You are on page 1of 3

1.

Marketing lan truyền (viral marketing): là một chiến lược tiếp thị sử dụng
mạng xã hội và các kênh truyền thông khác để khuyến khích mọi người chia sẻ
thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của ngân hàng với bạn bè và người thân của
họ. Qua đó, tạo ra tìm năng tăng trưởng theo cấp số nhân thông qua các kênh
marketing nhằm đạt được mục tiêu đặt ra.

Marketing lan truyền thường dựa vào sự trợ giúp của một người có ảnh hưởng, có
số lượng người theo dõi lớn. Giúp ngân hàng nhận được sự quan tâm, chú ý của mọi
người một cách tự nhiên mà không cần dùng đến quá nhiều các kĩ thuật quảng cáo.

Marketing lan truyền có thể ít tốn kém hơn so với các chiến dịch marketing truyền
thống, nhưng phát triển nhanh hơn - đặc biệt là với sự trợ giúp của các mạng xã hội.
Vì marketing lan truyền có thể nhận được rất nhiều lượng truy cập trong một thời
gian ngắn, nó cũng có thể thu hút được sự chú ý của truyền thông chính thống.

Ví dụ 1: Màn biểu diễn “Chủ tịch ACB nhảy dưới mưa” trở thành ngòi nổ truyền
thông chiếm sóng toàn bộ mạng xã hội và các trang báo lớn nhận được sự quan tâm
của rất nhiều người. Đem lại giá trị lớn cho ACB cả về lượng khách hàng, giá trị
thương hiệu và lượt tiếp cận

Ví dụ 2: MBBank đã sử dụng chiến dịch “Săn Ong Tỷ Phú”, mini game này được
quảng bá trên các trang mạng xã hội và lan truyền rộng rãi với tổng trị giá 5 tỷ
đồng. Mỗi ngày khách hàng sẽ được cấp 1 lượt quay miễn phí, sau mỗi giao dịch sẽ
được nhận thêm lượt quay. Sau7 ngày tham gia liên tục, người chơi sẽ nhận được 5
lượt quay miễn phí. Càng giao dịch online, khách hàng sẽ có thêm nhiều cơ hội sở
hữu những phần quà hấp dẫn từ MB. Việc quảng bá này không chỉ giúp MB Bank
tri ân khách hàng mà còn thu hút được một lượng khách hàng mới đầy tiềm năng.

2. Marketing nội dung (content marketing): là một chiến lược tập trung vào
việc tạo ra và phân phối nội dung có giá trị, liên quan đến sản phẩm dịch vụ nhưng
không quảng cáo sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng mà giúp người đọc cải thiện
kiến thức qua việc chia sẻ thông tin hữu ích về các lĩnh vực trong cuộc sống, từ đó
thúc đẩy hành vi và chuyển đổi họ thành khách hàng. Content marketing ngày nay
được đánh giá là một trong những công cụ marketing cực kỳ hiệu quả. Rất nhiều
ngân hàng dùng content marketing để tăng trải nghiệm khách hàng, làm cho khách
hàng kết nối với thương hiệu thông qua khơi gợi các nội dung hữu ích.

- 6 hình thức content marketing: Blogs, Ebooks, Videos, Infographic, Email,


Social media

Ví dụ 1: Vietcombank đã tạo lập Blog chuyên cung cấp thông tin hữu ích về tài
chính, đầu tư, tiết kiệm,...

Ví dụ 2: Ngân hàng HSBC của nước Anh đã thực hiện chiến dịch “Together We
Thrive” (Chúng ta cùng nhau phát triển) đã tạo ấn tượng mạnh mẽ và đã thay đổi
nhận thức người tiêu dùng mọi lứa tuổi.

Ví dụ 3: Công ty chứng khoán MB (MSB) tạo tài khoản youtube hướng dẫn người
chơi tạo tài khoản chứng khoán và giải thích các vấn đề khúc mắt. MSB livestrem
phân tích thị trường, khuyến nghị những mã cổ phiếu tiềm năng “Đãi cát tìm vàng”
giúp khách hàng có thể nắm được những cổ phiếu tốt giúp các khách hàng có thể
thu lợi nhuận và hạn chế rủi ro trong thị trường chứng khoán.

3. Marketing video (video marketing): là một chiến lược sử dụng video để quảng
bá sản phẩm hoặc dịch vụ của ngân hàng. Nó thường bao gồm sự kết hợp tinh tế
giữa hình ảnh, âm thanh, thông điệp và hiệu ứng để truyền đạt thông điệp một cách
nhanh chóng và chính xác đến khách hàng, đặc biệt là đến nhóm khách hàng mục
tiêu.

Hiện nay, phần lớn nghững người làm marketing dịch vụ tài chính cho rằng video là
cách thức tiếp thị nội dung hiệu quả nhất họ sử dụng 72 % các khách hàng nói rằng
họ rất thích được biết về các sản phẩm về dịch vụ bằng cách xem video, có hơn
90% người xem video nói rằng các bài đánh giá sản phẩm và video giới thiệu là lý
do mà họ đưa ra quyết định mua hàng. Các ngân hàng đa số đều sử dụng các video
và chiến lược marketing để biến các vấn đề phức tạp trở nên dễ hiểu hơn với khách
hàng, dễ dàng lồng ghép các yếu tố cảm xúc vào thương hiệu để tạo nên sự thích
thú, tin tưởng thương hiệu. Ngoài ra nó còn giúp cho trang Web của ngân hàng
được hiện diện tốt hơn so với các trang web không có video, khả năng chiến thắng
cao hơn so với đối thủ cạnh tranh, càng có nhiều cơ hội để phát triển cũng như tăng
doanh số bán hàng..
Xu hướng Viral video marketing hiện nay: Xây dựng một câu chuyện thu hút, video
tôn vinh giá trị người Việt, marketing video hài hước, video sử dụng có bài hát.

Ví dụ 1: Năm 2009, Ngân hàng ACB thực hiện chiến lược video marketing bằng
cách phát hành video "Tôi chọn một niềm vui” trên mọi nền tảng mạng xã hội làm
mưa làm gió và trở thành huyền thoại trong làng quảng cáo Ngân hàng.

Ví dụ 2: MBBank thực hiện chiến dịch “Creative Ideas” với mục tiêu là khách hàng
Gen Z, chiến dịch sẽ hướng tới sự vui vẻ, giải trí, gần gũi và thực tế, đồng thời cung
cấp nhiều tin tức và kiến thức mới. MB Bank xây dựng chuỗi video với kịch bản
những tình huống dở khóc dở cười, hài hước nhưng không quá lố, xoay quanh các
vấn đề về tài chính thường gặp trong cuộc sống hàng ngày như: cách tiết kiệm hiệu
quả, vấn đề lừa đảo trong tài chính, cách giải quyết khi cần thanh toán mà không
mang tiền mặt, vay tiền mua nhà...Nội dung lồng ghép giới thiệu dòng sản phẩm
thẻ, gói giải pháp của MBBank như là giải pháp trực tiếp cho các vấn đề trên.

Ví dụ 3: Để chiến dịch quảng cáo truyền hình và truyền thông xã hội để thúc đẩy
dịch vụ thẻ tín dụng mới của ngân hàng. Ngân hàng MB Bank sản xuất một video
quảng cáo phát sóng trên nhiều kênh truyền hình quốc gia.

You might also like