You are on page 1of 4

Giai Đoạn 1 CTTG2 (9/1939-6/1941)

1.Khái quát :
- Chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra trên nhiều mặt trận: mặt trận Tây Âu ; mặt
trận Xô - Đức ; mặt trận Bắc Phi; mặt trận châu Á - Thái Bình Dương và mặt trận
trong lòng địch của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng, trong đó, mặt trận
chủ yếu, quyết định đối với toàn bộ tiến trình của Chiến tranh thế giới thứ hai là
mặt trận Xô – Đức.
- 4 giai đoạn :
1. Giai đoạn thứ nhất: từ 9-1939 đến 6-1941 (Phe phát xít xâm chiếm châu âu, mở
rộng chiến tranh ở Đông Nam Á và Bắc Phi.).
2. Giai đoạn thứ hai: từ 6-1941 đến 11-1942 (Chiến tranh lan rộng khắp thế giới và
sự hình thành Đồng minh chống phát xít).
3. Giai đoạn thứ ba: từ 11-1942 đến 12-1943 (Bước ngoặc của chiến tranh, quân
Đồng minh chuyển sang phản công. Hội nghị Têhêran ).
4. Giai đoạn thứ tư: từ 12-1943 đến 8 -1945 (Quân Đồng minh tổng phản công tiêu
diệt phát xít Đức , quân phiệt Nhật. Hội nghị Ianta và Pôxtđam. CTTG 2 kết thúc).

2.Giai Đoạn Thứ Nhất (9/1939-6/1941) : Phe phát xít xâm


chiếm châu Âu, mở rộng chiến tranh ở Đông Nam Á và Bắc
Phi.
2.1: Phát xít Đức tấn công Ba Lan , xâm chiếm các nước Bắc Âu và Tây Âu.
a.Đức tấn công Ba Lan :
- Ngày 1 tháng 9 năm 1939, Đức Quốc Xã xâm lược Ba Lan sau khi dàn dựng một
số vụ “cờ giả”, bao gồm vụ lính Ba Lan phóng hỏa đốt trụ sở cơ quan phát thanh
Đức tại Gleiwitz => Cuộc tấn công đầu tiên của quân Đức trong cuộc chiến là
nhằm vào hệ thống phòng thủ của Ba Lan tại Westerplatte.
- Trước hành động quân sự của Đức, Vương quốc Anh gửi tối hậu thư yêu cầu Đức
dừng ngay cuộc tấn công.=> Bị Đức bác bỏ.
- Sau khi tối hậu thư bị phía Đức bác bỏ, Pháp và Anh chính thức tuyên chiến vào
ngày 3 tháng 9, kế đến là Úc, New Zealand, Nam Phi và Canada. Tuy tham chiến,
phe Đồng Minh không làm gì nhiều để giúp Ba Lan. Người Pháp chỉ thực hiện duy
nhất một cuộc thăm dò thận trọng vào vùng Saarland. Tình trạng đó kéo dài suốt 8
tháng (từ 9/1939 đến 4/1940) và được dư luận gọi bằng các tên như “cuộc chiến
tranh kì quặc”, “chiến tranh ngồi”, “chiến tranh nực cười”.
- Ngày 28/9 , sau gần 1 tháng tấn công quân Đức chiếm được Ba Lan.
b.Đức xâm chiếm các nước Bắc Âu và Tây Âu :
- Cuộc ''Chiến tranh kì quặc'' đã giúp cho nước Đức phát xít mạnh lên. Lợi dụng
thời gian hưu chiến suốt mùa đông 1939 – 1940, Đức phát triển bộ binh lên tới 136
sư đoàn. Thực lực của Đức khi đó tăng lên chừng gấp đôi thời kì trước khi đánh Ba
Lan. Trong khi đó lập trường mù quáng chống Liên Xô làm cho giới thống trị các
nước Anh và Pháp trở nên thiển cận.
- Tháng 4 năm 1940, Đức mở “Chiến dịch Weserübung” xâm lược Đan Mạch và
Na Uy nhằm bảo vệ con đường vận chuyển quặng sắt từ Thụy Điển tới Đức mà
Đồng Minh đang cố gắng cắt đứt. Đan Mạch nhanh chóng đầu hàng chỉ sau vài giờ
chiến đấu, trong khi Na Uy bị chinh phục trong vòng hai tháng bất chấp sự hỗ trợ
của Đồng Minh.
- Ngày 10-5, quân Đức tràn vào Bỉ, Hà Lan, Lucxembua và Pháp. Mặt trận chính
phía Tây bây giờ mới chính thức diễn ra. Đức ném vào cuộc tấn công 136 sư đoàn
(kể cả dự bị). Quân Đồng minh có 130 sư đoàn.Kế hoạch tác chiến của Đức lại dựa
trên sự tấn công bất ngờ, sự thiếu chuẩn bị về tâm lý của đối phương, và chiến
thuật tốc chiến tốc thắng, dùng máy bay và xe tăng tiến nhanh, thọc sâu, chia cắt và
bao vây đối phương.
- Ngày 15-5, quân đội Hà Lan phải đầu hàng, Chính phủ Hà Lan chạy sang Luân
Đôn. Ngày 27-5, đến lượt Bỉ đầu hàng vô điều kiện.
- Ngày 5-6, quân Đức tiến về phía Pari như báo tãp. Giai cấp thống trị Pháp hèn
nhát đã nghĩ đến chuyện đầu hàng. Ngày 10-6, Chính phủ bỏ Pari chạy về Tua.
- Ngày 22/6/1940 , Đức kí với Pháp “Hiệp định đình chiến Đức - Pháp” với những
điều kiện nhục nhã như : quân Đức chiếm 2/3 lãnh thổ Pháp, vùng Andat và Loren
bị sáp nhập vào Đức, Pháp phải giải giáp vũ khí và nuôi quân đội Đức đang chiếm
đóng..
- Sau tấn thảm kịch của Pháp, “Trận không chiến nước Anh” mở màn vào đầu
tháng 7/1940 khi Luftwaffe thực hiện một loạt các cuộc oanh tạc nhằm vào tàu bè
và bến cảng của Anh.Chiến dịch chiếm kiểm soát trên không của Đức bắt đầu vào
tháng 8. Tuy nhiên, do không thể đánh bại được Không quân Hoàng gia Anh, Đức
buộc phải trì hoãn vô thời hạn cuộc xâm lược Anh mang mật danh “Chiến dịch Sư
tử biển” đã được lên kế hoạch từ trước. Đức tăng cường các cuộc không kích ban
đêm nhằm vào London và các thành phố trọng điểm khác.Nhờ sự viện trợ của Mĩ
từ tháng 9/1940 cùng với nỗ lực tham chiến của người Anh, chiến dịch oanh tạc
của Luftwaffe gần như kết thúc hoàn toàn vào tháng 5/1941.
2.2 : Phe Trục củng cố liên minh , mở rộng xâm lược ở Đông Nam Âu, Đông Á
và Bắc Phi ( 9/1940-6/1941).
- Ngày 27-9-1940, Đức, Italia và Nhật đã kí hiệp ước đồng minh quân sự và chính
trị ở Beclin, được gọi là “Hiệp ước Tay ba”(còn được gọi là hiệp ước Beclin
- Cuối năm 1940, các nước Hunggari, Rumani, Bungari đã trở thành ''chư hầu'' của
Đức và không tốn một viên đạn, quân đội Đức đã chiếm đóng tất cả những căn cứ
quan trọng trên các nước đó, lập thành một vành đai bao vây miền Tây Liên Xô và
bao vây miền Đông Bắc Hi Lạp và Nam Tư.
- Ngày 28-10-1940, phát xít Italia bất ngờ tấn công Hi Lạp từ phía Anbani, không
báo trước cho Đức và cũng không được sự thỏa thuận của Đức, 20 vạn quân Italia
hùng hổ kéo vào Hi Lạp, dự định chiếm thủ đô Aten . Nhưng một tuần lễ sau, quân
Italla vẫn không đi quá l0 cây số. Đầu tháng, quân Hi Lạp có quân Anh trợ lực bắt
đầu phản công và quét sạch quân Italia ra khỏi Hi Lạp. Hi Lạp còn chiếm luôn cả
Anbani thuộc Italia.
- Trước tình hình khó khăn của Italia, tháng 4/1941, quân Đức tấn công Nam Tư và
Hi Lạp . Chính phủ Nam Tư bỏ chạy , quân Anh ở Hi Lạp cũng bị đánh bại.
=> Tới mùa hè 1941 , hầu như tất cả các nước châu Âu đều bị chiếm đóng hoặc lệ
thuộc vào Đức và Italia.
-Ở Đông Á, Chính phủ nhật công bố chính sách xây dựng “Khu vực thịnh vượng
chung Đại Đông Á” vào tháng 6/1940, thể hiện rõ tham vọng bành trướng. Tháng
9/1940, Nhật gửi tối hậu thư cho Pháp ở Đông Dương yêu cầu phải cho Nhật đóng
quân và xây dựng các căn cứ quân sự ở Bắc Kỳ (Việt Nam). Pháp buộc phải chấp
nhận yêu sách này, quân Nhật vào Bắc Kì => Coi đó như một chiếc cầu nối để
chuẩn bị xâm lược Đông Nam Á.
-Ở Bắc Phi , tháng 9/1940, quân Italia từ Libi (thuộc Itali) tấn công Ai Cập (thuộc
Anh). Cuối năm 1940, quân Anh phản công tiến vào Libi. Đức phải đưa “Quân
đoàn châu Phi” sang cứu viện Italia. Liên quân Đức - Italia phản công, đẩy lùi
Anh về biên giới Ai Cập.
- Nhìn chung, trong giai đoạn đầu của CTTG 2 , với ưu thế áp đảo trật tự của chủ
nghĩa phát xít đã được thiết lập trên phần lớn lãnh thổ châu Âu.
2.3 : Quan hệ giữa Liên Xô với một số nước Đông Âu ( 1939-1940).
- Vào năm 1939 sát nhập Đông Poland, Ukraine, Belarus
- Tháng 11/1939, chiến tranh với Phần Lan => Liên Xô bị khai trừ khỏi Hội Quốc
liên (14/12/1939)
- Trong mùa hè năm 1940 sát nhập vùng tranh chấp với Romania vào Liên Xô
- Vào 8/1940 ba nước Baltic gồm Latvia, Litva, Estonia gia nhập Liên Xô

You might also like