)(MN/m2)
pr = (1,05 ÷ 1,1)pth = (1,05 ÷ 1,1).0,102 = (0,107 ÷ 0,112)(MN/m2)
lấy: pr = 0,1(MN/m2)
Chỉ số giãn nở sớm đối với động cơ xăng, 
- Áp suất cuối kỳ nạp:

16
EBOOKBKMT.COM

Động cơ bốn kỳ tăng áp: pa = 0,9.pk


Có thể coi gần đúng pk ≈ p0 = 1 at = 0,1 (MN/m2 )và Tk ≈ T0
Suy ra: pa = 0,09(MN/m2)
2.1.2. Đồ thị công
2.1.2.1. Xây dựng đường nén
Phương trình đường nén:
pnx. = cosnt

=> pc. = pnx. ; => ;

Đặt : ; Ta có:

Trong đó: pnx , vnx là áp suất và thể tích tại một điểm bất kỳ trên đường nén.
i là tỉ số nén tức thời.
Áp suất cuối kỳ nén: pc = pa .n1 = 0,09.81,34 = 1,46(MN/m2)
2.1.2.2. Xây dựng đường giãn nở
Phương trình giãn nở: pgnx. = const

=> pz. = pgnx. ; => .

Với :

Đặt : ; Ta có: .

- Trong đó: pgnx và Vgnx là áp suất và thể tích tại một điểm bất kỳ trên đường
giãn nở.
2.1.2.3. Tính Va , Vh , Vc
Va = V h + V c

0,5 (dm3)

0,07(dm3)

Va = Vh + Vc = 0,5 + 0,07 = 0,57(dm3)


Vz = Vc = 0,07 (dm3)
- Cho i tăng từ 1 đến ta lập được bảng xác định tọa độ các điểm trên đường
nén và đường giãn nở.
- Thể tích buồng cháy ban đầu: Vcbd = 20(mm)

17
EBOOKBKMT.COM

Suy ra: 0,00356( )

- Giá trị biểu diễn của: 140(mm)

Áp suất cực đại ban đầu: pzbd = 160 ÷ 200 mm; chọn pzbd = 180(mm)

0,028( )

Bảng 2 - 2 Bảng giá trị đồ thị công động cơ 831D5.000


Vbd Đường nén Đường giãn nở
i V(dm3)
(mm) in1 1/in1 pc/in1 pn(mm) in2 1/in2 pz/in2 pgn(mm)
1,0 0,07 20 1,00 1,00 1,46 52,5 1,00 1,00 5,00 180,0
1,5 0,11 30 1,72 0,58 0,85 30,5 1,68 0,60 2,98 107,1
2,0 0,14 40 2,53 0,39 0,58 20,7 2,43 0,41 2,06 74,12
2,5 0,18 50 3,41 0,29 0,43 15,4 3,23 0,31 1,55 55,71
3,0 0,21 60 4,36 0,23 0,33 12,0 4,08 0,25 1,23 44,11
3,5 0,25 70 5,36 0,18 0,27 9,81 4,97 0,20 1,01 36,21
4,0 0,29 80 6,41 0,15 0,23 8,20 5,90 0,17 0,85 30,52
4,5 0,32 90 7,50 0,13 0,19 7,00 6,86 0,15 0,73 26,25
5,0 0,36 100 8,64 0,11 0,17 6,08 7,85 0,13 0,64 22,94
5,5 0,39 110 9,82 0,10 0,15 5,35 8,86 0,11 0,56 20,31
6,0 0,43 120 11,03 0,09 0,13 4,76 9,91 0,10 0,50 18,17
6,5 0,46 130 12,28 0,08 0,12 4,28 10,98 0,09 0,46 16,40
7,0 0,50 140 13,57 0,07 0,11 3,87 12,07 0,08 0,41 14,91
7,5 0,53 150 14,88 0,06 0,01 3,53 13,18 0,08 0,38 13,65
8,0 0,57 160 16,22 0,06 0,09 3,24 14,32 0,07 0,35 12,57

- Các điểm đặc biệt của đồ thị:


Điểm a(Va ; pa)
Vậy điểm a(0,61 ; 0,09)
Điểm b(Va ; pb)
pb: Áp suất cuối quá trình giãn nở

pz = pb  pz = pb

pb = pz 0,349(MN/m2)
Vậy điểm b(0,57 ; 0,349)
Điểm đánh lửa sớm: c’ xác định từ brick ứng với s
Điểm c(Vc ; pc)

18
EBOOKBKMT.COM

Thể tích buồng cháy: Vc = 0,07(dm3 )= 0,07 (lít)


Áp suất cuối kỳ nén: pc = 1,46(MN/m2)
Vậy điểm c(0,07 ; 1,46)
Điểm r(Vc ; pr)
Áp suất khí sót pr, phụ thuộc vào động cơ
Lấy: pr = 0,1(MN/m2)
Vậy điểm r(0,07 ; 0,1)
Điểm mở sớm của xupap nạp: r’ xác định từ Brick ứng với 1 = 80
Điểm đóng muộn của xupap thải: r ” xác định từ Brick ứng với4 = 00
Điểm đóng muộn của xupap nạp: a ‘ xác định từ Brick ứng với2 = 350
Điểm đóng sớm của xupap thải: b ‘ xác định từ Brick ứng với3 = 300
Điểm y(Vc ; 0,85pz)
Vậy điểm y(0,07 ; 4,25)
Điểm áp suất cực đại lý thuyết: z(Vc ; pz)
Vậy điểm z(0,07 ; 5)

Điểm áp suất cực đại thực tế : z’’ =

Điểm c’’: cc’’ = = 0,93( )

Điểm b’’: bb’’ = = 0,1294( )

2.1.2.4. Vẽ đồ thị công


- Để vẽ đồ thị công ta thực hiện các bước sau :

Chọn tỉ lệ xích: 0,028( )

0,0035( )

- Vẽ hệ trục tọa độ trong đó: trục hoành biểu diễn thể tích xi lanh, trục tung
biểu diễn áp suất khí thể.
Từ các số liệu đã cho ta xác định được các tọa độ điểm trên hệ trục tọa độ.
Nối các tọa độ điểm bằng các đường cong thích hợp được đường cong nén và
đường cong giãn nở. Vẽ đường biểu diễn quá trình nạp và quá trình thải bằng hai
đường thẳng song song với trục hoành đi qua hai điểm P a và Pr. Ta có được đồ thị
công lý thuyết.
Vẽ đồ thị Brick phía trên đồ thị công. Lấy bán kính cung tròn R bằng ½ V hbd ,
nghĩa là giá trị biểu diễn của AB = Vhbd(mm).

19
EBOOKBKMT.COM

- Tỉ lệ xích đồ thị Brick: 0,000643( )

- Giá trị biểu diễn của oo’: 9,45(mm)

P (MN/m²) 0
18

1 17
5
16
2
15
4.5 3
14
4 13
4 Z'' y 5 12
6 11
z' 7 10
8 9
3,5

3,0

2,5
c'
0,85Pz

2,0

1,5 c

1,0

0,5
b'
b
r
a V (dm3 )
0 1Vc 2Vc 3Vc 4Vc 5Vc 6Vc 7Vc 8Vc

Hình 2 - 1 Đồ thị công động cơ 831D5.000


2.2. Động học và động lực học của cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền
2.2.1. Động học
Động cơ đốt trong kiểu piston thường có vận tốc lớn, nên việc nghiên cứu
tính toán động học và động lực học của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền (TKTT) là
cần thiết để tìm quy luật vận động của chúng và để xác định lực quán tính tác dụng
lên các chi tiết trong cơ cấu TKTT nhằm mục đích tính toán cân bằng, tính toán
bền của các chi tiết và tính toán hao mòn động cơ.

20
EBOOKBKMT.COM

A
O – Giao điểm của đường tâm xi lanh và đường tâm DCT
trục khuỷu. B'
C – Giao điểm của đường tâm thanh truyền và đường
tâm chốt khuỷu.
l DCD
B’- Giao điểm của đường tâm xilanh và đường tâm
chốt piston. B 
A – Vị trí của chốt khi piston ở ĐCT.
B – Vị trí của chốt khi piston ở ĐCD.  C
R – Bán kính quay của trục khuỷu (m). R
o
l – Chiều dài của thanh truyền (m).
S – Hành trình của piston (m).
x – Độ dịch chuyển của piston tính từ ĐCT ứng với
góc quay của trục khuỷu  (m).Hình 2 - 2 Sơ đồ cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
 - Góc lắc của thanh truyền ứng với góc quay  (độ).
a, Xác định độ dịch chuyển (x) của piston bằng phương pháp đồ thị Brick
Theo phương pháp giải tích chuyển dịch x của piston được tính theo công
thức:

Chọn tỷ lệ xích: 0,5 (độ/mm)

0,000643 ( )

Vẽ nửa đường tròn tâm O bán kính R = S/2. Lấy bán kính R bằng ½ khoảng
Vh , giá tri AB = Vh
Lấy về phía phải điểm O’ một khoảng:

9,45(mm)

Từ tâm O’ của đồ thị Brick kẻ các tia ứng với 10 0 ; 200…1800. Đồng thời đánh
số thứ tự từ trái qua phải 0;1,2…18.
Chọn hệ trục tọa độ với trục tung biểu diễn góc quay trục khuỷu, trục hoành
biểu diễn khoảng dịch chuyển của piston.
Gióng các điểm ứng với 100 ; 200…1800 đã chia trên cung tròn đồ thị Brick
xuống cắt các đường kẻ từ điểm 100 ; 200…1800 tương ứng ở trục tung của đồ thị
x=f(α) để xác định chuyển vị tương ứng.
Nối các giao điểm ta có đồ thị biểu diễn hành trình của piston x = f(α).

21
EBOOKBKMT.COM

0 O O' 18
A B

0
180
160
140
120
100
80
60
40
20
S (mm)
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 196

Hình 2 - 3 Sơ đồ độ dịch chuyển (x)


b, Đồ thị biểu diễn tốc độ của piston v = f(α)
Chọn tỷ lệ xích: (m/s/mm)

ω= = = 602,14(rad/s)

= 0,000643.602,14 = 0,387(m/s/mm)
Vẽ nửa đường tròn tâm O bán kính R2 (mm), đồng tâm với nửa đường tròn
có bán kính R1 = AB(mm).

70(mm)

R2 = R. = 0,045. 9,45(mm)

Chia nửa vòng tròn tâm O bán kính thành 18 phần bằng nhau và đánh số
thứ tự 0;1;2 …18.
Chia vòng tròn tâm O bán kính thành 18 phần bằng nhau và đánh số thứ tự
0’; 1’; 2’…18’ theo chiều ngược lại.
Từ các điểm 0, 1, 2, 3,… kẻ các đường thẳng góc với AB cắt các đường song
song với AB, kẻ từ 0’, 1’, 2’, 3’,…tại các điểm o, a, b, c,…nối các điểm o, a, b, c,..
bằng các đường cong ta được đường biểu diễn trị số tốc độ.
Các đoạn thẳng ứng với a1, b2, c3,…nằm giữa đường cong o, a, b, c,…với
nửa đường tròn R1 biểu diễn trị số tốc độ của các góc  tương ứng.

22
EBOOKBKMT.COM

V (mm)
V = f(a)

0 2 4 6 8 10 12 14 18 S (mm)

4' 5'
3' 6'
2' 7'

1' 8'
18
0 0'

17'
9'

10'

17
16' 11'

15' 12'
14' 13'

1 16
2 15
3 14
4 13
5 12
11
6 10
7 8 9
Hình 2 - 4 Đồ thị vận tốc v = f(x)
Từ hình ta có: bb = R2.sin2 và b’2 = R1.sin

Do đó: Va = bb’ + b’2 = R2.sin2R1.sin = R(sinsin2/2)


c, Đồ thị biểu diễn gia tốc
Để vẽ đường biểu diễn gia tốc của piston ta sử dụng phương pháp Tôlê. Chọn
hệ trục tọa độ với trục Ox là trục hoành, trục tung là trục biểu diễn giá trị gia tốc.
Chọn tỉ lệ xích: 233,08 (m/s2 /mm)
Trên trục Ox lấy đoạn AB = S = 2.R = 90 (mm), từ A dựng đoạn thẳng
AC = Jmax = R.w2.(1+), từ B dựng đoạn thẳng BD = Jmin = - R.w2.(1-), nối
CD cắt AB tại E.
Lấy EF = -3.R.w2, nối CF và DF, phân đoạn CF và DF thành những 7 đoạn
nhỏ bằng nhau. Nối 11’, 22’, 33’,… Ta được các đường bao của các đoạn thẳng này
biểu thị quan hệ của hàm số: j = f(x).

Ta có: 0,045.602,14.(1+0,27) = 20721,02(m/s2)


- 0,0465.586.(1- 0,27) = - 11910,5(m/s2)
EF = -3.R.λ.ω2 = -3.0,0465.0,27.5862 = - 13215,8(m/s2)

Giá trị biểu diễn: AC = 88,9(mm)

23
EBOOKBKMT.COM

BD = -51,1(mm)

EF = -56,7(mm)

AB = 140(mm)
2
J = (m/s )

3
E B
A
S = (m)
4

D
4' 5'
1' 2' 3'
F

Hình 2-5 Đồ thị gia tốc j = f(x)


2.2.2. Động lực học
a, Lực quán tính của khối lượng chuyển động tịnh tiến
.
Vẽ theo phương pháp Tôlê với trục hoành đặt trùng với ở đồ thị công, trục
tung biểu diễn giá trị .
Vẽ đường biểu diễn lực quán tính được tiến hành theo các bước như sau:
Chọn tỉ lệ xích trùng với tỉ lệ xích đồ thị công:

Xác định khối lượng chuyển động tịnh tiến:


m’ = mpt + m1
Trong đó: m’ - Khối lượng chuyển động tịnh tiến (kg);
mpt = 0,6 (kg) - Khối lượng nhóm piston;
m1- Khối lượng thanh truyền qui về tâm chốt piston (kg).
Theo công thức kinh nghiệm:

24
EBOOKBKMT.COM

m1 = (0,275 ÷ 0,350).mtt. Lấy m1 = 0,275.0,7 = 0,1925(kg).


mtt = 0,7 (kg) - Khối lượng nhóm thanh truyền.
=> m’ = 0,6 + 0,1925 = 0,7925(kg).
Để đơn giản hơn trong tính toán và vẽ đồ thị ta lấy khối lượng trên một đơn
vị diện tích của một đỉnh piston:

m= = = 143(kg/m2)

Áp dụng công thức tính lực quán tính: pj = - m.j , ta có:


pjmax = - m.jmax = -143.20288 = -2800436(N/m2)
= -2,80(MN/m2).
pjmin = -m.jmin = -143.-11662 = 1609699(N/m2)
= 1,6(MN/m2)
EF = - m.R.w2 = - 143.0,465.5862 = -2205068(N/m2)
= -2,2(MN/m2)
P (MN/m²) 9.450
0
18

1 17

16
2
4.5 z 15
3
14
4 13
4 Z" y
5 12
z' 11
6
7 10
3,5 8 9

3,0
C

2,5
c'
1
0,85Pz

2,0

1,5 c
2

1,0

0,5 3
b'
b
r
A E a B
0 1Vc 2Vc 3Vc 4Vc 5Vc 6Vc 7Vc 8Vc V = (Lit́)
4

D
4' 5'
2' 3'
F 1'

Hình 2 - 6 Đồ thị - pj
b, Đồ thị khai triển
*, Đồ thị pkt = 
Để biểu diễn áp suất khí thể p kt theo góc quay của trục khuỷu  ta tiến hành
như sau:
Vẽ hệ trục tọa độ (p - ). Trục hoành đặt ngang với đường biểu diễn trên đồ
thị công.
Chọn tỉ lệ xích: 0,5(độ/mm).

25
EBOOKBKMT.COM

.
Dùng đồ thị Brick để khai triển đồ thị (p-v) thành (p-α.)
Từ các điểm chia trên đồ thị Brick, dựng các đường song song với trục Op
cắt đồ thị công tại các điểm trên các đường biểu diễn quá trình: nạp, nén, cháy giãn
nở, xả.
Qua các giao điểm này ta kẻ các đường song song với trục hoành gióng sang
hệ toạ độ p-α . Từ các điểm chia tương ứng 0 0, 00, 400,… trên trục hoành của đồ thị
p-α ta kẻ các đường thẳng đứng cắt các đường trên tại các điểm ứng với các góc
chia trên đồ thị Brick và phù hợp với các quá trình làm việc của động cơ. Nối các
điểm lại bằng đường cong thích hợp ta được đồ thị khai triển p-α.
*, Đồ thị pj = 
Khai triển đường thành cũng thông qua đồ thị brick để
chuyển tọa độ. Việc khai triển đồ thị tương tự khai triển (P-V) thành P=f(α). Nhưng
ở tọa độ p-α phải đặt đúng trị số dương của pj.
*, Đồ thị p1 = 
Theo công thức Ta đã có và . Vì vậy việc xây dựng đồ thị p1
= f() được tiến hành bằng cách cộng đại số các toạ độ điểm của 2 đồ thị pkt=f()
và pj=f() lại với nhau ta được tọa độ điểm của đồ thị p1=f().Dùng một đường
cong thích hợp nối các toạ độ điểm lại với nhau ta được đồ thị p1=f().

Pkt , P1 , Pj (MN/m²)
Pkt
4

3,5

3,0

Pj
2,5 P1

2,0

1,5

1,0

0,5

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 220 240 260 280 300 320 340 360 380 400 420 440 460 480 500 520 540 560 580 600 620 640 660 680 700 720 a (d? )

Hình 2 - 7 Đồ thị Pkt, Pj, Pj

26
EBOOKBKMT.COM

2.2.3. Đồ thị T, Z, N theo 


pkt


P1 Ptt


A

p R0

R  Z

T
o
ptt

Hình 2 - 8 Sơ đồ lực tác dụng lên cơ cấu khuỷu trục thanh truyền
Lực tác dụng trên chốt piston P 1 là hợp lực của lực quán tính và lực khí thể.
Nó tác dụng lên chốt piston và đẩy thanh truyền. Phân tích P1 thành hai thành phần:
- Ptt: tác dụng lên đường tâm thanh truyền.
- N: tác dụng trên phương thẳng góc với đường tâm xilanh.

- Ta có quan hệ Ptt , N: Ptt = ; N = P1. tg


Phân tích Ptt làm hai thành phần lực: Lực tiếp truyến T và lực pháp truyến Z:
T = Ptt . sin( = P1.

Z = Ptt . cos( = P1.


Từ đồ thị P1 - tiến hành đo giá trị biểu diễn của P1 theo , 400,…
7200. Xác định được .
Sinsin
arcsin(sin
Chọn tỉ lệ xích: 0,5(độ/mm).
= = = = 0,028(MN/m2)

27
EBOOKBKMT.COM

28
EBOOKBKMT.COM

Bảng 2 - 3 Bảng giá trị T, Z, N


sin(α+β)/ cos(α+β)/ N
P1 α β Cosβ T(mm) cosβ Z(mm) tg(β) (mm)
-112,93 0 0,00 0,00 0,0 1,00 -112.93 0,00 0,00
-108,82 10 2,69 0,22 -23,9 0,98 -106.28 0,05 -5,11
-101,48 20 5,30 0,43 -43,6 0,91 -92.14 0,09 -9,41
-88,64 30 7,76 0,62 -54,8 0,80 -70.72 0,14 -12,08
-71,98 40 9,99 0,78 -56,0 0,65 -46.99 0,18 -12,69
-52,84 50 11,94 0,90 -47,7 0,48 -25.41 0,21 -11,17
-32,68 60 13,52 0,99 -32,2 0,29 -9.53 0,24 -7,86
-12,71 70 14,70 1,03 -13,1 0,10 -1.21 0,26 -3,33
6,07 80 15,42 1,03 6,3 -0,10 -0.60 0,28 1,68
22,57 90 15,66 1,00 22,6 -0,28 -6.33 0,28 6,33
36,23 100 15,42 0,94 33,9 -0,45 -16.13 0,28 9,99
47,03 110 14,70 0,85 40,0 -0,59 -27.67 0,26 12,33
55,00 120 13,52 0,75 41,0 -0,71 -38.96 0,24 13,23
59,73 130 11,94 0,63 37,6 -0,80 -48.07 0,21 12,63
61,86 140 9,99 0,51 31,4 -0,88 -54.40 0,18 10,90
62,71 150 7,76 0,38 24,0 -0,93 -58.58 0,14 8,54
63,09 160 5,30 0,25 16,1 -0,97 -61.29 0,09 5,85
63,27 170 2,69 0,13 8,1 -0,99 -62.82 0,05 2,97
63,36 180 0,00 0,00 0,0 -1,00 -63.36 0,00 0,00
63,50 190 -2,69 -0,13 -8,1 -0,99 -63.05 -0,05 -2,98
63,42 200 -5,30 -0,25 -16,2 -0,97 -61.61 -0,09 -5,88
63,16 210 -7,76 -0,38 -24,1 -0,93 -59.00 -0,14 -8,61
62,46 220 -9,99 -0,51 -31,7 -0,88 -54.92 -0,18 -11,01
60,58 230 -11,94 -0,63 -38,2 -0,80 -48.75 -0,21 -12,81
56,20 240 -13,52 -0,75 -41,9 -0,71 -39.81 -0,24 -13,52
48,78 250 -14,70 -0,85 -41,5 -0,59 -28.70 -0,26 -12,79
38,51 260 -15,42 -0,94 -36,1 -0,45 -17.15 -0,28 -10,62
25,70 270 -15,66 -1,00 -25,7 -0,28 -7.21 -0,28 -7,21
10,39 280 -15,42 -1,03 -10,7 -0,10 -1.02 -0,28 -2,86
-6,55 290 -14,70 -1,03 6,7 0,10 -0.63 -0,26 1,72
-24,22 300 -13,52 -0,99 23,9 0,29 -7.07 -0,24 5,83
-40,76 310 -11,94 -0,90 36,8 0,48 -19.60 -0,21 8,62
-54,71 320 -9,99 -0,78 42,6 0,65 -35.71 -0,18 9,64
-58,50 330 -7,76 -0,62 36,2 0,80 -46.67 -0,14 7,97
-63,80 340 -5,30 -0,43 27,4 0,91 -57.92 -0,09 5,92
-48,03 350 -2,69 -0,22 10,6 0,98 -46.91 -0,05 2,25
15,59 360 0,00 0,00 0,0 1,00 15.59 0,00 0,00
40,48 370 2,69 0,22 8,9 0,98 39.53 0,05 1,90
28,27 380 5,30 0,43 12,1 0,91 25,67 0,09 2,62

29
EBOOKBKMT.COM

7,40 390 7,76 0,62 4,6 0,80 5,91 0,14 1,01


-1,98 400 9,99 0,78 -1,5 0,65 -1,29 0,18 -0,35
-1,24 410 11,94 0,90 -1,1 0,48 -0,59 0,21 -0,26
6,88 420 13,52 0,99 6,8 0,29 2,01 0,24 1,65
18,58 430 14,70 1,03 19,1 0,10 1,77 0,26 4,87
31,21 440 15,42 1,03 32,2 -0,10 -3,06 0,28 8,61
43,02 450 15,66 1,00 43,0 -0,28 -12,06 0,28 12,06
53,26 460 15,42 0,94 49,9 -0,45 -23,71 0,28 14,69
61,74 470 14,70 0,85 52,5 -0,59 -36,33 0,26 16,19
68,11 480 13,52 0,75 50,8 -0,71 -48,24 0,24 16,38
71,65 490 11,94 0,63 45,2 -0,80 -57,66 0,21 15,15
72,83 500 9,99 0,51 37,0 -0,88 -64,04 0,18 12,83
72,77 510 7,76 0,38 27,8 -0,93 -67,98 0,14 9,91
7,95 520 5,30 0,25 18,3 -0,97 -69,89 0,09 6,67
70,50 530 2,69 0,13 9,0 -0,99 -70,00 0,05 3,31
69,05 540 0,00 0,00 0,0 -1,00 -69,05 0,00 0,00
67,56 550 -2,69 -0,13 -8,6 -0,99 -67,08 -0,05 -3,17
66,06 560 -5,30 -0,25 -16,8 -0,97 -64,18 -0,09 -6,13
63,67 570 -7,76 -0,38 -24,3 -0,93 -59,48 -0,14 -8,68
62,62 580 -9,99 -0,51 -31,8 -0,88 -55,06 -0,18 -11,04
60,49 590 -11,94 -0,63 -38,1 -0,80 -48,68 -0,21 -12,79
55,76 600 -13,52 -0,75 -41,6 -0,71 -39,50 -0,24 -13,41
47,89 610 -14,70 -0,85 -40,7 -0,59 -28,18 -0,26 -12,56
36,99 620 -15,42 -0,94 -34,7 -0,45 -16,47 -0,28 -10,20
23,33 630 -15,66 -1,00 -23,3 -0,28 -6,54 -0,28 -6,54
6,83 640 -15,42 -1,03 -7,1 -0,10 -0,67 -0,28 -1,88
-11,95 650 -14,70 -1,03 12,3 0,10 -1,14 -0,26 3,13
-31,92 660 -13,52 -0,99 31,5 0,29 -9,31 -0,24 7,68
-52,08 670 -11,94 -0,90 47,0 0,48 -25,04 -0,21 11,01
-71,22 680 -9,99 -0,78 55,4 0,65 -46,49 -0,18 12,55
-82,88 690 -7,76 -0,62 51,2 0,80 -66,13 -0,14 11,29
-100,72 700 -5,30 -0,43 43,2 0,91 -91,45 -0,09 9,34
-108,76 710 -2,69 -0,22 23,9 0,98 -106,23 -0,05 5,11
-113,13 720 0,00 0,00 0,0 1,00 -113,13 0,00 0,00

+ Vẽ hệ trục tọa Decac trong đó trục hoành biểu thị giá trị góc quay trục
khuỷu, trục tung biểu diễn giá trị của T,N,Z. Từ bảng 2 ta xác định được tọa độ các
điểm trên hệ trục, nối các điểm lại bằng các đường cong thích hợp cho ta đồ thị biểu
diễn: ; .
+ Việc vẽ đồ thị biểu diễn lực tiếp tuyến , lực pháp tuyến và
lực ngang cho ta mối quan hệ giữa chúng cũng như tạo tiền đề cho việc tính

30
EBOOKBKMT.COM

toán và thiết kế về sau nhằm bảo đảm độ ổn định ngang, độ ổn định dọc của động
cơ, phụ tải tác dụng lên chốt khuỷu, đầu to thanh truyền …đồng thời là cơ sở thiết
kế các hệ thống khác như hệ thống làm mát, hệ thống bôi trơn…
T,N,Z (MN/m²)

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 220 240 260 280 300 320 340 360 380 400 420 440 460 480 500 520 540 560 580 600 620 640 660 680 700 720 a (d? )

Hình 2-9 Đồ thị N – T- Z = f()


2.2.4. Vẽ đồ thị ΣT = f( )
Để vẽ đồ thị tổng T ta thực hiện theo những bước sau:
+ Lập bảng xác định góc ứng với góc lệch các khuỷu theo thứ tự làm việc.
+ Góc lệch khuỷu trục của 2 xi lanh làm việc kế tiếp nhau:

+ Thứ tự làm việc của động cơ 831D5.000 là: 1-3-4-2.


Bảng 2 - 4 góc lệch công tác và thứ tự làm việc của các khuỷu trục:
Xi lanh Tên kỳ làm việc αi o
1 Nạp Nén Cháy-giãn nở Thải 0
2 Nén Cháy-giãn nở Thải Nạp 540
3 Thải Nạp Nén Cháy-Giãn nở 180
4 Cháy-giãn nở Thải Nạp Nén 360
0 0 0 0
0 180 360 540 7200

+ Sau khi lập bảng xác định góc ứng với các khuỷu theo thứ tự làm việc,
dựa vào bảng tính N, T,Z và lấy tỉ lệ xích:
μΣT = μp = 0,028(MN/m2/mm)
Ta lập được bảng tính . Trị số của ta đã tính, căn cứ vào đó tra
bảng các giá trị đã tịnh tiến theo . Cộng tất cả các giá trị của ta có .

+ Vẽ đồ thị tổng T bằng cách nối các tọa độ điểm bằng một
đường cong thích hợp cho ta đường cong biểu diễn đồ thị tổng T.
Bảng 2 - 5 Số liệu tổng T
α1 T1 α3 T3 α4 T4 α2 T2 Tổng

31
EBOOKBKMT.COM

T
0 0 360 0 540 0 180 0 0
10 -23,93 370 8,9 550 -8,61 190 -8,09 -32
20 -43,55 380 12,13 560 -16,8 200 -16,16 -64
30 -54,78 390 4,58 570 -24,3 210 -24,13 -99
40 -55,99 400 -1,54 580 -31,8 220 -31,72 -121
50 -47,65 410 -1,11 590 -38,1 230 -38,17 -125
60 -32,23 420 6,78 600 -41,6 240 -41,91 -109
70 -13,08 430 19,12 610 -40,7 250 -41,46 -76
80 6,27 440 32,23 620 -34,7 260 -36,08 -32
90 22,57 450 43,02 630 -23,3 270 -25,7 17
100 33,94 460 49,9 640 -7,06 280 -10,72 66
110 39,97 470 52,48 650 12,3 290 6,74 111
120 41,02 480 50,79 660 31,48 300 23,89 147
130 37,64 490 45,15 670 46,97 310 36,76 167
140 31,41 500 36,98 680 55,4 320 42,55 166
150 23,96 510 27,8 690 51,22 330 36,15 139
160 16,08 520 18,34 700 43,23 340 27,38 105
170 8,06 530 8,98 710 23,91 350 10,56 52
180 0 540 0 720 0 360 0 0

+ Sau khi đã có đồ thị tổng ta vẽ (đại diện cho mô men cản).


.

Hình 2 - 10 Đồ thị tổng T

32
EBOOKBKMT.COM

3. KHẢO SÁT CƠ CẤU PISTON-KHUỶU TRỤC-THANH TRUYỀN ĐỘNG


CƠ 831D5.000
3.1. Piston động cơ 831D5.000
Nhóm piston bao gồm piston, xécmăng, chốt piston và vòng hãm chốt piston.
Trong quá trình làm việc của động cơ, nhóm piston có nhiệm vụ chính sau:
+ Bảo đảm bao kín buồng cháy, giữ không cho khí cháy lọt xuống cácte và
ngăn không cho dầu nhờn từ catte sục lên buồng cháy.
+ Tiếp nhận lực khí thể thông qua thanh truyền, truyền xuống trục khuỷu làm
quay trục khuỷu trong quá trình cháy và giãn nở, nén khí trong quá trình nén, đẩy
khí ra khỏi xilanh trong quá trinh thải và hút khí nạp mới vào buồng cháy trong quá
trình nạp.
3.1.1 Piston
- Nhiệm vụ : Piston là chi tiết quan trọng của động cơ, cùng với xilanh và nắp
xilanh tạo thành buồng cháy.
- Điều kiện làm việc : Điều kiện làm việc của piston là rất khắc nghiệt, trong
quá trình làm việc của động cơ, piston chịu lực rất lớn, chịu áp suất và nhiệt độ rất
cao và ma sát mài mòn lớn.Lực tác dụng và nhiệt độ cao do lực khí thể và lực quán
tính gây ra ứng suất cơ học và ứng suất nhiệt trong piston.
+ Tải trọng cơ học : Trong quá trình cháy của động cơ, khi hỗn hợp cháy
sinh ra áp suất lớn trong buồng đốt (có khi cao hơn 130at). Động cơ 831D5.000 là
động cơ cao tốc khi làm việc sinh ra lực quán tính lớn, tác dụng lên piston gây biến
dạng.
+ Tải trọng nhiệt : Trong quá trình cháy piston động cơ tiếp xúc trực tiếp với
sản vật cháy. Nhiệt độ cao khoảng (2300÷2800)0K nên nhiệt độ piston cao thường
(500÷800)0K gây các tác hại cho piston như :
- Ứng suất nhiệt lớn làm rạn nứt piston ;
- Gây biến dạng, bó kẹt piston ;
- Giảm sức bền của piston ;
- Gây các hiện tượng kích nổ, phân hủy dầu nhờn ;
- Ma sát và ăn mòn hóa học.
Trong quá trình làm việc piston chịu ma sát lớn do thiếu dầu bôi trơn và do lực
ngang N ép piston vào thành xy lanh.
- Vật liệu chế tạo : Piston động cơ 831D5000 được chế tạo bằng hợp kim
nhôm - silic SM 116.
Các ưu điểm hợp kim nhôm - silic SM 116 như sau:
+ Trọng lượng riêng bé (18,2÷29,7)N/dm3;

33
EBOOKBKMT.COM

+ Hệ số giãn nở nhỏ, hệ số dẫn nhiệt tốt (126÷175)N/m/độ nên có khả năng
chống kích nổ;
+ Chống được sự ăn mòn hoá học của khí cháy và chịu mài mòn ma sát tốt
trong điều kiện nhiệt độ cao và bôi trơn kém;
+ Dễ đúc do có tính công nghệ cao.
- Kết cấu của piston động cơ 831D5.000: Gồm 4 phần chính:
+ Đỉnh piston;
+ Đầu piston;
+ Thân piston;
+ Chân piston.
Piston động cơ 831D5.000 có kết cấu được thể hiện ở hình 4-1.

Hình 3 - 1 Kết cấu piston

- Đỉnh piston: Đỉnh piston động cơ 831D5000 là loại đỉnh được đúc lõm mục
đích là để tạo sự xoáy lốc và để tạo hỗn hợp nhiên liệu và không khí tốt hơn.
- Đầu piston: Làm nhiệm vụ bao kín buồng cháy trên bề mặt trụ ngoài của
piston có khoét 2 rãnh để lắp xécmăng khí và 1 rãnh lắp xécmăng dầu, ở các rãnh
lắp xécmăng dầu phía dưới một đoạn người ta khoan các lỗ để dẫn dầu vào bên
trong piston.
- Thân piston: Làm nhiệm vụ dẫn hướng cho piston chuyển động trong xilanh
và chịu lực ngang N. Để khắc phục hiện tượng bó kẹt piston người ta tiện vát bớt
mặt thân piston ở phía hai đầu bệ chốt. Tiết diện ngang thân piston như hình 4-2.

34
EBOOKBKMT.COM

Ø22

Hình 3 - 2 Kết cấu tiết diện ngang bệ chốt piston


- Chân piston: Có vành đai để tăng độ cứng vững. Để điều chỉnh khối lượng
piston ở động cơ 831D5.000 phần chân được cắt bỏ 1 ít.
3.1.2. Chốt piston
- Nhiệm vụ: Nối piston với thanh truyền và truyền lực tác dụng của lực tác dụng của
khí thể tác dụng lên piston cho thanh truyền để làm quay trục khuỷu.
- Điều kiện làm việc: Chịu lực khí thể và lực quàn tính rất lớn. Nhiệt độ làm việc
của chốt khuỷu cao > 3730K nên khó bôi trơn.
- Vật liệu chế tạo: Chốt piston động cơ được làm bằng thép các bon ( CT45), nhiệt
luyện thấm các bon xyanya hóa rồi tôi cứng bề mặt RC = 58÷65; Độ cứng của ruột
chốt RC = 26÷30.
- Kết cấu chốt piston: Có dạng hình trụ rỗng, nhẹ nhàng dễ chế tạo. Được thể hiện ở
hình 4-3.

1 2

Ø16 Ø22

78
Hình 3 - 3 Kết cấu tiết diện ngang bệ chốt piston
1- Xéclip; 2- Chốt piston
Chốt piston lắp tự do và được cố định bằng xéc líp. Chốt piston có thể xoay tự
do quanh đường tâm chốt nên chốt mòn đều và ít mỏi nhờ mặt chịu lực luôn thay
đổi.
3.1.3. Xécmăng
- Nhiệm vụ: Bảo đảm cho piston di chuyển dễ dàng trong lòng xylanh, piston lắp
ghép với xy lanh có khe hở. Vì vậy xécmăng có nhiệm vụ bao kín buồng cháy.
Xécmăng khí ngăn không cho khí lọt xuống cátte. Xécmăng dầu có nhiệm vụ ngăn
dầu nhờn sục lên buồng cháy.

35
EBOOKBKMT.COM

- Điều kiện làm việc: Chịu nhiệt độ cao, áp suất va đập lớn, ma sát mòn nhiều và
chịu ăn mòn hóa học.
- Vật liêu chế tạo xécmăng: Được chế tạo bằng gang xám hợp kim, trên bề mặt
ngoài (mặt lưng) xécmăng được mạ crôm để hạn chế mài mòn.
- Kết cấu: + Xécmăng khí động cơ có tiết diện hình thang và được chế tạo bằng
phương pháp đúc đơn chiếc. Được thể hiện như hình 4-4.

Hình 3 - 4 Kết cấu xécmăng khí động cơ 831D5.000


+ Xécmăng dầu động cơ được chế tạo bằng phương pháp đúc đơn chiếcvà
được thể hiện như hình 4-5.

Hình 3 - 5 Kết cấu xécmăng dầu động cơ 831D5.000


3.2. Nhóm thanh truyền động cơ 831D5.000
Nhóm thanh truyền động cơ 831D5.000 gồm có thanh truyền, bulông thanh
truyền và bạc lót. Trong quá trình làm việc nhóm thanh truyền truyền lực tác dụng
trên piston cho trục khuỷu làm quay trục khuỷu.

Hình 3 - 6 Thanh truyền động cơ 831D5.000


1- thân thanh truyền; 2- bulông thanh truyền; 3,4 - bạc lót; 5- nắp đầu to;
6- đai ốc

36
EBOOKBKMT.COM

3.2.1. Thanh truyền


- Nhiệm vụ: Là chi tiết nối piston với trục khuỷu. Có tác dụng truyền lực tác
dụng lên piston xuống khuỷu trục để làm quay trục khuỷu.
- Điều kiện làm việc: Chịu tác dụng của lực khí thể trong lòn xy lanh. Chịu lực
quán tính chuyển động tịnh tiến của nhóm piston.
- Vật liệu chế tạo: Thanh truyền động cơ được làm bằng thép hợp kim
18XHBA.
- Kết cấu thanh truyền: Thanh truyền động cơ 831D5.000 chia làm 3 phần:
+ Đầu nhỏ thamnh truyền;
+ Đầu to thanh truyền;
+ Thân thân truyền
Kết cấu thanh truyền động cơ 831D5.000 được thể hiện ở hình 4-7
32±0,01

120°

Ø22±0,016Ø36

R16.0

167

16.0

Ø66

Ø56±0,04 Ø74

72 32±0,01

Hình 3-7 Kết cấu thanh truyền động cơ 831D5.000


+ Kết cấu đầu nhỏ thanh truyền: Có dạng hình trụ rỗng. Đường kính lỗ lắp với
chốt piston của đầu nhỏ 21,996 (mm). Bề rộng đầu nhỏ 32 (mm). Trên có khoan lỗ
dầu 6 (mm).

37
EBOOKBKMT.COM

Hình 3 - 8 Kết cấu đầu nhỏ thanh truyền


+ Thân thanh truyền: Có tiết hiện hình chữ I. Bề rộng thân thanh truyền B= 16
(mm). Khoảng cách hai tâm thanh truyền λ =167 (mm).
16

Hình 3 - 9 Kết cấu thân thanh truyền


+ Đầu to thanh truyền: Đường kính đầu to thân truyền lắp ghép với bac có
đường kính D = 56 (mm). Đầu to thanh truyền động cơ 831D5.000 được chia làm 2
nữa. Để định vị 2 nữa đầu to người ta dùng gờ định vị và được bắt chặt bằng 2
bulông thanh truyền.

38
EBOOKBKMT.COM

Hình 3 - 10 Kết cấu đầu to thanh truyền động cơ 831D5.000


3.2.2. Bạc lót đầu to thanh truyền
Bạc lót đầu to thanh truyền động cơ 831D5.000 cắt làm hai nửa chúng có thể
lắp lẫn với nhau.
- Vật liệu chế tạo: Bạc lót đầu to thanh truyền được làm bằng hợp kim nhôm
lớp phía trong được tráng lớp vật liệu chịu mòn. Được gia công bằng phương pháp
sản xuất hàng loạt.
- Kết cấu bạc lót đầu to thanh truyền: Bạc lót đầu to thanh truyền động cơ
831D5.000 dùng loại bạc lót mỏng. Có bề dày = 2,5(mm). Đường kính trong của
bạc D = 51(mm). Khi sửa chữa bạc lót mòn được thay thế bằng bạc lót mới. Trên
mỗi nửa bạc lót đều có rảnh định vị phay trên đầu to thanh truyền. Trên mỗi bạc lót
đều có lưỡi gà đẻ định vị bạc lót trên đầu to thanh truyền.
2,5

R51.0

R51.0

2,5
Hình 3 - 11 Kết cấu bạc lót đầu to thanh truyền

39
EBOOKBKMT.COM

3.2.3. Bulông thanh truyền động cơ


- Nhiệm vụ: Nối hai nửa đầu to thanh truyền.
- Điều kiện làm việc: Chịu lực siết khi lắp ghép, lực tác dụng trong quá trình
làm việc gồm lực quán tính của khối lượng chuyển động tịnh tiến và khối lượng
chuyển động quay.
- Vật liệu chế tạo: Thép hợp kim 40XH.
- Kết cấu : Kết cấu bulông thanh truyền động cơ 831D5.000 được thể hiện ở
hình vẽ 4-11

Hình 3 - 12 Kết cấu bulông thanh truyền


3.3. Khuỷu trục động cơ 831D5.000
1 2 3 4 5 6

16.0
34.0 36.0
1,25 1,25
R1.0 15.0
5.0
Ø51±0,025 B
36.0
40.0 35.0

R2.0
Ø40.0 A Ø53±0,055 Ø25
1,25 1,25

16.0 36.0 14.0


B

553.0

Hình 3 - 13 Kết cấu trục khuỷu động cơ 831D5.000


1 - Đầu trục khuỷu; 2 - Chốt khuỷu; 3 - Cổ trục khuỷu; 4 - Má khuỷu; 5 - Lổ
dầu; 6 - Đuôi trục khuỷu
Trục khuỷu là một trong những chi tiết máy quan trọng nhất, cường độ làm
việc lớn nhất của động cơ đốt trong. Công dụng của trục khuỷu là tiếp nhận lực tác
dụng trên piston truyền qua thanh truyền và biến chuyển động tịnh tiến của piston
thành chuyển động quay của trục khuỷu để đưa công suất ra ngoài (dẫn động các
máy công tác khác), trạng thái làm việc của trục khuỷu là rất nặng. Trong quá trình
làm việc, trục khuỷu chịu tác dụng của lực khí thể, lực quán tính (quán tính chuyển
động tịnh tiến và quán tính chuyển động quay) những lực này có trị số rất lớn thay
đổi theo chu kỳ nhất định nên có tính chất va đập rất mạnh. Ngoài ra các lực tác
dụng nói trên còn gây ra hao mòn lớn trên các bề mặt ma sát của cổ trục và chốt
khuỷu. Tuổi thọ của nhóm piston, thanh truyền chủ yếu phụ thuộc vào tuổi thọ của
trục khuỷu.

40
EBOOKBKMT.COM

Trục khuỷu của động cơ 831D5000 được chế tạo gồm một khối liền, vật liệu
chế tạo bằng thép cacbon, các bề mặt gia công đạt độ bóng cao, có 5 cổ trục và 4 cổ
biên, má khuỷu có dạng hình ôvan.
Trục khuỷu gồm có các phần:
- Đầu trục khuỷu;
- Chốt khuỷu;
- Má khuỷu;
- Cổ trục khuỷu;
- Và đuôi trục khuỷu.
- Đầu trục khuỷu: Dùng để lắp bánh răng dẫn động bơm nước, bơm dầu bôi
trơn, bánh đai (puly) để dẫn động quạt gió và đai ốc khởi động để khởi động bằng
tay quay.
34.0

36.0
40.0 35.0

Ø35 Ø40.0 A

16.0

Hình 3 - 14 Kết cấu đầu trục khuỷu


- Chốt khuỷu: Các chốt khuỷu của động cơ 831D5.000 có cùng 1 đường kính
D = 51(mm), bề rộng chốt khuỷu B = 34 (mm). Trên chốt khuỷu động cơ có khoan
lỗ dầu bôi trơn. Do phụ tải và lực quán tính lớn muốn vậy để tăng khả năng khả
năng làm việc bạc lót và chốt khuỷu người ta thường tăng đường kính chốt
khuỷu.Chốt khuỷu động cơ 831D5.000 được làm rỗng, chốt khuỷu rỗng có tác dụng
chứa dầu bôi trơn bạc lót đầu to thanh truyền giảm khối lượng quay thanh truyền, lỗ
rỗng trong chốt khuỷu được làm đồng tâm với chốt khuỷu.

41
EBOOKBKMT.COM

34.0

Ø51.0

Hình 3 - 15 Kết cấu chốt khuỷu động cơ 831D5.000


- Cổ trục: Các cổ trục có cùng kích thước đường kính D = 53(mm), bề rộng
các cổ trục B = 36(mm). (Đường kính cổ trục thường tính theo sức bền và điều kiện
hình thành màng dầu bôi trơn, quy định thời gian sử dụng và thời gian sửa chữa
động cơ).
- Má khuỷu: Là bộ phận nối liền giữa cổ trục và chốt khuỷu, hình dạng má
khuỷu chủ yếu phụ thuộc vào dạng động cơ bề rộng má B = 16(mm), trị số áp suất
khí thể và tốc độ quay của trục khuỷu, má khuỷu có nhiều dạng nhưng chủ yếu dạng
má hình chữ nhật và hình tròn có kết cấu đơn giản dễ chế tạo, dạng má hình ô van
có kết cấu phức tạp, má khuỷu dạng tròn sức bền cao có khả năng giảm chiều dày
má do đó có thể tăng chiều dài cổ trục và chốt khuỷu và giảm mài mòn cổ trục và
chốt khuỷu mặt khác má tròn dễ gia công.
Đối trọng lắp trên trục khuỷu có hai tác dụng:
+ Cân bằng mô men lực quán tính không cân bằng động cơ chủ yếu là lực
quán tính ly tâm.
+ Giảm phụ tải cho cổ trục vì ở động cơ này có lực quán tính và mô men quán
tính tự cân bằng nhưng ứng suất giữa cổ trục chịu ứng suất uốn lớn, khi dùng đối
trọng mô men quán tính nói trên được cân bằng nên cổ trục giữa không chịu ứng
suất uốn do lực quán tính mô men gây ra, mặt khác trục khuỷu không phải là chi tiết
cứng vững tuyệt đối và thân máy trong thực tế bị biến dạng nên trong động cơ dùng
đối trọng để cân bằng.

42
EBOOKBKMT.COM

R70.0

Ø58.0
Hình 3 - 16 Hình dạng đối trọng động cơ
Đuôi trục khuỷu thường lắp với các chi tiết máy của động cơ truyền dẫn công
suất ra ngoài máy công tác.
Trục thu công suất động cơ thường đồng tâm với trục khuỷu, dùng mặt bích
trục khuỷu để lắp bánh đà.
Ngoài kết cấu dùng để lắp bánh đà trên đuôi trục khuỷu còn có lắp các bộ
phận đặc biệt:
+ Vành chắn dầu trên đuôi trục khuỷu có tác dụng ngăn không cho dầu nhờn
chảy ra khỏi cátte.
Các dạng trục khuỷu phụ thuộc vào số xilanh, cách bố trí xilanh, số kỳ động
cơ và thứ tự làm việc của các xilanh, kết cấu trục khuỷu phải đảm bảo động cơ làm
việc đồng đều biên độ dao động và mô men xoắn tương đối nhỏ.
- Động cơ làm việc cân bằng ít rung động.
- Ứng suất sinh ra do dao động xoắn nhỏ.

43
EBOOKBKMT.COM

4. TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM CƠ CẤU PISTON-KHUỶU TRỤC-THANH


TRUYỀN ĐỘNG CƠ 831D5.000
4.1. Tính toán và kiểm nghiệm bền nhóm piston
4.1.1 Tính toán piston
Các kích thước cơ bản của piston:
- Đường kính piston, D = 84(mm);
- Chiều cao của piston, H = 0,8.D = 67,2(mm);
- Chiều dày đỉnh, =6(mm),
- Đường kính chốt, dcp = 22(mm);
- Đường kính bệ chốt,dbc = 36(mm);
- Số xéc măng khí 2, số xéc măng dầu 1;
- Chiều cao rảnh xéc măng, 1 = 2,5(mm);
- Chiều cao rãnh xéc măng, 2 = 3 (mm);
- Chiều cao rãnh xéc măng dầu = 4(mm);
- Chiều dày hướng kính, t = 4(mm).

D
D1

c

D2
s
a1

b
H

d ch
db
l th

lb
lch

D3 s1

Hình 4 - 1 Các kích thước cơ bản của piston

44
EBOOKBKMT.COM

- Các lực tác dụng lên nhóm piston:


+ Lực khí thể cực đại: Pz = pz.Fpt = 4,25.0,0055 = 0,0235(MN)
Trong đó: Fpt - Diện tích tiết diện đỉnh piston

Fpt = (m2)

+ Lực quán tính cực đại khối lượng chuyển động tịnh tiến,
Pjmax = pjmax.Fpt = 3,14.0,0055 = 0,0127(MN)
Lực ngang lớn nhất:
Nmax = 14,94.0,0286.0,0055 = 0,0025(MN)
+ Gia tốc lớn nhất:
Jmax = 20721,02(m/s2)
a) Tính đỉnh piston
Đỉnh piston chịu lực rất phức tạp, trạng thái ứng suất cũng rất phức tạp, nó
vừa chịu tải trọng cơ học vừa chịu tải trọng nhiệt. Pz
2
Để tính kiểm nghiệm đỉnh piston ta tính x
y
theo phương pháp Back.
y2
*) Các giả thiết: x
y1

- Coi đỉnh piston như một đĩa tròn, có chiều


dày đồng đều đặt tự do trên trụ rỗng;
y
- Áp suất khí thể tác dụng lên đỉnh piston pz Pz
2

phân bố đều; pz

- Lực khí thể và phản lực của nó gây uốn


đỉnh piston; D1
D2
- Xét nửa đỉnh piston, ta có:
+ Mômen uốn đỉnh piston là:
D

)
Hình 4 - 2 Sơ đồ tính đỉnh piston
Coi D ta có: (MNm).

+ Mô đun chống uốn của đỉnh piston : .

Do đó ứng suất chống uốn đỉnh piston:

- Ứng suất cho phép của đỉnh piston

45
EBOOKBKMT.COM

Kết luận: loại nhôm hợp kim nhẹ có gân.


b) Tính đầu piston
Ứng suất trên tiết bé nhất I-I tiết diện này cắt qua rảnh xecmang dầu. Tiết diện
này chịu lực kéo bởi lực quán tính âm lớn nhất. Ngoài ra, đầu piston còn chịu lực
nén của lực khí thể:

* Ứng suất kéo:

Trong đó: ; chọn

FI-I - Diện tích tiết diện I-I :

Fld - Diện tích tiết diện lỗ dầu,

 .

- Ứng suất kéo :

- Ứng suất cho phép:

* Ứng suất nén :

- Ứng suất nén cho phép:


Kết luận: đầu piston đảm bảo điều kiện bền.
c) Tính thân piston
- Chọn chiều cao của thân piston để áp suất của piston nén tác dụng lên
xylanh không quá lớn dễ dàng cho việc bôi trơn.
- Công thức kiểm nghiệm:

Với:
D = 0,084 (m) ;

- Giá trị cho phép : .


Kết luận: Kth < thân piston đủ điều kiện bền.
d) Tính bệ chốt piston

46
EBOOKBKMT.COM

- Kiểm tra khả năng màng dầu bôi trơn chốt piston. Áp suất bệ chốt xác định
theo công thức:

Trong đó: - Chiều dài tiếp xúc chốt với piston;


- Đường kính chốt piston;dcp= 22(mm)

- Ứng suất cho phép:


Kết luận: Bệ chốt đủ điều kiện bội trơn cho phép.
4.1.2. Tính toán sức bền của chốt piston
Chốt piston làm việc trong trạng thái chịu uốn, chịu cắt, chịu va đập và biến
dạng.
*) Các thông số kích thước:
- Chiều dài chốt piston, lcp = 78(mm);
- Đường kính chốt piston, dch = 22(mm);
- Đườngkính trong chốt piston,d0 = 16(mm);
- Khoảng cách giữa hai gối tựa, l = 60(mm);
- Chiều dài lắp với đầu nhỏ thanh truyền,
lđ = 28(mm)
- Chiều dài lắp với bệ chốt (một bên),
l1 = 21(mm)

Hình 4 - 3 Chốt piston khi lắp ghép


a) Tính ứng suất uốn

47
EBOOKBKMT.COM

Ta coi chốt piston như một dầm đặt tự do trên hai gối đỡ. Để đơn giản trong tính
toán, ta coi lực phân bố như trên sơ đồ hình bên.
Khi có lực khí thể cực đại P z, chốt piston chịu uốn lớn nhất tại tiết diện I-I ở giữa
chốt. Ứng suất uốn được xác định:

Với: α =

Þ
- Ứng suất uốn cho phép : - Thép hợp kim
- Kết luận: - Chốt đảm bảo điều kiện uốn.
b) Ứng suất cắt.
Chốt piston chịu cắt ở tiết diện II-II. Ứng suất cắt được xác định theo công thức:

Trong đó: - Tiết diện ngang của chốt piston

Þ
- Ứng suất cắt cho phép: - Thép hợp kim.
- Kết luận: . Chốt piston đảm bảo điều kiện cắt.
c) Áp suất tiếp xúc trên đầu nhỏ thanh truyền
Tính áp suất tiếp xúc trên đầu nhỏ thanh truyền nhằm mục đích kiểm tra điều
kiện bôi trơn chốt piston. Kiểm tra theo công thức sau:

- Với chốt piston lắp ghép cố định:


4.1.3. Tính toán xecmăng
Tính toán xecmăng dựa trên giả thiết coi xecmăng là một dầm cong, lực phân bố
trên bề mặt làm việc tùy thuộc vào kiểu xecmăng đẳng áp hay không đẳng áp.
Tính kiểm nghiệm xecmăng không đẳng áp. Áp suất ở phần miệng xecmăng rất
lớn. Tính theo phương pháp Ghinxbua.
Các hệ số:
+ Hệ số lắp ghép, ;
+ Hệ số quan hệ với mô men uốn cực đại, ;
+ Hệ số, ;
+ Mô đun đàn hồi của gang, ;
+ Hệ số phụ thuộc đường cong phân bố áp suất, ;
+ Hệ số gia công, h = 1,25 ¸ 1,3;

48
EBOOKBKMT.COM

+ Chọn tỷ số, ;


+ Hệ số gia công (gia công lần hai ), ;
+ Mô men đàn hồi của gang, ;
+ Chiều dày của xecs măng, ;
+ Độ mở miệng xéc măng ở trạng thái tự do A :

- Ứng suất công tác :

- Ứng suất lắp ghép:

- Ứng suất gia công :


h - Hệ số gia công ; h = 1,25 ¸ 1,3
Þ
- Áp suất bình quân trên miệng xéc măng :

- Áp suất phân bố trên xéc măng:


- Hệ số phân bố áp suất theo
(độ) 0 30 60 90 120 150 180
 1.051 1.047 1.137 0.896 0.456 0.670 2.861
2
p (MN/m ) 0.1513 0.15077 0.1637 0.1290 0.066 0.096 0.412

- Ứng suất cho phép:

Kết luận: Xécmăng đảm bảo điều kiện bền

49
EBOOKBKMT.COM

4.2. Tính toán sức bền của thanh truyền


*) Các thông số kích thước:
- Đường kính ngoài đầu nhỏ thanh truyền, ;
- Đường kính trong đầu nhỏ thanh truyền, ;
- Bề rộng của đầu nhỏ thanh truyền lđ , ;
- Đường kính trong của bạc đầu nhỏ, ;
- Chiều dày bạc đầu nhỏ 1 = 2(mm)
- Chiều dày của đầu nhỏ, S = 5 (mm)
- Độ đôi lắp ghép bạc vào đầu nhỏ, ,
- Bề rộng thân từ chổ lắp ghép với đầu nhỏ, ;
- Bán kính góc lượn giữa than với đầu nhỏ, ;
- Mô đun đàn hồi cảu thép, ;
- Mô đun đàn hồi của đổng, ;
- Hệ số giản nở dài của thép,
- Hệ số giản nở dài của đồng,
- Hệ số poát xông,
- Chiều dài thanh truyền tâm đến tâm,: ;
- Đường kính của chốt khuỷu , ;
- Chiều dày bạc lót đầu to, ;
- Đường kính trong đầu to thanh truyền, ;
- Khoảng cách giữa hai tâm bu lông thanh truyền , ;
- Chiều rộng toàn bộ của đầu to trong mặt phẳng lắc, ;
- Khoảng cách kích thước h3 = 14(mm);
- Khoảng cách kích thước h5 = 34(mm);
- Khoảng cách kích thước h6 = 34(mm);
- Đường kính bulông thanh truyền db = 13(mm);
- Chiều rộng của đầu to thanh truyền (theo mặt phẳng vuông góc với mặt
phẳng lắc): ;
- Góc lượn giữa thanh truyền và đầu to, ;
- Kích thước tại tiết diện trung bình thanh truyền, ;
4.2.1. Tính sức bền của đầu nhỏ thanh truyền
- Khi động cơ làm việc đầu nhỏ thanh truyền chịu các lực sau:
- Lực quán tính của nhóm piston;
- Lực khí thể;
- Lực do biến dạng gây ra;
Ngoài ra khi lắp ghép bạc lót, đầu nhỏ còn chịu thêm ứng suất phụ do lắp ghép
bạc lót có độ dôi gây ra.
Các lực trên sinh ra ứng suất: uốn, kéo, nén tác dụng trên đầu nhỏ thanh truyền.
Tính toán đầu nhỏ thường tính ở chế độ công suất cực đại.
Ta tính toán sức bền của đầu nhỏ mỏng theo công thức của Kinaxotsvily
*) Tính sức bền đầu nhỏ thanh truyền khi chịu kéo.
Lực kéo sinh ra ở dầu nhỏ là lực quán tính Pj. Giáo sư Kinaxotsvily nêu giả thiết :
+ Lực quán tính phân bố đều theo hướng kính trên đường trung bình của đầu
nhỏ:

50
EBOOKBKMT.COM

(MN/m2) ; Với r – Bán kính trung bình của đầu nhỏ;

.
+ Coi đầu nhỏ là một dầm cong phẳng, ngàm một đầu ở tiết diện C-C ứng với
góc g .
Góc g xác định theo công thức sau:

Với, r2 - Bán kính ngoài đầu nhỏ ;


H - Chiều rộng vị trí chuyển tiếp qua đầu nhỏ; ;

+ Khi bạc lót lắp vào đầu nhỏ, bạc và đầu nhỏ đều biến dạng. Mô men uốn và
lực kéo ngang ở tiết diện bất kỳ trên cung AA-BB (0≤ gx £ 90 ) có thể xác định
0

theo công thức:

- Tiết diện bất kỳ trên cung BB-CC (g ≥ gx ³ 900) xác định :

A
NA
A MA
A
A

x

r2
B B

r 1

x
x


C

H
C

Hình 4-8 Sơ đố lực tác dụng khi đầu nhỏ thanh truyền chịu kéo
- Mô men uốn và lực tiếp tuyến sinh ra khi cắt bỏ một nửa đầu nhỏ thanh
truyền tại tiết diện A-A . Thanh truyền như một dầm cong ngàm tại tiết diện
C-C thì :
+
.

51
EBOOKBKMT.COM

+ .
- Mô men và lực kéo tại tiết diện ngàm C-C ( tiết diện nguy hiểm nhất ):
+ .
.
Þ .
+ .
Þ
- Do giả thiết bạc lót và đầu nhỏ đều biến dạng khi lắp ghép với nhau,khi ép bạc
lót vào đầu nhỏ xuất hiện ứng suất dư, khi làm việc đầu nhỏ không chịu toàn bộ lực
kéo do gây ra mà chỉ chịu một phần đặc trưng bằng hệ số c, hệ số c phụ
thuộc vào độ cứng vật liệu.

Trong đó: - Mô đun đàn hồi vật liệu chế tạo thanh truyền và bạc lót;
- Diện tích tiết diện dọc của đầu nhỏ thanh truyền và bạc lót.

Þ
- Lực kéo thực tế tác dụng lên đầu nhỏ thanh truyền:

- Ảnh hưởng của ứng suất dư khi lắp ghép bạc lót đối với mô men uốn không lớn
nên bỏ qua. Ứng suất tổng cộng tác dung lên ngàm C-C :
+ Ứng suất tổng cộng tác dụng trên mặt ngoài:

.
+ Ứng suất tổng cộng tác dụng trên mặt trong:

*) Tính sức bền đầu nhỏ thanh truyền khi chịu nén.
- Lực tác dụng lên đầu nhỏ thanh truyền là hợp lực của lực khí thể và lực
quán tính:

Trong đó: ; ;

52
EBOOKBKMT.COM

A A
MA NA
MA
A A


x

x
B B B B

x x
x x


C

C
C

C
Hình 4 - 9 Sơ đồ lực tác dụng khi đầu nhỏ thanh truyền chịu nén
Theo Giáo sư Kinaxốtvily lực phân bố trên nửa dưới đầu nhỏ theo đường
cosin.
- Giá trị MA, NA (với  = 1430)
+ Mô men:

+ Lực pháp tuyến:


.
- Mô men uốn và lực pháp tuyến trên cung AB (gx £ 900 )

- Mô men uốn và lực pháp tuyến trên cung BC (gx ³ 900 )

g tính theo radian :


- Tiết diện ngàm C-C là tiết diện nguy hiểm nhất (gx = g), mô men uốn và lực pháp
tuyến tại tiết diện nay:

Þ
+

53
EBOOKBKMT.COM

- Do đó tại tiết diện nguy hiểm, ứng suất mặt ngoài bằng:

- ứng suất trên mặt trong:

*) Ứng suất biến dạng của đầu nhỏ thanh truyền.


Ứng suất biến dạng sinh ra do bạc lót lắp ghép có độ dôi với đầu nhỏ thanh
truyền và do vật liệu thanh truyền và bạc lót khác nhau, khi chịu nhiệt mức độ giãn
nở sẽ khác nhau lúc này sẽ gây ra ứng suất biến dạng khi chịu nhiệt.
- Khi động cơ làm việc, nhiệt độ đầu nhỏ thanh truyền có khi đến 370 ÷ 430K. Vì
vậy, thanh truyền và bạc lót đều giãn nở. Nhưng do vật liệu của chúng khác nhau
nên mức độ giãn nở cũng khác nhau do đó gây ra ứng suất biến dạng.
- Độ giãn nở khi đầu nhỏ thanh truyền chịu nhiệt:

Trong đó: t – Nhiệt độ làm việc của bạc lót và đầu nhỏ, t = 110 0C;
Þ
- Áp suất trên mặt lắp ghép:

- Ứng suất biến dạng của đầu nhỏ thanh truyền tính theo công thức Lame:
+ Ứng suất trên mặt ngoài:

+ Ứng suất trên mặt trong:

*) Hệ số an toàn của đầu nhỏ thanh truyền.


- Ứng suất cực đại và cực tiểu của chu trình:

54
EBOOKBKMT.COM

- Biên độ ứng suất:

- Ứng suất trung bình:

- Hệ số an toàn:


Trong đó:-Giới hạn mỏi của vật liệu trong chu trình đối xứng 500(MN/m2)
- Giới hạn mỏi của vật liệu trong chu trình mạch động
 = 750(MN/m2)
- Hệ số

Vậy ta có:

*) Độ biến dạng của đầu nhỏ thanh truyền.


- Độ biến dạng của đầu nhỏ thanh truyền theo hướng kính:

Trong đó: dtb - Đường kính trung bình của đầu nhỏ, J
- Mô men quán tính tiết diện dọc đầu nhỏ thanh truyền
.

Vậy
[0,02 ÷ 0,03) (mm) Kết luận: Thanh truyền đảm bảo điều kiện biến dạng.
4.2.2. Tính sức bền thân thanh truyền
Khi động cơ làm việc, thân thanh truyền chịu các lực sau:
- Lực khí thể;
- Lực quán tính của khối lượng chuyển động tịnh tiến;
- Lực quán tính chuyển động lắc của thanh truyền;
Vì vậy trạng thái chịu lực của thân thanh truyền là:
- Chịu nén và uốn dọc do hợp lực của khí thể và lực quán tính của khối lượng
chuyển động tịnh tiến.
- Chịu kéo do tác dụng của lực quán tính chuyển động tịnh tiến;
- Chịu uốn ngang do tác dụng của lực quán tính chuyển động lắc.
Ở đây ta tính thân thanh truyền của động cơ tốc độ cao (vch > 9m/s).
Lực tác dụng lên thân thanh truyền khi thanh truyền chịu nén và uốn dọc là
P1 = Pz + Pj = 0,0235 – 0,0135 = 0,01(MN)

55
EBOOKBKMT.COM

*) Tính sức bền mỏi của thân thanh truyền khi chịu tải trọng thay đổi.
- Ứng suất tổng lớn nhất khi chịu nén và uốn ở
tiết diện trung bình (theo x-x và y-y):
sxmax=

syMax=
Trong đó : Các hệ số kx, ky xác định theo công

thức: kx=1 + C ; ky=1 + C

Với l – Chiều dài thanh truyền: l = 167 (mm).


Các kích thước: h = 30(mm); t = 20(mm);
b = 23(mm); a = 6(mm).
C – Hệ số : lấy C = 0,00035 Hình 4-10 Mặt cắt tiết diện thanh truyền

l1 = l -
Jx - Mô men quán tính của tiết diện thanh truyền đối với trục x-x:

Jy - Mô men quán tính của tiết diện thanh truyền đối với trục y-y:

Ftb- Diện tích trung bình của thanh truyền:


Ftb = b.h - (b - a).t = 0,023.0,03 – (0,023 – 0,006).0,02 = 0,00035(m2)
ix – Bán kính quán tính của tiết diện đối với trục x-x:
ix=
iy – Bán kính quán tính của tiết diện đối với trục y-y:
iy=
Thay các giá trị ta có kết quả: kx=1,106
ky=1,027
Vậy ta có: sxmax =

- Ứng suất cho phép đối với thanh truyền làm bằng thép hợp kim:
[s]=(120-180)MN/m2.
- Ứng suất kéo trên tiết diện trung bình (do Pjt) gây ra:
sk =
Trong đó : Pjt – Lực quán tính chuyển động tịnh tiến của nhóm piston và phần
than thanh truyền phía trên tiết diện trung bình.

56
EBOOKBKMT.COM

- Hệ số an toàn ở tiết diện trung bình là:


ns =
3,72(MN/mm2)
ns =
4,84(MN/mm2)
*) Tính sức bền thân thanh truyền theo hệ số an toàn của tiết diện nhỏ nhất.
- Ứng suất nén lớn nhất ở tiết diện nhỏ nhất của thân thanh truyền:

- Ứng suất kéo gây nên do lực quán tính P jđ của khối lượng nhóm piston và đầu
nhỏ thanh truyền ở tiết diện nhỏ nhất:

- Hệ số an toàn ở tiết diện nhỏ nhất:

57
EBOOKBKMT.COM

4.2.3. Tính sức bền đầu to thanh truyền


Vị trí tính toán chọn khi piston ở ĐCT, ở đây đầu to thanh truyền chịu tác
dụng của hợp lực quán tính chuyển động tịnh tiến và lực quán tính chuyển động
quay. Khi tính toán không xét đến khối lượng mắp thanh truyền

B
0 
A
MA
NA

p' p
A

Hình 4 - 11 Sơ đồ tính toán sức bền đầu to thanh truyền


+) Các thông số kích thước:
Đường kính trong đầu to, D1 = 56(mm);
Đường kính ngoài đầu to: D2= 66 (mm);
Chiều dày bạc lót đầu to: 2 = 2,5(mm);
Khoảng cách hai bu lông: l2 = 72(mm);
Chiều rộng đầu to: l3 = 34(mm);
- Lực tác dụng lên đầu to:

- Trong đó : - Khối lượng nắp đầu to thanh truyền.

- Tính trên một đơn vị diện tích tiết diện piston là: 28,96(kg/m2)
= 138,85(kg/m2) - Khối lượng các chi tiết chuyển động tịnh tiến
tính trên 1 đơn vị diện tích tiết diện của đỉnh piston.
= 91(kg/m2) - Khối lượng thanh truyền quy về đầu to thanh
truyền.
Þ

Tính sức bền của đầu to thường dùng công thức Kinaxotsvily với các giả thiết
sau:
- Khi lắp căng bạc vào đầu to thì bạc lót và đầu to đều biến dạng như nhau;
- Nắp và nửa trên của đầu to thanh truyền coi như một khối nguyên, không xét đến
ảnh hưởng của mối lắp ghép;
- Nắp đầu to và bạc lót được coi như một thanh cong có tiết diện không dổi ngàm
một đầu ở B – B.

58
EBOOKBKMT.COM

- Diện tích tiết diện của nắp đầu to tại tiết diện A-A:

- Diện tích tiết diện của bạc lót tại tiết diện A -A:

- Mô men quán tính tiết diện nắp đầu to thanh truyền:

- Mô men quán tính tiết diện bạc lót thanh truyền:


.
- Mô men chống uốn tại tiết diện tính toán:

- Ứng suất lớn nhất tác dụng lên đầu to:

Ta lấy 0 = 400, vì vậy ta có:

Kết luận: Đầu to thanh truyền đảm bảo điều kiện bền.
- Ngoài ra để bảo đảm điều kiện làm việc của mối ghép và hình thành màng dầu
bôi trơn trong mối ghép, cần kiểm tra độ biến dang hướng kính của đầu to thanh
truyền.

Kết luận: Độ biến dạng hướng kính đầu to thanh truyền đảm bảo

59
EBOOKBKMT.COM

4.2.4. Tính toán sức bền của bulông thanh truyền


Trong quá trình lắp ghép, bulông thanh truyền chịu lực kéo tĩnh khi bị siết
chặt. Lực này gây ra ứng suất kéo và xoắn bulông. Ngoài ra trong quá trình làm
việc, bulông thanh truyền còn chịu ứng suất thay đổi do lực quán tính của khối
lượng chuyển động tịnh tiến và khối lượng chuyển động quay. Bulông thanh truyền
chịu lực lớn nhất khi piston ở vị trí điểm chết trên.
Các thông số kích thước:
- Số bu lông thanh truyền, ;
- Đường kính bulông, ;
- Đường kính trung bình, ;
- Đường kính chân răng, ;
- Hệ số ma sát, ;
- Hệ số, ;
- Lực tác dụng lên bu lông thanh truyền:

.
- Lực xiết bu lông thanh truyền trong quá trình làm việc :

- Hợp lực tác dụng lên bu lông thanh truyền:

- Ứng suất kéo bu lông trong quá trình làm việc:

- Mô men xoắn bu lông :

- Ứng suất xoắn:

- Ứng suất tổng:

Kết luận: Bu lông thanh truyền đảm bảo điều kiên bền.

60
EBOOKBKMT.COM

4.3. Tính toán nhóm khuỷu trục động cơ


Các kích thước cơ bản khuỷu trục:
- Đường kính chốt khuỷu:
dc = ( 0,6 ÷ 0,7)D = (50,4 ÷58,8) mm. Lấy dc = 51(mm)
- Đường kính trong chốt khuỷu:
dck = 30 (mm)
- Chiều dài chốt khuỷu:
Lch = (0,45 ÷ 0,7) dc = ( 23,8 ÷ 34) mm. Lấy lc = 34(mm)
- Bán kính góc lượn:
r = (0,06 ÷ 0,08 )dc = (0,06 ÷ 0,08)53 = 3,18 ÷ 4,24 mm. Lấy r = 4(mm)
- Đường kính ngoài cổ khuỷu:
dck = 53(mm)
- Đường kính trong cổ khuỷu:
dm = (0,5 ÷ 0,7)dck = (26,5 ÷ 32 ) mm. Lấy dm = 32(mm)
- Chiều dài cổ khuỷu:
Lm = (0,5 ÷ 0,8) dck = (26,5 ÷ 36) mm. Lấy Lm = 36(mm)
- Chiều dày má khuỷu:
Bmk = ( 0,2 ÷ 0,22 ) D = (16 ÷ 18,4) mm. Lấy Bmk = 16(mm)
- Chiều cao má khuỷu:
Hmk = 1,25.D = 1,25.84 = 105(mm)
4.3.1. Sơ đồ tính toán
Pkt1 Pkt4

Pkt2 Pkt3
J1 J4

J2 J3
Z1 Z2 Z3 Z4 Z5

Hình 4-12 Sơ đồ tính toán bền trục khuỷu


Các lực tác dụng lên cơ cấu khuỷu trục - thanh truyền
+ Pkt: lực khí thể tác dụng lên các piston;
+ J: gia tốc chuyển động của nhóm khối lượng chuyển động tịnh tiến;
+ Z: phản lực pháp tuyến các gối trục;
Bỏ qua các điền kiện:
+ Lực ma sát tại các khớp quay;
+ Lực ngang của piston tác dụng lên xylanh;

61
EBOOKBKMT.COM

+ Lực quán tính của nhóm khối lượng chuyển động quay;
Tính toán bền trục khuỷu thực chất là kiểm tra sự lựa chọn hợp lý các kích
thước của trục khuỷu. Do điều kiện tính toán không thể tính cho tất cả các trường
hợp của trục khuỷu, mà chỉ chọn ra những trường hợp nguy hiểm nhất để tính cho
trục khuỷu
Trục khuỷu có thể xảy ra nguy hiểm nhất ở các trường hợp chịu tải trọng sau:
- Trường hợp khởi động
- Trường hợp chịu lực pháp tuyến lớn nhất Zmax
- Trường hợp chịu lực tiếp tuyến lớn nhất Tmax
- Trường hợp chịu lực ∑Tmax
4.3.2. Tính bền các trường hợp chịu tải
a, Trường hợp khởi động:
Giả thiết khuỷu trục ở vị trí DCT ( α = 00), do đó tốc độ nhỏ bỏ qua lực quán
tính.
Z0 = Z = pzmax.Fp = 4,25.3.14.0.0842/4 = 0,0235(MN/m2)
T=0
- Các phản lực xác định theo công thức sau:
Z’ = Z.l”/l0 = 0,235.0,5 = 0,01175(MN)
Z” = 0,01175(MN)
*, Tính sức bền của chốt khuỷu:
- Mô men uốn của chốt khuỷu (tính đối với tiết diện giữa của chốt) bằng:
Mu = Z’.l’ = 0,01175.0,051= 0,0006(MN)
- Ứng suất uốn chốt khuỷu được xác định theo công thức:

Với Wu = = 0,1.( (m3)

- Kết luận: < chốt khuỷu đảm bảo điều


kiện bền.
*, Tính sức bền của má khuỷu:
- Ứng suất uốn của má khuỷu bằng:

- Ứng suất nén má khuỷu:

- Ứng suất tổng cộng:


= 31,47+5,245 = 36,715(MN/m2)
- Kết luận: < má khuỷu đảm bảo điều
kiện bền.

*, Tính sức bền của cổ khuỷu:


- Ứng suất uốn cổ trục khuỷu:

62
EBOOKBKMT.COM

- Kết luận: < cổ trục khuỷu đảm bảo điều


kiện bền.
b, Các giá trị lực của trường hợp chịu lực pháp tuyến lớn nhất Zmax
- Trong trường hợp này vị trí tính toán , gócmax xác định trên đồ thị Z =
( ta được αZmax=370o
- Căn cứ vào đồ thị T ta có thể xác định trị số T ở các góc quay α
 [ 0] 370o 550o 10o 190o
T [MN/m2] 0,2268 0,09 1,21 0,227
- Do đó ta có thể xác định được trị số ∑Ti-1 tác dụng lên khuỷu của động cơ khi các
khuỷu chịu lực Zmax bằng phương pháp lặp bảng sau:
 370o 550o 10o 190o
0,2268
Xy lanh 1 0,09 1,21 0,227
∑Ti-1=0
0,2268
Xy lanh 2 0,09 1,21 0,227
∑Ti-1= 0,45
0,2268
Xy lanh 3 0,227 0,09 1,21
∑Ti-1=1,3
0,2268
Xy lanh 4 1,21 0,227 0,09
∑Ti-1=1,437
- Nhìn vào bảng trên ta thấy khuỷu thứ 4 ngoài viêc chịu lực Zmax mà còn chịu thêm
lực ∑Ti-1 lớn nhất nên nó là khuỷu nguy hiểm nhất.
- Từ đó ta suy ra được bảng giá trị tính sau:
Xy lanh Xy lanh 1 Xy lanh 2 Xy lanh 3 Xy lanh 4
 370o 550o 10o 190o
P [MN/m2] P1=1,08 P 2= 1,89 P 3= 3,05 P 4= 1,79
J [m/s2] j= 26529,1 j= -14296,6 j = 26529,1 j = -14296,6
*, Tính sức bền của chốt khuỷu:
- Ứng suất uốn của chốt khuỷu

- Ứng suất xoắn của chốt khuỷu


(MN/m2)
Trong đó: Wk = 2.Wu = 2.1,15.10-5=2,3.10-5 (m3)
- Ứng suất tổng của ứng suất uốn và ứng suất xoắn bằng:
5830,6(MN/m2)

63
EBOOKBKMT.COM

*, Tính sức bền của cổ trục khuỷu


- Ứng suất uốn cổ trục

14,44 (MN/m2)

- Ứng suất xoắn cổ trục

- Ứng suất tổng cộng khi chịu uốn và chịu xoắn:
5220,02(MN/m2)
*, Tính sức bền của má khuỷu:
- Ứng suất nén má khuỷu:
1,52(MN/m2)
- Ứng suất uốn trong mặt phẳng thẳng góc với mặt phẳng khuỷu trục y-y:

1300,06(MN/m2)

- Ứng suất uốn quanh trục x-x:

- Ứng suất tổng khi má khuỷu chịu nén và chịu uốn bằng:
1,52 + 1300,06 + 3,67 = 1305,25(MN/m2)
c, Các giá trị lực của trường hợp chịu lực tiếp tuyến lớn nhất Tmax
- Trong trường hợp này vị trí tính toán là = Tmax, góc Tmax xác định trên đồ thị T
=f ( ) ta được αTmax = 680o
- Căn cứ vào đồ thị T= f( ta có thể xác định trị số T ở các góc quay 
 680o 140o 220o 400o
T [MN/m2] 1,55 0,87 -0,88 -0,04
- Do đó ta có thể xác định được trị số ∑Ti-1 tác dụng lên khuỷu của động cơ khi các
khuỷu chịu lực Tmax bằng phương pháp lặp bảng sau:
 680o 140o 220o 400o
1,55
Xy lanh 1 0,87 -0,88 -0.04
∑Ti-1=0
1,55
Xy lanh 2 0,87 -0,88 -0,04
∑Ti-1= 1,51
1,55
Xy lanh 3 -0,04 0,87 -0,88
∑Ti-1=-0,01
1,55
Xy lanh 4 -0,88 -0,04 0,87
∑Ti-1=1,01

64
EBOOKBKMT.COM

Nhìn vào bảng trên ta thấy khuỷu thứ 2 ngoài viêc chịu lực Tmax mà còn chịu
thêm lực ∑Ti-1 lớn nhất.
Từ đó ta suy ra được bảng giá trị tính sau:

Xy lanh Xy lanh 1 Xy lanh 2 Xy lanh 3 Xy lanh 4


 140o 220o 400o 680o
P [MN/m2] P1=1,74 P2=1,75 P3=0,1 P4=-1,97
2
J [m/s ] j=17620,8 j= -13961,5 j= -13961,5 j=17620,8
*, Tính sức bền của chốt khuỷu
- Ứng suất uốn trong mặt phẳng khuỷu trục:
(MN/m2)
- Ứng suất uốn trong mặt phẳng thẳng góc với mặt phẳng khuỷu trục:
(MN/m2)
- Ứng suất uốn tổng cộng:

- Ứng suất xoắn chốt khuỷu:

*, Tính sức bền của cổ trục khuỷu:


- Ứng suất uốn do lực pháp tuyến Z” gây ra:

(MN/m2)

- Ứng suất uốn do lực tiếp tuyến T” gây ra:

- Ứng suất uốn tổng cộng

- Ứng suất xoắn

- Ứng suất tổng hợp khi chịu uốn và xoắn:

*, Sức bền của má khuỷu bên phải ( má khuỷu này chịu lực lớn hơn)
- Ứng suất uốn do lực pháp tuyến Z” gây ra:

(MN/m2)

- Ứng suất uốn do lực ly tâm Pr2 gây ra:

65
EBOOKBKMT.COM

0,076(MN/m2)

- Ứng suất uốn do lực tiếp tuyến T gây ra:

1334,50(MN/m2)
- Ứng suất xoắn do mô men xoắn Mk” gây ra:

- Ứng suất xoắn má khuỷu do lực tiếp tuyến T” gây ra:

d, Các giá trị lực của trường hợp chịu lực ∑Tmax
Trong trường hợp này vị trí tính toán là = ∑Tmax
Góc Tmax xác định trên đồ thị ∑T=f ( ta được α∑Tmax=135o
Căn cứ vào đồ thị T= f(ta có thể xác định trị số T ở các góc quay 
 135o 315o 495o 675o
T [MN/m2] 0,967 1,14 1,17 1,54
Do đó ta có thể xác định được trị số ∑Ti-1 tác dụng lên khuỷu của động cơ khi
các khuỷu chịu lực Tmax bằng phương pháp lặp bảng sau:

 135o 315o 495o 675o


0,967
Xy lanh 1 1,14 1,17 1,54
∑Ti-1=0
0,967
Xy lanh 2 1,14 1,17 1,54
∑Ti-1= 2,5
0,967
Xy lanh 3 1,54 1,14 1,17
∑Ti-1=2,31
0,967
Xy lanh 4 1,17 1,54 1,14
∑Ti-1=3,85

Nhìn vào bảng trên ta thấy khuỷu thứ 4 chịu lực ∑Ti-1 lớn nhất. Nên nó là
khuỷu nguy hiểm nhất.
Từ đó ta suy ra được bảng giá trị tính sau:

Xy lanh Xy lanh 1 Xy lanh 2 Xy lanh 3 Xy lanh 4


 a1= 495 a2 = 675 a3 = 315 a4 = 135
P [MN/m2] P1 = 2,03 P2 = -1,72 P3 = -1,32 P4 = 1,75
J [m/s2] j = -13778 j=15303,5 j=15303,5 j= -13778

66
EBOOKBKMT.COM

5. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM CATIA


5.1 Lịch sử ra đời và các tính năng của phần mềm Catia
5.1.1 Lịch sử ra đời Catia
CATIA bắt đầu được hãng sản xuất máy bay Pháp Avions Marcel Dassault
phát triển, vào thời điểm đó là khách hàng của các phần mềm CADAM CAD. Lúc
đầu phần mềm tên là CATI (Conception Assistée ridimensionnelle Interactive -
tiếng Pháp nghĩa là Thiết kế ba chiều được máy tính hỗ trợ và có tương tác ). Năm
1981 đổi tên thành CATIA, khi Dassault tạo ra một chi nhánh để phát triển và bán
các phần mềm và ký hợp đồng không độc quyền phân phối với IBM.
Năm 1984, Công ty Boeing đã chọn CATIA là công cụ chính để thiết kế 3D,
và trở thành khách hàng lớn nhất.
Năm 1988, CATIA phiên bản 3 đã được chuyển từ các máy tính Mainframe
sang UNIX.
Năm 1990, General Dynamics/Electric Boat Corp đã chọn CATIA như là công
cụ chính thiết kế 3D, thiết kế các tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Hoa Kỳ.
Năm 1992, CADAM đã được mua từ IBM và các năm tiếp theo CADAM
CATIA V4 đã được công bố. Năm 1996, nó đã được chuyển từ một đến bốn hệ điều
hành Unix, bao gồm IBM AIX, Silicon Graphics IRIX, Sun Microsystems SunOS
và Hewlett-Packard HP-UX.
Năm 1998, một phiên bản viết lại hoàn toàn CATIA, CATIA V5 đã được phát
hành, với sự hỗ trợ cho UNIX, Windows NT và Windows XP từ 2001.
Năm 2008, Dassault công bố CATIA V6, hỗ trợ cho các hệ điều hành
Windows, các hệ điều hành không phải Windows không được hỗ trợ nữa
5.1.2 Tính năng của phần mềm Catia
Phần mềm CATIA là hệ thống CAD/CAM/CAE 3D hoàn chỉnh và mạnh mẽ
nhất hiện nay, do hãng Dassault Systems phát triển, phiên bản mới nhất hiện nay là
CATIA V5R19 , là tiêu chuẩn của thế giới khi giải quyết hàng loạt các bài toán lớn
trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: xây dựng, cơ khí, tự động hóa, công nghiệp ô
tô, tàu thủy và cao hơn là công nghiệp hàng không. Nó giải quyết công việc một
cách triệt để, từ khâu thiết kế mô hình CAD (Computer Aided Design), đến khâu
sản xuất dưa trên cơ sở CAM (Computer Aided Manufacturing, khả năng phân tích
tính toán, tối ưu hóa lời giải dựa trên chức năng CAE(Computer Aid Engineering)
của phần mềm CATIA. Các Môdun chính của CATIA như sau:

Hình 5 - 1 Mô đun chính của Catia

67
EBOOKBKMT.COM

- Mechanical Design:
Cho phép xây dựng các chi tiết, các sản phẩm lắp ghép trong cơ khí. Vẽ và
thiết kế các chi tiết 2D, 3D. Xuất bản vẻ 2D, lắp ráp các chi tiết, mô phỏng quá trình
lắp ráp các chi tiết. Tạo mô hình khung dây và mặt ngoài. Ghi, chú thích và sai số
kích thước trong không gian 3D.

Hình 5 - 2 Mô hình tạo bằng Mechanical Design


- Shape design and styling:
Modul này cho phép thiết kế các bề mặt có biên dạng, kiểu dáng phức
tạp trong lĩnh vực thiết kế võ ô tô, tàu biển, máy bay…Thiết lập bản vẽ nhanh, vẽ
các biên dạng phức tạp. Tối ưu các biên dạng bề mặt, xây dựng các hình dạng chi
tiết bằng số hóa tọa độ các điểm. Tạo những hình ảnh tương tác bắt mắt qua việc
thay đổi camera, gán vật liệu, củng như tạo chuyển động, diễn tả kết quả ở không
gian phối cảnh qua chức năng Photo Studio. Nó có thể tái lập nhanh cấu trúc bề mặt
một chi tiết.

Hình 5- 3: Mô hình tạo bằng Shape Design and Styling

Hình 5 - 3 Mô hình tạo bằng Mechanical Design


- Catia solids geometry:
Mô hình hóa thể tích để tạo hình, hiệu chỉnh và phân tích vật thể. Nó
cho phép các toán tử logic giữa các vật thể ( hợp, giao, trừ). Vật thể được tạo từ
các đối tượng đơn giản bằng việc dịch chuyển hoặc quay Profile.

68
EBOOKBKMT.COM

Hình 5 - 4 Mô hình vật thể và mô phỏng động học

- Catia kinematics:
Giúp xác định cấu trúc động học của cơ cấu, mô phỏng và phân tích chuyển
động, xác định vận tốc và gia tốc của các chi tiết, cơ cấu, đường chuyển động và
giải quyết các bài toán va chạm.
- Catia image design:
Tạo sự biểu diễn thực với phần khuất hoàn toàn, xác định điều kiện chiếu sáng
và các thông số bề mặt của đối tượng.
- Catia finite element modeller:
Tạo mô hình tổng thể, mô tả tính chất vật lý và vật liệu, điều kiện biên và tải
trọng đối tượng.(hình 5-5)

Hình 5 - 5 Thể hiện sự mô tả tính chất vật lý của vật liệu


-Catia nc - lathe:
Tạo chương trình chứa phần nguyên công tiện dưới dạng đầu ra APT hoặc CL-
File. (hình 5-6)

69
EBOOKBKMT.COM

Hình 5 - 6 Thể hiện modul trong Catia


- Catia nc - mill:
Tạo chương trình chứa phần nguyên công phay (hình 5-7)

Hình 5 - 7 Thể hiện modul phay trong Catia


- Catia robotic:
Thiết kế và mô phỏng robot với các lệnh chuẩn, định nghĩa cấu trúc robot, đặc
trưng hình học, động học, đồng bộ hóa nhiều robot…(hình 5-8).

Hình 5-9: Mô phỏng hoạt động trong Catia

Hình 5 - 8 Thể hiện thiết kế robot


- Catia building design and facilities layout:
Tạo thiết kế các bản vẽ xây dựng, sắp đặt các đối tượng và định nghĩa
mối quan hệ giữa chúng.
- Catia shematics:

70
EBOOKBKMT.COM

Công cụ để sắp đặt vị trí những phần tử cơ bản, vẽ các sơ đồ, thiết lập
các liên kết logic giữa các phần tử và điều khiển chúng.
- Catia piping and tubing:
Thiết kế những tuyến ống dẫn phức tạp, toán tử logic với vật thể, thăm dò va
chạm…(hình 5-9)

Hình 5 - 9 Mô hình thể hiện khả năng thiết kế đường ống


- Catia structural design and steelwak:
Công cụ tổ hợp cho thiết kế các sản phẩm phức tạp có tính chất vật liệu khác
nhau .(hình 5-10)

Hình 5 - 10 Mô hình tạo bằng Structural design and Stellwak


5.2 Thiết kế chi tiết 3D trong modul part design
Để thiết kế ra một sản phẩm 3D người thiết kế có thể bắt đầu bằng những
đường cơ sở khác nhau nhưng đều phải bắt đầu từ sketcher cơ bản rồi từ đó xuất
sang 3D để sử dụng những công cụ sẵn có thiết lập lên mô hình 3D.

Hình 5 - 11 Màn hình giao diện sketch

71
EBOOKBKMT.COM

Sau khi tạo ra được hình vẽ phác 2D bằng các lệnh trong sketch, ta bắt đầu tạo
các chi tiết dạng 3D. Môi trường vẽ chi tiết 3D dạng solid thuộc trình ứng dụng Part
Design, mô trường Part Design gồm các thuộc tính xây dựng chi tiết cơ bản, các kỷ
năng dựng khối. Cung cấp các khả năng quản lý thông số chi tiết, hiệu chỉnh và thay
đổi bất kỳ một định dạng nào của chi tiết.

Hình 5 - 12 Môi trường làm việc Part Design


Kỷ năng dựng khối trong Catia rất đa dạng, chúng ta có thể dựng những khối
có biên dạng phức tạp hay dựng đồng thời nhiều biên dạng với các kích thước bất
kỳ.

Hình 5 - 13 Dựng khối trong Catia


Ngoài việc dựng khối theo biên dạng, Catia củng cho phép chúng ta lựa chọn
tính năng giới hạn các biên dạng ngoài của chi tiết được tạo ra bởi một đường dẫn
xung quanh các Section.

72
EBOOKBKMT.COM

Hình 5 - 14 Tạo chi tiết bằng lệnh Multi-Section Solid


Trong Catia các thuật toán bề mặt Surface-Based Features là một trong những
thuật toán linh hoạt, nó dùng để xữ lý các bề mặt và tạo nên các sản phẩm Solid một
cách hoàn hảo. Như thuật toán Split dùng để cắt khối bởi một bề mặt cho trước,
thuật toán Surface tạo khối từ một bề mặt bất kỳ bằng cách lấy bề dày cho bề mặt
đó theo hai hướng ( hình 5 - 16 )

Hình 5 - 15 Mô tả thuật toán Surface


Ngoài ra nó còn có một số lệnh đặc thù như lệnh Stiffener dùng trong thiết kế
các gân tăng cứng hay gân chịu lực của vật thể một cách nhanh chóng.( hình 5-16 )

Hình 5 - 16 Tạo gân chịu lực bằng lệnh Stiffener

73
EBOOKBKMT.COM

5.3 Trình ứng dụng lắp ráp asembly design


5.3.1. Tính năng của Assembly Design
Trong thiết kế máy hoặc một hệ thống thiết bị, người thiết kế thường được đòi
hỏi kỷ năng thiết kế lắp ráp. Vì trong nguyên tắc thiết kế chế tạo máy, một bản vẽ
lắp hoàn chỉnh phải được thiết kế trước, sau đó mới tính đến các thông số hình học
trong từng chi tiết đơn.
Trong môi trường ứng dụng CAD/CAM, nhờ những thông số hình học của
từng chi tiết đơn ấy chúng ta dễ dàng thiết kế và dựng mô hình 3D cho sản phẩm.
Sau đó chúng ta sẽ lắp ráp chúng lại với nhau theo từng thuộc tính ràng buộc và các
mối quan hệ tương tác của các chi tiết, từ đó dễ dàng phát hiện ra những sai sót
trong thiết kế ban đầu để hiệu chỉnh và thay đổi mô hình một cách nhanh chóng.
Vơi phần mềm Catia, tính năng của trình ứng dụng lắp ráp Assembly Design
rất dễ dàng sử dụng và đầy đủ các tính năng ràng buộc. Nhờ đó mà ta có thể xây
dựng mô hình lắp ráp 3D nhanh chóng, cùng với những thuộc tính cho phép gán vật
liệu mà sản phẩm 3D hoàn chỉnh có một cách thể hiện trung thực.

Hình 5 - 17 Môi trường làm việc Assembly Design


5.3.2. Phương pháp, trình tự thiết kế bản vẽ lắp trong Assembly Design
Sau khi thiết kế nên các chi tiết chúng ta sẽ sữ dụng tính năng của trình ứng
dụng lắp ráp Assembly để xây dựng nên mô hình lắp ráp 3D nhanh chóng, cùng với
những thuộc tính cho phép gán vật liệu vào sản phẩm 3D tạo ra cách nhìn trung
thực cho sản phẩm.
Để tiến hành thiết kế một bản vẽ lắp chúng ta cần gọi tên các chi tiết đã được
thiết kế hoặc gọi các sản phẩm có sẳn từ thư viện của Catia. Tùy vào mối liên hệ
ràng buộc giữa các chi tiết mà chúng ta lựa chọn nên các ràng buộc cho các chi tiết
đó. Những ràng buộc lắp ghép củng tuân thủ theo các dạng chuyển động tự do của
chi tiết. Một chi tiết trong không gian có 6 chuyển động tự do

74
EBOOKBKMT.COM

Ràng buộc là cụm từ dùng để khống chế các phương chuyển động tự
do của vật thể trong không gian 3 chiều. Ở đây, chúng ta vừa khống chế phương
chuyển động tự do vừa tạo mối quan hệ giữa vật thể tự do và vật thể cố định. Khi
thay đổi vị trí của vật thể cố định sẽ kéo theo các vật thể tự do có mối quan hệ với
nó.
Trong thiết kế bản vẽ lắp bằng Assembly có 4 ràng buộc cơ bản đó là:
- Concidence Constrain: ràng buộc đồng trục, điểm, mặt phẳng cho
các đối tượng

Hình 5 – 19 Ràng buộc đối tượng đồng trục


- Contact Constraint: ràng buộc tiếp xúc cho các đối tượng

Hình 5 - 20 Ràng buộc đối tượng tiếp xúc


- Offsets Constrain: ràng buộc khoảng cách song song giữa các đối tượng

Hình 5 – 21 Ràng buộc khoảng cách


- Angle Constrain: ràng buộc theo góc giữa các đối tượng.
Sau khi lắp ráp xong sản phẩm nếu thấy cần phải hiệu chỉnh bất kỳ một phần
nào đó của chi tiết con trong môi trường lắp ghép chúng ta vẫn có thể chỉnh sữa
từng chi tiết đó để tạo ra sản phẩm với độ chính xác cao hơn. Lúc đó giao diện sẽ

75
EBOOKBKMT.COM

trở về trình Part Design và chúng ta có thể thao tác chỉnh sữa giống như trong trình
Part Design đối với chi tiết cần hiệu chỉnh.

76
EBOOKBKMT.COM

6. XÂY DỰNG MÔ HÌNH 3D CƠ CẤU PISTON – KHUỶU TRỤC – THANH


TRUYỀN ĐỘNG CƠ 831D5.000
6.1. Thiết kế chi tiết piston – khuỷu trục – thanh truyền động cơ 831D5.000
Quy trình thiết kế trong Catia cho cơ cấu khuỷu trục thanh truyền động cơ
831D5.000

THIẾT KẾ 3D THIẾT KẾ 3D THIẾT KẾ 3D


NHÓM TRỤC KHUỶU NHÓM THANH TRUYỀN NHÓM PISTON
ĐỘNG CƠ 831D5.000 ĐỘNG CƠ 831D5.000 ĐỘNG CƠ 831D5.000

LẮP RÁP 3D CƠ CẤU PISTON,


KHUỶU TRUC, THANH TRUYỀN
ĐỘNG CƠ 831D5.000

MÔ PHỎNG 3D

ĐƯA RA KẾT QUẢ

VÀ NHẬN XÉT

Hình 6 - 1 Sơ đồ quy trình thiết kế cơ cấu khuỷu trục thanh truyền động cơ
831D5.000

77
EBOOKBKMT.COM

6.1.1. Thiết kế 3D nhóm trục khuỷu động cơ 831D5.000


Dựa vào bản vẽ kết cấu, các số liệu của Trục khuỷu động cơ 831D5.000
đo được ta tiến hành các bước xây dựng 3D nhóm trục khuỷu của động cơ
831D5.000.

Bước 1. Tạo sketch 1 trong mặt phẳng XY plane và sữ dụng lệnh Pad để
đùn khối theo thuộc tính Dimension như hình và nhập chiều cao là 34 mm.

Bước 2. Tạo sketch 2 trong mặt phẳng XY plane và sữ dụng lệnh Pad để
đùn khối theo thuộc tính Dimension như hình và nhập chiều cao là 35 mm.

Bước 3. Tạo sketch 3 trong mặt phẳng XY plane và sữ dụng lệnh Pad để
đùn khối theo thuộc tính Dimension như hình

78
EBOOKBKMT.COM

Bước 4. Tạo sketch 4 trong mặt phẳng XY plane và sữ dụng lệnh Pad để
đùn khối theo thuộc tính Dimension như hình và nhập chiều cao là 34mm.

Bước 5. Tạo sketch 5 trong mặt phẳng XY plane và sữ dụng lệnh Pad để
đùn khối theo thuộc tính Dimension

Bước 6. Tạo sketch 6 trong mặt phẳng XY plane và sữ dụng lệnh Pad để
đùn khối theo thuộc tính Dimension như hình.

79
EBOOKBKMT.COM

Bước7. Tạo sketch 7 trong mặt phẳng XY plane và sữ dụng lệnh Pad để đùn
khối theo thuộc tính Dimension như hình.

Bước 8. Tạo sketch 7 trong mặt phẳng XY plane và sữ dụng lệnh Pad để đùn
khối theo thuộc tính Dimension như hình.

Bước 9. Tạo sketch 8 trong mặt phẳng XY plane và sữ dụng lệnh Pad để đùn
khối theo thuộc tính Dimension như hình. Sau đó pad đùn lên 17 mm.

80
EBOOKBKMT.COM

Bước 9. Tạo sketch 9 trong mặt phẳng XY plane và sữ dụng lệnh Pad để đùn
khối theo thuộc tính Dimension như hình. Sau đó pad đùn lên 14,5 mm.

Bước 10. Sử dụng lệnh Mirror lấy đối xứng nhưng không xóa part nguồn đã vẽ
ta được biên dạng trục khuỷu như hình.

Bước 11. Tạo sketch 11 trong mặt phẳng XY plane và sữ dụng lệnh Pad để đùn
khối theo thuộc tính Dimension như hình.

81
EBOOKBKMT.COM

Bước 12. Tạo sketch 12 trong mặt phẳng XY plane và sữ dụng lệnh Pad để đùn
khối theo thuộc tính Dimension như hình.

Bước 1. Tạo sketch 13 trong mặt phẳng XY plane và sữ dụng lệnh Pad để đùn
khối theo thuộc tính Dimension như hình.

Bước 13. Tạo 6 lỗ ren lắp bu lông mặt bích trục khuỷu bằng lệnh hole với kích
thước ren M8x1.2

82
EBOOKBKMT.COM

Bước 14. Sử dụng lệnh Adge Fillet để bo các cạnh của trục khuỷu với bán kính
bằng 1 mm. Hiệu chỉnh các bề mặt ta được chi tiết hoàn chỉnh

6.1.2. Thiết kế 3D nhóm thanh truyền động cơ 831D5.000


Sau khi nghiên cứu bản vẽ chi tiết thanh truyền, các kích thước cơ
bản của nó chúng ta đưa ra cách thiết kết thanh truyền liền phần trên và dưới nhưng
vẫn đảm bảo kích thước và tính mô phỏng của nó.
Bước 1. Tạo một sketch.1 trong mặt phẳng XY plane có kích thước và
biên dạng như hình sau:

83
EBOOKBKMT.COM

Dùng lệnh pad để đùn khối theo thuộc tính Dimension và nhập chiều cao là 8
mm.

Bước 2. Tạo một sketch.1 trong mặt phẳng XY plane có kích thước và biên dạng như
hình sau:

Sử dụng lệnh pocket tạo 2 lỗ như hình với độ sâu 5 mm.

84
EBOOKBKMT.COM

Bước 3: Tạo một sketch.1 trong mặt phẳng XY plane có kích thước và biên dạng như
hình sau:

Dùng lệnh pad để đùn khối theo thuộc tính Dimension và nhập chiều cao
là 5mm. Sử dụng các lệnh hiệu chỉnh ta có thanh truyền như hình vẽ.

6.1.3. Thiết kế 3D nhóm piston của động cơ 831D5.000


Dựa vào bản vẽ kết cấu, các số liệu của piston động cơ 831D5.000 đo được ta
tiến hành các bước xây dựng 3D nhóm piston của động cơ 831D5.000.
Bước 1. Tạo một sketch.1 trong mặt phẳng XY plane có kích thước và biên
dạng như hình sau:

85
EBOOKBKMT.COM

Bước 2. Sử dụng lệnh Shaft tạo part theo biên dạng sketch.1

Bước 3. Trong sketch 3 vẽ chốt khuỷu có biên dạng như hình vẽ

Bước 4: Sử dụng các lệnh hiệu chỉnh để hoàn thiện piston như hình vẽ

86
EBOOKBKMT.COM

6.2. Lắp ráp cơ cấu piston – khuỷu trục – thanh truyền động cơ 831D5.000
- Sau khi hoàn thành thiết kế 3D các chi tiết ta vào môi trường làm việc
assembly design trong catia để lắp ráp cơ cấu piston – khuỷu trục – thanh truyền
động cơ 831D5.000 môi trường làm viêc như hình

- Kích chọn produc1/vào insert/ exsting component… xuất hiện họp thoại ta
chon các chi tiết càn lắp ghép

87
EBOOKBKMT.COM

- Tiến hành lắp ghép chọn ràng buộc đồng trục, ràng
buộc 2 mặt tiếp xúc nhau, ràng buộc hai mặt có khoảng cách,
ràng buộc theo góc, cố định.

- Thực hiện các lệnh tương tự ta ráp cho 4 piston - 4 thanh truyền còn lại vào
trục khuỷu. Kết quả như hình

88
EBOOKBKMT.COM

6.3. Mô phỏng cơ cấu piston – khuỷu trục – thanh truyền động cơ 831D5.000
Bước 1: Từ bản vẽ lắp cơ cấu ta vào môi trường simulation như hình vẽ.

Bước 2: Vào Insert/ New Mechanism để tạo mô phỏng. Cây thư mục sẽ xuất
hiện môi trường làm việc mô phỏng. Ta sẽ làm việc mô phỏng chuyển động với
thanh công cụ New Joint như hình vẽ

89
EBOOKBKMT.COM

Bước 3: Kích chuột vào tạo máy liên kết giữa piston và xylanh.
Ta liên kết như hình vẽ

Bước 4: Kích chuột vào tạo máy liên kết cứng giữa piston và
chốt khuỷu

Bước 5: Chọn tạo máy liên kết chuyển động giữa chốt khuỷu và
thanh truyền

Bước 6: Chọn tạo máy liên kết chuyển động giữa thanh truyền và
trục khuỷu

90
EBOOKBKMT.COM

Bước 6: Tạo máy chuyển động quay trục khuỷu

Bước 7: Vào Insert/ Simulation để mô phỏng xuất hiện hộp thoại như hình
vẽ. khai báo tốc độ, góc quay trục khuỷu

91
EBOOKBKMT.COM

Bước 8: Trên thanh công cụ click vào mục Compile Simulation xuất phai
video mô phỏng quá trình chạy.

Chọn Ok thực hiện tạo phai video.


6.4. Xây dựng bản vẽ 2D cơ cấu piston – khuỷu trục – thanh truyền
Khởi động Catia vào File/ New/xuất hiện hộp thoại ta chọn Drawing xuất
hiện môi trường 2D như hình vẽ

- Trên thanh công cụ ta chọn Front view, vào Windown mở cửa sổ bản vẽ 3D
1.lap.CATproduct để xuất ra 2D.
- Chọn mặt phẳng để nhìn. Kết quả như hình vẽ

92
EBOOKBKMT.COM

- Cắt chi tiết với công cụ Sections như hình vẽ:

- Lưu bản vẽ 2D nhấn tổ hợp phím Ctrl+S lưu thành đuôi .dwg hoặc những
đuôi có trong thư mục save as type.

93
EBOOKBKMT.COM

KẾT LUẬN
Qua phần trình bày tính toán cơ cấu piston – khuỷu trục – thanh truyền ở trên
ta nhận thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng các phần mềm trong thiết kế. Nó
mang lại cho người thiết kế cách nhìn tổng quan và khả năng thiết kế chính xác các
chi tiết ngay trên phần mềm Catia. Tiết kiệm thời gian và công sức cho người thiết
kế.
Thông qua đồ án tốt nghiệp giúp em hiểu sâu hơn về tầm quan trọng của cơ
cấu piston - khuỷu trục - thanh truyền, tính năng trợ giúp thiết kế của phần mềm
Catia. Do thời gian hạn chế, nhiều phần chưa được trang bị trong thời gian học tập
tại trường, nhất là phần tìm hiểu về Catia để thiết kế mô phỏng cơ cấu.Tài liệu tham
khảo còn hạn chế và chưa cập nhật đủ thông tin cần thiết nên đề tài vẫn còn hạn chế
về mặt trình bày trong phương pháp tính toán. Qua đó nhận thấy bản thân em cần
phải cố gắng học hỏi tìm tòi hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của người cán bộ kỹ thuật
trong thời đại “công nghệ ứng dụng” hiện nay.
Cũng qua quá trình tìm tòi, quá trình nghiên cứu để thực hiện đề tài đã cho em
tiếp thu thêm một lượng kiến thức không nhỏ, nó giúp ích cho bản thân người thực
hiện đề tài sau này khi ra trường tự tin hơn.
Được sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và sự cố gắng của bản thân em đã
hoàn thành đề tài đúng tiến độ và đảm bảo các yêu cầu tính toán cơ cấu máy.
Sau cùng em rất mong được sự góp ý và chỉ bảo của quý thầy (cô) để em được
hoàn thiện hơn về kiến thức cũng như đề tài này.

94
EBOOKBKMT.COM

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hồ Tấn Chuẩn, Nguyễn Đức Phú, Trần Văn Tế, Nguyễn Tất Tiến. “Kết
cấu và tính toán động cơ đốt trong I, II”. Hà Nội: NXB Đại học trung học chuyên
nghiệp; 1979.
[2] T.S Dương Việt Dũng “Giáo trình môn học kết cấu động cơ đốt trong ”.
Đà Nẵng: Đại học bách khoa Đà Nẵng; 2007
[3] Nguyễn Tất Tiến. “Nguyên lý động cơ đốt trong ”. Hà Nội: NXB Giáo
dục; 2000.
[4] Nguyễn Hữu Phước. “ Hướng dẫn sử dụng Catia V5”. NXB Giao thông
vận tải; 2006
[5] TS. Trần Thanh Hải Tùng “ Bài giảng môn học tính toán thiết kế động cơ
đốt trong ” Đà Nẵng: Đại học bách khoa Đà Nẵng; 2007
[6] “Catalog Lancia” NXB LANCIA
[7] Các webside:
[Y] http://www.oto-hui.com/diendan/forumdisplay.php?f=106 tháng 5-2012
[Z] http://www.youtube.com/watch?v=gLzmJ-sHb8. tháng 5-2012

95

You might also like