You are on page 1of 2

Quy luật về sự tương tác của Thế giới tự nhiên

Tương tác là một trong những nguyên lý cơ bản chi phối mọi vật trong tự nhiên. Đối với
thế giới sống, sự tương tác giữa các sinh vật sống và môi trường được thể hiện ở các cấp
độ khác nhau: tương tác xảy ra trong cơ thể sinh vật, giữa sinh vật với sinh vật và giữa
các sinh vật và môi trường. Tương tác trong hệ sinh thái thể hiện ở: ảnh hưởng của các
nhân tố sinh thái đến đời sống sinh vật; quan hệ giữa sinh vật - môi trường; quan hệ giữa
sinh vật - sinh vật trong quần thể và trong quần xã. Ngoài ra, trong tự nhiên còn có sự
tương tác giữa các lực và các đối tượng, giữa vật chất và năng lượng. Các tương tác này
thường đi kèm sự chuyển hóa vật chất và năng lượng.
Nghiên cứu về sự tương tác giữa và trong các hệ thống giúp con người hiểu rõ hơn về
môi trường và vai trò của con người trong đó. Sự tương tác của con người với môi trường
của mình dẫn tới sự phát triển của Khoa học và Công nghệ. Đồng thời, Khoa học và
Công nghệ ảnh hưởng đến cách mà con người tương tác với môi trường của mình. Bằng
cách hiểu sự tương tác giữa con người và môi trường, con người có thể đánh giá tốt hơn
hậu quả của những hành động của mình và biết chịu trách nhiệm về các hành động đó.
Ta lấy ví dụ về Quy luật về sự tương tác của Thế giới tự nhiên trong lĩnh vực Công nghệ
thông tin. Tương tác người-máy (Human Computer Interaction – HCI) là một trong
những nghiên cứu quan trọng trong khoa học máy tính. HCI là việc nghiên cứu con
người, công nghệ máy tính và tác động qua lại giữa các đối tượng đó. Tại sao phải nghiên
cứu HCI, HCI là gì và liên quan đến những lĩnh vực nào? Máy tính, con người, môi
trường, xã hội…?
Hãy thử tưởng tượng một người dùng đầu cuối sử dụng một phần mềm nào đó, do hạn
chế về tri thức của mình hay do nhà thiết kế tồi, mà lẽ ra thay vì kích hoạt một chức năng
anh ta lại nhấn nhầm và gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tại sao máy tính vẫn được coi là
thân thiện, dễ dùng mà vẫn xảy ra những điều đáng tiếc như vậy? Nếu điều đó thường
xuyên xảy ra, liệu còn có ai dám mạo hiểm sử dụng phần mềm nữa không khi mà việc
dùng nó quá mệt mỏi và căng thẳng? Vì vậy, máy tính và các thiết bị liên quan phải được
thiết kế dựa trên một sự hiểu biết sâu sắc về những điều như: suy nghĩ của con người khi
thực hiện các nhiệm vụ (theo nghĩa truyền thống!); việc sử dụng máy tính và các thiết bị
phải tạo thành một mạch liên tục với công việc hàng ngày của con người; cách thức
chuyển các tri thức sẵn có sang một hệ thống thực hiện mới.
Thực ra, Khoa học về sự tương tác giữa con người và máy móc đã ra đời từ lâu, được
nghiên cứu ngày càng sâu sắc nhằm giải quyết những vấn đề trên. Có thể nói, khoa học
về sự tương tác giữa con người và máy móc đã góp phần tăng tính tiện dụng của các loại
máy móc, công cụ sản xuất, đưa năng suất làm việc lên cao.
Những tương tác người - máy tính là sự phát triển tiếp theo của khoa học nói trên trong
thời đại hiện nay, khi vai trò của máy tính và các ứng dụng của công nghệ thông tin ngày
càng trở nên phổ biến. Ở đây ta không quan tâm nhiều tới cấu tạo vật lý của máy tính mà
quan tâm tới người dùng (là con người!) và các thao tác của họ với máy tính, rút ra các
nguyên tắc, các quy luật để có thể phát triển các chương trình ngày càng tiện dụng hơn,
đáp ứng tối đa mong muốn của người dùng. Nghiên cứu về tương tác người - máy tính
không đơn thuần là nghiên cứu về cách xây dựng giao diện thân thiện với người dùng mà
là khoa học để xây dựng, bố trí chương trình có thể giúp người dùng hoàn thành công
việc của họ một cách nhẹ nhàng nhất. Kết quả của việc nghiên cứu tương tác người - máy
tính giúp ích cho nhà phát triển trong suốt vòng đời của phần mềm: lấy yêu cầu, phân
tích, thiết kế, kiểm thử,… Những hiểu biết đó giúp cho phần mềm làm ra thoả mãn hơn
các yêu cầu của người dùng, đặc biệt là về tính tiện dụng.

You might also like