You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU

MÔN: HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC CÂU HỎI HOÁ HỌC ĐẠI


CƯƠNG THỰC TIỄN

Giảng viên phụ trách: TS. Nguyễn Minh Hiền

Học kỳ: I – Lớp: Y2023

TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 12/2023

1
BÁO CÁO KẾT QUẢ TIỂU LUẬN
Môn học: Hóa Học Đại Cương
Học kỳ: I – Lớp: Y2023

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC CÂU HỎI HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG THỰC TIỄN

STT Mã số SV Họ Tên Nhiệm vụ được Kết Ký


phân công quả tên
Tổng kết nội 100%
1 237720101004 Nguyễn Gia Bảo dung, trình bày
câu hỏi và tài
liệu
Định dạng, 100%
2 237720101023 Nguyễn Võ Như Huỳnh chỉnh sửa và tài
liệu câu hỏi
3 237720101043 Triệu Yến Ngọc Trình bày câu 100%
hỏi 1
4 237720101051 Nguyễn Ngọc Quỳnh Như Trình bày câu 100%
hỏi 1
5 237720101127 Lê Quang Huy Trình bày câu 100%
hỏi 2
6 237720101044 Trần Bảo Ngọc Trình bày câu 100%
hỏi 2
7 237720101035 Nguyễn Thị Tuyết Minh Trình bày câu 100%
hỏi 3
8 237720101034 Trịnh Cẩm Minh Trình bày câu 100%
hỏi 3

1
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………….

Nhóm trưởng Giảng viên

…………………………………… ……………………………………
Điểm số:…………. Điễm chữ……………..

2
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................3

NỘI DUNG...................................................................................................................4

I. CÂU HỎI............................................................................................................4
1. Lời khẳng định.................................................................................................5
2. Tương tác ion...................................................................................................5
3. Ảnh hưởng của môi trường cục bộ xung quanh đến lực tương tác ion...........5
II. CÂU HỎI............................................................................................................6
1. Lời khẳng định.................................................................................................6
2. Cấu hình không gian đặc thù của protein được duy trì bởi các liên kết hydro
nội phân tử..............................................................................................................7
3. Liên kết Hydro ổn định cấu trúc Axit Nucleic – ADN và ARN......................8
4. Liên kết Hydro có mặt trong các quá trình sinh học của tế bào......................9
III. CÂU HỎI..........................................................................................................10
1. Lời khẳng định...............................................................................................10
2. Nước có khả năng hình thành liên kết Hydro với các phân tử chất tan.........10
3. Những đặc điểm của Ethanol khiến nó dễ tan trong nước.............................11
4. Ethane khó tan trong nước.............................................................................12

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................14

3
LỜI MỞ ĐẦU

4
NỘI DUNG
I. CÂU HỎI
If the ATP-binding site of is buried in the interior of the enzyme, in a
hydrophobic environment, is the ionic interaction between enzyme and
substrate stronger or weaker than that same interaction would be on the
surface of the enzyme, expose to water? Why?
(Nếu vị trí liên kết ATP của một enzyme trong môi trường kỵ nước thì tương tác ion
giữa enzyme và cơ chất mạnh hơn hay yếu hơn khi tương tác đó sẽ nằm trên bề mặt của
enzyme phần tiếp xúc với nước? Tại sao?)
1. Lời khẳng định
Tương tác ion giữa enzyme và cơ chất trong môi trường kỵ nước mạnh hơn so với
tương tác tương tự trên bề mặt enzyme nơi tiếp xúc với nước. Để đưa ra kết luận về lực
tương tác ion mạnh hay yếu giữa enzyme và cơ chất, trước tiên ta cần hiểu rõ về khái niệm
của tương tác ion.

2. Tương tác ion


Đây lực hấp dẫn tĩnh điện giữa các nguyên tử mang điện tích trái dấu. Độ lớn của
lực tương tác này được xác định dựa theo công thức:

Q1 Q2
F= 2
εr

Trong đó:

 F: là lực tương tác ion (N)


 Q1, Q2: giá trị điện tích của hai phần tử tương tác (C)
 r: khoảng cách giữa hai phần tử điện tích (m)
 ε: hằng số điện môi của môi trường

5
Dựa vào công thức ta có thể thấy lực tương tác ion (F) tỷ lệ thuận với lượng điện tích
trên mỗi nguyên tử tương tác (Q1, Q2); tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách (r) giữa
chúng và hằng số điện môi (ε).

3. Ảnh hưởng của môi trường cục bộ xung quanh đến lực tương tác ion
Ở các tương tác hóa học trong tế bào, độ bền của liên kết hay độ lớn của lực tương
tác phụ thuộc phần lớn vào môi trường cục bộ xung quanh liên kết ấy, mà cụ thể như ở đây
ta đang xem xét là tương tác ion giữa enzyme và cơ chất.

Do đó khi xem xét giữa hai điều kiện: (1) vị trí liên kết ATP của enzyme được đưa
vào bên trong enzyme môi trường kị nước và (2) tương tác tương tự trên bề mặt enzyme nơi
tiếp xúc với nước thì sự ảnh hưởng dẫn đến khác biệt trong lực tương tác ion chủ yếu nằm ở
hằng số điện môi (ε).

Hằng số điện môi (ε) là một giá trị phản ánh mức độ phân ly của các phân tử trong
một dung môi nhất định và có mối tương quan nghịch với giá trị của lực tương tác ion (F).
Hằng số điện môi càng lớn thì càng làm suy yếu lực tương tác ion.

Do đó nếu liên kết ion tiếp xúc dung môi phân cực như nước trong điều kiện (1)(ε =
80, T=20*C)1 lực liên kết ion (F) sẽ thấp. Còn nếu tương tác ion được che chắn nhờ lõi
protein với các gốc kị nước (ε thấp) trong điều kiện (2) thì lực liên kết ion sẽ cao hơn.

Ví dụ về sự thay đổi hằng


điện môi của một protein

1
Andryieuski, Andrei, Kuznetsova, Svetlana M. Zhukovsky, Sergei V. Zhukovsky, Sergei V. Kivshar, Yuri S. Lavrinenko, Andrei V. Water:
Promising Opportunities For Tunable All-dielectric Electromagnetic Metamaterials. Scientific Reports, (2015), 5(1), 13535.

6
II. CÂU HỎI
The interactions between biomolecules are often stabilized by weak
interactions such as hydrogen bonds. How might this be an advantage to
the organism ?

(Tương tác giữa các phân tử sinh học thường được ổn định bởi các tương tác yếu
như liên kết hydro. Đây có thể là một lợi thế cho sinh vật như thế nào?)
1. Lời khẳng định
Trong hệ thống sinh học của tế bào, các tương tác yếu như liên kết Hydro đóng một
vai trò vô cùng quan trong trong hoạt động của các phân tử sinh học. Liên kết Hydro là liên
kết được hình thành giữa một nguyên tử Hydro đang liên kết cộng hóa trị với một nguyên tử
với một nguyên tử có độ âm điện khác (thường là Nito hoặc Oxy). Liên kết hydro là liên kết
khá yếu, năng lượng phá vỡ liên kết vào khoảng 23 kJ/mol, so với liên kết O-H là 470
kJ/mol và liên kết C-C là 348 kJ/mol Trong điều kiện sinh lý, các liên kết yếu liên tục được
hình thành và bị phá vỡ liên tục. Đối với của mỗi liên kết hydro, thời gian tồn tại khoảng 1-
20 ps và khi một liên kết hydro bị phá vỡ, một liên kết hydro mới được hình thành trong
khoảng thời gian 0,1 ps2.

Liên kết này ổn định cấu trúc của các đại phân tử sinh học như protein, axit nucleic
và thậm chí cả cacbohydrate (như trong cellulose cấu tạo nên màng tế bào thực vật). Những
tính chất của liên kết Hydro khiến nó trở thành lựa chọn thích hợp cho nhiều quá trình sinh
học trong tế bào như: sao chép DNA, phiên mã, tương tác protein-ADN và tương tác
enzym-cơ chất.

2. Cấu hình hông gian đặc thù của protein được duy trì bởi các liên kết
hydro nội phân tử.
Từ cấu trúc bậc 1 của protein do sự liên kết của các axit amin thông qua liên kết
peptit, chuỗi polypeptit được cuộn xoắn theo hình mẫu xác định để đóng tạo thành sự hình
thành hình dạng chung của protein gọi là cấu trúc bậc 2. Cấu trúc bậc 2 của protein có hai
dạng phổ biến nhất là xoắn α và phiến gấp nếp

2
Nelson, D. L., & Cox, M. M. (2017), Lehninger principles of biochemistry (7th ed.), W.H. Freeman, 2, p.255-256.
7
β. Chúng là kết quả do các liên kết Hydro giữa các thành phần lặp đi lặp lại của bộ khung
chuỗi polipeptit.

(A) Cấu trúc xoắn α.

(B) Cấu trúc phiến gấp nếp β. 3

Các nguyên tử Hiđrô mang điện tích dương yếu gắn với nguyên tử Nitơ (N-H) và
Oxy trong nhóm C=O của liên kết peptit liền kề hình thành nên liên kết Hydro. Nguyên tử
hydro thuộc nhóm NH (chất cho hydro) tương tác với các cặp electron của nguyên tử nhận
như O. Trong cấu trúc xoắn α, liên kết được hình thành giữa axit amin thứ nhất và axit amin
thứ tư: nguyên tử H của nhóm amin tạo liên kết hydro với oxy của nhóm carbonyl cách đó 4
aa, hình thành. Một số protein dạng sợi như α -keratin-protein cấu trúc của tóc cũng hình
thành cấu trúc xoắn α này dọc theo chiều dài của chúng.

Ở cấu trúc phiến gấp nếp β, chuỗi acid amin gấp lại nhiều lần tạo các chuỗi song song
hoặc đối song. Liên kết Hydro giữa 2 chuỗi polypetid làm ổn định cấu trúc gấp nếp. Ví dụ
cho vai trò của cấu trúc này ta có các sợi tơ nhện, được tạo nên từ protein cấu trúc chứa
phiến gấp nếp β4. Ở cấu trúc bậc 3 và bậc 4, liên kết Hydro còn đóng góp vào việc ổn định
cấu trúc của protein nhờ kết hợp với nhiều tương tác khác như tương tác kỵ nước, tương tác
Van der Waals, liên kết ion, cầu nối disulfide.

Kết luận: Xét riêng thì mỗi liên kết Hydro yếu nhưng vì chúng được lặp lại rất nhiều lần
dọc theo chiều dài chuỗi polypeptide nên chúng có thể giữ cho một phần cụ thể của protein
có hình dạng riêng.

3. Liên kết Hydro ổn định cấu trúc Axit Nucleic – ADN và ARN.
Axit nucleic là các đại phân tử tồn tại dưới dạng polymer được gọi là polynucleotide.
Cả ADN và ARN là hai polymer thuộc nhóm axit nucleic - vật liệu mang thông tin di truyền
của sinh vật. Polynucleotide có bộ khung đường-phosphate với các phần phụ biến đổi là các
base nito bao gồm: Cytosine, Adenin, Guanin, Thymine (trong ADN) và Uracil (trong
ARN).

3
Baynes, J. W., & Dominiczak, M. H. (2022), Medical biochemistry, Elsevier, 2, p.12, fg. 2.7

4
Campbell, N. A., & Reece, J. B. (2008), Biology, Benjamin-Cummings Publishing Company, 5(8), p.82.

8
Jame Waston và Francis Crick tại Đại học Tổng hợp Cambridge đã đề xuất cấu trúc
xoắn kép của ADN vào năm 1953. Phân tử ADN
gồm hai chuỗi polynucleotide xoắn quanh một
trục, khung đường-phosphate được định hướng 5’-
3’ chạy ngược chiều nhau theo kiểu đối song song.

Cấu trúc phân tử DNA (a) và ARN vận chuyển (tARN) (b) 5

Phân tử ADN xoắn kép này được duy trì ổn định


nhờ 02 lý do chính:

+ Hai mạch của ADN được liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung (nguyên tắc
Chargraff): Adenin liên kết với Thymine bằng 2 liên kết Hydro, Guanin liên kết với
Cytosine bằng 3 liên kết hydro.

+ Phân tử ADN sợi kép có một số lượng lớn các liên kết Hydro – liên kết yếu được
sắp xếp theo một trật tự xác định nên không dễ bị đứt gãy đồng thời. Một khi liên kết Hydro
bị đứt gãy thì ngay sau đó chúng có khả năng cao hình thành trở lại. Chính nhờ sự hình
thành liên kết Hydro giữa các nucleotide theo nguyên tắc bổ sung này đã tạo nên khả năng
lưu giữ chính xác thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào.

Phân tử ARN thường có cấu trúc một mạch polynucleoyit duy nhất. Đến nay đã tìm
thấy nhiều loại ARN nhưng 3 loại quan trọng nhất là mARN (ARN thông tin), tARN (ARN
vận chuyển), rARN (ARN thông tin). Trong quá trình hình thành cấu trúc không gian thực
hiện chức năng, tARN cần liên kết Hydro để ổn định những vùng cấu trúc nhất định

4. Liên kết Hydro có mặt trong các quá trình sinh học của tế bào.
4.1. Trong sao chép ADN và phiên mã ARN.
Do liên kết Hydro giữa hai mạch của ADN xoắn kép là liên kết yếu nên nó dễ dàng
bị cắt đứt ra bởi enzyme Helicase ở sinh vật nhân sơ để quá trình sao chép ADN diễn ra.
Quá trình kéo dài mạch mới lại diễn ra theo nguyên tắc bổ sung của Chargraff nhờ hình
thành liên kết Hydro giữa nucleotide tự do và nucleotide trên mạch khuôn.

5
Reece, J. B., Urry, L. A., Cain, M. L., Wasserman, S. A., Jackson, R. B., & Minorsky, P. V. (2013). Campbell Biology. Benjamin-Cummi
ngs Publishing Company, 5(11), p.87, fg.5.24.
9
Trong quá trình phiên mã tổng hợp nên ARN, mạch ARN cũng được tổng hợp dựa
trên mạch khuôn ADN và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung nhưng khác ở Uracil thay thế cho
Thymine ở vị trí liên kết với Adenine. Sản phẩm tạo ra từ phiêm mã là mạch ARN không
duy trì liên kết hydro với mạch khuôn mà các liên kết yếu này bị phá hủy dễ dàng để tách
mạch ARN ra khỏi ADN.

4.2. Liên kế Hydro xác định vị trí đính kết của Protein trên phân tử ADN.
Có rất nhiều cách để protein có thể nhận ra một đoạn ADN đặc thù. Điển hình khi
ADN được giãn xoắn trong quá trình sao chép hoặc tái tổ hợp thì các protein SSB (single
strand binding protein) sẽ liên kết vào mạch đơn. Mặc dù những protein này không đặc hiệu
cao với ADN mạch kép nhưng lại có tính đặc hiệu cao với ADN mạch đơn nhờ hình thành
liên kết ion và Hydro với khung phosphate của ADN mạch đơn.

4.3. Liên kết Hydro trong tương tác giữa Enzyme và cơ chất.
Liên kết hydro và các tương tác tĩnh điện khác giữ enzyme và cơ chất lại với nhau
trong phức hợp. Nhờ đó mà các cấu trúc hoặc nhóm chức năng trên enzyme tham

III. CÂU HỎI


Explain why ethanol is more soluble water than ethane
(Giải thích vì sao Ethanol tan trong nước nhiều hơn ethane)
1. Lời khẳng định
Để biết được vì sao ethanol lại dễ tan trong nước hơn ethane chúng ta cần phải tìm
hiểu đặc tính của nước và cấu trúc, tính chất lý hóa của cả hai hợp chất này.
2. Nước có khả năng hình thành liên kết Hydro với các phân tử chất tan.
Phân tử nước gồm hai nguyên tử Hydro kết hợp với nguyên tử Oxy bằng các liên kết
cộng hóa trị phân cực. Sự phân bố không đều giữa các electron làm cho nước là phân tử
phân cực, nghĩa là hai đầu của phân tử tích điện trái dấu: vùng nguyên tử Oxy của phân tử
có điện tích âm một phần và các nguyên tử Hydro có điện tích dương một phần.
Những tính đặc biệt của nước bắt nguồn từ sự tương tác giữa các phân tử phân cực
của nó: Hydro tích điện dương yếu của phân tử này
bị hấp dẫn bởi Oxy tích điện âm của phân tử bên
cạnh vì vậy hai phân tử gắn với nhau bằng liên kết
Hydro. Không những có khả năng liên kết giữa các
10
phân tử nước với nhau mà còn hình thành được liên kết Hydro với các nhóm hydroxyl của
ancol, aldehydes, ketones và các phân có liên kết N-H.

Liên kết Hydro giữa các phân tử nước6

3. Những đặc điểm của Ethanol khiến nó dễ tan trong nước.


3.1. Tổng quan
Ethanol (hay Ancol etylic) là một hợp chất hữu cơ thuộc nhóm ancol no nằm trong d
ãy đồng đẳng của CH3OH có công thức cấu tạo là CH3-CH2-OH (thu gọn: C2H5OH).
Ethanol là chất lỏng không màu, có mùi thơm và vị cay, nhẹ hơn nước, dễ bay hơi, ta
n vô hạn trong nước.
Một số tính chất vật lý khác của C2H5OH:

o Khối lượng riêng: 46,07g/mol7

o Nhiệt độ sôi: 78,24 ℃ 8

o Nhiệt độ nóng chảy: -114,14 ℃9

3.2. Vai trò của gốc Hydroxyl (-OH)


Cấu trúc của ethanol bao gồm một nhóm etyl (CH3-CH2) liên kết với một nhóm
hydroxyl (-OH). Tính tan của etanol chủ yếu xuất phát từ nhóm hydroxyl (-OH)
này.10
6
Reece, J. B., Urry, L. A., Cain, M. L., Wasserman, S. A., Jackson, R. B., & Minorsky, P. V. (2013), Campbell Biology, Benjamin-Cummi
ngs
Publishing Company, 2(11), p.45, fg.3.2.
7
Computed by PubChem 2.2 (PubChem release 2021.10.14)
8
Haynes, W.M. (ed.), CRC Handbook of Chemistry and Physics. 95th Edition. CRC Press LLC, Boca Raton: FL 2014-2015, p. 3-246

9
Haynes, W.M. (ed.), CRC Handbook of Chemistry and Physics. 95th Edition. CRC Press LLC, Boca Raton: FL 2014-2015, p. 3-246

10
LibreTexts Chemistry (2023), Properties of Alcohols, Truy cập ngày 17/12/2023 tại:
11
Ancol chứa nhóm chức hydroxyl (-OH) có hai liên kết cộng hóa trị phản ứng, liên kết
C–O và liên kết O–H. Độ âm điện của Oxy lớn hơn đáng kể so với Carbon và Hydro làm
cho các liên kết cộng hóa trị của nhóm chức năng này bị phân cực.
Đồng thời nhóm Hydroxyl được nối với một trong hai nguyên tử Carbon, điều này
tạo ra mômen lưỡng cực đối với Oxy có độ âm điện lớn hơn. Momen lưỡng cực này tạo nên
sự phân cực.
Chính nhờ đặc điểm phân cực này mà các phân tử Ethanol có khả năng hình thành
liên kết Hydro với nhau và với các phân tử nước. Khi Ethanol hòa tan trong nước, liên kết
Hydro giữa nhóm Hydroxyl của các phân tử Ethanol liền kề bị phá vỡ và thay thế bằng liên
kết Hydro với phân tử nước. Như vậy, nhóm -OH của Ethanol có thể hình thành liên kết
Hydro với Oxy của H2O. Tương tự, Oxy trong nhóm -OH của Ethanol và Hydro của nước
cũng hình thành liên kết Hydro.11

3.3.
Ethanol có chuỗi hidrocacbon ngắn
Trong nhóm ancol, khi số Carbon trong chuỗi hidrocacbon càng lớn thì khả năng tan
trong nước của chúng càng giảm do có một số lượng lớn chuỗi alkyl mang tính kị nước.
Với Ethanol, mạch chính gồm 2 Carbon, khối lượng nhỏ, cấu trúc không cồng kềnh
nên tan tốt trong nước.
4. Ethane khó tan trong nước
4.1. Tổng quan
 Ethane là một Hydrocarbon bão hòa được tìm thấy ở trạng thái khí.
11
StudyMind (2023), Hydrogen Bonding in Water, AQA A-Level Chemistry.
12
 Ethane là ankan đơn giản thứ hai, sau Methane. Công thức của Ethane là C2H6.
 Liên kết C–H trong Ethane tương tự như trong Methane, mặc dù yếu hơn một chút: 4
21 kJ/mol (101 kcal/mol) của Ethane so với 439 kJ/mol.

Mô hình cấu trúc của


Ethane12

4.2. Ethane là phân tử không phân cực.


 Các nguyên tử Carbon trong Ethane liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị đơn.
Điều này có nghĩa là không phân cực và phân tử không tương tác hay hình thành liên
kết Hydro với các phân tử nước. Do đó Ethane không tan được trong nước.
 Moment lưỡng cực của Ethane
 Độ âm điện của C: 2.55
 Độ âm điện của H: 2.2
X= 2.55-2.2=0.35 < 0.4 => LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ KHÔNG PHÂN CỰC

12
NC States University Libraries (2023), 1.7 SP3 HYBRID ORBITALS AND THE STRUCTURE OF ETHANE, ORGANIC CHEMISTRY: A TENTH
EDITION – OPENSTAX ADAPTATION 1.
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Andryieuski, A., Kuznetsova, S. M., Zhukovsky, S. V., Kivshar, Y. S., & Lavrinenko, A.
V. (2015). Water: promising opportunities for tunable all-dielectric electromagnetic metam
aterials. Scientific Reports, 5(1). https://doi.org/10.1038/srep13535
[2] Baynes, J. W., & Dominiczak, M. H. (2022). Medical biochemistry. Elsevier.
[3] Campbell, N. A., & Reece, J. B. (2008). Biology. Benjamin-Cummings Publishing C
ompany.
[4] Reece, J. B., Urry, L. A., Cain, M. L., Wasserman, S. A., Jackson, R. B., & Minorsky,
P. V. (2013). Campbell Biology. Benjamin-Cummings Publishing Company.
[5] Urry, L. A., Cain, M. L., Minorsky, P. V., Wasserman, S. A., & Reece, J. B.
(2017). Campbell Biology: Molecular Biology.
[6] Haynes, W.M. (ed.), CRC Handbook of Chemistry and Physics. 95th Edition. CRC P
ress LLC, Boca Raton: FL 2014-2015, p. 3-246.
[7] Computed by PubChem 2.2 (PubChem release 2021.10.14)
[8] LibreTexts Chemistry (2023), Properties of Alcohols. Truy cập ngày 17/12/2023 tại:
https://chem.libretexts.org/Bookshelves/.
[9] StudyMind (2023), Hydrogen Bonding in Water, AQA A-Level Chemistry. Truy cập
ngày 17/12/2023 tại: https://studymind.co.uk/.

14
[10] NC States University Libraries (2023), 1.7 SP3 HYBRID ORBITALS AND THE
STRUCTURE OF ETHANE, ORGANIC CHEMISTRY: A TENTH EDITION –
OPENSTAX ADAPTATION 1. Truy cập ngày 17/12/2023 tại:
https://ncstate.pressbooks.pub/

15

You might also like