You are on page 1of 3

Xu thế bảo chí hiện đại hiện nay:

Xu thế 1: Chuyển khổ báo từ A2 sang A3 (các báo Đảng địa phương), A4 (Báo SGGP ĐTTC).
Chuyển động từ 20 năm trước và đến nay vẫn tiếp tục
Xu thế 2: Ngôn ngữ phi văn tự (graphics): hình ảnh, bản đồ, sa bàn, đổ thị bằng hình ảnh, đổ
hình... => gần gũi với ký hiệu – sơ khai của ngôn ngữ => dễ xem, dễ hiểu.
Hiện nay: các báo đài làm infographics: dễ xem, dễ hiểu, có tỉnh bao quát cao,....
Xu thế 3: Cân bằng giữa thông tin và tư vấn chỉ dẫn. Báo chí truyền thống chỉ quan tâm đến
thông tin. Báo chí hiện đại khi thông tin có kèm theo chỉ dẫn (qua box), hướng dẫn cách phòng
tránh... Tiêu chí báo chí hiện đại là làm sao thỏa mẫn lợi ích của công chúng càng nhiều càng tốt.
(Tiêu chí ngôn ngữ chỉ dẫn: chính xác, dễ hiểu, dễ làm theo. Chính vì thể sản phẩm báo chí hiện
đại thực chất đó là sự hợp tác giữa nhà bảo và chuyên gia, thậm chỉ vai trò của nhà báo chỉ là
người tổ chức thực hiện).
Xu thế 4: Cân bằng giữa thông tin và giải trí
Xu thế 5: Ngày càng gia tăng lượng thông tin về con người (dân sinh). Báo chí truyền thống đưa
tin sự kiện, hiện tượng, vấn đề,...trong khi báo chí hiện đại chú trọng gia tăng thông tin về con
người (thông tin dân sinh).
Xu thế 6: Đa phương tiện: tích hợp bảo viết, truyền hình, báo nói, infographics,......
Xu thế 7: Đa nền tảng trên nền tảng internet: mạng xã hội
Xu thế 8: Chuyển đổi số. Trong chuyển đổi số thì xây dựng data là quan trọng và tốn nhiều công
sức và xuyên suốt => Xây dựng kho dữ liệu.
*Ngôn ngữ báo chí truyền thông hiện tại chịu sự chế ngự của xu thế phát triển của báo chí truyền
thông hiện đại theo công thức: 55.38.7
Trong đó:
+ 55% quan tâm đến cử chỉ, dáng điệu (body language)
+ 38%: Quan tâm đến âm thanh (voice)
+ 7%: Quan tâm nội dung
Một bài báo nhất thiết phải trả lời được các câu hỏi:
• What? (Chuyện gì xảy ra?)
• Where? (Xảy ra ở đâu?)
• When? (Xảy ra khi nào?)
• Who? (Ai liên quan?)
• Which? (Cái gì? Xảy ra với ai?)
• How? (Chuyện xảy ra như thế nào?)
• Why? (Tại sao chuyện đó xảy ra?)
• Solutions (Giải pháp)
*Hình thức một bài báo thể hiện như thế nào?
+ Tít chính
+ Tít phụ trên
+ Tít phụ dưới
+ Ảnh
+ Phỏng vấn
+ Chính văn (không quá 800 chữ)
+ Đồ hình (graphics): Bản đồ, sa đồ, biểu đồ, đồ thị, bảng biểu,...
+ Chuyên gia
+ Dữ liệu liên quan
+ Tư vấn chỉ dẫn
+ Thông điệp
+ Cảm xúc
+ Cảnh báo bằng con số
Một số thủ thuật trong xử lý thông tin/hình ảnh khi viết báo
Tít chính:
- Ngắn gọn (không quá 14 chữ);
- Có vấn đề,
- Có tiêu điểm thông tin;
- Mang tính thành ngữ (ấn tượng, dễ đọc, dễ nhớ,...)
Sapô (chapeau): Ngắn gọn, súc tích và có hấp lực
Tít phụ trên/dưới: Ngắn gọn (không quá 8 chữ), mang tính khái quát cao, có tiêu điểm thông tin
(như là câu chủ đề câu chốt cho cả đoạn)
Ảnh:
- Như là minh chứng để làm nổi bậc những đều đã nêu trong bài;
- Bố cục chặt chẽ; đảm bảo độ nét độ sáng...
- Đặc biệt chú ý đến góc độ chụp ảnh
Phỏng vấn:
- Hỏi đúng trọng tâm; hỏi điều cần hỏi để làm rõ những vấn đề nêu ra trong bài viết;
- Nhằm khẳng định/bác bỏ hay giải thích về vấn đề liên quan
Chính văn:
- Ngắn gọn, súc tích (không quá 800 chữ)
- Thông tin có chiều sâu: diễn biến/nguyên nhân/giải pháp (nếu có)
Đồ hình (graphics): Bản đồ, sa đồ, biểu đồ, đồ thị, bảng biểu,...
- Ngắn gọn
- Khoa học
- Dễ hiểu
- Mang tính khái quát cao
Ý kiến chuyên gia/cơ quan chức năng liên quan:
- Ý kiến của chuyên gia/cơ quan chức năng rất có giá trị pháp lý cho bài báo nên hết sức thận
trọng vấn đề này;
- Hỏi rõ quan điểm cách xử lý vấn đề để đưa ra thông tin mang tính khoa học, chính xác về vấn
đề đã nêu
Dữ liệu liên quan:
- Những thông tin liên quan đến vấn đề nêu ra: Nêu mối quan hệ, những vấn đề diễn ra liên quan
đến vấn đề, những kiến thức cơ bản về vấn đề đã nêu. (Thường mục này được nêu ở cuối bản tin
hoặc phần BOX của bài)
Tư vấn chỉ dẫn: Khi nêu/phản ánh một vấn đề gì đó (nhất là những vấn đề liên quan đến sức
khoẻ, an toàn thực phẩm,...nói chung là liên quan đến con người) thì cần có thông tin hướng dẫn.
Thông điệp:
-Thông điệp gửi vào trong tác phẩm báo chí để gửi đến độc giả
Cảm xúc:
-Cảm xúc của người viết gửi đến độc giả thông qua tác phẩm báo chí
Cảnh báo bằng con số:
Con số cảnh báo rất quan trọng, giúp độc giả nhớ lâu hơn tác phẩm bảo chí

You might also like