You are on page 1of 4

Bài 1

Dinitơ pentoxit phân huỷ thông qua phản ứng sau để tạo thành nitơ dioxit và oxy: 2 N2O5 → 4
NO2 + O2
a. Vẽ hai công thức cộng hưởng của dinitơ pentoxit trong đó có thể hiện các điện tích hình
thức.
b. Viết biểu thức tốc độ phản ứng tương ứng với phương trình phản ứng đã cho.
Cơ chế của phản ứng phân hủy như sau :

c. Cố gắng tìm biểu thức tốc độ phản ứng đúng khi áp dụng nguyên lý phỏng định trạng thái
dừng cho NO và NO3.
Năng lượng hoạt hóa của phản ứng phân hủy ở 300 K là EA = 103 kJ.
d. Ở nhiệt độ nào thì tốc độ phản ứng tăng gấp hai lần ? Biết các chất lúc này có cùng nồng
độ đầu, như vậy EA trở thành hằng số và thừa số trước mũ A không thay đổi.
Bài 2
Phản ứng cộng aldol của axeton (propanon) được xúc tác bởi base có sự tạo thành trung gian
cacbanion từ axeton, phản ứng này là thuận nghịch. Cacbanion này sẽ phản ứng với phân tử
axeton thứ hai để tạo thành sản phẩm. Cơ chế đơn giản hóa được biểu diễn như sau:

Tìm biểu thức vận tốc cho sự tạo thành sản phẩm P. Sau đó áp dụng nguyên lý nồng độ ổn
đinh để tính nồng độ cacbanion. Sử dụng ký hiệu HA cho axeton và A- cho cacbanion.
Bài 3
Nguyên tử clo đi vào tầng bình lưu từ các hợp chất của clo làm phá hủy tầng ozon. Có thể mô
tả quá trình phá hủy này bằng bốn phản ứng đơn giản như sau: (đây không phải quá trình thực
sự xảy ra).
Cl2 → 2 Cl k1
Cl + O3 → ClO + O2 k2
ClO + O3 → Cl + 2 O2 k3
2 Cl → Cl2 k4
Rút ra phương trình biểu diễn vận tốc tiêu thụ ozon theo thời gian (v = -dO3dt), bằng cách sử
dụng nguyên lý trạng thái dừng cho hai tiểu phân ClO và Cl.Phương trình này chỉ nên chứa
biến là nồng độ ozon và khí clo.
Bài 4
Thí nghiệm đồng hồ iodine biểu diễn động học của một phản ứng theo cách kinh điển. Hai
dung dịch không màu được trộn lẫn với nhau, sau một thời gian ngắn thì dung dịch chuyển
thành màu xanh dương. Có nhiều biến thể khác nhau của thí nghiệm này, một trong số chúng
là phản ứng sau đây:
S2O82- + 3 I- → 2 SO42- + I3-
(Tất cả các tiểu phân đều tan trong nước)
Cơ chế sau đây được đề nghị cho phản ứng trên:
S2O82-+ I- k1→ IS2O83-
IS2O83- k2→ 2 SO42-+I+
I++I- k3→ I2
I2+I- k4→ I3-
Dẫn ra phương trình tốc độ tạo thành I3-. Sử dụng phương pháp gần đúng trạng thái dừng cho
tất cả các tiểu phân trung gian.
Bài 5
Trong bối cảnh tác hại xấu của sự biến đổi khí hậu ngày càng thể hiện rõ trên phạm vi toàn
cầu, hóa học khí quyển ngày càng có tầm quan trọng to lớn. Một trong những phản ứng được
quan tâm nhiều của lĩnh vực này là sự phân hủy nitơ oxit NO trong pha khí.
2NO (k) → N2(k) + O2(k)
Phản ứng này có cơ chế được thừa nhận rộng rãi là:

a. Hãy lập biểu thức định luật tốc độ phân hủy NO theo các giả định: Nồng độ N đạt giá
trị dừng, tốc độ của giai đoạn phát triển mạch vượt trội so với tốc độ của giai đoạn khơi mào
(khởi đầu), và cân bằng giữa oxy và oxy nguyên tử được thiết lập.
b. Biểu diễn năng lượng hoạt hóa hiệu dụng Eeff* của phản ứng chung theo năng lượng
hoạt hóa của các giai đoạn thích hợp trong cơ chế trên.
Bài 6
Một trong các phản ứng xảy ra giữa ra với các aldehyde khi có dung dịch kiềm đặc là phản
ứng Cannizzaro: 2ROH + OH- → RCOO- + RCH2OH
1. Hoàn thành các phương trình phản ứng xảy ra trong dung dịch kiềm đặc sau:
Cơ chế được chấp nhận của phản ứng Cannizzaro gồm hai hướng cạnh tranh nhau với sự
chuyển hydride tới aldehyde từ anion A hoặc dianion B. Hướng phản ứng chính phụ thuộc
vào nồng độ của base. Dưới đây là cơ chế phản ứng:

2. Sử dụng cơ chế này và phương pháp trạng thái ổn định (nghĩa là giả sử rằng nồng độ
của các tiểu phân trung gian hoạt động là rất thấp và không phụ thuộc vào thời gian), hãy dẫn
ra phương trình động học tổng quát (k-1 >> k3, k-2 >> k4). Trên cơ sở phương trình này, hãy
xác định bậc phản ứng của base và aldehyde
a. khi nồng độ base thấp.
b. khi nồng độ base cao.
Bài 14
Xét phản ứng: N2(k) + O2(k) ⇌ 2NO(k) (1)
1. Tính các giá trị nhiệt động học ∆Ho298, ∆Go298 và ∆So298 của phản ứng này nếu biết rằng
entanpy và năng lượng tự do của sự tạo thành NO lần lượt là ∆Hof,298 = 91,25 kJ/mol và là
∆Gof,298 = 87,58 kJ/mol và giải thích tại sao phản ứng (1) không thể xảy ra ở điều kiện
chuẩn (p = 1 bar, T = 298 K)
2. Viết phương trình biểu diễn sự phụ thuộc năng lượng tự do vào nhiệt độ, cho rằng ∆H và
∆S không phụ thuộc nhiệt độ
3. Xác định nhiệt độ phản ứng mà ở đó lượng NO là 0,1% (về thể tích). Cho rằng trong không
khí có 78% N2 và 21% O2. Giá trị hằng số khí R = 8,31 J/mol.K
4. NO hoạt động hóa học rất mạnh, nó dễ phản ứng với nhiều chất như oxy, halogen… Cho
rằng NO tác dụng với brom qua một cơ chế hai bước như sau:
NO + Br2 NOBr2
NOBr2 + NO 2NOBr giai đoạn chậm
Sử dụng cơ chế này hãy thiết lập phương trình động học cho sự tạo thành NOBr.
Bài 18

Năng lượng hoạt hóa của phản ứng thuận có giá trị âm.
[NO] (mol/dm3) [O2] (mol/dm3)
, mol·dm−3·s−1
1 0.010 0.010 2.5·10−5
2 0.020 0.010 1.0·10−4
3 0.010 0.020 5.0·10−5
a. Xác định bậc riêng phần của từng cấu tử trong phản ứng dựa trên các giá trị cho ở bảng
trên.
b. Tính giá trị hằng số tốc độ k.
Hằng số tốc độ (k') của phản ứng nghịch ở 327 và 372 °C lần lượt là 83.9 và 407 dm3·mol−1·s−1
c. Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng nghịch (E'a).
d. Tính entanpy của phản ứng ΔHr dựa vào các giá trị cho ở bảng sau.
NO NO2
ΔHf / kJ·mol−1 90.29 33.10
e. Vẽ giản đồ năng lượng của phản ứng (trục tung biểu diễn năng lượng, trục hoành biểu
diễn tiến trình phản ứng). Ký hiệu trên giản đồ Ea, E'a, ΔHr .
Dựa vào kết quả thí nghiệm thì một cơ chế như sau được đề xuất:

f. Viết phương trình động học.

You might also like