You are on page 1of 19

HỆ SINH THÁI KINH TẾ SỐ

NỘI DUNG CHƯƠNG 2

2.1. Khái niệm hệ sinh thái KTS

2.2. Các thành phần của hệ sinh thái

2.3. Lợi ích của hệ sinh thái KTS

2.4. Hàng hóa và dịch vụ số


3

2.1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ SINH THÁI KINH TẾ SỐ

Khái niệm hệ sinh thái


Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh),
trong hệ sinh thái các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các
nhân tố vô sinh của môi trường trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương
đối ổn định.

Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau:
– Các thành phần vô sinh như đất đá, nước, thảm mục,…

– Sinh vật sản xuất là thực vật.

– Sinh vật tiêu thụ gồm có động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt.

– Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm,…


4

2.1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ SINH THÁI KINH TẾ SỐ

Ví dụ hệ sinh thái

Hệ sinh thái rừng nhiệt đới


5

2.1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ SINH THÁI KINH TẾ SỐ

Lý do?
1. Nền kinh tế số phụ thuộc mật thiết vào công nghệ thông tin và truyền thông với các
yếu tố như Internet, điện thoại thông minh, lưu trữ và xử lý dữ liệu...

2. Các dịch vụ kỹ thuật số đòi hỏi nền tảng công nghệ để quản lý và truyền thông giá
trị sản phẩm, dịch vụ tới người tiêu dùng.

 Sự tương tác giữa các dịch vụ kỹ thuật số, công nghệ thông tin và truyền thông,
nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số, đối thủ cạnh tranh, thị trường kỹ thuật số, người
tiêu dùng và xã hội nói chung là đặc điểm cốt lõi định hình hệ sinh thái kinh tế số.
6

2.1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ SINH THÁI KINH TẾ SỐ

Hệ sinh thái kinh tế số bao gồm các mối quan hệ


và sự phụ thuộc giữa các dịch vụ số, cơ sở hạ
tầng CNTT&TT, thị trường số và chính quyền
trong bối cảnh kinh tế xã hội.

The digital economy ecosystem describes the relations and


dependencies between digital services, ICT infrastructures, digital
markets, and authorities in a socio-economic context.
7

2.2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ SINH THÁI KINH TẾ SỐ

Nguồn: Harald Øverby & Jan Arild Audestad (2021)


8

2.3. LỢI ÍCH CỦA HỆ SINH THÁI KINH TẾ SỐ

 Hệ sinh thái KTS mang đến những cải tiến mới trong nền kinh tế. Khi các yếu tố được
kết nối với nhau sẽ phản ánh đồng bộ, hiệu quả, toàn diện hơn. Việc chia sẻ các nền
tảng số mang đến lợi ích trong kết nối, mở ra những khuynh hướng hiện đại so với môi
trường của hệ sinh thái truyền thống.
 Hệ sinh thái KTS gắn liền với chuyển đổi số, với sự tích hợp của số hóa, mang đến kết
nối/siêu kết nối và xử lý dữ liệu thông minh.
 Hệ sinh thái KTS mang lại những ứng dụng hiệu quả cho hoạt động quản lý của nhà
nước dành cho các thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt là thành phần kinh tế tư
nhân có lợi thế và môi trường để phát triển.
 Hệ sinh thái KTS giúp phát triển các ứng dụng cần thiết trên các trang thương mại điện
tử, thông qua mạng internet.
9

2.4. HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ SỐ

Khái niệm hàng hóa số


Hàng hóa số là một mạng lưới đối tượng ảo có chi phí biên bằng 0, có giá trị đối với một
số cá nhân hoặc tổ chức.

A digital goods is a networked zero marginal cost virtual object having


value for some individuals or organizations.
10

2.4. HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ SỐ

Ví dụ
• Các bản nhạc trên Spotify,
• Các website trên Internet,
• Các ứng dụng của iPhone,
• E-mails,
• Dữ liệu cá nhân được lưu trữ trên tài khoản của Dropbox,
• Danh sách các căn hộ trên Airbnb website.
11

2.4. HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ SỐ

Các đặc điểm của hàng hóa số


 Đối tượng ảo (the virtual object) là vô hình nhưng có thể được lưu trữ dưới dạng
dữ liệu trên các thiết kỹ thuật số,
 Đối tượng ảo có thể được sao chép mà không có bất kỳ chi phí phát sinh đáng kể
nào (chi phí cận biên bằng 0),
 Định dạng của đối tượng ảo phải được đảm bảo rằng nó có thể được gửi đến
người tiêu dùng thông qua Internet,
 Đối tượng ảo phải có giá trị nhất định (về mặt tài chính, tinh thần hoặc giá trị
khác) cho người tiêu dùng là cá nhân hoặc tổ chức.
12

2.4. HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ SỐ

Khái niệm dịch vụ số


Dịch vụ số là một mạng lưới dịch vụ có chi phí biên bằng 0, có giá trị đối với một số cá
nhân hoặc tổ chức.

A digital service is a networked zero marginal cost service that has value
for individuals or organizations.
13

2.4. HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ SỐ

Ví dụ
• Đăng tin lên phương tiện truyền thông hoặc mạng xã hội,
• Truy cập Internet,
• Chơi game online,
• Soạn và gửi e-mails,
• Truyền dữ liệu qua mạng cố định và mạng di động,
• Lưu trữ và xử lý dữ liệu.
14

2.4. HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ SỐ

1. Các bản nhạc được lưu trữ trên máy chủ của Spotify

2. Sử dụng Spotify để nghe nhạc

3. Dữ liệu trên một tài khoản Facebook

4. Sử dụng Facebook cho bất kỳ mục đích nào

5. The New York Times web page

6. Truy cập Intenet thông qua mạng di động 5G


15

2.4. HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ SỐ

Phân loại hàng hóa


 Một hàng hóa được coi là hàng hóa cạnh tranh (rival) nếu nó bị giảm số lượng sau
khi tiêu dùng hoặc nếu có người sử dụng hàng hóa đó sẽ ngăn cản người khác sử
dụng nó. Hàng hóa được gọi là không cạnh tranh (non-rival) nếu ngược lại với những
điều trên.
 Hàng hóa được gọi là hàng hóa có thể loại trừ (excludable) nếu có thể ngăn cản
người tiêu dùng tiếp cận hoặc sử dụng hàng hóa đó. Hàng hóa không thể loại trừ
(non-excludable) là loại hàng hóa mà không thể từ chối người tiêu dùng tiếp cận
hoặc sử dụng hàng hóa đó.
16

2.4. HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ SỐ


Ví dụ Rival Non-Rival
17

2.4. HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ SỐ

Lưu ý:
 Trong nền kinh tế số, một số công ty hoạt động với lợi nhuận trung bình trên mỗi người
dùng bằng 0 (ARPU = 0), trong trường hợp đó, công ty hoàn toàn không nhận được bất
kỳ doanh thu nào từ người tiêu dùng.

 Một số nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ số không cạnh tranh về giá mà cạnh tranh về
trải nghiệm người dùng. Tức là trong trường hợp này, các đường cung - cầu là vô nghĩa.
18

LỜI KẾT CHƯƠNG 2

Lợi ích của chuyển đổi số, phát triển kinh tế số


chính là việc hướng đến mục tiêu giải quyết
những "mâu thuẫn", "hạn chế" , "tàn dư" của
văn hóa quản lý truyền thống, hướng đến văn
hóa quản lý số tăng năng suất, quản lý lao
động chuyên nghiệp, hiện đại.

Đặng Quốc Tiến, Tổng công ty CP Bảo hiểm Quân đội (MIC)
19

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2

1. Khái niệm về Hàng hóa số và Dịch vụ số? Lấy 3 ví dụ để phân


biệt hàng hóa số và dịch vụ số. Hàng hóa số có điểm khác biệt
căn bản nào so với hàng hóa thông thường?

2. Trình bày khái niệm, các thành phần và lợi ích của hệ sinh thái
kinh tế số? Lấy ví dụ minh họa.

You might also like