You are on page 1of 63

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

NGUYỄN KHẮC HUỲNH

CÁC CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƢỚNG, ĐỊNH VỊ VÀ ỨNG DỤNG


TRONG KIỂM SOÁT TẦN SỐ

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

HÀ NỘI – 2014

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

NGUYỄN KHẮC HUỲNH

CÁC CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƢỚNG, ĐỊNH VỊ VÀ ỨNG DỤNG


TRONG KIỂM SOÁT TẦN SỐ

NGÀNH: CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ – VIỄN THÔNG


CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ
MÃ SỐ: 60 52 02 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN MINH TUẤN

HÀ NỘI – 2014
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung của luận văn “Các công nghệ định hướng, định vị và
ứng dụng trong kiểm soát tần số ” là sản phẩm do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS.Trần Minh Tuấn. Trong toàn bộ nội dung của luận văn, những điều được
trình bày hoặc là của cá nhân hoặc là được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu. Tất cả các
tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định
cho lời cam đoan của mình.

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2014

TÁC GIẢ

Nguyễn Khắc Huỳnh

1
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể các các thầy cô giáo trong
Khoa Điện tử - Viễn thông, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã
giúp đỡ tận tình và chu đáo để tôi có môi trường tốt học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS. Trần Minh
Tuấn người trực tiếp đã hướng dẫn, chỉ bảo tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thiện luận văn này.
Một lần nữa tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô giáo, bạn bè, đồng
nghiệp đã giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua. Tôi xin kính chúc các thầy cô giáo, các
anh chị và các bạn mạnh khỏe và hạnh phúc.

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2014

TÁC GIẢ

Nguyễn Khắc Huỳnh

2
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................... 1

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................... 2

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. 4

DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................................ 5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ.................................................................................. 6

LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 8

CHƢƠNG I: CÁC CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƢỚNG NGUỒN PHÁT XẠ ............................ 9

1.1 Định hƣớng sử dụng anten có hƣớng tính cao ................................................................. 9

1.2 Ứng dụng hiệu ứng Doppler. ........................................................................................... 10

1.3 Nguyên lý Watson-Watt. .................................................................................................. 12

1.4 Nguyên lý so pha ............................................................................................................... 18

1.5 Nguyên lý so pha tƣơng quan .......................................................................................... 19

CHƢƠNG II: ĐỊNH VỊ NGUỒN PHÁT XẠ VÔ TUYẾN VÀ ỨNG DỤNG TRONG


KIỂM SOÁT TẦN SỐ ........................................................................................................... 34

2.1 Ứng dụng ịnh hƣớng ngu n ph t v tuy n iện trong i so t tần s .............. 34

2.2 Kỹ thuật ịnh vị thủ c ng ................................................................................................ 34

2.3 Kỹ thuật ịnh vị triangulation......................................................................................... 35

2.4 Định vị TDOA ................................................................................................................... 36

CHƢƠNG III: ĐỊNH HƢỚNG ĐỊNH VỊ NGUỒN GÂY NHIỄU TRONG THỰC TẾ 41

3.1 Đ nh gi ph vi ảnh hƣởng của ngu n nhiễu c ng suất thấp ................................... 41

3.2 Định hƣớng, ịnh vị ngu n nhiễu bằng thi t bị so pha tƣơng quan. ........................... 42

3.3 Định vị TDOA ................................................................................................................... 53

3.4 Nhận ét ............................................................................................................................. 58

KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 61

3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu Tiếng anh Tiếng việt

TDOA Time Difference of Arrival Sai khác thời gian tín hiệu tới

AOA Angle of Arrival Góc của tín hiêu tới

VHF Very High Frequency Tần số rất cao

UHF Ultra High Frequency Tần số siêu cao


DF Direction Finding định hướng.

RMS root mean square value giá trị trung bình bình phương

ADC analog digital converter bộ chuyển đổi tương tự số.

ITU International Telecommunication Union Liên minh viễn thông quốc tế

4
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Kết quả định hướng tại Thành phố Vinh............................................................... 44

Bảng 3.2: Kết quả định hướng tại Thành phố Cần Thơ........................................................ 47

Bảng 3.3: Kết quả định hướng tại Thành phố Long Xuyên – An Giang ......................... 50

Bảng 3.5: Tổng kết thử nghiệm định vị TDOA ...................................................................... 58

5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1: Thiết bị định hướng theo nguyên lý cực đại.................................................... 9

Hình 1.2: Tạo giản đồ hướng cực tiểu từ việc cộng giản đồ hướng của 2 anten........... 10

Hình 1.3: Hiệu ứng Doppler. ......................................................................................... 11

Hình 1.4: Mô tả qua trình quét anten và dạng sóng sin Doppler thu được ................... 11

Hình 1.5: Sơ đồ khối đơn giản máy thu định hướng sử dụng nguyên lý Doppler ........ 12

Hình 1.6: Máy định hướng Watson-Watt với anten vòng chéo. ................................... 13

Hình 1.7: Anten Adcock. ............................................................................................... 14

Hình 1.8: Phân tích nguyên tắc tạo các tín hiệu mang thông tin về góc phương vị của
anten Adcock. ................................................................................................................ 15

Hình 1.10: Cấu hình một bộ định hướng hiện đại vận hành theo nguyên lý Watson-
Watt ............................................................................................................................... 18

Hình 1.11: Hệ thống định hướng theo nguyên lý so pha. .............................................. 18

Hình 1.12 So pha tương quan ........................................................................................ 19

Hình 1.13 : Thiết bị so pha với N kênh thu. .................................................................. 20

Hình 1.14: Xác định biên độ phức của năng lượng trường điện từ trong mảng anten có
n phần tử. ....................................................................................................................... 21

Hình 1.15: Giao thoa so pha với hệ thống anten 3 phần tử. .......................................... 23

Hình 1.16: Thiết bị giao thoa tương quan ..................................................................... 24

Hình 1.17: Phổ của tín hiệu vô tuyến điện được thu đồng thời bởi máy thu dải rộng. . 25

Hình 1.18: Sơ đồ búp sóng, góc ngẩng 60o. ................................................................258

Hình 1.19: Sự phụ thuộc của búp sóng của mảng anten 8 phần tử vào góc ngẩng của
RES:(a) β = 0; (b) β = 30◦; (c) β = 60◦ .......................................................................... 31

Hình 1.20: Sự phụ thuộc của búp sóng của mảng anten 8 phần tử vào góc ngẩng của
RES với f = 250 MHz (trái) và f = 500 MHz (phải): ................................................... 31
6
(a) β = 0 , (b) β = 30◦ , (c) β = 60◦ ................................................................................. 31

Hình 1.21: Sơ đồ vector của các tín hiệu ...................................................................... 32

Hình 1.22: Máy thu so pha tương quan 1 kênh ............................................................. 33

Hình 2.1 Định vị sử dụng thiết bị định hướng cầm tay ................................................. 35

Hình 2.2 Định vị triangulation....................................................................................... 36

Hình 2.3: Định vị TDOA ............................................................................................... 38

Hình 2.4: Thuật toán TDOA .......................................................................................... 38

Hình 2.5: Sơ đồ tính toán TDOA .................................................................................. 39

Hình 2.6: Ước tính vị trí trong định vị TDOA .............................................................. 40

Hình 3.1: Mô phỏng nguồn gây nhiễu băng VHF ......................................................... 41

Hình 3.2: Mô phỏng nguồn gây nhiễu băng UHF ......................................................... 42

Hình 3.3: Định hướng tại Vinh ...................................................................................... 42

Hình 3.4 Công cụ tính toán góc Azimuth ...................................................................... 43

Hình 3.5 : Phần mềm Scorpior Client ........................................................................... 44

Hình 3.6: Định hướng tại Cần Thơ ................................................................................ 47

Hình 3.7: Định hướng tại An Giang .............................................................................. 50

Hình 3.8: Định hướng tại Kiên Giang ........................................................................... 53

Hình 3.9: Vị trí các điểm đặt sensor (hình vuông màu vàng) và các điểm phát dùng bộ
đàm cầm tay ................................................................................................................... 54

Hình 3.10: Định vị đài FM 100MHz ............................................................................. 55

Hình 3.11: Sai số định vị đài FM 100MHz ................................................................... 55

Hình 3.12: Định vị đài phát hình 770MHz .................................................................... 56

Hình 3.13: Kết quả định vị đài phát hình 770MHz ....................................................... 57

Hình 3.14: Định vị đài Taxi Sao Việt 167.725Mhz ...................................................... 57


7
Hình 3.15: Sai số định vị đài Taxi Sao Việt .................................................................. 57

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự bùng nổ của truyền dẫn vô tuyến, tần số vô tuyến điện trở thành
một nguồn tài nguyên hữu hạn vô cùng quý giá, và ngày càng trở nên chật hẹp, vì vậy
cần được sử dụng một cách hiệu quả. Với việc ngày càng có nhiều nguồn phát vô
tuyến dẫn tới việc xuất hiện ngày càng nhiều các nguồn gây nhiễu tiềm tàng (máy phát
có thể phát không đúng tần số được cấp phép, phát ra các sản phẩm hài, phát xạ ngoài
băng… gây can nhiễu tới các hệ thống thông tin vô tuyến khác). Bên cạnh đó, với sự
phát triển của truyền dẫn thông tin số, việc giải điều chế các tín hiệu vô tuyến để từ nội
dung đó, truy tìm ra nguồn nhiễu sẽ không khả thi, do vậy cần định hướng, định vị
được nguồn phát. Từ những yêu cầu thực tế trên, luận văn “Các công nghệ định
hướng, định vị và ứng dụng trong kiểm soát tần số” được thực hiện với mục đích
nghiên cứu, giới thiệu các công nghệ, kỹ thuật định hướng, định vị hiện có và việc ứng
dụng các công nghệ trên vào công tác kiểm soát tần số.

8
CHƢƠNG I: CÁC CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƢỚNG NGUỒN PHÁT XẠ

1.1 Định hƣớng sử dụng anten có hƣớng tính cao


Đây là một kỹ thuật định hướng đơn giản, dựa vào đặc tính hướng của anten thu. Hệ
thống định hướng chỉ gồm anten có hướng tính cao và 1 máy thu. Việc xác định hướng
sóng tới dựa trên nguyên lý: điện áp tín hiệu thu là một hàm của góc quay anten. Đặc
điểm của phương pháp này là cấu trúc hệ thống đơn giản nhưng độ chính xác không
cao, thời gian định hướng lớn. Phương pháp này được sử dụng theo hai nguyên lý cơ
bản sau:
1.1.1 Định hướng theo nguyên lý cực đại.

Hình 1.1: Thiết bị định hướng theo nguyên lý cực đại

Sử dụng loại anten có tính hướng tính cao (độ rộng búp sóng cỡ vài độ), khi quay
anten, hướng có cường độ tín hiệu cực đại chính là hướng đài phát đang hoạt động. Sai
số định hướng lúc này có giá trị bằng một nửa độ rộng búp sóng của anten. Trong giải
tần sóng ngắn và sóng cực ngắn, việc chế tạo được anten có búp sóng cỡ vài độ là cực
kỳ khó khăn, vì vậy phương pháp này chỉ dùng ở giải tần cỡ vài GHz trở lên.
1.1.2 Định hướng theo nguyên lý cực tiểu.
Ngược lại với máy thu định hướng theo nguyên lý cực đại, phương pháp này sử dụng
các loại anten có giản đồ hướng vùng cực tiểu của chúng là khá hẹp, lúc này hướng

9
của đài phát đang làm việc chính là hướng mà tại đó cường độ tín hiệu thu được là nhỏ
nhất. Để tạo ra dạng giản đồ hướng cực tiểu hẹp thường sử dụng biện pháp bù trừ giản
đồ hướng của hai hoặc vài loại anten khác nhau. Ví dụ, máy thu định hướng xách tay
AN/PRC-10 của Mỹ sử dụng 2 anten. Một anten khung có giản đồ hướng hình số 8 và
một anten cần có giản đồ hướng tròn, khi cộng hai giản đồ hướng này với nhau, ta sẽ
nhận được một giản đồ hướng mong muốn dạng Cácđiôit
Giản đồ hướng
anten khung

Giản đồ hướng Giản đồ hướng tổng cộng


anten cần hình cácđiôit

Hình 1.2: Tạo giản đồ hướng cực tiểu từ việc cộng giản đồ hướng của 2 anten
Phương pháp định hướng theo nguyên lý cực tiểu có ưu điểm là chỉ cần một máy thu
với anten có kết cấu gọn nhẹ, dễ triển khai, thuận tiện cho việc cơ động, trinh sát luồn
lách vào gần khu vực đối phương. Tuy nhiên do đo tại vùng cực tiểu của giản đồ
hướng anten nên độ nhạy chung của hệ thống giảm đáng kể và làm giảm cự ly làm
việc của máy thu định hướng. Do vậy, máy thu định hướng cực tiểu thường là máy thu
định hướng cự ly gần, trang bị cho lực lượng trinh sát kỹ thuật luồn sâu đến sát khu
vực của đối phương để thực hiện định hướng kiểm chứng số liệu về hướng do các đài
trinh sát tầm xa hơn đã xác định.

1.2 Ứng dụng hiệu ứng Doppler.


Đây là một phương pháp được áp dụng khá phổ biến trong các máy thu định hướng dải
sóng cực ngắn. Phương pháp này sử dụng hiệu ứng Doppler để xác định hướng đến
của nguồn phát xạ. Hiệu ứng Doppler là hiệu ứng thay đổi tần số của tín hiệu thu khi
có sự chuyển động tương đổi giữa máy phát và máy thu. Khi chuyển động này là theo
hướng tiến lại gần nhau thì tần số tín hiệu thu sẽ tăng lên một lượng F gọi là tần số
Doppler. Ngược lại, tần số thu sẽ giảm xuống. Tần số Doppler sẽ đạt giá trị lớn nhất
(về giá trị tuyệt đối ) nếu hướng chuyển động là trùng với hướng sóng tới. Khi này, ta
có:
v
F max  (1.1)
c
Với : v là vận tốc chuyển động tương đối giữa máy phát và máy thu.
c = 3.10 8 m/s là vận tốc ánh sáng trong chân không.
Khi sự chuyển động là không trùng với hướng sóng tới thì F giảm xuống. Khi này ta
có:
10
v
cos 
F  (1.2)
c
Với:  là góc tạo bởi hướng chuyển động và hướng sóng tới.
Máy phát Máy thu Máy phát Máy thu

Hướng chuyển động tương đối giữa máy thu Hướng chuyển động tương đối giữa máy thu và
và máy phát trùng với hướng lan truyền sóng máy phát tạo với hướng lan truyền sóng một góc 

Hình 1.3: Hiệu ứng Doppler.


Như vậy việc đo giá trị F sẽ cho phép ta xác định giá trị góc  , tức là giá trị hướng
c 
tới của máy phát   arccos  F 
v 
Dựa theo hiệu ứng Doppler đã phân tích ở trên, do việc quay bằng biện pháp cơ khí
một anten với một vận tốc lớn là rất khó khăn nên người ta xây dựng bằng phương
pháp giả Doppler: sử dụng hệ anten gồm nhiều chấn tử (8-16 chấn tử, thậm chí lớn
hơn) sắp xếp trên một vòng tròn có bán kính R. Các chấn tử này sẽ được lần lượt nối
vào máy thu thông qua một bộ chuyển mạch điện tử có tần số quét là  . Điều này sẽ
mô phỏng được quá trình quay một anten bằng cơ khí. Như vậy, ta sẽ có:
c   c 
  arccos  F    F  (1.3)
v   R 
Rõ ràng rằng, phương pháp định hướng sử dụng nguyên lý Doppler càng chính xác
nếu F càng lớn, tức là bán kính vòng tròn anten R và vận tốc quét anten càng lớn.
Ta xem xét qua mô tả dưới hình vẽ cụ thể dưới đây:
Hướng
Bắc Bán kỳ có dịch
Hướng tần Doppler âm
sóng tới
1
A F
8 2 Tín hiệu sine Doppler
Fmax

7 B A t

q 3 1 2 3 4 5 6 7 8 1

-Fmax
6 4 q
B
5
Bán kỳ có dịch tần
Doppler dương

Hình 1.4: Mô tả qua trình quét anten và dạng sóng sin Doppler thu được
Tín hiệu sin Doppler sẽ cắt “0” tại hai điểm : điểm A (điểm anten gần nguồn phát nhất)
và điểm B (điểm xa nhất). Như vậy, ta chỉ việc xác định được vị trí điểm A so với
điểm chuẩn (hướng Bắc) là xác định được góc phương vị q .
11
Từ đây, ta có thể mô tả sơ đồ khối đơn giản của máy thu định hướng sử dụng nguyên
lý giả Doppler như sau:
RF in Audio out

Hệ thống anten và Tách tín hiệu dịch tần Đo và chỉ thị góc
Máy thu FM
chuyển mạch điện tử Doppler phương vị q

Tạo các tín hiệu


điều khiển

Hình 1.5: Sơ đồ khối đơn giản máy thu định hướng sử dụng nguyên lý Doppler
Ta thấy rằng, cấu trúc của máy thu định hướng sử dụng nguyên lý Doppler là khá đơn
giản. Máy thu FM được sử dụng trong hệ thống không cần là máy thu chuyên dụng, có
thể lựa chọn loại máy bất kỳ, điều này cho phép thiết kế, chế tạo thiết bị thu định
hướng trên cơ sở sử dụng các máy thu vô tuyến điện đã có sẵn.
Khó khăn nhất đối với việc thiết kế, chế tạo máy thu định hướng sử dụng nguyên lý
Doppler cơ bản hiện nay chỉ còn gặp phải ở hệ thống anten và chuyển mạch điện tử.
Đó là:
Việc chế tạo đồng nhất các chấn tử anten về các tham số hình học và các tham số điện.
Sự cảm ứng tương hỗ vào chấn tử anten đang hoạt động từ các chấn tử khác còn lại
(đang ở trạng thái hở mạch) gây sai số định hướng.
Việc chuyển mạch anten gây ra các đột biến về cảm ứng điện từ, làm giảm độ nhạy
của máy thu.
Hiện nay, các vấn đề này đã được giải quyết tương đối thoả đáng bằng nhiều biện
pháp, đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về độ nhạy cũng như độ chính xác định
hướng.
Tóm lại, ưu điểm của phương pháp định hướng sử dụng nguyên lý Doppler:
Có độ nhạy, độ chính xác cao.
Cấu trúc đơn giản, phù hợp với điều kiện công nghệ ở nước ta.
Hạn chế được ảnh hưởng của tín hiệu phản xạ đa đường do hiệu ứng “capture”: tín
hiệu lớn sẽ nén tín hiệu nhỏ ở trong máy thu FM sử dụng trong hệ thống.
Nhược điểm:
Do phải mất thời gian quét anten nên thời gian định hướng lớn, gặp khó khăn khi tín
hiệu có thời gian tồn tại ngắn (như tín hiệu nhảy tần).
Không đo được góc ngẩng  .
Hệ thống anten có cấu trúc phức tạp.
1.3 Nguyên lý Watson-Watt.
Đây là phương pháp được sử dụng khá rộng rãi trong các thiết bị thu định hướng Vô
tuyến điện ở dải sóng ngắn và sóng cực ngắn. Nguyên lý Watson-Watt sử dụng giá trị
lệch pha của sóng tới từ nguồn phát xạ trên các anten khác nhau, trên cơ sở đó tính
toán ra giá trị hướng sóng tới.
Về mặt nguyên lý, tín hiệu thu được từ đầu ra của anten có giản đồ hướng tính dạng
sin/cosin (anten vòng chéo, anten feritte, anten adcock) sẽ được lọc, khuyếch đại và
đưa tới 2 bản lệch X và Y của 1 ống cathode 1 tín hiệu blanking thu từ 1 anten vô
hướng (như trên hình vẽ) có pha liên hệ biết trước cũng được đưa vào máy định

12
hướng. Màn hình máy định hướng sẽ hiển thị một hình lissajuos có độ nghiêng tương
ứng với góc tới của tín hiệu. Giá trị của góc phương vị được tính theo công thức:
α = artan (Vx / Vy)

Hình 1.6: Máy định hướng Watson-Watt với anten vòng chéo.
Trong trường hợp lý tưởng hình lissajous sẽ là 1 đường th ng. Trong trường hợp có
can nhiễu ở môi trường xung quanh, Vx và Vy có độ di pha ,hình hiển thị sẽ là 1
elip.
Lúc đó hướng của tín hiệu tới là trục chính của elip. Giá trị góc phương vị có thể tính
toán như sau:

α = artan (1.3)
Anten Adcock là loại anten được sử dụng rộng rãi nhất trong các thiết bị thu định
hướng Watson-Watt. (Từ đây sẽ gọi là hệ thống định hướng Adcock - Watson-Watt).
Đây cũng là phương pháp định hướng sử dụng trong đa số các trang thiết bị hiện có
của ngành kiểm soát tần số.
Anten Adcock thường bao gồm 4 chấn tử (đơn cực hoặc lưỡng cực) bố trí cố định
thành hai cặp theo hướng Bắc - Nam và Đông - Tây (hình 2.8). Kích thước và khoảng
cách giữa các chấn tử được thiết kế, lựa chọn để đảm bảo độ nhạy thu và tính chính
xác định hướng trong dải tần làm việc. Ở giữa anten có bố trí một mạch tạo điện áp.
Mạch này có nhiệm vụ biến đổi các sức điện động cảm ứng trên các chấn tử anten
thành các điện áp có giá trị biên độ tỉ lệ với sin hoặc cosin của góc sóng tới q .

13
Hình 1.7: Anten Adcock.
Ta phân tích nguyên tắc tạo các tín hiệu mang thông tin về góc phương vị của anten
Adcock.
Trước hết, ta xét cặp chấn tử Bắc-Nam, cách nhau một khoảng b, góc hướng tới của
sóng là q , như hình 1.9.

14
Hướng
Bắc
l1 Hướng U’’1 U’’2
q sóng tới
U’1 U’2
1 U1 U2

l1
b
/2 /2

q
L
2

Hình 1.8: Phân tích nguyên tắc tạo các tín hiệu mang thông tin về góc phương vị của
anten Adcock.
Ta có cường độ trường tác động lên hệ thống anten:
E = E0 sin (t + ) (1.4)

Trong đó:  : tần số góc của tín hiệu


2
 : độ lệch pha tạo bởi đường truyền và được tính   l

(l là quãng đường truyền lan sóng tới điểm cần xét)
Biên độ E0 trên khoảng cách không lớn giữa các chấn tử anten thay đổi không đáng
kể, ta coi là bằng nhau.
Sóng từ đài phát tới chấn tử 1 tạo ra điện áp cảm ứng:
2
U1 = U0 sin (t  l1) (1.5)

Sóng từ đài phát tới chấn tử 2 tạo ra điện áp cảm ứng:
 2 
U2 = U0 sin t  (l1  l) (1.6)
  
2
Vậy pha ở chấn tử 2 sẽ chậm hơn so với chấn tử 1 một lượng là   l

2
Do l  b cos q nên   b cos q .

Như vậy, điện áp cảm ứng ở hai chấn tử là hai điện áp có giá trị biên độ bằng nhau
2
nhưng lệch pha nhau một góc   b cos q .

Ta có thể biểu diễn hai véc tơ U1 và U2 thành hai thành phần (trên hình 1.9) :
U1 = U’1 + U’’1
U2 = U’2 + U’’2
Trong đó: U’1 và U’2 là thành phần đồng pha;
U’’1 và U’’2 là thành phần ngược pha.
U’1 = U’2 = U0 cos /2

15
U’’1 = U’’2 = U0 sin /2
Ở đây: U0 = U1 = U2 là giá trị biên độ điện áp cảm ứng trên các chấn tử.

Gọi: U là biên độ tổng các thành phần đồng pha.


U là biên độ tổng các thành phần ngược pha.
 
Ta có: U = 2U0 cos /2 = 2U0 cos  b cos q  (1.7)
 
 
U = 2 U0 sin /2 = 2U0 sin  b cos q  (1.8)
 

Khi thỏa mãn điều kiện triển khai: b  1 tức là b   thì áp dụng công thức sinx 

x và cosx  1 khi x << 1 ta sẽ có:
 
U = 2U0 cos  b cos q   2U0 (1.9)
 
  
U = 2 U0 sin  b cos q   2U 0 b cos q (1.10)
  

Nếu đặt 2U 0 b = Uđh0 thì ta có:

U = 2U0
U = Uđh0 cosq
Đến đây, ta thấy rằng thông tin về hướng của nguồn phát xạ được xuất hiện trong
thành phần U. Thành phần U không mang thông tin về hướng.
Xét tương tự với cặp chấn tử anten Đông - Tây ta cũng sẽ có:
U = 2U0
U = Uđh0 cosq
Vậy dạng điện áp tổng hợp ở đầu ra anten Adcock (đầu ra bộ tạo điện áp) là:
UBN = Uđh0 cosq sin(t + ) (1.11)
UĐT = Uđh0 sinq sin(t + ) (1.12)
Uvô hướng = 2U0 sin(t + ) (1.13)
Mạch tạo điện áp có nhiệm vụ lấy tổng các thành phần điện áp đồng pha và ngược pha
của các cặp chấn tử.
Như vậy, ở đầu ra anten Adcock ta đã nhận được các giá trị điện áp mà thông tin về
hướng tới (cosq và sinq) nằm trong thành phần biên độ của chúng. Trên cơ sở các điện
áp này, bằng các phương pháp xử lý (biến đổi và chỉ thị thông tin) khác nhau ta sẽ
nhận được giá trị hướng sóng tới q.
Tất cả các phương pháp xử lý để biến đổi và chỉ thị thông tin góc phương vị q đều
nhằm mục đích là thực hiện phép tính:
q = arctang(UĐT / UBN) (1.14)
Nghiệm của phương trình (1.12) là đa trị: q ± k (với k = 1, 2, 3, …)
Để lấy đơn trị kết quả q, phải thực hiện thêm việc xét dấu của hàm sinq và cosq để đưa
ra quyết định q thuộc góc phần tư nào. Từ đó quyết định lấy nghiệm đơn trị q thuộc
cung phần tư đó.
Sơ đồ chức năng đơn giản của hệ thống định hướng Adcock - Watson Watt được chỉ ra
trên hình 1.10.

16
Máy thu nhiều kênh

UB-N
Kênh Đứng

UVH Khối tính toán Khối chỉ thị


Anten Adcock Kênh Vô hướng
góc phương vị góc phương vị

Kênh ngang
UĐ-T
Kênh Kênh Kênh
đứng ngang vô hướng

Ngoại sai

Hình 1.9: Sơ đồ khối máy thu định hướng Adcock - Watson Watt
Tín hiệu từ anten Adcock đưa tới máy thu nhiều kênh gồm UB-N , UĐT và UVH.
Kênh vô hướng được sử dụng để loại bỏ tính đa trị của giá trị góc phương vị q và để
thu nghe kiểm tra.
Máy thu nhiều kênh là các máy thu có hệ số truyền đạt phức là bằng nhau, có nhiệm
vụ khuếch đại, biến đổi tín hiệu đưa đến khối tính toán góc phương vị.
Ưu điểm cơ bản của hệ thống định hướng Adcock – Watson Watt là thời gian định
hướng nhanh, cho phép định hướng các tín hiệu có thời gian tồn tại ngắn do tốc độ chỉ
thị chỉ phụ thuộc vào thời gian xử lý của hệ thống thu chỉ thị.
Nhược điểm: hệ thống máy thu nhiều kênh đòi hỏi phải có hàm truyền đạt phức của
các kênh hoàn toàn giống nhau. Điều này dẫn đến việc phải xây dựng hệ thống cân
bằng biên độ và cân bằng pha cho các kênh thu là tương đối phức tạp.
Các máy định hướng hiện đại không còn hiển thị điện áp IF của tín hiệu anten trên
CRT mà xử lý tín hiệu số sau khi chuyển đổi chúng vào một băng tần IF tương đối
rộng (Hình 1.10).

17
Hình 1.10: Cấu hình một bộ định hướng hiện đại vận hành theo nguyên lý Watson-
Watt

1.4 Nguyên lý so pha


Hệ thống định hướng theo nguyên lý so pha (Interferometer) xác định hướng sóng tới
bằng cách đo trực tiếp sự dịch pha giữa các tín hiệu thu được tại các vị trí khác nhau
có bố trí chấn tử của một mảng anten.
Kỹ thuật định hướng so pha cho phép xác định góc phương vị q và góc ngẩng  từ N
sai pha  ij khác nhau đo được trên các cặp anten (i,j) trong một hệ thống gồm M anten
thành phần (M  3 ).
Yêu cầu triển khai đối với một mạng anten 3 chấn tử thì khoảng cách giữa các chấn tử
không được vượt quá nửa bước sóng. Nếu 1, 2, 3 là pha của tín hiệu trên các chấn
tử thì ta có :
Góc phương vị được tính bởi công thức:
  2 - 1 
q = arctang   (1.15)
 3 - 1 
Góc ngẩng được tính bởi:

  2 - 1 2 - 3 - 1 2 
    
 = arccos  (1.16)
 q 2 
  
Sơ đồ chức năng đơn giản của hệ thống đối với M=3 chỉ ra ở hình 1.11.
Anten 2 Anten 1 Anten 3

t
c mặ
Cá ha
p Hướng
sóng tới
3

a Φ2 – Φ1 Φ3 – Φ1
q

1 a 2
Tính toán

q 

Hình 1.11: Hệ thống định hướng theo nguyên lý so pha.


Hệ thống định hướng theo nguyên lý so pha có ưu điểm là có thể sử dụng các hệ thống
anten có độ mở anten lớn do đó cho phép giảm tối thiểu ảnh hưởng do phản xạ đa
đường, có độ nhạy, độ chính xác cao, thời gian định hướng nhanh. Cho phép đo hướng
tới với cả giá trị góc phương vị q và góc ngẩng . Nhược điểm là cấu trúc thiết bị phức
tạp đòi hỏi các máy thu phải có đặc tính pha giống nhau.

18
1.5 Nguyên lý so pha tƣơng quan
Về cơ bản, phương pháp so pha tương quan cũng áp dụng nguyên lý định hướng như
phương pháp so pha. Tuy nhiên, phương pháp giao thoa tương quan có thêm quá trình
so sánh/tương quan. Nguyên tắc cơ bản của so pha tương quan bao gồm trong so sánh
sự khác biệt giữa tập giá trị pha đo được trên thực tế với các tập giá trị độ lệch pha đã
biết tương ứng với các góc tới mảng anten của tín hiệu.

Hình 1.12 So pha tương quan


Sơ đồ cấu trúc tổng quát của một thiết bị định hướng sử dụng phương so pha với thiết
bị thu kỹ thuật số N kênh như trong hình 1.13

19
Hình 1.13 : Thiết bị so pha với N kênh thu.

Đối với trường tín hiệu điện từ, năng lượng tại trung tâm của mảng anten là:
e(t )  E0 cos[0t   (t )  0 ] (1.17)

Với: E0 là biên độ
 0 là tần số trung tâm của tín hiệu

 (t ) là pha phụ thuộc vào dạng điều chế của tín hiệu
 0 là pha ban đầu của tín hiệu tại trung tâm của mảng anten

Năng lượng điện từ trường được tạo ra ở phần tử thứ n tại thời điểm có cùng pha ban
đầu  0 với năng lượng tạo ra ở trung tâm mảng anten là:

en (t ) = E0 cos[0t  n (t )  n0 ] (1.18)


= E0 cos[0 (t   del )   (t   del )  0 ]

Trong đó  del là thời gian trễ gây ra do sự khác nhau về quãng đường truyền của mặt
sóng điện từ từ phần tử thứ n đến trung tâm của mảng anten.
Giả sử khoảng cách giữa các anten thành phần và trung tâm của nó tỷ lệ với độ dài
bước sóng, và tín hiệu ek (t ) là tín hiệu băng tần hẹp. Trong trường hợp này, tốc độ
biến đổi của pha  (t ) không đáng kể so với mức biến đổi của  0 t , và phương trình
(1.18)của có thể được đơn giản hóa như sau:
en (t )  E0 cos[0t  0 del   (t )  0 ] (1.19)
2
Sử dụng công thức  del  , ta được :
 0
2 n
en (t ) = E0 cos[0t    (t )   0 ] (1.20)

Giả sử thực hiện tính toán trong không gian ba chiều. Để tính toán sự khác nhau về
quãng đường truyền  n , ta sử dụng công thức tích vô hướng của hai vector.

Cho vector r0 là vector đơn vị trùng với hướng đến của RES, tức là vuông góc với mặt

đồng pha của sóng tới, như hình 1.14. Vector Rn là vector bán kính xác định vị trí các
 
phần tử của mảng anten. Khi đó, tích vô hướng của vector r0 đến vector Rn là tích độ
  
lớn vector | r0 | với hình chiếu vector Rn lên phương vector r0 . Để tính toán, cho gốc hai

vector trùng với gốc tọa độ, tức là từ trung tâm mảng anten. Hình chiếu vector Rn lên

vector đơn vị r0 sẽ bằng sự khác nhau về quãng đường truyền sóng từ phần tử anten
thứ n đến trung tâm của mảng anten:
 
 n  r0T Rn (1.21)
Trong đó:
T
r0  [ x0 , y0 , z0 ] là véc tơ đơn vị trùng với hướng đến RES và được xác định
T

bởi hình chiếu của nó lên các trục toạ độ Đề-các


20

Rn  [ xn , yn , zn ]T là vector bán kính của các phần tử anten thứ n của mảng xác
định vị trí của nó.

Hình 1.14: Xác định biên độ phức của năng lượng trường điện từ trong mảng anten có
n phần tử.

Do đó:
2 T 
en (t )  E0 cos[0 t  r0 Rn   0 ] (1.22)

và biên độ phức của của năng lượng sóng điện từ tại tâm pha của phần tử mảng anten
thứ n là:
  2   
En  E0 exp  j  r0T Rn   (t )   0   (1.23)
  
Sau khi triển khai tích vô hướng, ta có:
  2 
En  E0 exp  j  ( x0 xn  y0 yn  z0 z n )   (t )   0   (1.24)
  

Ta chuyển vector đơn vị r0T  [ x0 , y0 , z0 ]T trong hệ tọa độ Đề-các sang hệ tọa độ cầu. Ta
có:
  2 
En  E0 exp  j  ( xn sin  0 cos q 0  yn sin  0 sin q 0  zn cos  0 )   (t )  0  
  
(1.25)
Trong đó:
q 0 là góc phương vị của RES, tính ngược chiều kim đồng hồ trục x
 0 là góc ngẩng, tính theo chiều kim đồng hồ trục z, theo quy ước trong hệ tọa
độ cầu.

21
Trong định hướng thực tế, các góc θ thường được sử dụng để xác định góc phương vị,
tính từ trục y theo chiều kim đồng hồ và β dùng để xác định góc ngẩng. Các góc θ và
β có quan hệ với các góc q 0 và  0 trong hệ toạ độ cầu bởi hệ thức đơn giản sau:
 
q  -q0 ,   - 0 (1.26)
2 2
Để đơn giản hóa các biểu thức, ta sử dụng góc q 0 và  0 trong hệ tọa độ cầu để tính
toán góc ngẩng và góc phương vị. Nếu tất cả các phần tử của mảng anten được đặt
trong mặt ph ng x0y, hình chiếu của vector bán kính của các phần tử anten lên trục z
sẽ bằng không ( z n = 0) và:
  2 
En  E0 exp  j  ( xn cos q 0  yn sin q 0 ) sin  0   (t )   0   (1.27)
  
Từ các phương trình trên, chúng ta xác định sự dịch pha giữa hai thành phần của mảng
anten của thiết bị định hướng:
2
 n1,n 2  arg( En1 ) - arg( En 2 )  [( xn1 - xn 2 ) cos q 0 - ( yn1 - yn 2 ) sin  0 ] (1.28)

Phương trình này chứa hai biến số chưa biết: góc phương vị q 0 và góc ngẩng  0 . Để
xác định các biến này, chúng ta cần có hai phương trình. Điều này dẫn đến cần phải
biết được ít nhất hai giá trị dịch pha khác nhau giữa các phần tử của mảng anten. Do
đó, số lượng phần tử tối thiểu của mảng anten bằng ba.
Giả sử trong trường hợp tối thiểu, hệ thống anten có ba phần tử, đo sự dịch pha giữa
phần tử thứ nhất và thứ hai là 1, 2 và dịch pha giữa phần tử thứ nhất và thứ ba là 1,3 .
Khi đó, tính toán hai biến số góc phương vị q 0 và góc ngẩng  0 bằng hai phương trình
phi tuyến sau:
2
1, 2  [( x1 - x2 ) cos q 0 - ( y1 - y 2 ) sin  0 ]

(1.29)
2
1,3  [( x1 - x3 ) cos q 0 - ( y1 - y3 ) sin  0 ]

Nếu các phần tử anten nằm ở đỉnh của tam giác vuông cân với chiều dài cạnh là B,
như trong hình.2.3:

22
Hình 1.15: Giao thoa so pha với hệ thống anten 3 phần tử.
hệ phương trình (1.29) được đơn giản hóa:
2
B sin  0 sin q 0  1, 2

(1.30)
2
B sin  0 cos q 0  1,3

Chia 2 phương trình cho nhau, ta nhận được
1, 2
tanq 0  (1.31)
1,3
Bình phương 2 phương trình rồi cộng vào với nhau ta được:
 2 
2

 B  (sin 2 q 0  cos 2 q 0 ) sin 2  0  21, 2  21,3 (1.32)


  
Từ phương trình (1.31) và (1.32), chúng ta nhận được các công thức cuối cùng để tính
góc phương vị và góc ngẩng, áp dụng cho thiết bị đo giao thoa so pha ba phần tử:
 2 
 1, 2     2 
q 0  arctan   (1.33)  0  arcsin  1, 2  (1.34)
1, 3

   
B 
2
 1,3  
  
Tại một số giá trị của góc phương vị và tỷ lệ B / λ, sự dịch pha trên những phần tử của
mảng anten có thể vượt quá 360 0 . Kết quả là, sự sai lệch đo hướng xảy ra. Ví dụ, cho
pha sóng tới bằng 20 và 380 0 , thiết bị đo pha sẽ cho ra giá trị giống nhau gây sai số.
Do vậy, để tránh hiện tượng này cần hạn chế sự khác pha không vượt quá ± 180 0 . Vì
vậy, cần thêm điều kiện là khoảng cách giữa các phần tử của mảng anten không được
vượt quá một nửa bước sóng của tín hiệu phân tích: B <λ / 2.
Khi kích thước mảng anten càng lớn, độ chính xác của kết quả đo giá trị khác pha giữ
các phần tử trong mảng anten càng tăng và tăng độ chính xác của phép định hướng.
Tuy nhiên, ta cũng chỉ có thể tăng tới giá trị đảm bảo điều kiện B <λ / 2.
Vì vậy, trong các thiết bị định hướng so pha băng tần rộng, các hệ thống anten đa
khoảng cách (các phần tử anten được bố trí, theo các khoảng cách lớn nhỏ khác nhau)
- được sử dụng, trong đó, việc loại bỏ hiện tượng định hướng sai nói trên được thực
hiện bằng cách sử dụng mảng anten có khoảng cách nhỏ. "Phương pháp sàng lọc"
được biết đến như là một cách tiếp cận trong kỹ thuật định hướng, trong đó chia thành
hai bước, bước một sử dụng mảng anten có khoảng cách nhỏ, độ chính xác thấp hơn,
để loại bỏ hiện tượng sai số nói trên. Sau đó, thiết bị sẽ sử dụng mảng anten có khoảng
cách lớn hơn để tăng độ chính xác định hướng.
Một phương pháp khác xây dựng các hệ thống so pha đa khoảng cách dựa trên việc tối
ưu hoá thống kê trên toàn bộ mẫu dịch pha đo được. Việc tối ưu hoá cũng đảm bảo
việc loại bỏ sự sai lệch nói trên. Cơ sở lý thuyết của phương pháp này là nguyên lý
chọn theo xác suất cực đại.
Trong thực tế, cấu hình anten ba phần tử thường được tăng cường bởi các anten phụ
cho phép sử dụng anten trong dải tần số rộng. Cơ cấu thường được áp dụng cho các
anten đó là cấu trúc tam giác vuông cân hoặc mảng hình tròn.
Việc áp dụng các ma trận tam giác bị giới hạn bởi dải tần số từ 30MHz trở xuống. Tại
các tần số cao hơn, khuyến nghị áp dụng các mảng hình tròn được vì chúng đảm bảo

23
các kết nối tương tự giữa các thành phần anten, và kết nối anten tối thiểu với các cột
đỡ. Do tính đối xứng trung tâm, ta có thể tạo các đặc tính độc lập về hướng.
Khi sử dụng thiết bị đo so pha đa phần tử, khả năng sau đây xuất hiện: khi sử dụng các
nhóm anten đầy đủ: sự khác pha giữa các phần tử kề nhau luôn luôn dưới 180 0 , do đó
để tránh sự sai lệch , ta sử dụng nhóm anten “ thiếu ”: có ít nhất một cặp phần tử có sự
khác pha lớn hơn 180 0 .

Hình 1.16: Thiết bị giao thoa tương quan


Thuật toán của giao thoa tương quan trong hệ thống đo.
Hãy xem xét các thuật toán hoạt động trong một hệ thống đo giao thoa tương quan.
Đối với trường hợp của mảng anten vòng tròn, ta trình bày các biên độ phức theo hình
thức sau:
  2 
En  E0 exp  j  R cos(q 0 -  n ) sin  0   (t )   0   (1.35)
  
Trong đó:

R n  Rn là bán kính của vòng tròn mà các phần tử anten được đặt trên đó.
n là góc vị trí của phần tử anten thứ n đếm ngược chiều kim đồng hồ từ
trục x.

Trong trường hợp tổng quát, mảng anten có thể chứa một số vòng tròn của các phần tử
anten.
Tín hiệu vô tuyến chồng chất từ RES khác nhau được thu bởi các phần tử mảng anten
và chuyển đến đầu vào của bộ chuyển mạch anten, bộ chuyển mạch anten đưa các tín
hiệu từ các cặp phần tử anten được lựa chọn tới đầu vào hai bộ thu dải rộng. Tín hiệu
vô tuyến tại các đầu vào bộ thu, được chuyển đổi thành tần số trung gian và, nếu cần
thiết, thành tần số video.
Băng thông của máy thu dải rộng (vốn để khảo sát đồng thời nhiều kênh) có độ rộng
hơn rất nhiều độ rộng phổ tín hiệu của từng RES riêng biệt. Do đó, một số lượng lớn
các kênh vô tuyến có thể lọt vào trong băng tần số thu bởi máy thu, như trong hình
1.16. Trong trường hợp tổng quát, các tín hiệu trong các kênh này có thể có chiều rộng
phổ tần khác nhau và có thể được phân loại vào các loại phát xạ khác nhau.

24
Hình 1.17: Phổ của tín hiệu vô tuyến điện được thu đồng thời bởi máy thu dải rộng.
Tín hiệu ở tần số trung gian truyền từ đầu ra bộ thu đển đầu vào ADC, nơi chúng được
chuyển đổi đồng bộ thành tín hiệu kỹ thuật số với độ dài N n mẫu.
Sử dụng biến đổi Fourier rời rạc (DFT), ta được N n mẫu phổ phức cho mỗi tín hiệu.
Sau đây, để đơn giản hóa việc xử lý, chỉ N n /2 mẫu phức của từng phổ được sử dụng,
và N n /2 mẫu khác, tương ứng với các tần số âm, có thể được coi như là số không. Phổ
tín hiệu trong các kênh vô tuyến thứ k tương ứng với các tín hiệu của nguồn phát xạ vô
tuyến thứ k.
Xét hệ thức sau đây:

E  U / he (1.36)
Trong đó: E là cường độ điện từ trường;
U là điện áp đo tại đầu ra anten,
he là chiều dài hiệu dụng của anten đo,
Biên độ phức của tín hiệu radio kênh thứ k cho các tín hiệu Z S (n1 , t ) và tín hiệu tham
chiếu Z ref (n2 , t ) bằng nhau, tương ứng:
  2 
Z S (n1 , t )  he E0 K sin  0 exp  j  Rn1 cos(q 0 -  n1 ) sin  0   (t )   0     (1.37)
  
  2 
Z ref (n2 , t )  he E0 K ' sin  0 exp  j  Rn 2 cos(q 0 -  n 2 ) sin  0   (t )   0   '  (1.38)
  
Trong đó:
he là chiều cao hiệu dụng của phần tử anten cho các kênh radio thứ k
đặt ở đầu vào máy thu.
E0 là biên độ của cường độ trường điện từ đối với các tín hiệu vô
tuyến trong kênh vô tuyến thứ k.
K, K' và φ, φ' là các hệ số tăng ích và độ trễ pha của tín hiệu và của tham chiếu
tương ứng cho kênh radio thứ k.
n1 , n2 là số các phần tử mảng anten ( n2  n1 ).
 n1 , n 2 là những góc độ vị trí của phần tử anten trong mảng.

Các giá trị tần số trung tâm f k của các kênh vô tuyến trong băng thông df của phân
tích đồng thời và độ rộng kênh dF được tìm ra bằng việc tách sóng tín hiệu. Chiều rộng

25
df của băng thông phân tích được thực hiện bởi phần cứng. Số kênh vô tuyến {k}
( 1  k  k max , k max  df / dF ), trong đó các tín hiệu vô tuyến được phát hiện sẽ được lưu
trữ. Mỗi con số này tương ứng với số lượng N n các ranh giới kênh phát sóng có chiều
rộng dF, được tính thành số lượng phổ thành phần trong băng thông phân tích df,: ví
dụ, tại df = 4MHz và dF = 25 kHz, chúng ta có k max = 160. Nếu N n = 4.000, chúng ta
df
có 2.000 cặp mẫu phổ phức liên tiếp nhau thông qua các F  = 2 kHz, do việc
Nn / 2
biến đổi Fourier rời rạc. Đối với các kênh đơn, các mẫu phức tình cờ bằng
q  (dF / F  1)  13 , và mỗi mẫu bao gồm phần thực và phần ảo, (tương ứng với
biên độ và pha). Có được các số thứ tự ấn định cho các phổ thành phần của kênh vô
tuyến, chúng ta sẽ có chuỗi các số mẫu phổ tương ứng với các băng tần số của các
kênh vô tuyến.
Đối với mỗi kênh vô tuyến, trong đó tín hiệu được phát hiện, các mẫu phức của phổ tín
hiệu cho phần tín hiệu S S (k , i, n1 ) được nhân với mẫu phức liên hợp của phổ tín hiệu
cho của phần tham chiếu S ref (k , i, n2 ) . Các sản phẩm thu được:
A  S (k , i, n )S* (k , i, n )
n1,n 2  S 1 ref (1.39)
2
i
Trong đó:
k là số thứ tự của kênh vô tuyến điện: 1  k  k max .
i là số thứ tự của mẫu phổ tần số trong các kênh, i = 0,1,..., q - 1.

Do sự tổng hợp của các sản phẩm mẫu phổ cùng tên cho các kênh vô tuyến thứ k,
thành phần phổ được hình thành tương ứng với các tần số sóng mang không điều chế
của tín hiệu radio. Xét phương trình (1.37), (1.38), ta nhận được vector tín hiệu tương
tác từ (1.39):
An1,n 2  (hE0 sin  0 ) 2 KK ' exp[ j ( n1,n 2   -  ' )] (1.40)
với độ dịch pha:
2
 n1,n 2  [ Rn1 cos(q 0 -  n1 ) - Rn 2 cos(q 0 -  n 2 )]sin  0 (1.41)

giá trị dịch pha  n1,n 2 phụ thuộc vào hướng của tín hiệu đến, vào góc định hướng
 n1,n 2 của cặp định hướng, và vào khoảng cách bn1,n 2 giữa phần tử anten thứ n1 và n2 .
Một trong những điều kiện cần thiết cho độ chính xác đo là phải có sự đồng nhất của
các hệ số biến đổi phức của các kênh thu. Trong việc phát triển vô tuyến điện tử hiện
đại, việc tạo ra máy thu vô tuyến băng rộng hai kênh với hệ số biến đổi phức của các
kênh đồng nhất vẫn là một vấn đề kỹ thuật phức tạp. Để giảm sự phụ thuộc của việc
định hướng và cường độ điện từ trường vào sự khác biệt trong đáp tuyến tần số của các
kênh tín hiệu và kênh tham chiếu, người ta đề nghị áp dụng các thuật toán sử dụng các
phần tử anten thứ ba không tính vào máy thu băng rộng. Thuật toán này bao gồm ba
giai đoạn. Ở giai đoạn đầu tiên, vector tương tác giữa các phần tử anten thứ n1 và
n3 được xác định:

 SS (k , i, n1 ) Sref
*
(k , i, n3 )
An1,n3    (hE0 sin  0 ) K exp[ j ( n1,n3   -  ' )] (1.42)
i Sref (k , i, n3 )
*

26
Ở giai đoạn thứ hai, các vector tương tác giữa các phần tử anten thứ n2 và n3 được
xác định:
 SS (k , i, n2 ) Sref
*
(k , i, n3 )
An 2,n3    (hE0 sin  0 ) K exp[ j ( n 2,n3   -  ' )] (1.43)
i Sref
*
(k , i, n3 )
Và, cuối cùng, ở giai đoạn thứ ba, các vector tương tác kết quả được tính toán:
An1,n 2  An1,n3 An*1,n3  (hE0 K sin  0 ) 2 exp[ j ( n1,n 2 )] (1.44)
Áp dụng các thủ tục đo được phép:
- Bước một, sử dụng một phần tử mảng anten với tư cách phần tử kết nối với các kênh
tham chiếu của máy thu để đơn giản hóa cấu trúc của nó.
- Bước hai, có thể thực hiện hiệu chỉnh kênh tín hiệu của máy thu chỉ trong khi đo
cường độ của trường điện từ.
Giảm yêu cầu đối với các kênh thu đồng nhất cho phép chế tạo ra máy thu thanh hai
kênh có dải động lớn và độ nhạy cao, với chi phí ít hơn.
Phù hợp với (1.44), các biên độ của các vectơ tương tác là tỷ lệ thuận với bình phương
cường độ trường, và các pha được xác định bởi các khoảng cách của cặp định hướng
thích hợp và hướng không gian của các đường kết nối giữa phần tử anten thứ n1 và n2 ,
với sự lưu tâm đến mặt đầu của sóng tới.
Xác định sự trễ pha  n1,n 2 giữa các tín hiệu thu được bởi các phần tử mảng anten cho
phép thành lập (tổng hợp) một mô hình tính hướng của mảng anten, các búp chính của
nó quay về với hướng thu tín hiệu radio, đảm bảo điều kiện tốt nhất để thu tín hiệu từ
các hướng khác nhau và đo được chính xác nhất cường độ của trường điện từ của nó.
Mô hình hai chiều của búp sóng Dp của cặp định hướng là các mô hình búp sóng của
mỗi cặp anten được hình thành bằng cách nhân liên tiếp vector tương tác với vector
của tín hiệu tham chiếu không gian (RSS) đã biến đổi về hệ tọa độ không gian góc.
Trong trường hợp của chúng ta, các búp sóng này được định nghĩa là:
 2
  j [rn1 (sin  0 cos(q 0 -  n1 )
D p ( Lq dq , L d )  (hE 0 K sin  ) exp  
2

- sin( L d ) cos( Lq dq -  n1 )) -

- rn 2 (sin  0 cos(q 0 -  n 2 ) - sin( L d ) cos( Lq dq -  n 2 ))

Trong đó:

p là số búp sóng cho các phần tử anten thứ n1 và thứ n2 của máy thu dải
rộng.
p = 1,2, ... P, p chính là số búp sóng của mảng anten.
dq  2 / Lq max là bước để tính góc phương vị RSS.
Lq và Lq max là những giá trị hiện tại và tổng số các điểm để tính góc
phương vị RSS: 0  Lq  Lq max - 1 .
d   / 2Lq max là bước để tính góc ngẩng RSS.
L và L max là những giá trị hiện tại và tổng số các điểm để tính góc

27
ngẩng RSS: 0  L  L max - 1 .

Hình 1.18: Sơ đồ búp sóng. Góc ngẩng θ = 60◦


Hình 1.18 cho thấy độ lớn, các phần thực và phần ảo của búp sóng của máy thu dải
rộng. Các phần tử anten của máy thu dải rộng nằm trên trục x, khoảng cách giữa chúng
bằng 2r. Các hướng đến của sóng tới tính theo chiều kim đồng hồ từ trục y và bằng θ =
60 0 . Chúng ta có thể nhìn thấy từ hình 2.6 rằng độ lớn và phần thực của búp sóng có
giá trị tối đa cho các góc tương ứng với hướng tới RES, và tại đó, phần ảo bằng không.
Búp sóng có vài điểm cực đại, đó là bằng chứng về sự bất cập của việc định hướng với
hai phần tử anten nếu muốn đạt được một kết quả rõ ràng. Khi giảm bước sóng, sự
không rõ ràng của việc định hướng tăng lên.

Để loại bỏ sự không rõ ràng của việc xác định hướng đến của tín hiệu, người ta sử
dụng kết hợp một vài búp sóng. Theo đó, tổng hợp của các búp sóng của máy thu dải
rộng thường được sử dụng, tương ứng với các phương pháp tiếp cận đã biết của tổng
hợp trực tiếp búp sóng. Việc tích hợp các búp sóng của máy thu dải rộng cũng được sử
dụng như một phương pháp bao gồm tổng hợp các búp sóng của máy thu dải rộng sau
khi tích hợp chúng. Búp sóng tổng hợp của các mảng anten đối với các phương pháp
tổng hợp đầu tiên, thứ hai và thứ ba được xác định bởi các phương trình sau đây:

28
P
DA ( Lq dq , L d )   Dp ( Lq dq , L d ) (1.45)
p 1
P
DB ( Lq dq , L d )   Dp ( Lq dq , L d ) (1.46)
p 1
N Pn
DC ( Lq dq , L d )   Dp ( Lq dq , L d ) (1.47)
n1 pn 1

với pn ' là số búp sóng thu dải rộng của mảng anten n' .
Việc dự đoán góc phương vị và góc ngẩng của RES làm giảm việc khảo sát các điểm
cực đại trong búp sóng DA , DB , hoặc DC , tùy thuộc vào phương pháp tổng hợp. Sự
phụ thuộc của công suất tín hiệu đầu ra trên các vị trí góc ( Lq dq , L d ) của hướng tham
chiếu là một hàm của đầu ra. Hình 1.19 cho thấy sự thay đổi của hình dạng búp sóng
tổng hợp của mảng anten bốn phần tử (ba phần tử anten theo vòng tròn, một phần tử ở
trung tâm) theo góc ngẩng của RES. Tỷ lệ bán kính vòng tròn mảng anten so với bước
sóng là r /   0.45 , và góc ngẩng là 0 0 , 30 0 , và 60 0 .

29
30
Hình 1.19: Sự phụ thuộc của búp sóng của mảng anten 8 phần tử vào góc ngẩng của
RES:(a) β = 0; (b) β = 30◦; (c) β = 60◦

Hình 1.20: Sự phụ thuộc của búp sóng của mảng anten 8 phần tử vào góc ngẩng của
RES với f = 250 MHz (trái) và f = 500 MHz (phải):

(a) β = 0 , (b) β = 30◦ , (c) β = 60◦

Tăng số lượng phần tử của mảng anten dẫn đến thu hẹp búp sóng chính. Hình 1.21 cho
thấy những hình ảnh mô hình tổng hợp búp sóng của bộ đo giao thoa tương quan với
mảng anten tám phần tử. Bán kính mảng là r = 0.5 m, bảy phần tử được đặt xung
31
quanh theo vòng tròn và một phần tử ở trung tâm. Góc phương vị tín hiệu đến đã được
cố định: θ = 0, góc ngẩng có các giá trị 0 0 , 30 0 , và 60 0 , tần số là 250 và 500MHz.

Hình 1.21: Sơ đồ vector của các tín hiệu


Như đã thấy trong hình 1.20, việc tăng tần số làm tăng mức của búp phụ, điều đó có
thể gây ra sai lầm khi định hướng ở phần trên của dải tần số hoạt động của các thiết bị
định hướng. Hơn nữa, khi tần số tăng làm tăng số lượng búp phụ, do đó khả năng định
hướng sai tăng lên. Nhưng đồng thời, với tần số tăng búp chính thu hẹp lại, dẫn đến
làm giảm của các lỗi tính toán định hướng.
Độ lớn của mô hình búp sóng kết quả:
 ( L dq , L d )
q( Lq dq , L d )  D (1.48)
C q 

được sử dụng để xác định hướng sóng vô tuyến đến. Giá trị tối đa của nó tương ứng
với hướng này:
S (q ,  )  arg Q  argmax q( Lq dq , L d ) (1.49)
Để thực hiện đo giao thoa tương quan nhằm xác định hướng đến sóng điện từ, cần thực
hiện các thao tác sau đây:
Lấy mẫu của tín hiệu vô tuyến cần phân tích bằng hai phần tử anten một cách đồng bộ
về thời gian.
Biểu diễn các mẫu tín hiệu thu được từ miền thời gian sang miền tần số (Dùng biến đổi
Fourier trên các mẫu thu được).
Tính toán sự kết hợp giữa các thành phần phổ với cùng số lượng cặp phẩn tử anten, và
có được các vector tương tác của cặp tín hiệu bởi công thức (1.44).
Lặp lại các bước 1-3 cho tất cả các cặp định hướng.
Tính toán búp sóng của tất cả các cặp định hướng theo(1.49).
Tổng hợp các mô hình búp sóng của anten mảng với việc áp dụng các công thứ (1.45),
(1.46) và(1.49).
Tính toán định hướng của RES theo(1.49).

32
Do các búp sóng phụ thuộc vào cường độ của trường điện từ, người ta có thể dùng các
chương trình con để dự đoán hướng truyền lan của sóng kết hợp với các phép đo
cường độ trường điện từ.

Hình 1.22: Máy thu so pha tương quan 1 kênh

Hình 1.23: Sơ đồ máy thu định hướng so pha tương quan 2 kênh; 3 kênh

33
CHƢƠNG II: ĐỊNH VỊ NGUỒN PHÁT XẠ VÔ TUYẾN VÀ ỨNG DỤNG
TRONG KIỂM SOÁT TẦN SỐ

2.1 Ứng dụng ịnh hƣớng ngu n ph t v tuy n iện trong i so t tần s
Cùng với sự bùng nổ của truyền dẫn vô tuyến, tần số vô tuyến điện trở thành một
nguồn tài nguyên hữu hạn vô cùng quý giá, cần được sử dụng một cách hiệu quả. Cùng
với các ưu điểm vô cùng lớn của truyền dẫn vô tuyến như:
Không cần hệ thống dây dẫn trực tiếp giữa các đầu cuối trong hệ thống truyền dẫn.
Linh hoạt: Có thể triển khai hệ thống truyền dẫn vô tuyến rất nhanh và khi không cần
thiết có thể nhanh chóng chuyển sang lắp đặt ở vị trí khác, giúp cho các nhà khai thác
và phát triển mạng viễn thông nhánh chóng triển khai ở các vùng cơ sở hạ tần viễn
thông chưa phát triển với vốn đầu tư thấp nhất.
Di động: Đáp ứng nhu cầu thông tin ở mọi nơi, mọi thời điểm.
Tuy nhiên, chính các ưu điểm đó cũng mang lại những nhược điểm cố hữu của hệ
thống truyền dẫn vô tuyến, đó là can nhiễu giữa các thiết bị vô tuyến.
Phổ tần ngày càng “chật trội” với nhiều nghiệp vụ vô tuyến
Ngày càng có nhiều nguồn phát vô tuyến, điều này dẫn tới việc xuất hiện ngày càng
nhiều các nguồn gây nhiễu tiềm tàng (máy phát có thể phát không đúng tần số được
cấp phép, phát ra các sản phẩm hài, phát xạ ngoài băng… gây can nhiễu tới các hệ
thống thông tin vô tuyến khác).
Cùng với sự phát triển của truyền dẫn thông tin số, việc giải điều chế các tín hiệu vô
tuyến để từ nội dung đó, truy tìm ra nguồn nhiễu sẽ không khả thi, do vậy cần định
hướng, định vị được nguồn phát một cách nhanh chóng có ý nghĩa sống còn đối với
các hệ thống thông tin vô tuyến.

2.2 Kỹ thuật ịnh vị thủ c ng


Sử dụng một máy thu nhỏ gọn và anten cầm tay có hướng tính cao, thường là anten
yagi hoặc anten loga chu kỳ. Anten sẽ được di chuyển và thay đổi hướng để tìm ra vị
trí mà tín hiệu thu được là mạnh nhất. Ta có thể xoay hướng của anten bằng cách sử
dụng các rotor hoặc giá đỡ anten, hoặc người thao tác trực tiếp cầm anten để di
chuyển.

34
Hình 2.1 Định vị sử dụng thiết bị định hướng cầm tay
Khi thiết bị định hướng càng tiến gần đến nguồn phát, sự thay đổi về mặt biên độ của
tín hiệu sẽ giảm đi theo các hướng, tuy nhiên mức của tín hiệu sẽ tăng lên đáng kể so
với khi ở vị trí xa.
Trên thực tế, kỹ thuật định vị thủ công này được sử dụng trong 02 trường hợp sau:
Tạo ra các đường định hướng: Anten và máy thu có tích hợp phần mềm sẽ tạo ra 1
đường định hướng tới nguồn phát. Di chuyển anten và máy thu tới các vị trí khác nhau
sẽ cho ta nhiều đường định hướng (lines of bearing) giao điểm của các đường định
hướng sẽ cho ta vị trí của nguồn phát.
Tiếp cận nguồn phát ở cự ly cực gần: Khi phạm vi khoanh vùng nguồn phát đã được
thu hẹp lại (nhờ các thiết bị và kỹ thuật định vị khác) , kỹ thuật định vị thủ công sẽ là
phương pháp hữu hiệu nhất (nếu không muốn kh ng định là duy nhất) để tìm ra vị trí
chính xác cuối cùng của nguồn phát(nguồn phát có thể nằm trong khu dân cư đông
đúc, trong các toà nhà – nơi mà các thiết bị định hướng từ xa không thể xác định chính
xác vị trí cuối cùng của nguồn phát).
Ưu điểm của phương pháp định vị thủ công:
- Chi phí cho thiết bị thấp, chỉ cần một máy thu có thể hiện thị mức và 1 anten có
hướng, không cần các máy thu định hướng đặc chủng.
Có tính cơ động cao, có thể thực hiện tìm nguồn phát ở mọi địa hình (trong các toà
nhà, khu dân cư…) với thời gian thiết lập cực nhanh: cắm anten vào máy thu, di
chuyển và quan sát sự thay đổi mức tín hiệu.
Nhược điểm:
Phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng của người sử dụng thiết bị.
Khó khăn để tìm ra nguồn phát không liên tục (tín hiệu bộ đàm, tín hiệu phát theo
dạng xung…)
Độ chính xác không cao khi ở xa khoảng cách vài trăm mét tới nguồn phát.
Khó khăn để lựa chọn anten với hướng tính và băng thông phù hợp với nguồn phát.

2.3 Kỹ thuật ịnh vị triangulation


Định vị nguồn phát sử dụng các đường LOB (line of bearing)
Các đường LOB được tạo ra bởi các máy thu và anten định hướng chuyên dụng sử
dụng các kỹ thuật, công nghệ định hướng
+ Giao thoa tương quan
+ Wattson Watt
+Doppler
Ưu điểm:
Các phương pháp định hướng trên hiện đang được áp dụng rộng rãi trong các hệ thống
kiểm soát tần số. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm, nhược điểm riêng, việc lựa chọn
hệ thống định hướng theo phương pháp nào tuỳ thuộc vào điều kiện triển khai và dạng
tín hiệu cần tìm kiếm.
Phương pháp định hướng Watson-Watt tuy có nhược điểm là bị ảnh hưởng mạnh bởi
hiệu ứng đa đường nhưng lại cho tốc độ định hướng nhanh, hệ thống anten nhỏ gọn
hơn, thường được ứng dụng triển khai ở các hệ thống định hướng đòi hỏi tính di động,
kiểm soát các tín hiệu có thời gian tồn tại ngắn như tín hiệu nhảy tần, tín hiệu xung…
Kỹ thuật định hướng áp dụng hiệu ứng Doppler tuy có tốc độ định hướng chậm nhưng
lại có độ nhạy cao và độ chính xác cao, hệ thống định hướng đơn giản.

35
Định hướng theo nguyên lý giao thoa và giao thoa tương quan tuy có cấu trúc phức tạp
nhưng lại giảm thiểu được ảnh hưởng của hiệu ứng đa đường, cho tốc độ định hướng
và độ chính xác định hướng cao. Ngày nay rất nhiều hệ thống kiểm soát tần số áp dụng
phương pháp định hướng này.

Lựa chọn các phương pháp và công nghệ định hướng phù hợp giúp ta tìm ra hướng tới
của tín hiệu, mục tiêu cuối cùng của quá trình định hướng là khoanh vùng, định vị
được vị trí của nguồn phát xạ bằng việc kết hợp tối thiểu ba tia định hướng tại các vị
trí không th ng hàng.

15

Hình 2.2 Định vị triangulation

Nhược điểm
- Thiết bị định hướng có giá thành cao
- Phạm vi bao phủ của 1 trạm kiểm soát trung bình là 30Km, và do đó, khó khăn để
phối hợp các trạm định hướng để định vị 1 nguồn phát có công suất thấp.
- Độ chính xác định hướng giảm nếu địa hình phức tạp, nhiều che chắn (các tia phản
xạ, tán xạ làm ảnh hưởng tới các đường LOB và do vậy, ảnh hưởng tới độ chính xác
của phép định vị)

Với việc triển khai một mạng lưới các hệ thống định hướng việc tìm kiếm nguồn gây
nhiễu, các đài phát trái phép sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Cùng với sự phát triển của
các hệ thống thông tin tuyến sử dụng các dạng điều chế số, việc giải điều chế và nghe
tín hiệu bản tin để tìm nguồn phát xạ là khó khả thi thì các hệ thống định hướng trở
thành 1 công cụ không thể thiếu đối với công tác kiểm soát tần số.

2.4 Định vị TDOA


Nguyên lý:
Hệ thống yêu cầu 1 clock với độ chính xác cực cao (Atomic Clock; GPS) để đồng bộ
về mặt thời gian cho toàn bộ hệ thống Rx.
36
- Tính toán thời gian sai khác của tín hiệu đến từ 1 nguồn đến multi Rx bằng cách
snapshot lại tín hiệu tại cùng 1 thời điểm(a synchronized time period) ở nhiều Rx.
Tương quan chéo (cross-correclation) giữa 2 phiên bản tín hiệu thu được tại 2 Rx sẽ
cho kết quả thời gian sai khác tín hiệu đến 2 Rx trên.
- Giá trị thời gian sai khác chi tiết trên sẽ vẽ ra 1 đường hyperbol giữa 1 Rx là các vị trí
có thể của Tx (assumed that Rxs and Tx in a coplanar)
- Quá trình trên được lặp lại ở Rx khác (trong 1 tổ hợp các Rx liên kết vs nhau) ta sẽ có
1 đường Hyperbol khác = > vị trí giao nhau của 2 đường trên chính là vị trí (estimate)
của Tx (hyperbolic position location method)
- Ưu điểm của kỹ thuật này so vs các kỹ thuật khác:
+ Toàn bộ các quá trình tính toán xử lý được thực hiện ở thiết bị Rx (infrastructure
level) kô yêu cầu Tx phải điều chỉnh hay cài đặt j.
Chi phí thấp hơn nhiều so với GPS
+ Không cần thiết phải biết+tính toán thời gian tín hiệu truyền từ Tx_Rx (with
modified handset TOA needed)
+ Không yêu cầu 1 loại anten đặc biệt nào
+ Có kh năng chống lại các lỗi timing do hiệu ứng đa đường. Nếu nhiều thành phần
tín hiệu phản xạ đến các Rx, timing error có thể bị loại trừ trong các hoạt động tính
toán thời gian sai khác.
+ Do đó TDOA đạt độ chính xác cao hơn trong trường hợp bị nhiều tín hiệu phản xạc
hoặc no LOS
+ Khi có thay đổi trong hệ thống TDOA, ta chỉ cần thay đổi phần mềm, tuy nhiên vẫn
yêu cầu các đường dùng riêng cho dữ liệu vị trí (kết nối các Rx và Switching Center)

Hệ gồm 03 hoặc nhiều hơn máy thu được bố trí ở các vị trí khác nhau trong không
gian cần kiểm soát
Tuỳ theo vị trí của nguồn phát tín hiệu tới các máy thu (cảm biến) mà thời gian tín
hiệu tới các máy thu sẽ khác nhau
Sự khác biệt về thời gian này là rất nhỏ, do vậy ta cần 1 nguồn thời gian tham chiếu vô
cùng chính xác (hiện tại các hệ thống TDOA sử dụng đồng bộ thời gian với hệ thống
định vị toàn cầu GPS)
Sự sai khác về thời gian tới của tín hiệu giữa các máy thu sẽ cho ta quỹ tích các vị trí
nguồn phát có thể nằm tại đó (các đường hyperbol)
Giao thoa của các đường hyperbol (được tạo nên do sự sai khác thời gian của tín hiệu
tới mạng các máy thu/sensor) sẽ cho ta vị trí của nguồn phát

37
Hình 2.3: Định vị TDOA
Tín hiệu Trung tần đã được số hoá (IF data) sẽ được truyền về trung tâm xử lý (thông
qua đường truyền internet, mạng VPN)
Khi trung tâm xử lý nhận được toàn bộ dữ liệu trung tần từ mạng các máy thu/sensor,
Trung tâm sẽ sử dụng thuật toán tương quan chéo để tính toán các dữ liệu này. Thuật
toán ứng dụng như sau:

Hình 2.4: Thuật toán TDOA


Sự khác biệt về thời gian của tín hiệu tới các máy thu/sensor của mạng đài sẽ được sử
dụng để tính toán, định vị nguồn phát xạ.
Các máy thu/sensor trong mạng đài có thể được bố trí cố định hoặc linh hoạt tại các vị
trí khác nhau.

38
Hình 2.5: Sơ đồ tính toán TDOA
Xét hình trên
Giả sử toạ độ trong không gian 2D của:
Máy thu 1(anchor 1) (XA1; YA1)
Máy thu 2(anchor 2) (XA2; YA2)
Máy thu 3(anchor 3) (XA3; YA3)
Nguồn phát có toạ độ (XM YM)
Thời gian sai khác giữa máy thu 2 và máy thu 1 (T21); máy thu 2 và máy thu 3 (T23)ta
xác định được “khoảng cách” d21 d23 theo công thức:
~ ~ ~
T21  T1 - T2  d 21  T21.c
~ ~ ~
T23  T3 - T2  d 23  T23.c
Tương tự đối với cảm biến 3 và cảm biến 1

39
Hình 2.6: Ước tính vị trí trong định vị TDOA

x   y  x   y 
~
d 32  - xM - yM - - xM - yM
2 2 2 2
A3 A3 A2 A2

x   y  x   y  (2.2)
~
d 31  - xM - yM - - xM - yM
2 2 2 2
A3 A3 A1 A1

Từ đó ta sẽ xác định được toạ độ XM; YM của nguồn phát xạ


Trong thực tế, độ chính xác của phép định vị sử dụng công nghệ TDOA vào khoảng
vài trăm mét.
Các nguồn phát nằm ngoài/vùng biên của mạng cảm biến/máy thu TDOA sẽ cho kết
quả định hướng với độ chính xác thấp.

40
CHƢƠNG III: ĐỊNH HƢỚNG ĐỊNH VỊ NGUỒN GÂY NHIỄU
TRONG THỰC TẾ

3.1 Đ nh gi ph vi ảnh hƣởng của ngu n nhiễu c ng suất thấp


Thiết bị sử dụng: Bộ xử lý trung tâm : TCI 4092 Spectrum processor (máy định hướng
1 kênh)
Ngưỡng detect tín hiệu: -120dbm
Độ chính xác định hướng: 3°RMS
Máy phát thử nghiệm:
Bộ đàm Icom IC V82 Công suất 7.0W tần số 160.75MHz
Bộ đàm Icom IC U80 Công suất 7.0W tần số 430MHz
Địa điểm thực hiện: Thành phố Vinh – Nghệ An; Thành phố Cần Thơ, Thành phố
Rạch Giá – Kiên Giang; Thị trấn Châu Thành - An Giang.
Mô phỏng phạm vi ảnh hưởng của nguồn gây nhiễu
Sử dụng phần mềm Spectra mô phỏng đài phát với các tham số giống với thiết bị thử
nghiệm
Đài 1: Tần số 160.75MHz
Công suất phát: 7W; gain anten 1dB
Độ cao anten 40m

Hình 3.1: Mô phỏng nguồn gây nhiễu băng VHF


Theo kết quả mô phỏng, phạm vi vùng có cường độ trường trên 30dBµV/m là khoảng
10km.
Đài 2: Tần s 430MHz
Công suát phát 7W; gain anten 1dB
Độ cao anten 40m

41
Hình 3.2: Mô phỏng nguồn gây nhiễu băng UHF
Theo kết quả mô phỏng, phạm vi vùng có cường độ trường trên 30dBµV/m là khoảng
09km.
Dựa vào kết quả mô phỏng, ta có thể tính toán để ước lượng ví trí phát trước khi tiến
hành phát thử tín hiệu gây nhiễu.
Căn cứ theo kết quả trên, ta có thể tiến hành phát thử ở các vị trí cách trạm định hướng
dưới 09km sẽ cho khả năng định hướng được nguồn tín hiệu.

3.2 Định hƣớng, ịnh vị ngu n nhiễu bằng thi t bị so pha tƣơng quan.
Kết quả thực tế.
Định vị bộ đàm (đài phát công suất nhỏ) tại Thành phố Vinh – Nghệ An
Toạ độ trạm định hướng Vinh
Toạ độ Trạm : 18N 41' 02.4''
105E 41' 32.1''
Máy phát : Bộ đàm VHF: Tấn số 160.75 (5W)
Bộ đàm UHF: Tần số 430 (5W)

Ta phát thử nghiệm 7 điểm như trên bản đồ

42
Hình 3.3: Định hướng tại Vinh

2. Sử dụng công cụ: “Find distance, Azimuth between 2 poitns” trên trang web:
http://www.fcc.gov/encyclopedia/distance-and-azimuths-between-two-sets-
coordinates để tính toán góc thực tế giữa nguồn phát và trạm định hướng

Hình 3.4 Công cụ tính toán góc Azimuth


Ta ra được kết quả góc của tín hiệu tới so với trạm: 201.93°
Sử dụng phần mềm Scorpio Client để thực hiện định hướng tín hiệu:

43
Hình 3.5 : Phần mềm Scorpior Client
Kết quả định hướng được xuất ra file excel để thuận lợi cho việc xử lý và đánh giá:
Qua 8 điểm phát thử, kết quả định hướng và góc tới thực tế của nguồn phát xạ, ta tính
toán sai số định hướng của hệ thống

Bảng 3.1: K t quả ịnh hƣớng t i Thành ph Vinh


Góc
Frequency Bandwidth Azimuth CF Sigm
Cuts đo trên Sai số
(MHz) (kHz) (deg) (%) a
bản đồ
160.75 25 202.78 94 52 0.16 201.93 0.85
160.75 25 202.6 94 52 0.1 201.93 0.67
160.75 25 202.7 94 52 0.07 201.93 0.77
160.75 25 202.83 94 52 0.08 201.93 0.9
160.75 25 202.59 94 52 0.1 201.93 0.66

430 25 201.02 97 50 0.25 201.93 -0.91


430 25 201.59 97 52 0.34 201.93 -0.34
430 25 201.68 97 52 0.32 201.93 -0.25
430 25 201.25 97 52 0.11 201.93 -0.68
430 25 201.53 97 52 0.25 201.93 -0.4

160.75 25 242.4 99 52 0.32 243.92 -1.52


160.75 25 242.1 98 52 0.54 243.92 -1.82
160.75 25 242.39 98 52 0.31 243.92 -1.53
160.75 25 242.64 98 52 0.37 243.92 -1.28
160.75 25 242.59 98 52 0.39 243.92 -1.33

430 25 244.56 99 52 0.03 243.92 0.64


430 25 244.5 99 52 0.04 243.92 0.58
430 25 244.45 99 52 0.03 243.92 0.53
44
430 25 244.6 99 52 0.05 243.92 0.68
430 25 244.61 99 52 0.04 243.92 0.69

160.75 25 332.19 96 52 0.49 331.4 0.79


160.75 25 331.45 95 52 0.3 331.4 0.05
160.75 25 331.48 96 52 0.15 331.4 0.08
160.75 25 330.12 97 42 0.18 331.4 -1.28
160.75 25 331.77 97 26 1.83 331.4 0.37

430 25 332.41 99 52 0.05 331.4 1.01


430 25 332.56 99 52 0.04 331.4 1.16
430 25 332.39 99 52 0 331.4 0.99
430 25 332.46 99 52 0.05 331.4 1.06
430 25 332.38 99 52 0.06 331.4 0.98

160.75 25 329.02 98 52 0.2 329.36 -0.34


160.75 25 329.03 97 52 0.13 329.36 -0.33
160.75 25 328.92 97 52 0.11 329.36 -0.44
160.75 25 328.86 97 52 0.11 329.36 -0.5
160.75 25 329.06 97 43 0.08 329.36 -0.3

430 25 328.09 98 52 0.13 329.36 -1.27


430 25 328.02 98 52 0.07 329.36 -1.34
430 25 328.28 98 52 0.07 329.36 -1.08
430 25 328.27 98 52 0.11 329.36 -1.09
430 25 328.08 98 52 0.07 329.36 -1.28

160.75 25 330.22 93 52 0.78 329.91 0.31


160.75 25 329.91 93 52 0.77 329.91 0
160.75 25 330.27 93 52 0.97 329.91 0.36
160.75 25 330.46 93 52 2.1 329.91 0.55
160.75 25 330.39 93 52 1.91 329.91 0.48

430 25 329.62 98 52 0.16 329.91 -0.29


430 25 329.94 98 52 0.2 329.91 0.03
430 25 329.47 98 52 0.28 329.91 -0.44
430 25 329.41 99 52 0.21 329.91 -0.5
430 25 329.65 98 52 0.24 329.91 -0.26

160.75 25 232.85 96 52 0.05 232.82 0.03


160.75 25 232.75 96 52 0.04 232.82 -0.07
160.75 25 232.76 95 52 0 232.82 -0.06
160.75 25 232.75 96 52 0.04 232.82 -0.07
160.75 25 232.78 96 52 0.05 232.82 -0.04

430 25 233.33 96 52 0.07 232.82 0.51

45
430 25 232.97 97 52 0.08 232.82 0.15
430 25 233.18 96 52 0.06 232.82 0.36
430 25 233.61 96 52 0.31 232.82 0.79
430 25 233.55 96 52 0.33 232.82 0.73

160.75 25 274.91 97 52 0.15 275.44 -0.53


160.75 25 274.82 97 52 0.19 275.44 -0.62
160.75 25 274.81 97 52 0.15 275.44 -0.63
160.75 25 274.97 97 52 0.13 275.44 -0.47
160.75 25 274.99 97 52 0.17 275.44 -0.45

430 25 276.65 95 48 1.35 275.44 1.21


430 25 276.26 94 41 1.13 275.44 0.82
430 25 276.24 95 51 1.49 275.44 0.8
430 25 276.65 99 52 0.45 275.44 1.21
430 25 276.22 98 52 1.44 275.44 0.78

446.3 25 330.42 97 52 0.25 330.69 -0.27


446.3 25 330.23 97 42 0.34 330.69 -0.46
446.3 25 329.93 97 52 0.12 330.69 -0.76
446.3 25 329.73 97 23 0.1 330.69 -0.96
446.3 25 329.33 97 49 0.14 330.69 -1.36
446.3 25 329.93 97 52 0.11 330.69 -0.76
446.3 25 329.69 97 25 0.07 330.69 -1
446.3 25 330.25 97 51 0.15 330.69 -0.44
446.3 25 330.14 97 52 0.1 330.69 -0.55
446.3 25 329.95 97 52 0.13 330.69 -0.74

Sai số RMS (Root Mean Square): 0.897°


Thực hiện định hướng kiểm chứng tương tự với địa điểm tại:
Cần Thơ:
Toạ độ trạm: 10N 03' 53.3''
105E45' 42.9''
Bộ đàm VHF: Tấn số 151.625 MHz (5W)
Bộ đàm UHF: Tần số 438 MHz(5W)
Thực hiện phát thử tín hiệu tại 6 điểm

46
Hình 3.6: Định hướng tại Cần Thơ

Bảng 3.2: K t quả ịnh hƣớng t i Thành ph Cần Thơ


Góc
Frequenc Bandwidt Azimut CF Cut Sigm
Điểm phát đo trên Sai số
y (MHz) h (kHz) h (deg) (%) s a
bản đồ
Điểm 1 151.625 25 307.04 96 103 0.07 308.87 -1.83
10N
05'07.26'' 151.625 25 307.09 96 103 0.08 308.87 -1.78
105E 44'
34.95'' 151.625 25 307.07 96 103 0.06 308.87 -1.8
K/C: 2.652
km 151.625 25 306.98 96 103 0.12 308.87 -1.89
151.625 25 306.86 96 103 0.08 308.87 -2.01

438 25 307.35 96 103 0.24 308.87 -1.52


438 25 307.6 96 103 0.13 308.87 -1.27
438 25 307.55 96 103 0.12 308.87 -1.32
438 25 307.48 96 103 0.15 308.87 -1.39
438 25 307.38 96 103 0.11 308.87 -1.49

Điểm 2 151.625 25 306.77 96 103 0.3 307.52 -0.75


10N 05'
43.32'' 151.625 25 306.73 96 103 1.22 307.52 -0.79
105E 43'
17.36'' 151.625 25 306.8 96 103 0.41 307.52 -0.72

47
K/C:5.57
km 151.625 25 306.7 96 103 0.28 307.52 -0.82
151.625 25 306.66 96 103 0.3 307.52 -0.86

438 25 306.48 97 103 0.33 307.52 -1.04


438 25 306.68 97 103 0.21 307.52 -0.84
438 25 306.63 97 95 0.84 307.52 -0.89
438 25 307.45 97 103 0.49 307.52 -0.07
438 25 307.32 95 98 1.78 307.52 -0.2

Điểm 3 151.625 25 304.18 96 103 0.09 303.08 1.1


10N 06'
03.69'' 151.625 25 304.18 96 103 0.08 303.08 1.1
105E 42'
19.52'' 151.625 25 304.13 96 103 0.06 303.08 1.05
K/C: 7.375
km 151.625 25 304.14 96 103 0.08 303.08 1.06
151.625 25 304.13 96 103 0.11 303.08 1.05
0
438 25 302.82 94 103 0.39 303.08 -0.26
438 25 303.02 95 103 0.37 303.08 -0.06
438 25 302.95 95 103 0.43 303.08 -0.13
438 25 302.71 94 103 0.36 303.08 -0.37
438 25 302.95 95 103 0.35 303.08 -0.13
0
Điểm 4 151.625 12.5 202.11 93 52 0.22 202.87 -0.76
10N 01'
21.78'' 151.625 12.5 201.63 93 52 0.35 202.87 -1.24
105E 44'
38'' 151.625 12.5 201.92 92 52 0.38 202.87 -0.95
K/C: 5.057
km 151.625 12.5 202.3 92 52 0.37 202.87 -0.57
151.625 12.5 202.41 92 52 0.41 202.87 -0.46

438 12.5 201.95 99 52 0.1 202.87 -0.92


438 12.5 201.87 98 52 0.2 202.87 -1
438 12.5 201.8 98 52 0.16 202.87 -1.07
438 12.5 201.71 98 52 0.13 202.87 -1.16
438 12.5 201.54 98 52 0.16 202.87 -1.33

Điểm 5 151.625 25 212.72 93 103 0.09 212.65 0.07


10N 00'
17.94'' 151.625 25 212.65 93 103 0.09 212.65 0
105E 43'
22.44'' 151.625 25 212.66 93 103 0.09 212.65 0.01
K/C: 7.892
km 151.625 25 212.5 93 103 0.1 212.65 -0.15
48
151.625 25 212.62 93 103 0.13 212.65 -0.03
0
438 25 213.41 98 103 0.1 212.65 0.76
438 25 213.3 98 103 0.07 212.65 0.65
438 25 213.36 98 103 0.06 212.65 0.71
438 25 213.45 98 103 0.08 212.65 0.8
438 25 213.45 97 103 0.11 212.65 0.8
0
Điểm 6 151.625 25 213.12 92 103 0.59 214.07 -0.95
09N 59'
53.77'' 151.625 25 212.59 92 103 0.86 214.07 -1.48
105E 42'
58.41'' 151.625 25 213.07 92 103 0.6 214.07 -1
K/C: 8.902
km 151.625 25 212.86 92 103 0.66 214.07 -1.21
151.625 25 212.85 92 103 0.63 214.07 -1.22

438 25 213.6 98 103 0.22 214.07 -0.47


438 25 214.07 98 103 0.41 214.07 0
438 25 213.98 98 103 0.44 214.07 -0.09
438 25 213.36 97 82 0.41 214.07 -0.71
438 25 213.01 96 41 0.7 214.07 -1.06

Sai số RMS của kết quả định hướng là : 0.898 độ

Thực hiện định hướng kiểm chứng tương tự với địa điểm tại: TP. Long Xuyên -An
Giang:
Toạ độ trạm: 10N 26' 28''
105E23' 28.2''
Bộ đàm VHF: Tấn số 151.625 MHz (5W)
Bộ đàm UHF: Tần số 438 MHz(5W)
Thực hiện phát thử tín hiệu tại 6 điểm

49
Hình 3.7: Định hướng tại An Giang

Bảng 3.3: K t quả ịnh hƣớng t i Thành ph Long Xuyên – An Giang


Góc
Frequency Bandwidth Azimuth CF
Cuts Sigma đo trên Sai số
(MHz) (kHz) (deg) (%)
bản đồ
151.625 25 144.8 93 103 0.35 145.19 -0.39
151.625 25 144.75 93 105 0.45 145.19 -0.44
151.625 25 144.42 93 103 0.38 145.19 -0.77
151.625 25 144.24 93 106 0.36 145.19 -0.95
151.625 25 144.35 93 103 0.3 145.19 -0.84

438 25 145.99 94 103 0.52 145.19 0.8


438 25 145.84 94 103 0.39 145.19 0.65
438 25 145.93 94 103 0.35 145.19 0.74
438 25 145.9 95 104 0.24 145.19 0.71
438 25 145.67 94 103 0.4 145.19 0.48

151.625 25 143.53 94 103 0.44 144.26 -0.73


151.625 25 143.5 94 103 0.43 144.26 -0.76
50
151.625 25 143.31 94 103 0.45 144.26 -0.95
151.625 25 143.49 94 103 0.48 144.26 -0.77
151.625 25 143.45 94 103 0.4 144.26 -0.81

438 25 142.54 97 103 0.55 144.26 -1.72


438 25 142.82 97 103 0.82 144.26 -1.44
438 25 142.08 97 103 0.8 144.26 -2.18
438 25 141.97 97 103 0.57 144.26 -2.29
438 25 141.82 97 102 0.82 144.26 -2.44

151.625 25 141.97 90 103 0.42 142.34 -0.37


151.625 25 141.53 90 103 0.39 142.34 -0.81
151.625 25 141.45 90 103 0.33 142.34 -0.89
151.625 25 141.03 91 103 0.36 142.34 -1.31
151.625 25 141.17 91 103 0.32 142.34 -1.17
0
438 25 141.39 97 103 0.31 142.34 -0.95
438 25 141.18 97 103 0.37 142.34 -1.16
438 25 141.42 97 103 0.36 142.34 -0.92
438 25 141.29 97 103 0.42 142.34 -1.05
438 25 141.19 97 103 0.39 142.34 -1.15
0
151.625 25 284.64 93 103 0.24 283.86 0.78
151.625 25 284.88 93 103 0.06 283.86 1.02
151.625 25 284.8 93 103 0.1 283.86 0.94
151.625 25 284.67 93 103 0.16 283.86 0.81
151.625 25 284.55 93 103 0.09 283.86 0.69

438 25 285.2 93 99 0.29 283.86 1.34


438 25 285.9 95 98 0.65 283.86 2.04
438 25 285.75 96 103 0.43 283.86 1.89
438 25 285.64 92 103 0.49 283.86 1.78
438 25 284.72 96 103 0.48 283.86 0.86

151.625 25 276.97 91 103 0.85 278.92 -1.95


151.625 25 277.54 91 103 0.93 278.92 -1.38
151.625 25 277.24 91 103 0.9 278.92 -1.68

51
151.625 25 277.21 91 103 1.1 278.92 -1.71
151.625 25 277.06 90 103 1.26 278.92 -1.86
0
438 25 278.96 90 103 0.34 278.92 0.04
438 25 278.55 90 103 0.34 278.92 -0.37
438 25 278.75 92 103 0.37 278.92 -0.17
438 25 278.6 90 103 0.93 278.92 -0.32
438 25 278.31 92 103 0.71 278.92 -0.61
0
151.625 25 293.3 91 103 0.16 290.59 2.71
151.625 25 292.96 92 103 0.18 290.59 2.37
151.625 25 292.57 91 103 0.12 290.59 1.98
151.625 25 292.44 92 103 0.07 290.59 1.85
151.625 25 293.2 92 103 0.52 290.59 2.61

438 25 292.02 97 103 0.13 290.59 1.43


438 25 291.63 97 103 0.11 290.59 1.04
438 25 291.78 97 103 0.1 290.59 1.19
438 25 291.65 97 103 0.08 290.59 1.06
438 25 291.43 97 103 0.16 290.59 0.84

Sai số RMS của kết quả định hướng là : 1.04 độ

Thực hiện định hướng kiểm chứng tương tự với địa điểm tại: TP. Rạch Giá - Kiên
Giang:
Toạ độ trạm: 10N 26' 28''
105E23' 28.2''
Bộ đàm VHF: Tấn số 151.625 MHz (5W)
Bộ đàm UHF: Tần số 438 MHz(5W)
Thực hiện phát thử tín hiệu tại 6 điểm

52
Hình 3.8: Định hướng tại Kiên Giang

Kết quả định hướng nhìn chung tương đồng với hướng của tín hiệu tới, tuy nhiên chưa
ra chính xác tuyệt đối, vẫn có sự sai lệch so với góc tới của tín hiệu thực tế là do các
yếu tố che chắn của môi trường gây ra các tín hiệu đa đường, ảnh hưởng tới kết quả.

3.3 Định vị TDOA


Có 4 sensor đặt tại các vị trí trong nội thành của Hà nội (một điểm tại Cục tần số) và 3
điểm còn lại đặt tại các nhà dân với chiều cao từ mặt đất tới điểm đặt ăng ten – sân
tầng 3 hoặc 4 – khoảng 10m (Hà Đông, Hoàng Sâm, Xã Đàn). Máy chủ đặt tại cục tần
số, kết nối với các điểm thu còn lại thông qua mạng ADSL (cụ thể có một ADSL
modem đồng thời có chức năng VPN router).
Hệ thống đã được thử nghiệm để thu và định vị các trạm phát tín hiệu Phát thanh,
Truyền hình, các hãng taxi và bộ đàm cầm tay.

53
Hình 3.9: Vị trí các điểm đặt sensor (hình vuông màu vàng) và các điểm phát dùng bộ
đàm cầm tay
Kết quả
Thu định vị hệ thống phát thanh, truyền hình
Thu đài FM 100MHz
Đài phát thanh FM đặt tại khu vực Mễ trì với vị trí đánh dấu chữ A như trên hình vẽ
(đây là vị trí đã xác định bằng tọa độ Kinh độ, vĩ độ như trong cơ sở dữ liệu đã đăng
ký với Cục tần số).
Vị trí sau khi được xác định bằng thuật toán Hybrid sẽ tạo ra dữ liệu định vị vị trí và tự
động kích hoạt phần mềm Google Earth để hiển thị vị trí trực quan như hình vẽ dưới.
Trong hình vẽ sẽ có một vòng tròn màu đen (Estimated Position) và các vùng màu sắc
khác nhau, tương ứng với xác suất xác định là cao hay thấp (giảm dần từ màu đỏ, sang
màu vàng,…)

54
Hình 3.10: Định vị đài FM 100MHz
Vị trí sau khi xác định được sẽ được so sánh với vị trí thực tế của điểm phát tín hiệu để
tính ra
sai số (là khoảng cách từ điểm phát thực tế so với điểm tính toán ra bằng hệ thống cảm
biến).Như hình vẽ dưới cho thấy, đài phát FM thực tế nằm trong vùng màu đỏ (là vùng
ước lượng ra của hệ thống) với khoảng cách tương đối đến tâm là 160m.

Hình 3.11: Sai số định vị đài FM 100MHz

55
Thu Đài truyền hình tần số 770MHz tại số 05 Huỳnh Thúc Kháng
Kết quả thu đài truyền hình cho thấy điểm phát thực tế nằm trong vùng màu đỏ của
thuật toán ước lượng, với sai số tương đối đến tâm là 230m.

Hình 3.12: Định vị đài phát hình 770MHz


Thu và định vị các hãng taxi
Thu và định vị trạm phát của hãng Taxi Group, tan so 444.525 MHz
Hình vẽ dưới cho thấy vị trí các điểm đặt sensor và điểm định vị cũng như các vùng
màu sắc xác định xác suất phát hiện.

56
Hình 3.13: Kết quả định vị đài phát hình 770MHz
Kết quả bên dưới là sai số tương đối tính từ vị trí đặt trạm phát với tâm vùng phát hiện
(240m), có thể thấy điểm phát thực tế nằm trong vùng màu đỏ.

Hình 3.14: Định vị đài Taxi Sao Việt 167.725Mhz


Thu và định vị trạm phát của hãng Taxi Sao Việt 167.725MHz Số 30 Ngụy Như Kon
Tum
Hãng taxi này có tần suất hoạt động thấp và công suất phát nhỏ hơn (25W), kết quả
định vị cho thấy điểm phát thực tế nằm trong phạm vi vùng phát hiện màu đỏ với sai
số ước lượng là 560m.

Hình 3.15: Sai số định vị đài Taxi Sao Việt


Định vị bộ đàm cầm tay
Kết quả thử nghiệm được thực hiện với 2 bộ đàm với công suất khác nhau: bộ đàm to
45W hoạt động ở dải tần số UHF và bộ đàm cầm tay 5W hoạt động ở dải tần VHF với
3 kênh tần số lệch nhau 200kHz.
57
Trong quá trình thử nghiệm, với mục đích là xác định các tín hiệu phát với công suất
nhỏ nên nhóm thử nghiệm đã tập trung vào việc định vị bộ đàm nhỏ cầm tay.
Kết quả thử nghiệm được biểu diễn ở các hình vẽ dưới, tại mỗi vị trí sẽ có 2 hình vẽ
gồm vị trí xác định và sai số tương đối.

Bảng 3.5: Tổng t thử nghiệ ịnh vị TDOA


Tọa độ phát Tọa độ thu Sai số Bán kính
Tần số
Bộ đàm Kinh định vị định vị
(MHz) Kinh độ Vĩ độ Vĩ độ
độ (m) (m)
Big C 410 21.0068 105.794 21.006 105.802 353
154.25 21.008 105.798 442 536
Mễ Trì 410 21.0042 105.775 21.007 105.794 1000 349
154.45 21.013 105.797 2100 332
154.25 21.009 105.787 900 424
Keangnam 420 21.0196 105.785 21.012 105.798 2444 579
410 21.01 105.797 1200 354
154.25
154.45 21.008 105.798 318
Cầu giấy 420 21.0353 105.793 21.026 105.799 1500 1266
154.25 21.028 105.798 1900 270
154.45 21.02 105.798 2100 316
Thanh 632
xuân 154.45 20.9918 105.803 20.987 105.806 405
154.65 20.994 105.796 364 610
Mỗ Lao 154.45 20.9807 105.788 20.986 105.787 387 597

3.4 Nhận ét
Việc thử nghiệm với các điều kiện tín hiệu phát khác nhau về tính chất (băng thông,
tần số, công suất) cho kết quả thấy hệ thống đã hoạt động tốt khi thu các tín hiệu phát
thanh, truyền hình, taxi với sai số khoảng 200-300m Tuy nhiên có các mức sai số khác
nhau khi thu máy bộ đàm cầm tay do những khó khăn trong quá trình lắp đặt vị trí các
điểm thu không được tối ưu. Tuy nhiên khi các điểm phát nằm tại trung tâm các điểm
thu, khả năng định vị là tốt ( sai số dưới 200m), cho dù là công suất và băng thông
nhỏ. Khi các điểm phát nằm ở vị trí không thuận lợi( vùng biên của khu vực đặt
sensor), khả năng định vị chưa tốt ( sai số trên 1km).
Vị trí các điểm đặt sensor không được thuận lợi do không tìm được các tòa nhà cao,
thoáng nên phải đặt tại các nhà dân, do đó ăng ten GPS không được đặt tại không gian
mở 100%, cũng như ăng ten RF phải đặt hoặc là trong nhà, hoặc là trên sân thượng của
tòa nhà 3 hoặc 4 tầng (cao khoảng 10 ~ 12m), xung quanh bị che chắn nhiều nên khả
năng thu tín hiệu không tốt.
Sai số khi phát hiện các đài phát FM, đài truyền hình, trạm phát các hãng taxi với sai
số khoảng ~300m.
Sai số phát hiện máy bộ đàm công suất nhỏ (5W) khi vị trí các điểm phát nằm trong
trung tâm các điểm đặt sensor, 200m~500m, tuy nhiên khi các điểm phát nằm xa, và
58
đặc biệt là không trong hướng thu của các ăng ten RF (do bị che chắn bởi các tòa nhà
xung quanh khu nhà dân đặt sensor) khả năng định vị không tốt bằng.

59
KẾT LUẬN
Luận văn “Các công nghệ định hướng, định vị và ứng dụng trong kiểm soát tần
số” giới thiệu về các kỹ thuật định hướng, định vị đang được ứng dụng rộng rãi trên
thế giới và tại Việt Nam. Luận văn nghiên cứu về cơ sở lý thuyết của các công nghệ
định hướng, định vị cổ điển và công nghệ định vị TDOA đang là xu hướng trên thế
giới.
Hướng nghiên cứu tiếp theo: Sau khi hoàn thành nghiên cứu các kỹ thuật định hướng,
định vị hiện có, hướng nghiên cứu tiếp theo của luận văn sẽ đánh giá ưu nhược điểm
của các công nghệ định hướng, định vị trên, nghiên cứu các kỹ thuật định vị Hybrid
giữa AOA và TDOA, ứng dụng các thuật toán MUSIC, ESPRIT để tăng độ chính xác
của các phép định hướng, định vị.

60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng anh
[1] Denisowki, Rohder & Schwarz – Comparison of Radio Direction Finding
Technologies
[2] Rohder & Schwarz – Direction Finding and Radio Location Basics
[3] Rohder & Schwarz – Introduction into Theory of Direction Finding
[4] IEEE P802.15 Working Group for Wireless Personal Area Networks (WPANs) -
TDOA Localization Techniques
[5] Wikipedia – TDOA Geometry
[6] Agilent Tecnology - Agilent N6854A RF Geolocation Server Software

61

You might also like