You are on page 1of 71

Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga

Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 8 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG NAM Á Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY KHỐI 1 TUẦN 27


(Từ ngày 22/03/2021 đến ngày 26/3/2021)
Thứ Tiết
Ngày
Buổi ngày
Tiết Môn Tên bài dạy
1 Sinh hoạt dưới cờ
2 313 Tiếng Việt Bài Tập đọc Chuột con đáng yêu (Tiết 1)
Sáng
Thứ 3 314 Tiếng Việt Bài Tập đọc Chuột con đáng yêu (Tiết 2)
hai 4 79 Toán Phép trừ dạng 17 – 2 (tiết 2)
22/3 1 53 Tự nhiên xã hội Em vận động và nghỉ ngơi (tiết 2)
Chiều 2 27 Đạo đức Phòng tránh đuối nước (tiết 2)
3 Ôn tập TV Ôn Bài 124: oen, oet
1 53 Giáo dục thể chất Các bước nhún di chuyển kết hợp vũ đạo tay (tiết 2)
2 GV bản ngữ
Sáng
Thứ 3 315 Tiếng Việt Chính tả Tập chép: Con mèo mà trèo cây cau. Chữ: ng,
ba ngh. Vần: uôn, uôt /ương, ươc.
23/3 4 316 Tiếng Việt Tập đọc Món quà quý nhất
1 317 Tiếng Việt Tập đọc Món quà quý nhất
Chiều 2 27 Mĩ thuật Ôn tập
3 Ôn tập Toán Ôn Bài: Em ôn lại những gì đã học
1 318 Tiếng Việt Tập viết Tô chữ hoa: A, Ă, Â
2 Tiếng Anh GV chuyên trách
Sáng
Thứ tư 3 319 Tiếng Việt Tập đọc Nắng
24/3 4 320 Tiếng Việt Góc sáng tạo Bưu thiếp “Lời yêu thương”
1 80 Toán Luyện tập
Chiều 2 Tin học Làm quen với phòng máy
3 Ôn tập TV Ôn Bài 125: uyên, uyêt
1 GV bản ngữ
2 54 Tự nhiên xã hội Em biết tự bảo vệ (tiết 1)
Sáng
Thứ 3 27 Âm nhạc Giai điệu quê hương (tiết 2)
năm 4 321 Tiếng Việt Kể chuyện Cô bé quàng khăn đỏ
25/3 1 322 Tiếng Việt Tập viết Tô chữ hoa: B
Chiều 2 Ôn tập Toán Ôn Bài: Em ôn lại những gì đã học
3 HĐ theo chủ đề CĐ7 Em và những người xung quanh (t3)
1 81 Toán Cộng, trừ các số tròn chục
2 Tiếng Anh GV chuyên trách
Sáng
Thứ 3 323 Tiếng Việt Tự đọc sách báo Làm quen với việc đọc sách báo
sáu 4 324 Tiếng Việt Tự đọc sách báo Làm quen với việc đọc sách báo
26/3 1 Tin học Làm quen với phòng máy
Chiều 2 54 Giáo dục thể chất Các bước nhún di chuyển kết hợp vũ đạo tay (tiết 3)
3 Sinh hoạt lớp
Giáo viên chủ nhiệm HIỆU TRƯỞNG

1
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

TUẦN 27: Từ ngày 22/3 đến ngày 26/3/2021


Thứ hai, ngày 22 tháng 3 năm 2021
Sinh hoạt dưới cờ

2
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

TẬP ĐỌC
CHUỘT CON ĐÁNG YÊU (Tiết 1+2)

I- Mục tiêu:
Bài học giúp HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây:
1. Phẩm chất:
Giúp HS biết câu chuyện nói về tình yêu mẹ của chuột con. HS biết thể hiện tình yêu với
những người thân trong gia đình.
2. Năng lực ngôn ngữ
- Đọc: đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút,
biết nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy và GV hướng dẫn ngắt hơi ở câu dài.
- Nói và nghe: Hỏi và trả lời được các câu hỏi về nội dung và tranh của bài, luyện nói đúng
theo chủ đề.
- Nghe: HS nghe GV và các bạn đọc mẫu để nhận xét, chia sẻ.
+ Qua bài học, học sinh biết chia sẻ cùng các bạn tình cảm của mình dành cho cha mẹ.
II- Thiết bị dạy học:
- Tranh ảnh, phim minh họa.
- Bảng nhóm.
- Bảng phụ (hoặc trình chiếu) ngắt nhịp câu, in đậm (gạch chân) các từ khó.
III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
+ Khởi động: Trò chơi mèo vồ chuột (2 - HS chơi trò chơi.
phút)
- GV dẫn dắt vào bức tranh của SGK
1. Hoạt động 1: Luyện nói – Thời gian: 5 phút
- Mục tiêu: Hỏi và trả lời được câu hỏi về nội dung tranh của bài
- Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm đôi
- Thiết bị dạy học: Tranh, SGK
- GV cho HS xem tranh SGK
- Tổ chức cho HS nói trong nhóm đôi theo - HS xem tranh và nói trong nhóm đôi
nội dung tranh
- Chốt ý, giới thiệu về Chuột mẹ, chuột con
và con voi
- Giới thiệu tranh (theo SGK) -HS nhắc lại tựa bài.
- Giới thiệu tựa bài
2. Hoạt động 2: Luyện đọc thành tiếng – Thời gian 20 phút
- Mục tiêu: Đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; tốc độ đọc khoảng 60
tiếng/phút, biết ngắt hơi ở dấu chấm, dấu phẩy và ngắt nghỉ hơi trong câu dài.
- Phương pháp, hình thức tổ chức: đọc thầm, đọc cá nhân, đọc nhóm.

3
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

- Thiết bị dạy học: giọng đọc của GV, SGK, bảng phụ ghi câu dài.
a) Cho HS đọc thầm - HS đọc thầm
GV kiểm soát lớp
b) GV đọc mẫu 1 lần, ngắt nghỉ hơi sau
dấu phẩy, dấu chấm và ngắt nghỉ ở câu
dài - HS đọc nhẩm theo cô, để ý chỗ ngắt nghỉ
Giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm. Chuột hơi
con ỉu xìu, buồn phiền khi nói về thái độ của
các bạn, khi ước được to lớn như voi. Lời
Chuột mẹ dịu dàng “Nếu con to như voi thì
làm sao mẹ bế được con?”Lời Chuột con vui
vẻ, đáng yêu: “Vậy thì con thích là Chuột
con bé nhỏ của mẹ hơn”.
- Nhắc HS để ý chỗ ngắt nghỉ hơi
c) Cho HS đọc tiếng, từ ngữ - HS luyện đọc theo nhóm, tìm từ khó đọc
- Cho HS luyện đọc theo nhóm 4-6, tự tìm ra
từ khó đọc hoặc từ bạn mình đọc sai, ghi lại
trên thẻ từ
- GV quan sát các nhóm hoạt động, giúp đỡ,
chỉnh sửa, rèn đọc cho HS.
- GV nêu từ các nhóm phát hiện.
+ Đối với các từ mà nhiều nhóm sai: GV
chọn từ đưa lên bảng, rèn HS đọc.
+ Đối với các từ chỉ 1-2 nhóm sai: GV cho
HS trong nhóm đọc lại.
+ Nếu từ nào HS không đọc được, có thể cho
HS đánh vần và đọc trơn.
- GV kết hợp giải nghĩa từ: phụng phịu
(bằng hình ảnh)
d) Luyện đọc câu - HS đọc nối tiếp từng câu
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp từng câu. - HS đọc theo cách nghỉ hơi GV hướng dẫn
- GV giới thiệu câu dài cần đọc nghỉ hơi.
Chú chuột nọ bé nhất lớp/ nên thường bị bạn
trêu. Nếu con to như voi/ thì làm sao mẹ bế
được con?
e) Tổ chức cho HS đọc cả bài văn
- GV giới thiệu: bài này được chia thành 3
đoạn.
- Đoạn 1: Từ “Đầu đến…chả đi học nữa”
- Đoạn 2:Từ “Ngừng một lát…mẹ bế được
4
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

con?”
- Đoạn 3: Các câu còn lại
- GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm. - HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV cho HS đọc toàn bài trước lớp.
Thư giãn giữa giờ

3.Hoạt động 3: Tìm hiểu bài – Thời gian: 15 phút


3.1. Đọc hiểu
- Mục tiêu: Bước đầu nhận biết được diễn biến của câu chuyện theo gợi ý của GV; trả lời
được câu hỏi đơn giản về nội dung của bài đọc
- Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, nhóm, cá nhân, trò chơi
- Thiết bị dạy học: SGK, bảng phụ ghi sơ đồ tóm tắt.
- Cho HS đọc thầm cả bài trả lời câu hỏi 1
- Câu hỏi 1: GV đưa lên bảng sơ đồ tóm tắt - 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 ý trong sơ đồ
truyện
-Từng cặp HS cùng hoàn thành sơ đồ tóm tắt
truyện
-GV chốt lại đáp án: - Nhiều HS nhìn sơ đồ nói lại
(1) Chuột con bé tí teo, thường bị bạn trêu.
(2)Nó ước được to như bạn voi.
(3)Mẹ nó bảo: “Nếu con to như voi thì làm
sao mẹ bế được con”
(4)Nó hiểu ra, vui vẻ làm chuột con để được
mẹ bế.
Câu hỏi 2: GV nêu yêu cầu: Chuột con có gì - Con chuột đáng yêu vì nó bé nhỏ, rất dễ
đáng yêu? thương.(vì chuột con ngây thơ, muốn được to
như voi)
-GV chốt nội dung bài: Chuột con thật đáng
yêu.Nó ước được to như voi để không bị bạn
bè trêu nhưng vì yêu mẹ, nó không muốm
làm voi,mà vui vẻ làm chuột con.
* Liên hệ:
- Em hãy nói cho cô và các bạn cùng nghe về
tình cảm của bố mẹ dành cho em?
- Tình cảm của em với mọi người trong gia
đình như thế nào? Em muốn nhận được điều
gì từ những người thân trong gia đình?
- Em cần làm gì để mọi người trong gia đình
được vui.
3.2. Luyện đọc lại (theo vai) – Thời gian: 5 phút

5
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

- Mục tiêu: Đọc trơn bài, tốc độ đọc khoảng 40-50 tiếng/ 1 phút phát âm đúng các tiếng,
không phải đánh vần. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu ( sau dấu chấm nghỉ dài hơn sau dấu
phẩy)
- Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm, cá nhân.
- Thiết bị dạy học: SGK.
- 1 tốp (3HS) đọc mẫu:1 HS đọc lời người - Từng nhóm 3 HS thi đọc theo vai
dẫn chuyện, 1 HS đọc lời chuột con, 1 HS
đọc lời chuột mẹ
- GV và cả lớp bình chọn tốp đọc hay nhất.
(đúng vai, đúng lời, đúng từ, câu, đọc rõ
ràng, biểu cảm)
4. Tổng kết– Thời gian: 2 phút
- GV nhận xét tiết học. - HS lắng nghe.
- Dặn dò HS về kể người thân nghe câu
chuyện vừa học.
- Chuẩn bị tiết sau.

6
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

TOÁN
Bài 57. PHÉP TRỪ DẠNG 17-2 (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách tìm kết quả các phép trừ dạng 17-2.
Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn
với thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II.CHUẨN BỊ
20 chấm tròn đỏ, 20 chấm tròn xanh.
Băng giấy đã kẻ 20 ô vuông (kích thước phù hợp với chấm tròn trong bộ đồ dùng để HS có
thể đặt được chấm tròn vào mỗi ô).
Một số tình huống đơn giản có phép trừ dạng 17-2.
Trò chơi, tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước khi vào giờ học.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Hoạt động khởi động
1. HS chơi trò chơi “Truyền điện” ôn lại phép -HS chơi “Truyền điện”
trừ trong phạm vi 10.
2. HS hoạt động theo nhóm (bàn) và thực hiện
lần lượt các hoạt động sau:
- HS quan sát bức tranh -HS quan sát bức tranh
- HS thảo luận nhóm bàn: -có 17 chong chóng, 2 chong chóng bạn
+ Bức tranh vẽ gì? trai cầm đi, còn lại 15 chong chóng. - viết
phép trừ: 17-2= 15”.
+ Viết phép tính thích hợp (bảng con). - HS chia sẻ trước lớp
Em làm thế nào để tìm được kết quả phép tính
17-2 = 15?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
HS tính 17-2 = 15.
-Thảo luận nhóm về các cách tìm kết quả phép - Đại diện nhóm trình bày.
tính 17 - 2 = ?
- HS lắng nghe và nhận xét các cách tính
bạn nêu ra.
- Phân tích cho HS thấy có thể dùng nhiều
cách khác khau để tìm kết quá phép tính.
2.Tay lấy 17 chấm tròn đỏ (xếp vào các ô trong HS lắng nghe GV hướng dẫn cách tìm kết
băng giấy). quả phép trừ 17 - 2 và cùng thao tác với
GV:
- Miệng nói: Có 17 chấm tròn. Tay bớt đi 2
chấm tròn (làm thao tác gạch bớt)
- Đếm: 16,15. - HS chia sẻ cách làm.
- Nói kết quả phép trừ 17-2=15.
3.HS thực hiện một số phép tính khác, viết kết
quả vào bảng con, chẳng hạn: 14-1 = 13; 18-3

7
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

= 15; ...
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1
- Cho HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép trừ - Hs làm bài
nêu trong bài (HS có thể dùng các chấm tròn
và thao tác đếm để tìm kết quả phép tính).
- Đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau và nói cho
nhau về tình huống đã cho và phép tính tuơng
ứng; Chia sẻ trước lớp.
- GV chốt lại cách làm, có thể làm mẫu 1 phép
tính.
Bài 2 - Đổi vở kiểm tra chéo.
- Cho HS tính rồi viết kết quả phép tính vào - HS đứng tại chỗ nêu cách làm.
vở.
- GV chốt lại cách thực hiện phép tính dạng
17 - 2. Ngoài cách dùng chấm tròn và thao tác
đếm, ta có thể tính bằng cách đếm bớt 2 kể từ
17: 16, 15.
Bài 3
- Cho HS tự làm bài 3: Chọn kết quả đúng - Hs tự làm
với mỗi phép trừ.
- Thảo luận với bạn về chọn phép tính nào
thích hợp với kết quả nào. Chia sẻ trước lớp.
Lưu ý: Ở bài này HS có thể tìm kết quả phép
tính bằng nhiều cách khác nhau: có thế nhẩm,
có thể dùng chấm tròn, que tính,... GV nên
quan sát cách HS tính hơn là chỉ chú ý đến kết
quả của phép tính.
Bài 4
- Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ và kể cho - HS quan sát tranh. Chia sẻ trước lớp.
bạn nghe tình huống trong mỗi bức tranh rồi
đọc phép tính tương ứng.
Ví dụ câu b): Có tất cả 18 cây nến, có 6 cây
nến đã bị tắt.
Phép tính tìm số cây nến còn lại là: 18 - 6 = 12.
- GV chốt lại cách làm.
D. Hoạt động vận dụng
HS tìm một số tình huống trong thực tế liên
quan đến phép trừ dạng 17-2.
E. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? -HS TL
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên
quan đến phép trừ dạng 17 - 2 để hôm sau chia
sẻ với các bạn.

8
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TNXH


BÀI 26: EM VẬN ĐỘNG VÀ NGHỈ NGƠI (Tiết 2)
Thời lượng: 2 tiết

I. MỤC TIÊU
˗ Sau bài học, nêu được các hoạt động vận động và nghỉ ngơi có lợi cho sức khỏe
˗ Liên hệ và nêu được các hoạt động cần dành nhiều thời gian để cơ thể khỏe mạnh

1. Phẩm chất:
- Nhân ái: Biết yêu thương bản thân
- Chăm chỉ: tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học
- Trung thực: ghi nhận kết quả việc làm của mình một các trung thực
- Trách nhiệm: ý thức được trách nhiệm của giữ gìn và bảo vệ sức khỏe bản thân

2. Năng lực chung:


- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng
nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra
những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề

3. Năng lực đặc thù:


- Nhận thức khoa học: biết được mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ thể
˗ Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Liên hệ và nêu được các hoạt động cần dành
nhiều thời gian để cơ thể khỏe mạnh
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên:
- video về một số môn thể thao
- Tranh ảnh minh hoạ
- Học sinh:
- Sách TNXH
- Vở bài tập TNXH
-Tranh ,ảnh về một môn thể thao hoặc hoạt động nghỉ ngơi mà Hs thích.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 2

9
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú và khơi gợi lại nội dung bài học
của tiết trước. -Hs hát và vận động
b. Cách tiến hành:
- GV cho HS hát và vận động theo bài “Tập thể -Hs trả lời tự do.
dục buổi sáng ” ( sáng tác: Minh trang)
- GV nêu câu hỏi : Sau khi tập thể dục theo bài
hát, các em cảm thấy thế nào?
* Dự kiến sản phẩm:
- Gv dẫn dắt vào bài tiết 2. - Các em tham gia khởi động
* Qua hoạt động 1: đầy đủ
Thông qua việc tích cực tham chơi trò chơi, HS được * Tiêu chí đánh giá:
- Thực hiện đúng các động tác
phát triển năng lực tự chủ và tự học cũng như phẩm theo bài hát.
chất trung thực khi thực hiện đúng các động tác.

2.Các hoạt động vận động: (10 phút)

a. Mục tiêu:
- Hs nhận biết các hoạt động vận động phù hợp
-Hs thực hiện theo nhóm đôi
với cơ thể và lứa tuổi.
b. Cách tiến hành:
-Gv chia lớp thành các nhóm đôi, yêu cầu các nhóm
quan sát tranh trong SGK trang 110 và trả lời các câu
hỏi sau:
+Các bạn trong tranh đang làm gì?
+Em thích hoạt động vận động nào? Vì sao? -Hs chia sẻ trước lớp
-Hs quan sát và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.
-Gv tổ chức cho một số nhóm lên chia sẻ với lớp. Gv
đặt câu hỏi để liên hệ mở rộng”Ngoài các hoạt động
trên, em còn biết những hoạt động vận động nào khác
có lợi cho sức khỏe?” * Dự kiến sản phẩm:

10
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

-GV và hs cùng nhận xét, rút ra kết luận. - Phần trình bày trong nhóm.
- Phần trình bày trước lớp
*Kết luận: Vận động đúng cách và phù hợp sẽ giúp
* Tiêu chí đánh giá:
cơ thể khỏe mạnh. - Tham gia tốt các hoạt động
thảo luận nhóm.
- Tự tin trả lời trước lớp đúng,
đủ ý

3.Các hoạt động nghỉ ngơi : (15 phút)

a. Mục tiêu:
- Hs nhận biết các hoạt động nghỉ ngơi phù hợp -Hs thảo luận theo nhóm 4
với cơ thể và lứa tuổi.
b. Cách tiến hành:
-Gv tố chức cho hs quan sát tranh trong SGK trang
111, thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi:
- Kể tên các hoạt động có trong tranh -Hs chia sẻ trước lớp
-Em chọn cách nghỉ ngơi nào có lợi cho sức khỏe?
-Hs quan sát và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm * Dự kiến sản phẩm:
-Gv mời một số nhóm lên chia sẻ với cả lớp. - Phần trình bày trong nhóm.
- Phần trình bày trước lớp
-Gv và hs nhận xét, rút ra kết luận. * Tiêu chí đánh giá:
*Kết luận: Nghỉ ngơi đúng cách và phù hợp sẽ giúp - Tham gia tốt các hoạt động
thảo luận nhóm.
cơ thể khỏe mạnh. - Tự tin trả lời trước lớp đúng,
đủ ý

-Hs thực hiện theo nhóm đôi

-Hs chia sẻ
4.Liên hệ bản thân : (5 phút)

a. Mục tiêu: * Dự kiến sản phẩm:


- Phần trình bày trong nhóm.
-Hs tự liên hệ và nêu được các hoạt động cần dành - Phần trình bày trước lớp
nhiều thời gian để cơ thể khỏe mạnh * Tiêu chí đánh giá:

11
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

b. Cách tiến hành: - Tự tin trả lời trước lớp đúng,


-Gv tổ chức cho hs làm việc theo nhóm đôi, chia sẻ đủ ý

những hoạt động vận động và nghỉ ngơi mà bản thân


đã làm dựa trên tranh, ảnh đã chuẩn bị theo các câu hỏi
sau:
+Em thường dành thời gian cho hoạt động vận động và
nghỉ ngơi nào để cơ thể khỏe manh?
+Chúng ta có nên vận động quá sức không? Vì sao?
-Gv mời hs chia sẻ câu trả lời. Gv và hs cùng nhận xét
rút ra kết luận.
*Kết luận: Em vận động, nghỉ ngơi hợp lí

*Dặn dò: Các em chuẩn bị bài cho tiết sau.

12
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

ĐẠO ĐỨC
BÀI 12: PHÒNG TRÁNH ĐUỐI NƯỚC (Tiết 2)

A. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS:
- Nêu được một số biểu hiện của tai nạn đuối nước.
- Nhận biết được một số nguyên nhân và hậu quả của tai nạn đuối nước.
- Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng tránh tai nạn đuối nước.
- Tác dụng của áo phao.
- Kĩ năng sử dụng áo phao đúng và nhanh.
- Rèn Hs kĩ năng biết tự bảo vệ.
- Nâng cao năng lực trách nhiệm và nhân ái.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Sách giáo khoa, SGV, VBT đạo đức 1
- Tranh ảnh, truyện, thẻ mặt cười, mặt mếu, áo phao.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 2
III. LUYỆN TẬP
Hoạt động 1: Xử lí tình huống
Nội dung a:
Chia lớp thành nhóm 4 và giao nhiệm vụ - Lắng nghe và thực hiện
cho các nhóm:
Nhóm 1,2 xử lí tình huống 1
Nhóm 3,4 xử lí tình huống 2
Nhóm 5,6 xử lí tình huống 3
Nhóm 7, 8 xử lí tình huống 4
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu - Các nhóm thảo luận nhóm 4
cách xử lí tình huống theo các câu hỏi: - Quan sát tranh và nêu cách xử lí tình
+ Các bạn nhỏ trong tranh đang huống của nhóm mình:
làm gì?
+ Em sẽ làm gì khi gặp những tình
huống sau?

13
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

*Nhóm 1, 2 xử lí tình huống 1:


- Mời các nhóm trình bày cách xử lý tình - Các nhóm trình bày cách xử lí tình
huống huống: Nhảy xuống nước cứu bạn, gọi
người lớn đến giúp, ném áo phao cho
bạn,…
- Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung
- GV nhận xét, kết luận tình huống 1: Có - Lắng nghe
1 bạn bị đuối nước và đang kêu cứu. Các
em là học sinh lớp 1 nêu không thể xuống
nước để cứu bạn bằng cách nhảy xuống
nước đua bạn lên bờ như vậy rất nguy
hiểm vì nhiều khả năng là cả hai cùng bị
đuối nước, cần loại bỏ phương án này.
Vậy phương án tốt nhất là các em tìm
kiếm sự trợ giúp bằng cách kêu cứu và
tìm người lớn gần nhất hoặc các em có
thể tìm kiếm các vật cứu hộ như: áo phao, - Các nhóm trình bày cách xử lí tình
hộp xốp, can nhựa,… gần đó để ném huống
xuống chỗ nạn nhân. - Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung
* Nhóm 3,4 xử lí tình huống 2 - Lắng nghe
- Mời các nhóm trình bày cách xử lý tình
huống
- GV nhận xét, kết luận tình huống 2: Các - Các nhóm trình bày cách xử lí tình
bạn nữ đang hát hoa cạnh bờ sông. Chúng huống
ta khuyên các bạn là không nên chơi và - Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung
hái hoa cạnh bờ sông vì cũng có nguy cơ - Lắng nghe
bị đuối nước.
* Nhóm 5, 6 xử lí tình huống 3
- Mời các nhóm trình bày cách xử lý tình - Các nhóm trình bày cách xử lí tình
huống huống
- GV nhận xét, kết luận tình huống 3: Hai - Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung
bạn nam đang đùa nghịch, xô đẩy nhau ở - Lắng nghe
trên cầu. Chúng ta cần khuyên bạn
không nên đùa nghịch, xô đẩy nhau ở
trên cầu vì rất dễ bị ngã xuống nước.
*Nhóm 7,8 xử lí tình huống 4
- Mời các nhóm trình bày cách xử lý tình
huống
GV nhận xét, kết luận tình huống 4: Bạn

14
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

nữ đang cố với chân lên để múc nước của - Trả lời:


chiếc lu nước lớn. Chúng ta khuyên bạn +Hs nêu
không nên múc nước quá tầm với của - Nhận xét, bổ sung
mình khi vật chứa nước ở quá cao hoặc - Lắng nghe
quá xa vì hành động đó khá chênh vênh,
dễ trượt chân và bị chúi đầu vào lu gây ra
đuối nước. Đối với những vật chứa nước
cần phải có nắp đậy.
Nội dung b:
- GV nêu tình huống: Trời nắng nóng,
bạn Nam tắm dưới ao quá lâu. Em sẽ
khuyên bạn Nam điều gì? - Trả lời:
- Mời HS trả lời cách xử lí của mình + Khi đi tắm biển em mặc áo phao.
- GV nhận xét, kết luận: Tắm ao là hành + Em không đi tắm biển một mình.
động không nên, tắm giữa trời nắng, lại + Em không chơi gần ao, hồ, sông,
tắm lâu dễ bị cảm suối,..
* Không chơi đùa gần ao, hồ, sông, suối.
Không tắm sông, suối một mình khi - Lắng nghe
không có người lớn đi cùng. Giếng nước,
vật chứa nước phải được xây thành cao,
có nắp đậy. Chấp hành tốt các quy định
về an toàn khi tham gia các phương tiện
giao thông đường thủy.
Hoạt động 2: Liên hệ bản thân
+ Các em đã làm gì để phòng tránh tai
nạn đuối nước cho bản thân?

- Nhận xét, kết luận: Không chơi đùa gần


ao, hồ, sông, suối. Giếng nước phải được
xây thành cao, có nắp đậy. Chum, vại, bể
nước phải có nắp đậy. Chấp hành tốt các
quy định về an toàn khi tham gia các
phương tiện giao thông đường thủy.
Tuyệt đối không lội qua suối khi trời
giông bão.
Chỉ tập bơi hoặc bơi ở nơi có người lớn
và phương tiện cứu hộ, tuân thủ quy định

15
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

của bể bơi, khu vực bơi.


Trò chơi củng cố
Dặn chuẩn bị tiết sau.

16
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

ÔN TIẾNG VIỆT
BÀI 124: oen, oet (Tiết 1+2)

17
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

Thứ ba, ngày 23 tháng 3 năm 2021


GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Bài 4: CÁC BƯỚC NHÚN DI CHUYỂN KẾT HỢP VŨ ĐẠO TAY.
(tiết 2)
I. Mục tiêu bài học
1.Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:
- Tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
- Tích cực tham gia các trò chơi vận động và các bài tập phát triển thể lực, có trách nhiệm trong khi
chơi trò chơi.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự xem trước cách thực hiện các bước nhún di chuyển kết hợp vũ đạo tay trong
sách giáo khoa.
- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi,
đoàn kết giúp đỡ nhau trong tập luyện.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện các lỗi sai thường mắc khi thực hiện động tác và tìm cách
khắc phục.
2.2. Năng lực đặc thù:
- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn
trong tập luyện.
- NL vận động cơ bản: Biết và thực hiện được các bước nhún di chuyển kết hợp vũ đạo tay
- NL thể dục thể thao: Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo
viên để tập luyện. Thực hiện được các bước nhún di chuyển kết hợp vũ đạo tay.
II. Địa điểm – phương tiện
- Địa điểm: Sân trường
- Phương tiện:
+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, phai nhạc, còi phục vụ trò chơi.
+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.
III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.
- Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt( tập thể), tập theo nhóm, tập luyện theo cặp.
IV. Tiến trình dạy học
LVĐ Phương pháp, tổ chức và yêu cầu
Nội dung Thời Số
Hoạt động GV Hoạt động HS
gian lượng
I. Phần mở đầu 5 – 7’
1.Nhận lớp Gv nhận lớp, thăm hỏi Đội hình nhận lớp
sức khỏe học sinh phổ €€€€€€€€
biến nội dung, yêu cầu €€€€€€€
giờ học €
- Cán sự tập trung lớp,
điểm số, báo cáo sĩ số,
tình hình lớp cho GV.
2.Khởi động
a) Khởi động chung 2x8N
Đội hình khởi động
- Xoay các khớp cổ tay, cổ
chân, vai, hông, gối,...
€
€ € € €
€ € €

18
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

b) Khởi động chuyên môn


- Các động tác bổ trợ - Gv HD học sinh khởi
chuyên môn 2x8N động trên nền nhạc. - HS khởi động theo
c) Trò chơi hướng dẫn của GV
- Trò chơi “mèo đuổi
chuột” - GV hướng dẫn chơi

II. Phần cơ bản:


- Ôn động tác nhún gối di 16-18’ - GV hô nhịp cho HS
chuyển sang trái – phải, thưc hiện theo
nhún di chuyển tiến lùi Cho HS quan sát tranh
* Kiến thức.
Nhún di chuyển sang trái, - GV làm mẫu động tác
sang phải kết hợp tay. kết hợp phân tích kĩ - HS thực hiện theo
thuật động tác. nhịp hô của giáo viên
- Lưu ý những lỗi
thường mắc
N1: Nhún gối
€€€€€€€€
N2: Đứng thẳng, đưa chân €€€€€€€
trái sang ngang, hai tay mở
hai bên.
€
HS quan sát GV làm
N3: Nhún hai gối. mẫu
N4: Thu chân phải về
TTCB
N5,6,7,8: Như vậy nhưng
đổi chân phải
Nhún di chuyển tiến lùi
kết hợp tay.

N1: Nhún hai gối


N2: Bước chân trái ra
trước, hai tay ra trước, nhón
gót chân phải.
N3: Nhún hai gối.
N4: Thu chân phải về
TTCB
N5: Nhún hai gối
N6: Đưa chân phải ra sau,
hai tay ra trước. - GV hô - HS tập theo
N7: Nhún hai gối. 2 lần Gv.
N8: Lùi chân trái về TTCB - Gv quan sát, sửa sai
*Luyện tập cho HS.

19
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

Tập đồng loạt


- Yc Tổ trưởng cho các
4lần - Đội hình tập luyện
bạn luyện tập theo khu
đồng loạt.
vực.
€€€€€€€€
Tập theo tổ nhóm €€€€€€€

4lần
- GV cho 2 HS quay
€
mặt vào nhau tạo thành ĐH tập luyện theo tổ
từng cặp để tập luyện. €€€€
Tập theo cặp đôi € € €
1 lần €€ €€
- GV tổ chức cho HS €
€ GV € €
thi đua giữa các tổ.
- GV nêu tên trò chơi, -ĐH tập luyện theo cặp
Thi đua giữa các tổ € € €
3-5’ nhắc lại cách chơi.
- Cho HS chơi thử và € € €
* Trò chơi “bức tường động
chơi chính thức.
tác” - Từng tổ lên thi đua -
- Nhận xét, tuyên
trình diễn
dương, và sử phạt
người (đội) thua cuộc
- GV hướng dẫn
4- 5’ - Nhận xét kết quả, ý
thức, thái độ học của
III.Kết thúc
HS.
* Thả lỏng cơ toàn thân.
- VN ôn bài và chuẩn
* Nhận xét, đánh giá chung
bị bài sau
của buổi học.
Hướng dẫn HS Tự ôn ở
nhà
* Xuống lớp - HS thực hiện thả lỏng
- ĐH kết thúc
€€€€€€€€
€€€€€€€
€

20
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

TIẾNG ANH

Giáo viên bản ngữ

21
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

TIẾNG VIỆT

Chính tả (tập chép)


CON MÈO MÀ TRÈO CÂY CAU

I- Mục tiêu:
Bài học giúp HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây:
1. Phẩm chất:
Giúp HS biết thể thơ lục bát và biết yêu quý động vật.
2. Năng lực ngôn ngữ
- Đọc: đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút,
biết nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy; Giúp HS mở rộng vốn từ.
- Nói và nghe: Làm được các bài tập 2,3
- Viết: viết chính xác bài thơ, viết chữ đúng độ cao, độ rộng, trình bày vở rõ ràng, sạch đẹp.
II- Thiết bị dạy học:
- Tranh ảnh, bài hát.
- Bảng nhóm.
- Bảng phụ (hoặc trình chiếu). in đậm (gạch chân) các từ khó.
III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
+ Khởi động: Hát bài: “Con mèo mà trèo - HS hát.
cây cau” (1 phút)
- GV dẫn dắt vào bài tập chép.
1. Hoạt động 1: Tập chép – Thời gian: 20 phút
- Mục tiêu: viết chính xác bài thơ, viết chữ đúng độ cao, độ rộng, trình bày vở rõ ràng, sạch
đẹp.
- Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm đôi
- Thiết bị dạy học: Tranh, bảng phụ, bảng con, SGK
a) GV hướng dẫn viết tập chép:
- GV cho HS xem bảng phụ ghi bài tập chép. - HS quan sát.
- GV đọc bài. - Cả lớp lắng nghe.
- GV cho 2-3 HS đọc lại bài. - 2-3 HS đọc bài.
- GV hỏi: - HS trả lời.
+ Các con vật nào có trong bài?
+ Các chữ đầu câu như thế nào?
+ Cách trình bày bài thơ?
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi tìm các -HS thảo luận nhóm và trình bày.
từ khó viết.
- Chốt ý, nêu các từ khó và gọi HS phân tích - HS phân tích.

22
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

các từ khó.
b) Viết bảng con:
- GV đọc các từ khó. - HS viết từ khó.
- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.
c) Tập chép vào vở:
- GV đọc lại bài tập chép. - HS lắng nghe.
- GV cho HS nhắc lại tư thế ngồi viết. - HS nhắc lại.
- GV hướng dẫn lại cách trình bày vở.
- GV cho HS nhìn mẫu và chép bài. - HS chép bài.
- GV nhận xét một số vở và cho HS quan sát
một vài vở viết đẹp.
- GV nhận xét.
Thư giãn giữa giờ
2. Hoạt động 2: Làm bài tập – Thời gian 10 phút
- Mục tiêu: Làm được các bài tập.
- Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân, làm nhóm.
- Thiết bị dạy học: VBT Tiếng Việt, tranh BT 3.
Bài tập 1:
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài. - HS đọc yêu cầu.
- GV cho HS làm bài vào vở. - Cả lớp làm bài.
- GV gọi 1 HS lên bảng làm bài. - 1HS sửa bài.
- GV cho HS nhận xét và sửa bài. - HS nhận xét.
- GV nhận xét,
Bài tập 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài. - HS đọc yêu cầu.
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 làm bài. - HS thảo luận nhóm.
- GV gọi đại diện 1 nhóm lên bảng làm bài. - 1 nhóm HS sửa bài.
- GV cho HS nhận xét và sửa bài. - HS nhận xét.
- GV nhận xét,
4. Tổng kết– Thời gian: 2 phút
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau. - HS lắng nghe.

23
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

Tập đọc
MÓN QUÀ QUÝ NHẤT

I- Mục tiêu:
Bài học giúp HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây:
1. Phẩm chất:
Giúp HS biết câu chuyện nói về tình cảm của cháu đối với bà, biết yêu thương và quý trọng
người thân.
2. Năng lực ngôn ngữ
- Đọc: đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút,
biết nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy và GV hướng dẫn ngắt hơi ở câu dài; Giúp HS
mở rộng vốn từ.
- Nói và nghe: Hỏi và trả lời được các câu hỏi về nội dung và tranh của bài, luyện nói đúng
theo chủ đề.
II- Thiết bị dạy học:
- Tranh ảnh, phim minh họa.
- Bảng nhóm.
- Bảng phụ (hoặc trình chiếu) ngắt nhịp câu, in đậm (gạch chân) các từ khó.
III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
+ Khởi động: Hát bài “Bà ơi bà” (1 phút) - HS hát.
- GV dẫn dắt vào bức tranh của SGK
1. Hoạt động 1: Luyện nói – Thời gian: 5 phút
- Mục tiêu: Hỏi và trả lời được câu hỏi về nội dung tranh của bài
- Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm đôi
- Thiết bị dạy học: Tranh, SGK
- GV cho HS xem tranh SGK
- Tổ chức cho HS nói trong nhóm đôi theo - HS xem tranh và nói trong nhóm đôi
nội dung tranh
- Chốt ý, giới thiệu về bà, bé Huệ.
- Giới thiệu tranh (theo SGK)
- Giới thiệu tựa bài -HS nhắc lại tựa bài.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc thành tiếng – Thời gian 20 phút
- Mục tiêu: Đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài văn; tốc độ đọc khoảng 60
tiếng/phút, biết ngắt hơi ở dấu chấm, dấu phẩy và ngắt nghỉ hơi trong câu dài.
- Phương pháp, hình thức tổ chức: đọc thầm, đọc cá nhân, đọc nhóm.
- Thiết bị dạy học: giọng đọc của GV, SGK, bảng phụ ghi câu dài.

24
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

a) Cho HS đọc thầm


GV kiểm soát lớp - HS đọc thầm
b) GV đọc mẫu 1 lần, ngắt nghỉ hơi sau
dấu phẩy, dấu chấm và ngắt nghỉ ở câu
dài - HS đọc nhẩm theo cô, để ý chỗ ngắt nghỉ
Giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm. Lời bà hơi
ngạc nhiên, cảm động. Lời Huệ vui vẻ, đáng
yêu.
- Nhắc HS để ý chỗ ngắt nghỉ hơi
c) Cho HS đọc tiếng, từ ngữ - HS luyện đọc theo nhóm, tìm từ khó đọc
- Cho HS luyện đọc theo nhóm 4-6, tự tìm ra
từ khó đọc hoặc từ bạn mình đọc sai, ghi lại
trên thẻ từ
- GV quan sát các nhóm hoạt động, giúp đỡ,
chỉnh sửa, rèn đọc cho HS.
- GV nêu từ các nhóm phát hiện.
+ Đối với các từ mà nhiều nhóm sai: GV
chọn từ đưa lên bảng, rèn HS đọc.
+ Đối với các từ chỉ 1-2 nhóm sai: GV cho
HS trong nhóm đọc lại.
+ Nếu từ nào HS không đọc được, có thể cho
HS đánh vần và đọc trơn.
- GV kết hợp giải nghĩa từ: cái hộp rỗng
(bằng hình ảnh)
d) Luyện đọc câu - HS đọc nối tiếp từng câu
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp từng câu. - HS đọc theo cách nghỉ hơi GV hướng dẫn
- GV giới thiệu câu dài cần đọc nghỉ hơi.
Đây không phải là / cái hộp rỗng đâu ạ.
Cháu đã gửi rất nhiều nụ hôn vào đó,/ đến
khi đầy ắp mới thôi.//
e) Tổ chức cho HS đọc cả bài văn
- GV giới thiệu: bài này được chia thành 3
đoạn.
- Đoạn 1: Từ “Đầu đến…cháu à.”
- Đoạn 2:Từ “Huệ đáp…mới thôi.”
- Đoạn 3: Các câu còn lại - HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV cho HS khá giỏi đọc toàn bài trước lớp.
Thư giãn giữa giờ

25
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

3.Hoạt động 3: Tìm hiểu bài – Thời gian: 15 phút


3.1. Đọc hiểu
- Mục tiêu: Bước đầu nhận biết được diễn biến của câu chuyện theo gợi ý của GV; trả lời
được câu hỏi đơn giản về nội dung của bài đọc
- Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, nhóm, cá nhân, trò chơi
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi 1 trong SGK.
- HS thảo luận nhóm và trình bày ý kiến.
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu
hỏi:
+ Câu hỏi 1: Khi mở hộp quà, bà nói gì?
+ Câu hỏi 2: Huệ trả lời thế nào?
- HS đọc thầm.
- Yêu cầu HS đọc thầm câu hỏi 3.
- Y/C 1HS đọc to câu hỏi. - 1 HS đọc.
- Y/C HS làm việc cá nhân, khoanh vào ý em - HS khoanh vào ý mình lựa chọn.
thích.
- Y/C HS thảo luận nhóm 4. Giải thích vì sao - HS thảo luận nhóm 4. Trình bày ý kiến lựa
mình lại lựa chọn đáp án đó. chọn của mình.
- GV cho 1HS đọc to yêu cầu câu hỏi 4. - HS đọc yêu cầu.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi. - HS thảo luận nhóm đôi và đại diện nhóm
trình bày.
* Liên hệ:
- Em hãy nói cho cô và các bạn cùng nghe về - HS chia sẻ.
tình cảm của bà dành cho em?
- Tình cảm của em với bà như thế nào?
- Em cần làm gì để bà được vui.
- GV chốt nội dung bài.
3.2. Luyện đọc lại (theo vai) – Thời gian: 5 phút
- Mục tiêu: Đọc trơn bài, tốc độ đọc khoảng 40-50 tiếng/ 1 phút phát âm đúng các tiếng,
không phải đánh vần. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu ( sau dấu chấm nghỉ dài hơn sau dấu
phẩy)
- Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm, cá nhân.
- Thiết bị dạy học: SGK.
- 1 tốp (3HS) đọc mẫu:1 HS đọc lời người -Từng nhóm 3 HS thi đọc theo vai
dẫn chuyện, 1 HS đọc lời bà, 1 HS đọc lời
Huệ.
- GV và cả lớp bình chọn tốp đọc hay nhất.
(đúng vai, đúng lời, đúng từ, câu, đọc rõ
ràng, biểu cảm)
4. Tổng kết– Thời gian: 2 phút
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau. - HS lắng nghe.

26
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

27
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

MỸ THUẬT
ÔN TẬP

ÔN TOÁN
BÀI: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC

28
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

Thứ tư ngày 24 tháng 3 năm 2021


TẬP VIẾT
TÔ CHỮ HOA A, Ă, Â
I- Mục tiêu:
Bài học giúp HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây:
1. Phẩm chất:
Giúp HS kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.
2. Năng lực ngôn ngữ
- Nhận biết và đọc đúng được các chữ hoa A, Ă, Â, từ ứng dụng: ngạc nhiên, dịu dàng và câu
ứng dụng: Anh lớn nhường em bé.
- Nắm được quy trình viết các chữ hoa A, Ă, Â.
- Tô đúng, viết đúng các chữ hoa, từ, câu ứng dụng và dãn đúng khoảng cách giữa các con
chữ theo mẫu chữ trong vở Luyện viết 1, tập hai.
II- Thiết bị dạy học:
- Chữ mẫu, bài hát.
- Bảng nhóm.
- Bảng phụ (hoặc trình chiếu).
- Vở Luyện viết 1, tập hai.
III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
+ Khởi động: Hát (1 phút) - HS hát.
- GV dẫn dắt vào bài.
1. Hoạt động 1: Hoạt động chia sẻ và giới thiệu bài – Thời gian: 5 phút
- Mục tiêu: Nhận biết và đọc đúng được các chữ hoa A, Ă, Â
- Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân
- Thiết bị dạy học: Chữ mẫu.
- GV cho HS xem chữ mẫu. - HS quan sát.
- GV hỏi: Các chữ mẫu trên bảng là chữ gì? - HS trả lời.
- Chốt ý, giới thiệu chữ hoa A, Ă, Â.
- GV ghi tựa bài. - HS nhắc lại tựa bài.
2. Hoạt động 2: Khám phá và luyện tập – Thời gian 20 phút
- Mục tiêu: HS nắm được quy trình tô chữ hoa A, Ă, Â. Tô đúng, viết đúng các chữ hoa, từ,
câu ứng dụng và dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở Luyện viết
1, tập hai.
- Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân, làm nhóm.
- Thiết bị dạy học: Chữ mẫu, vở Luyện viết 1, tập hai, bảng phụ (hoặc trình chiếu).
a) Hướng dẫn tô chữ hoa A,Ă,Â
- GV cho HS xem chữ mẫu. - HS quan sát.
- GV tổ chức thảo luận nhóm 4 nhận xét các - HS thảo luận nhóm và đại diện các nhóm

29
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

đặc điểm, cấu tạo chữ hoa: trình bày.


+ Nhóm 1,2: Chữ hoa có độ rộng và độ cao
như thế nào?
+ Nhóm 3,4: Chữ hoa gồm các nét nào ?
+ Nhóm 5,6: So sánh chữ A với Ă, Â?
+ Nhóm 7,8: Nêu quy trình tô các chữ hoa.
- GV cho các nhóm nhận xét, bổ sung. - Các nhóm HS nhận xét và bổ sung.
- GV chốt ý, nêu lại quy trình viết chữ hoa. - HS lắng nghe và nhắc lại quy trình.
- GV vừa viết chữ hoa mẫu vừa hướng dẫn. - HS quan sát.
- GV cho HS tô, viết các chữ hoa A, Ă, Â - HS thực hành vào vở.
trong vở Luyện viết 1, tập hai. GV đến từng
bàn , hướng dẫn HS ngồi đúng tư thế, cầm
bút đúng, viết đúng.
* Nghỉ giữa tiết: hát múa
b) Hướng dẫn viết từ, câu ứng dụng:
- GV cho HS quan sát và đọc các từ và câu
ứng dụng: ngạc nhiên, dịu dàng, Anh lớn - HS quan sát và đọc.
nhường em bé.
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 nhận xét cách
viết: - HS thảo luận nhóm và đại diện các nhóm
+ Nhóm 1,2: Từ ứng dụng và câu ứng dụng trình bày.
gồm có mấy chữ?
+ Nhóm 3,4: Khoảng cách giữa các chữ là
bao nhiêu và vị trí các dấu thanh?
+ Nhóm 5,6: Những chữ nào cao 2,5 li? Cao
2 li? Cao 1,5li?...
+ Nhóm 7,8: Nêu những chữ khó viết có
trong bài.
- GV cho các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV chốt ý, nêu cách viết. - Các nhóm HS nhận xét và bổ sung.
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn. Lưu ý nét - HS lắng nghe.
nối giữa: a và c, i và ê, ơ và n, ư và ơ. - HS quan sát.
- GV cho HS tô, viết các từ và câu ứng dụng:
ngạc nhiên, dịu dàng, Anh lớn nhường em bé - HS thực hành vào vở.
trong vở Luyện viết 1, tập hai. GV khích lệ
HS hoàn thành phần Luyện tập thêm.
- GV nhận xét một số vở của HS, khen ngợi
những HS viết đúng, nhanh, đẹp.

30
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

4. Tổng kết– Thời gian: 5 phút


- GV cho HS xem các bài viết đẹp của một số - HS quan sát.
bạn trong lớp.
- GV nhận xét tiết học. Nhắc những HS chưa - HS lắng nghe.
hoàn thành bài viết tiếp tục luyện viết.
- Chuẩn bị tiết sau.

31
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

TIẾNG ANH

Giáo viên chuyên trách

32
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

TIẾNG VIỆT
Tập đọc
Nắng

I- Mục tiêu:
Bài học giúp HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây:
1. Phẩm chất:
Giúp HS biết câu chuyện nói về tình cảm của nắng đối với bố mẹ, ông bà. Giáo dục HS biết
phụ giúp bố mẹ, ông bà các công việc nhà.
2. Năng lực ngôn ngữ
- Đọc: đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài thơ; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút,
biết nghỉ hơi và GV hướng dẫn cách ngắt nhịp; Giúp HS mở rộng vốn từ.
- Nói và nghe: Hỏi và trả lời được các câu hỏi về nội dung và tranh của bài. Học thuộc lòng
6 dòng thơ cuối,
II- Thiết bị dạy học:
- Tranh ảnh, phim minh họa.
- Bảng nhóm.
- Bảng phụ (hoặc trình chiếu) ngắt nhịp câu, in đậm (gạch chân) các từ khó.
III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
+ Khởi động: Trò chơi “chiếc hôp bí mật” (1 - HS chơi.
phút)
- GV dẫn dắt vào bức tranh của SGK
1. Hoạt động 1: Luyện nói – Thời gian: 5 phút
- Mục tiêu: Hỏi và trả lời được câu hỏi về nội dung tranh của bài
- Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm đôi
- Thiết bị dạy học: Tranh, SGK
- GV cho HS xem tranh SGK
- Tổ chức cho HS nói trong nhóm đôi theo - HS xem tranh và nói trong nhóm đôi
nội dung tranh
- Chốt ý, giới thiệu về Nắng.
- Giới thiệu tranh (theo SGK)
- Giới thiệu tựa bài -HS nhắc lại tựa bài.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc thành tiếng – Thời gian 20 phút
- Mục tiêu: đọc đúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài thơ; tốc độ đọc khoảng 60
tiếng/phút, biết nghỉ hơi và GV hướng dẫn cách ngắt nhịp; Giúp HS mở rộng vốn từ.
- Phương pháp, hình thức tổ chức: đọc thầm, đọc cá nhân, đọc nhóm.

33
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

- Thiết bị dạy học: giọng đọc của GV, SGK, bảng phụ ghi câu ngắt nhịp.
a) Cho HS đọc thầm
GV kiểm soát lớp - HS đọc thầm
b) GV đọc mẫu 1 lần, ngắt nghỉ hơi sau
dấu phẩy, dấu chấm và ngắt nghỉ ở câu
dài - HS đọc nhẩm theo cô, để ý chỗ ngắt nghỉ
Giọng đọc vui tươi, tình cảm. Ngắt nhịp hơi
3/2
- Nhắc HS để ý chỗ ngắt nghỉ hơi - HS luyện đọc theo nhóm, tìm từ khó đọc
c) Cho HS đọc tiếng, từ ngữ
- Cho HS luyện đọc theo nhóm 4-6, tự tìm ra
từ khó đọc hoặc từ bạn mình đọc sai, ghi lại
trên thẻ từ
- GV quan sát các nhóm hoạt động, giúp đỡ,
chỉnh sửa, rèn đọc cho HS.
- GV nêu từ các nhóm phát hiện.
+ Đối với các từ mà nhiều nhóm sai: GV
chọn từ đưa lên bảng, rèn HS đọc.
+ Đối với các từ chỉ 1-2 nhóm sai: GV cho
HS trong nhóm đọc lại.
+ Nếu từ nào HS không đọc được, có thể cho
HS đánh vần và đọc trơn.
- GV kết hợp giải nghĩa từ: tường vôi, xâu
kim (bằng hình ảnh), thoắt. - HS đọc nối tiếp từng câu
d) Luyện đọc câu - HS đọc theo cách nghỉ hơi GV hướng dẫn
- GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp từng câu.
- GV giới thiệu cách đọc câu ngắt nhịp:
Nắng lên cao/ theo bố
Xây thẳng mạch/ tường vôi
Lại trải vàng/ sân phơi
Hong thóc khô/ cho mẹ.//
e) Tổ chức cho HS đọc cả bài văn
- GV giới thiệu: bài này được chia thành 2
khổ.
- Khổ 1: Từ “Đầu đến…cho mẹ.” - HS đọc từng khổ trong nhóm.
- Khổ 2:Từ “Nắng chạy…xâu kim.”
- GV cho HS đọc từng khổ trong nhóm.
- GV cho HS khá giỏi đọc toàn bài trước lớp.
Thư giãn giữa giờ
3.Hoạt động 3: Tìm hiểu bài – Thời gian: 15 phút
34
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

3.1. Đọc hiểu


- Mục tiêu: Bước đầu nhận biết được diễn biến của câu chuyện theo gợi ý của GV; trả lời
được câu hỏi đơn giản về nội dung của bài đọc
- Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, nhóm, cá nhân, trò chơi
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi 1 trong SGK.
- HS thảo luận nhóm.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu
hỏi:
- 2 HS hỏi đáp trả lời.
+ Câu hỏi 1: Nắng giúp ai làm gì?
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi 2,3 trong SGK.
- HS thảo luận nhóm 4.
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu
hỏi:
+ Câu hỏi 2: Tìm những câu cho thấy nắng - Đại diện từng nhóm trả lời.
rất nhanh nhẹn?
+ Câu hỏi 3: Em thấy nắng giống ai?
* Liên hệ:
- Em hãy nói cho cô và các bạn cùng nghe về
công việc em đã phụ giúp gia đình?

- GV chốt nội dung bài.


3.2. Học thuộc lòng – Thời gian: 5 phút
- Mục tiêu: đọc thuộc lòng bài thơ. Biết ngắt, nghỉ đúng nhịp.
- Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm, cá nhân.
- Thiết bị dạy học: SGK.
- GV tổ chức cho HS học thuộc long bài thơ.
- GV tổ chức trò chơi: “Ai giỏi nhất?”
- GV và cả lớp bình chọn tốp đọc hay nhất. -Từng nhóm 3 HS thi đọc.
(đúng từ, câu, đọc rõ ràng, biểu cảm)
4. Tổng kết– Thời gian: 2 phút
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau. - HS lắng nghe.

35
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

GÓC SÁNG TẠO


BƯU THIẾP “LỜI YÊU THƯƠNG”
Bài học giúp HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây:
1. Phẩm chất:
Giúp HS thể hiện tình cảm với người thân. Biết kiên trì, khéo léo để hoàn thành sản phẩm.
2. Năng lực ngôn ngữ
- Làm được 1 bưu thiếp đơn giản, có trang trí (cắt, dán hoặc vẽ).
- Viết được lời yêu thương (2,3 câu) lên bưu thiếp để tặng một người than, chữ viết rõ ràng,
ít lỗi chính tả.
II- Thiết bị dạy học:
GV: - Một số bưu thiếp sưu tầm.
- Những mảnh giấy có dòng kẻ ô li hình chữ nhật hoặc trái tim.
- Những viên nam châm.
HS: - Giấy màu, bút chì màu, bút dạ, hồ dán, tranh ảnh người thân,…
- VBT Tiếng Việt 1, tập hai.
III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
1. Hoạt động 1: Hoạt động chia sẻ và giới thiệu câu chuyện – Thời gian: 5 phút
- Mục tiêu: quan sát và nhận biết được hình bưu thiếp.
- Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm đôi
- Thiết bị dạy học: Tranh.
- GV cho HS xem tranh BT 1
- Tổ chức cho HS nói trong nhóm đôi theo - HS xem tranh và nói trong nhóm đôi
nội dung tranh và đoán cách làm.
- Chốt ý, giới thiệu về bưu thiếp.
- Giới thiệu tranh (theo SGK)
- Giới thiệu tựa bài -HS nhắc lại tựa bài.
2. Hoạt động 2: Khám phá - Thời gian 10 phút
- Mục tiêu: Biết cách làm 1 bưu thiếp đơn giản, có trang trí (cắt, dán hoặc vẽ).
- Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân, làm nhóm.
- Thiết bị dạy học: SGK, một số bưu thiếp sưu tầm.
2.1. Hướng dẫn thực hiện:
- GV cho HS quan sát 4 bài tập trong SGK. - HS quan sát.
- GV mời 4 HS nối tiếp đọc 4 hoạt động của - 4HS đọc nối tiếp.
tiết học.
- BT 1: GV cho HS thảo luận nhóm đôi nhận - HS thảo luận nhóm đôi.
xét hình dáng, trang trí của bưu thiếp.
- GV nhận xét và hỏi bưu thiếp được dùng - HS trả lời.

36
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

làm gì?
- BT 2: GV cho HS thảo luận nhóm đôi nêu - HS thảo luận nhóm và trình bày ý kiến.
cách làm bưu thiếp.
- GV nhận xét và cho HS xem một số mẫu - HS quan sát.
bưu thiếp.
- BT 3: GV cho 1 HS đọc lời trong bưu thiếp. - 1HS đọc.
- GV lưu ý: Viết lên bưu thiếp 2-3 câu lời - Cả lớp lắng nghe.
yêu thương tặng 1 người thân trong gia đình.
Viết càng nhiều câu càng tốt, chú ý lỗi chính
tả, trình bày sạch đẹp.
- BT 4: GV: Các em sẽ mang bưu thiếp về - Cả lớp lắng nghe.
nhà tặng người thân. Cùng người thân hoàn
thiện đẹp hơn để chuẩn bị trưng bày ở lớp
vào tuần tiếp theo.
2.2. HS nói trước lớp:
- GV hỏi: Em sẽ làm bưu thiếp tặng ai trong - HS trả lời.
gia đình?
- GV nhận xét.
3. Luyện tập- Thời gian 15 phút
- Mục tiêu: Làm được 1 bưu thiếp đơn giản, có trang trí (cắt, dán hoặc vẽ). Viết được lời
yêu thương (2,3 câu) lên bưu thiếp để tặng một người than, chữ viết rõ ràng, ít lỗi chính tả.
- Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân, làm nhóm.
- Thiết bị dạy học: Đồ dùng, nam châm, VBT
3.1. Chuẩn bị:
- HS bày lên bàn những đồ dùng đã chuẩn bị. - HS bày lên đồ dùng.
- GV phát cho HS những mẫu giấy trắng có
dòng kẻ ô li để HS đính lên bưu thiếp (HS
chưa có sự chuẩn bị có thể làm bài trực tiếp
vào VBT).
- GV hướng dẫn trang để trang trí và viết lời - HS lắng nghe.
yêu thương vào bưu thiếp.
- GV hướng dẫn cách đính sản phẩm của HS
vào VBT.
3.2. Làm bưu thiếp:
- GV tổ chức cho HS thực hành làm bưu - HS thực hành theo nhóm 4.
thiếp theo nhóm 4.
- GV quan sát và giúp đỡ HS khi gặp khó
khăn.
3.3. Giới thiệu một vài sản phẩm: - 4 nhóm đính sản phẩm.

37
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

- GV cho 4 nhóm nhanh nhất đính sản phẩm


trên bảng. - Đại diện nhóm trình bày.
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày sản
phẩm.
- GV nhận xét.
4. Tổng kết– Thời gian: 5 phút
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi các nhóm - HS lắng nghe.
hoàn thành tốt và sáng tạo.
- Nhắc những HS về nhà tặng cho người thân
và cùng người thân hoàn thiện sản phẩm đẹp
hơn.
- Chuẩn bị tiết sau.

38
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

TOÁN
Bài 58. LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
-Thực hiện được cộng, hừ các phép tính dạng 14 + 3 và dạng 17-2.
-Nhận biết bài toán có lời văn gồm các số (điều đã biết) và câu hỏi (điều cần tìm). Nắm bắt
được thông tin toán học hữu ích trong mỗi bài toán và lựa chọn đúng phép tính để giải quyết
vấn đề.
-Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
Phát triển các NL toán học.
II.CHUẨN BỊ
Chuẩn bị một số bài toán gắn với thực tế sử dụng các phép tính cộng, trừ đã học.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Hoạt động khởi động
- HDHS chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” -HS chơi trò chơi “Truyền điện”,
cộng hoặc trừ nhẩm trong phạm vi 10 hoặc dạng
14 + 3, 17 - 2 đã học.
- GV nhận xét
B. Hoạt động thực hành, luyện tập -HS đổi vở, chấm chéo, đặt câu hỏi
Bài l và nói cho nhau về kết quả các
- Cá nhân HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép phép tính tương ứng
cộng hoặc trừ nêu trong bài.
-GV nhận xét
-Bài 2
-Tranh vẽ gì? -HS chỉ vào tranh nói tình huống
- HS đọc bài toán (HS nêu số hoặc đặt thẻ số tranh, mô tả điều gì đã biết, điều gì
thích hợp vào ô dấu ?). phải tìm.
- GV hỏi: Bài toán cho ta biết điều gì? Bài toán
hỏi gì? Hãy nói cho bạn nghe suy nghĩ của em.
- GV giới thiệu bài toán có lời văn. Bài toán gồm
hai phần: phần thông tin cho biết, phần thông tin - HS tự đưa ra một số ví dụ về bài
cần tìm (thường ở dạng câu hỏi bắt đầu từ chữ toán có lời văn, chia sẻ trong nhóm
“Hỏi...”). và cử đại điện trình bày.

39
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

Bài 3
- HDHS đọc bài toán, suy nghĩ xem bài toán cho - HS nêu
biết gì, bài toán hỏi gì?
- HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn - HS viết phép tính thích hợp và trả
để tìm cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra lời:
- HS kiểm tra lại các thông tin đã biết, phép tính a)Phép tính: 6 + 3 = 9.
và câu trả lời chính xác. Trả lời: Tổ em có tất cả 9 bạn.
- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo b) Phép tính: 5-1=4.
cách của các em. Trả lời: Trên sân còn lại 4 bạn.

Bài 4 - HS đọc bài


- HDHS đọc bài toán, suy nghĩ xem bài toán cho - HS viết phép tính thích hợp và trả
biết gì, bài toán hỏi gì. lời:
- HDHS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng
bàn để tìm cách trả lời câu hoi bài toán đặt ra Phép tính: 18 - 4 = 14.
- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo Trả lời: Trên xe còn lại 14 người.
cách của các em.
C.Hoạt động vận dụng
GV khuyến khích HS liên hệ đặt ra một số bài
toán thực tế gắn với trường lớp, gia đình, cộng
đồng sử dụng phép cộng hoặc phép trừ đã học.

D.Củng cố, dặn dò


- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
Theo em khi giải quyết một bài toán có lời văn -HS TL
cần chú ý điều gì?
- về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan
đến phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20 và đặt
bài toán cho mỗi tình huống đó để hôm sau chia
sẻ với các bạn.

40
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

TIN HỌC

LÀM QUEN VỚI PHÒNG MÁY

ÔN TIẾNG VIỆT
BÀI 125: uyên, uyêt

41
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

Thứ năm, ngày 25 tháng 3 năm 2021

TIẾNG ANH

Giáo viên bản ngữ

42
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TNXH

CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE


BÀI 2: EM BIẾT TỰ BẢO VỆ (Tiết 1)
Thời lượng: 2 tiết
I. MỤC TIÊU: Sau bài học “Em biết tự bảo vệ” HS sẽ :
- Nhận biết những vùng riêng tư của cơ thể cần được bảo vệ.
- Thực hành nói không và tránh xa người có hành vi động chạm hay đe dọa đến an toàn
của bản thân.
- Thực hành nói với người lớn tin cậy để được giúp đỡ khi cần.
1. Phẩm chất chủ yếu :
- Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc bảo vệ an toàn cho bản thân.
- Trung thực: Chia sẻ, trình bày kết quả thảo luận của nhóm chân thật.
2.Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Thể hiện qua việc thực hiện các hoạt động quan sát, chuẩn bị bải của HS.
- Giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ, trao đổi cùng bạn tham gia các hoạt động nhóm.
- Giải quyết các vấn đề sáng tạo: Cách ứng xử, xử lí thông qua các tình huống trong bài.
3.Năng lực khoa học:
- Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học: Thực hành nói “Không!” và tránh xa người có hành
vi đe dọa đến sự an toàn bản thân.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1/ GV: Sách TN&XH, bài hát, tranh…
2/ HS: Sách TN&XH,…
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
TIẾT 1

Hoạt động giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động:


a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những
biểu biết đã có của HS về cách tự bảo vệ bản
thân, dẫn dắt vào bài mới. .
b. Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Ghép hình” Nhóm 4 thực hiện ghép hình
- GV phát cho mỗi nhóm 1 bộ thẻ hình. Mỗi
nhóm sẽ ghép thành hình hoàn chỉnh (cơ thể của

43
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

bạn nam hoặc nữ). Trình bày


- Mời các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm * Dự kiến sản phẩm:
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới - Các nhóm hoàn thành sản
- GV nói tên bài và viết lên bảng: Bài 27: Em phẩm ghép hình..
biết tự bảo vệ (tiết 1) * Tiêu chí đánh giá:
- Tham gia hoạt động nhóm có
tích cực hay không.

2. Hoạt động 1: Vùng riêng tư của cơ thể


a. Mục tiêu: HS nhận biết được những vùng
Các nhóm quan sát tranh và
riêng tư của cơ thể cần được bảo vệ.
thảo luận
b. Cách tiến hành:
- GV tổ chức nhóm đôi quan sát tranh 1, 2 SGK
trang 112 và thảo luận trả lời câu hỏi:
Các nhóm trình bày
Chỉ các vùng riêng tư trên cơ thể của hai bạn
trong tranh?
* Dự kiến sản phẩm:
-GV mời đại diện từng nhóm trình bày
- HS tích cực quan sát và trình
-> HS nhận xét, GV nhận xét
bày đúng câu.
Kết luận: Các vùng riêng tư trên cơ thể gồm:
* Tiêu chí đánh giá:
miệng, ngực, phần giữa hai đùi và phần hông.
Trình bày đúng yêu cầu câu hỏi.

3. Hoạt động 2: Nói không với những hành vi


động chạm vào vùng riêng tư trên cơ thể
-HS quan sát tranh
a. Mục tiêu: HS thực hành nói không với những
hành vi động chạm vào vùng riêng tư trên cơ thể.
b. Cách tiến hành:

- GV giới thiệu tranh 3, 4 SGK trang 112: Yêu


cầu HS quan và trả lời câu hỏi:

+ Hãy quan sát tranh và nói về tranh

+ Bạn Hoa và bạn Nam đã nói gì? Tại sao? - HS chia sẻ câu trả lời

+ Khi nào em có phản ứng giống như bạn Hoa và


bạn Nam?

44
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

- Mời HS chia sẻ

-> HS nhận xét, GV nhận xét. * Dự kiến sản phẩm:

Kết luận: Em bảo vệ vùng riêng tư của cơ thể - HS chia sẻ chân thành và đúng
yêu cầu câu hỏi.
mình và giữ an toàn cho bản thân. Biết nói
“Không!” và tránh xa người có hành vi đe dọa * Tiêu chí đánh giá:
đến sự an toàn của bản thân. - Tham gia quan sát, kết quả
chia sẻ

-HS quan sát và thảo luận


3.Hoạt động 3: Ứng xử với những đối tượng nhóm
khác nhau

a. Mục tiêu: HS biết cách ứng xử với người


thân, bạn bè và người quen.

b. Cách tiến hành:


GV tổ chức nhóm 4 quan sát tranh 1, 2, 3, 4, 5
SGK trang 113 và thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Bạn Hoa và bạn Nam ứng xử như thế nào với -HS trình bày trước lớp
mọi người?
+ Em có cho phép người quen nắm tay hay
không? * Dự kiến sản phẩm:
+ Bạn bè có được phép ôm em không? - HS trình bày đúng yêu cầu câu
+ Nếu người quen định nắm tay hoặc ôm em, em hỏi.
sẽ làm gì? * Tiêu chí đánh giá:
- Tham gia quan sát, kết quả
- GV mời đại diện nhóm trình bày.
chia sẻ.
- HS nhận xét, HS nhận xét. Các nhóm trình bày

Kết luận: Đối với ba mẹ, ông bà, anh chị em


ruột, em được phép ôm thân mật. Đối với bạn bè,
thầy cô giáo, bà con họ hàng, em được phép nắm
tay. Khi gặp người quen, em chỉ được đứng xa và

45
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

cúi đầu chào.

4. Củng cố – dặn dò:


- Hôm nay, các em học TN&XH bài gì?
- Theo em, cần làm gì để bảo đảm an toàn cho
bản thân?
* Hoạt động tiếp nối: GV giao việc cho HS về
nhà kể cho người thân nghe những điều vừa được
học ở lớp về cách tự bảo vệ bản thân và nhờ ba
mẹ hướng dẫn thêm các cách khác.

TIẾT 2

Hoạt động giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động:


a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi lại nội
dung bài học của tiết học trước.
b. Cách tiến hành:
- GV cho HS nghe giai điệu của Bài hát vui nhộn - HS nghe
dạy trẻ về quy tắc an toàn bảo vệ cơ thể của Hiệp
hội Quốc gia về công tác ngăn ngừa nạn ngược
đãi trẻ em.
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới - HS nhắc lại tên bài.
- GV nói tên bài và viết lên bảng: Bài 27: Em tự * Dự kiến sản phẩm:
biết bảo vệ (tiết 2) - Các nghe lắng giai điệu bài
hát.
* Tiêu chí đánh giá:
- HS hiểu về bài hát nói gì.

2. Hoạt động 1: Những tình huống nguy hiểm


cho bản thân
a. Mục tiêu: HS biết được những tình huống Quan sát tranh và thảo luận
nguy hiểm cho bản thân và biết cách tránh xa. nhóm 4
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2, 3, 4 SGK
46
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

trang 114 và thảo luận theo câu hỏi:


* Điều gì có thể xảy ra trong các tình huống ?
* Em cần làm gì trong các trường hợp trên?
- GV có thể hỏi thêm :
- GV mời đại diện nhóm trình bày
-> HS nhận xét, GV nhận xét.
Kết luận: Các nhóm trình bày
Tranh 1: Dù là người lạ hay người quen cho em
quà như đồ chơi, thức ăn, em phải nói không và
bỏ đi.
Tranh 2: Em không ở lâu một mình trong nhà vệ
sinh.
Tranh 3: Khi ở nhà một mình, em không cho
những người khác ba mẹ, anh chị em, ông bà vào
nhà.
Tranh 4: Em không đi theo người lạ.

* Dự kiến sản phẩm:


3. Hoạt động 2: Nói với người lớn tin cậy để - HS tích cực tham gia hoạt
được giúp đỡ khi cần động nhóm và trình bày kết
quả.
a. Mục tiêu: HS biết cách phản ứng nhanh trong
* Tiêu chí đánh giá:
hoàn cảnh nguy hiểm và biết nói với người lớn
- Kết quả hoạt động nhóm của
tin cậy để được giúp đỡ.
HS.
b. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2, 3, 4 SGK
trang 114 và thảo luận nhóm đôi theo câu hỏi:
+ Chuyện gì đã xảy ra với bạn An?
+ Bạn An kể lại chuyện với ai?

- GV mời đại diện các nhóm trình bày Các nhóm quan sát tranh
Thảo luận
->HS nhận xét, GV nhận xét

Kết luận: Em tìm người lớn tin cậy hoặc gọi


Các nhóm trình bày
111 để được giúp đỡ.
-GV hướng dẫn HS đọc các từ khóa của bài: “

47
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

Vùng riêng tư – Tự bảo vệ”.

* Dự kiến sản phẩm:


Các nhóm trình bày đúng yêu
4. Củng cố – dặn dò: cầu của GV.
Hôm nay, các em học bài gì?
* Tiêu chí đánh giá:
- GV yêu cầu HS đọc lại các từ khóa trong bài:
- Trình bày các nhóm rõ ràng…
“ Vùng riêng tư – Tự bảo vệ”.
* Hoạt động tiếp nối: GV giao việc cho HS về
-HS trả lời
nhà chia sẻ với người thân về các cách bảo vệ an
-HS đọc
toàn cho bản thân.

48
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 1


CHỦ ĐỀ 7: GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG (Tiết 2)
Thời lượng: 4 tiết
I.Mục tiêu:
1. Phẩm chất:
- Yêu thích những làn điệu dân ca của các vùng, miền trên đất nước Việt Nam.
2. Năng lực chung:
- Biết tham gia thảo luận, nêu ý kiến trong học tập.
- Biết cố gắng hoàn thành phần việc của mình được phân công và chia sẻ giúp đở thành viên
khác cùng hoàn thành việc được phân công.
- Biết xác định, nhận biết và làm rõ thông tin, có khả năng giải quyết nhiệm vụ được giao.
3. Năng lực âm nhạc:
- Hát đúng lời ca và giai điệu bài: Lí cây xanh.
- Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản hoặc trò chơi.
- Biết dùng Trống, thanh phách, Tembourine (trống lục lạc) để gõ đệm cho bài hát đã học.
- Hiểu được nội dung câu chuyện Tiếng đàn Thạch Sanh.
- Đọc đúng tên nốt, bước đầu đọc đúng cao độ và trường độ các nốt nhạc.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Đàn phím điện tử, trống Tembourine (trống lục lạc), thanh phách, trống nhỏ.
+ Máy phát nhạc,Tranh, ảnh.
- Học sinh:
+ Thanh phách, trống nhỏ, tem- bơ- rin.
III. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 2: NGHE NHẠC - ĐỌC NHẠC
Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS
3’ * Hoạt động 1: Khởi động.
Cho các em tham gia 1 trò chơi: Nghe rõ- - Tương tác và khám phá theo
đáp nhanh. GV đàn 1 vài câu trong những nội dung.
bài hát quen thuộc đã học, các em nghe và
xung phong đoán tên của bài hát đó trong
thời gian nhanh nhất, ai đoán đúng nhất
nhanh nhất là chiến thắng.
YCCĐ về PC: HS tích cực tham gia trò
chơi.
- YCCĐ về NL: HS tham gia trò chơi.
13’ * Hoạt động 2: Nghe bài hát: Nu na nu

49
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

nống.
- GV giới thiệu tên bài hát, thuộc thể loại - HS lắng nghe.
đồng dao Bắc Bộ.
- GV cho các em tự do cảm thụ và thể - HS vận động.
hiện như ngồi vừa nghe nhạc vừa nhịp
chân, nhịp tay, đung đưa…
- Sau khi nghe bài hát GV có thể đặt câu - HS nêu cảm nhận sau khi nghe
hỏi: Em cảm thấy sắc thái tình cảm của nhạc.
bài này như thế nào? vui hay buồn, rộn
ràng hay du dương?
YCCĐ về PC: Yêu quê hương đất nước,
yêu thích những làn điệu dân ca.
YCCĐ về NLAN: Lắng nghe và vận động
theo bài hát.
15’ * Hoạt động 3: Đọc nhạc.
- GV treo tranh HS quan sát. - Nhận biết và trải nghiệm theo
- GV hỏi: Trong tranh có mấy bạn HS? (5 nội dung bài học, trả lời câu hỏi
bạn) của GV.
Các bạn tên gì? (Đô- rê- mi- son- la)
Trò chơi : Hỏi- đáp theo tiết tấu Bạn tên
gì?(đô- rê- mi), Tên lan (son la)
- GV đọc mẫu và đánh các nốt nhạc cho
học sinh nghe. Hôm nay chúng ta cùng - HS lắng nghe.
làm quen với các nốt nhạc ấy nhé!
- Hướng dẫn học sinh đọc theo cao độ
- GV hướng dẫn học sinh đọc nhạc theo - HS thực hiện theo hướng dẫn.
ký hiệu bàn tay.
- GV giới thiệu bài đọc nhạc và treo tranh
ảnh các mẫu kí hiệu bàn tay.
Mẫu 4 âm
Mẫu 5 âm
- GV hướng dẫn học sinh đọc nhạc theo
ký hiệu bàn tay.
- GV làm mẫu.
- GV hướng dẫn học sinh làm theo mẫu.
- Áp dụng phương pháp của ông Dalcroze
(đọc theo giai điệu của bài tập đọc nhạc)
à....a.....a

50
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

- GV đàn giai điệu cao độ theo mẫu, đọc - HS thực hiện.


nối tiếp, đọc đối đáp.
- GV hướng dẫn đọc cao độ theo kí hiệu
bàn tay.
- GV nhận xét, sửa sai cho học sinh.
- GV cho HS tập gõ đệm một câu của bài
hát Lí cây xanh kết hợp với từng loại nhạc
cụ.
- Sau khi HS nhuần nhuyễn GV phân - HS thực hiện.
nhóm để HS thực hiện.
- Tổ chức thi đua giữa các nhóm: bình
4’ chọn nhóm thể hiện tốt nhất.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- YCCĐ về NLAN: Nêu được tên các nốt
nhạc Đồ- rê- mi- son- la. Bước đầu thể
hiện được mẫu tiết tấu, theo hướng dẫn
của giáo viên.
- Củng cố : Em hãy kể tên vài bài hát dân - HS trả lời và làm trắc nghiệm
ca mà em biết ? Có thể trắc nghiệm bằng để khắc sâu tên vài bài hát dân
cách cho sẵn 4 phương án ABCD để các ca.
em dễ dàng chọn lựa hơn.
- Gõ đệm cho bài hát Lí cây xanh bằng - HS thực hiện.
thanh phách.

51
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

TIẾNG VIỆT
KỂ CHUYỆN
CÔ BÉ QUÀNG KHĂN ĐỎ
Bài học giúp HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây:
1. Phẩm chất:
Giúp HS hiểu lời khuyên của câu chuyện: phải biết vâng lời bố mẹ, đi đến nơi không la cà
dọc đường. Đặc biệt không nên tiếp xúc với bất kỳ người lạ nào để đảm bảo an toàn cho
chính mình.
2. Năng lực ngôn ngữ
- Nghe hiểu và nhớ câu chuyện.
- Nhìn tranh, có thể tự kể từng đoạn của câu chuyện.
II- Thiết bị dạy học:
- Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK (phóng to).
III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
+ Khởi động: Hát (1 phút) - HS hát.
- GV dẫn dắt vào bài.
1. Hoạt động 1: Hoạt động chia sẻ và giới thiệu câu chuyện – Thời gian: 5 phút
- Mục tiêu: quan sát và nhận biết được các nhân bật trong câu chuyện.
- Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm đôi
- Thiết bị dạy học: Tranh.
- GV cho HS xem tranh SGK
- Tổ chức cho HS nói trong nhóm đôi theo - HS xem tranh và nói trong nhóm đôi
nội dung tranh
- Chốt ý, giới thiệu về câu chuyện.
- Giới thiệu tranh (theo SGK)
- Giới thiệu tựa bài -HS nhắc lại tựa bài.
2. Hoạt động 2: Khám phá và luyện tập– Thời gian 20 phút
- Mục tiêu: Nghe hiểu và nhớ câu chuyện, nhìn tranh, có thể tự kể từng đoạn và toàn bộ câu
chuyện..
- Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân, làm nhóm, trò chơi.
- Thiết bị dạy học: Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK (phóng to).
2.1. Nghe kể chuyện:
- GV treo tranh và cho HS quan sát. - HS quan sát.
- GV kể chuyện 3 lần với giọng diễn cảm. - HS lắng nghe và quan sát.
+ Lần 1: GV kể không chỉ tranh, HS nghe
toàn bộ câu chuyện.
+ Lần 2: GV vừa chỉ từng tranh vừa kể thật

52
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

chậm, HS nghe và quan sát tranh.


+ Kể lần 3 (như lần 2) để một lần nữa khắc
sâu nội dung câu chuyện.
* Nghỉ giữa tiết: hát múa
2.2. Kể chuyện theo tranh:
- GV cho HS quan sát vào SGK. - HS quan sát.
- GV cho HS thảo luận nhóm 6 trả lời câu hỏi
và kể cho nhau nghe về câu chuyện. - HS thảo luận nhóm.
- GV cho các nhóm thi đua kể chuyện.
- GV cho đại diện các nhóm nhận xét và bình - 2-3 nhóm thi đua kể chuyện.
chọn nhóm kể chuyện đúng và hay nhất. - Đại diện các nhóm nhận xét và bình chọn.
- GV tổ chức trò chơi Ô cửa sổ: Lần lượt HS
chọn ô cửa sổ bất kì và kể lại bức tranh mình - 6 HS tham gia trò chơi.
đã chọn.
- GV cho HS nhận xét và chọn bạn kể lại
đúng và hay nhất. - HS nhận xét và bình chọn.
- GV cất tranh và mời 1HS kể lại toàn bộ câu
chuyện. - 1HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV và HS nhận xét.
2.3. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: - HS nhận xét.
- GV hỏi:
+ Em có nhận xét gì về cô bé quàng khăn đỏ? - HS trả lời:
+ Cô bé quàng khan đỏ: ham chơi, không
+ Em có nhận xét gì về con sói? nghe lời mẹ,…
+ Em có nhận xét gì về bác thợ săn? + Con sói: tinh ranh, xảo quyệt,….
+ Qua câu chuyện, em hiểu được điều gì? + Bác thợ săn: gan dạ, tốt bụng,…
+ Qua câu chuyện, em hiểu là không ham
- GV nhận xét, chốt ý: Cô bé quàng khăn đỏ chơi, nghe lời mẹ,…
không nghe lời mẹ, ham chơi nên đã bị sói - HS lắng nghe.
lừa từ đó gây nguy hiểm cho cả hai bà cháu,
may mắn nhờ bác thợ săn cứu nên thoát chết.
Vì vậy, qua câu chuyện khuyên chúng ta phải
biết vâng lời bố mẹ, đi đến nơi không la cà
dọc đường. Đặc biệt không nên tiếp xúc với
bất kỳ người lạ nào để đảm bảo an toàn cho
chính mình.
4. Tổng kết– Thời gian: 5 phút
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi các em kể - HS lắng nghe.
chuyện hay.
- Nhắc những HS về kể lại câu chuyện cho
53
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

người thân nghe.


- Chuẩn bị tiết sau.

54
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

TIẾNG VIỆT
TẬP VIẾT
TÔ CHỮ HOA B
I- Mục tiêu:
Bài học giúp HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây:
1. Phẩm chất:
Giúp HS kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.
2. Năng lực ngôn ngữ
- Nhận biết và đọc đúng được các chữ hoa B, từ ứng dụng: trải vàng, đuổi kịp và câu ứng
dụng: Bà cháu thương yêu nhau.
- Nắm được quy trình viết các chữ hoa B.
- Tô đúng, viết đúng các chữ hoa, từ, câu ứng dụng và dãn đúng khoảng cách giữa các con
chữ theo mẫu chữ trong vở Luyện viết 1, tập hai.
II- Thiết bị dạy học:
- Chữ mẫu, bài hát.
- Bảng nhóm.
- Bảng phụ (hoặc trình chiếu).
- Vở Luyện viết 1, tập hai.
III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
+ Khởi động: Hát (1 phút) - HS hát.
- GV dẫn dắt vào bài.
1. Hoạt động 1: Hoạt động chia sẻ và giới thiệu bài – Thời gian: 5 phút
- Mục tiêu: Nhận biết và đọc đúng được các chữ hoa B
- Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân
- Thiết bị dạy học: Chữ mẫu.
- GV cho HS xem chữ mẫu. - HS quan sát.
- GV hỏi: Các chữ mẫu trên bảng là chữ gì? - HS trả lời.
- Chốt ý, giới thiệu chữ hoa B.
- GV ghi tựa bài. - HS nhắc lại tựa bài.
2. Hoạt động 2: Khám phá và luyện tập – Thời gian 25 phút
- Mục tiêu: HS nắm được quy trình tô chữ hoa B. Tô đúng, viết đúng các chữ hoa, từ, câu
ứng dụng và dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở Luyện viết 1,
tập hai.
- Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân, làm nhóm.
- Thiết bị dạy học: Chữ mẫu, vở Luyện viết 1, tập hai, bảng phụ (hoặc trình chiếu).
a) Hướng dẫn tô chữ hoa B
- GV cho HS xem chữ mẫu. - HS quan sát.

55
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

- GV tổ chức thảo luận nhóm 6 nhận xét các - HS thảo luận nhóm và đại diện các nhóm
đặc điểm, cấu tạo chữ hoa: trình bày.
+ Nhóm 1,2: Chữ hoa có độ rộng và độ cao
như thế nào?
+ Nhóm 3,4: Chữ hoa gồm các nét nào ?
+ Nhóm 5,6: Nêu quy trình tô các chữ hoa.
- GV cho các nhóm nhận xét, bổ sung. - Các nhóm HS nhận xét và bổ sung.
- GV chốt ý, nêu lại quy trình viết chữ hoa. - HS lắng nghe và nhắc lại quy trình.
- GV vừa viết chữ hoa mẫu vừa hướng dẫn. - HS quan sát.
- GV cho HS tô, viết các chữ hoa B trong vở - HS thực hành vào vở.
Luyện viết 1, tập hai. GV đến từng bàn ,
hướng dẫn HS ngồi đúng tư thế, cầm bút
đúng, viết đúng.
* Nghỉ giữa tiết: hát múa
b) Hướng dẫn viết từ, câu ứng dụng:
- GV cho HS quan sát và đọc các từ và câu - HS quan sát và đọc.
ứng dụng: trải vàng, đuổi kịp, Bà cháu
thương yêu nhau.
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 nhận xét cách - HS thảo luận nhóm và đại diện các nhóm
viết: trình bày.
+ Nhóm 1,2: Từ ứng dụng và câu ứng dụng
gồm có mấy chữ?
+ Nhóm 3,4: Khoảng cách giữa các chữ là
bao nhiêu và vị trí các dấu thanh?
+ Nhóm 5,6: Những chữ nào cao 2,5 li? Cao
2 li? Cao 1,5li? Cao 1,25 li?...
+ Nhóm 7,8: Nêu những chữ khó viết có
trong bài.
- GV cho các nhóm nhận xét, bổ sung. - Các nhóm HS nhận xét và bổ sung.
- GV chốt ý, nêu cách viết. - HS lắng nghe.
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn. Lưu ý nét - HS quan sát.
nối giữa: uô và i, ư và ơ, y và ê.
- GV cho HS tô, viết các từ và câu ứng dụng: - HS thực hành vào vở.
trải vàng, đuổi kịp, Bà cháu thương yêu
nhau.
trong vở Luyện viết 1, tập hai. GV khích lệ
HS hoàn thành phần Luyện tập thêm.
- GV nhận xét một số vở của HS, khen ngợi
những HS viết đúng, nhanh, đẹp.

56
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

4. Tổng kết– Thời gian: 5 phút


- GV cho HS xem các bài viết đẹp của một số - HS quan sát.
bạn trong lớp.
- GV nhận xét tiết học. Nhắc những HS chưa - HS lắng nghe.
hoàn thành bài viết tiếp tục luyện viết.
- Chuẩn bị tiết sau.

57
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

ÔN TOÁN
Bài: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC

58
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM


CHỦ ĐỀ 7: EM VÀ NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH
TUẦN 3: Ứng xử lịch sử và thân thiện

I. Mục tiêu
1. Năng lực:
- Nhận biết và thực hiện được một số hành vi thể hiện sự quan tâm và lịch sự đối với những người xung
quanh
2. Phẩm chất:
- Ham học hỏi và trải nghiệm giúp trang bị những kĩ năng sống cần thiết trong cuộc sống.
- Có ý thức rèn luyện thói quen giao tiếp và hành động lịch sự, văn minh
- Trung thực trong đánh giá bản thân, nhóm, lớp, mọi người.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: bài giảng PP, bài hát Con chim vành khuyên và hình vẽ.
2. Học sinh: sách giáo khoa, bút
III. Hoạt động dạy học

Thời Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS


gian
2 phút 1. Khởi HD HS Hát và gõ nhịp bài hát: Con Hát và gõ nhịp theo
động chim vành khuyên của Hoàng Vân.
- Tổ chức cho HS cùng hát và gõ nhịp
tập thể bài hát: Con chim vành khuyên
của Hoàng Vân.
- Hoặc GV cũng có thể mở video bài hát
để HS cùng hát và gõ nhịp theo.
10 phút 2. Khám phá Giới thiệu bài: Ứng xử lịch sự và thân
thiện
- Tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi - Trao đổi với người bạn
kết hợp với vở bài tập – GV hướng dẫn bên cành để chọn đáp án
từng hình, dành thời gian cho HS suy bằng cách đánh dấu vào
nghĩ, trao đổi với nhau và chọn đáp án ô vuông
đúng. - Trình bày trước lớp
- Chốt: Việc chào hỏi còn tùy thuộc vào - HS nhận xét
văn hóa của từng vùng miền, từng quốc
gia. Không những thế, hành vi chào hỏi
như thế nào cho lịch sự còn phải tính
đến tính chất quan hệ, gắn bó, khoảng
cách mối quan hệ của em với người mà
em sẽ chào hỏi. Tùy vào mức độ, em sẽ
chọn cho mình cách chào hỏi cho lịch
sự và văn minh.
10 phút 3. Luyện tập - Treo các bức hình sau lên bảng lớp và Sắm vai để chào hỏi
giới thiệu từng hình: Cụ ông khoảng 70 nhóm 3, trong đó 1 HS

59
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

tuổi; Bác gái khoảng 45 tuổi; Một cô gái sẽ thuyết trình và giải
khoảng 30 tuổi; 1 HS nam học lớp 12 thích tại sao nhóm em
(có thể kết hợp với vở bài tập, bài tập 2) chọn cách chào hỏi như
- Nêu yêu cầu: Hãy nói lời chào hỏi cho thế. (nếu nhóm nào chọn
phù hợp với những người em gặp như không sắm vai thì dùng
hình vẽ. Trình bày kết quả: sắm vai lời diễn đạt)
cách chào hỏi theo từng hình hoặc có
thể dựa vào hình và trả lời.
- Chốt: Cách chào hỏi cơ bản mang tính
tôn ti, thứ bậc, dựa vào tuổi tác. Tùy
thuộc vào tuổi tác, thứ bậc của người
em chào hỏi, em sẽ dùng lời xưng hô và
cử chỉ để thể hiện lời chào hỏi cho lịch
sự văn minh.
10 phút 4. Mở rộng - Nếu người lạ muốn nói chuyện với Chia sẻ với bạn ngồi bên
em, em sẽ làm gì? cạnh bằng cách mở vở
- Kết hợp với vở bài tập (bài tập 3) và bài tập thực hành bài tập
giao nhiệm vụ: Hãy chia sẻ ý kiến của 3
em cho người bạn ngồi bên cạnh.
- Yêu cầu HS: Tích cực phản hồi ý kiến
cho bạn.
- Chốt: Em nhớ lại bài học đầu tiên
trong chủ đề, đối với người lạ muốn nói
chuyện với em, em phải lịch sự nói lời
chào và từ chối sau nhanh chóng di
chuyển đến chỗ đông người hoặc chỗ có
người lớn để hỗ trợ em nếu người lạ có
ý đồ xấu.
2 phút 5. Đánh giá Yêu cầu HS mở vở bài tập và cùng thực Thực hành theo hướng
hiện việc đánh giá sau tiết học. dẫn của GV
HD từng ý:
+ Em thực hiện được cách chào hỏi Dùng bút màu để tô/
thông thường đánh dấu,…
+ Em biết cách chào hỏi lịch sự, thân
thiện trong cuộc sống hằng ngày
1 phút * Kết nối Thực hiện chào hỏi ông bà và cha mẹ,
anh chị em mỗi ngày đi học.

60
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

Thứ sáu, ngày 26 tháng 3 năm 2021


TOÁN
BÀI 59: CỘNG TRỪ CÁC SỐ TRÒN CHỤC
I.MỤC TIÊU
-Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Biết cách tính nhẩm tìm kết quả phép cộng, phép trừ các số tròn chục.
-Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng, phép trừ đã học vào giải quyết một số tình
huống gắn với thực tế.
-Phát triển các NL toán học.
II.CHUẨN BỊ
Một số thẻ thanh mười (mỗi thẻ gồm 10 khối lập phương rời).
Một số tình huống đơn giản có phép cộng, phép trừ các số tròn chục.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Hoạt động khởi động
-HDHS chơi trò chơi “Truyền điện” ôn lại các -HS chơi trò chơi “Truyền điện”
số tròn chục -Quan sát bức tranh -Thảo luận nhóm
-“Có 3 chục quả trứng”, “Có 5 chục quả
+ Bức tranh vẽ gì? cà chua”.
+ HDHS Nói với bạn về các thông tin quan sát
được từ bức tranh. -HS đặt bài toán
-Đặt một bài toán liên quan đến thông tin trong
bức tranh.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. HS tính 20 + 10 = 30, 50 - 20 = 30.
-HDHSThảo luận nhóm tìm kết quả phép tính - Thảo luận nhóm
20 + 10 = ?, 50 - 20 = ? - Đại diện nhóm trình bày.
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét
2. GV chốt lại cách tính nhẩm:
Chẳng hạn: 20 + 10 = ?
Ta nhẩm: 2 chục + 1 chục = 3 chục.
Vậy 20+ 10 = 30.
3. HDHS thực hiện một số phép tính khác. -HS tự lấy ví dụ về phép cộng, phép trừ
các số tròn chục.

61
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

C. Hoạt động thực hành, luyện tập


Bài l
- HDHS tính nhẩm nêu kết quả các phép cộng -HS đứng tại chỗ nêu cách làm.
rồi ghi phép tính vào vở. -HS đổi vở kiểm tra chéo.
- GV nhận xét
Bài 2
- HD HS tính nhẩm nêu kết quả các phép trừ - HS đứng tại chỗ nêu cách làm.
rồi ghi phép tính vào vở. - HS đổi vở kiểm tra chéo.
-GV nhận xét
Bài 3
- Cá nhân HS tự làm bài 3: Tìm số thích hợp - HS đổi vở kiểm tra chéo. Chia sẻ với
trong mỗi ô ? để có được phép tính đúng. bạn cách làm.
- GV nhận xét
Bài 4
Gọi HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán - HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài
cho biết gì, bài toán hỏi gì. toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.

HDHS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng -HS thảo luận
bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra Phép tính: 50 + 40 = 90 (hoặc 5 chục + 4
- HDHS viết phép tính thích hợp và trả lời chục = 9 chục = 90).
- GV nhận xét Trả lời: Cả hai lớp ủng hộ được 90
quyển vở.
- HS kiểm tra lại phép tính và câu trả lời.
D. Hoạt động vận dụng
- HDHS có thể xem lại bức tranh khởi động -HS tìm một số tình huống trong thực tế
trong sách (hoặc trên bảng) nêu bài toán và liên quan đến phép cộng, phép trừ các số
phép cộng, phép trừ tương ứng. tròn chục.
E. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều
gì?
Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan
đến phép cộng, phép trừ các số tròn chục, đặt ra
bài toán cho mỗi tình huống đó để hôm sau chia
sẻ với các bạn.

62
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

TIẾNG ANH

Giáo viên chuyên trách

63
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

TIẾNG VIỆT
TỰ ĐỌC SÁCH BÁO (Tiết 1+2)

I- Mục tiêu:
Bài học giúp HS hình thành và phát triển các năng lực và phẩm chất sau đây:
1. Phẩm chất:
Giúp HS biết chia sẻ các câu chuyện mình thích, có ý thức tự giác đọc sách.
2. Năng lực ngôn ngữ:
- Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn quyển sách mình mang tới lớp.
- Đọc to, rõ cho các bạn nghe những gì vừa đọc.
II- Thiết bị dạy học:
- Một số sách hay, phù hợp với tuổi thiếu nhi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài – Thời gian: 5 phút
- Mục tiêu: Biết được MĐYC bài học.
- Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân
- Thiết bị dạy học: SGK.
- GV nêu MĐYC của bài học - HS lắng nghe.
- Giới thiệu bài.
- Giới thiệu tựa bài -HS nhắc lại tựa bài.
2. Hoạt động 2: Luyện tập - Thời gian 25 phút
- Mục tiêu: Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn quyển sách mình mang tới lớp. Đọc to,
rõ cho các bạn nghe những gì vừa đọc.
- Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân.
- Thiết bị dạy học: SGK, sách yêu thích của HS.
2.1. Hướng dẫn thực hiện:
- GV cho HS quan sát 4 bài tập trong SGK. - HS quan sát.
- GV mời 4 HS nối tiếp đọc 4 hoạt động của - 4HS đọc nối tiếp.
tiết học.
- BT 1: GV yêu cầu HS bày trước mặt quyển - HS đặt sách đã chuẩn bị trước mặt.
sách đã chuẩn bị.
- BT 2: GV cho HS đọc các tên bìa các cuốn - HS đọc
sách được in trong SGK.
- GV giới thiệu sơ lược về các cuốn sách đó. - HS lắng nghe.
- GV mời một vài HS giới thiệu về quyển - Một vài HS giới thiệu.
sách của mình.
- BT 3: GV cho cả lớp tự đọc sách của mình. - HS tự đọc sách.
(HS nào quên đem sách có thể đọc truyện

64
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

Chú sóc ngoan trong SGK)


- Nếu cả lớp đều mang sách đầy đủ, GV phân - 3 HS thực hiện theo phân công.
công 3 bạn đọc truyện Chú sóc ngoan trong
SGK và kể lại cho cả lớp cùng nghe.
(Khuyến khích HS về nhà đọc, tìm hiểu thêm
về truyện này).
- BT 4: GV lưu ý khi đọc sách, HS chú ý - Cả lớp lắng nghe.
chọn ra một đoạn yêu thích của mình để đọc
cho các bạn cùng nghe.
2.2. Tự đọc sách:
- GV cho HS tự đọc sách và nhắc HS nên đọc - Cả lớp tự đọc sách.
kỹ đoạn mình thích để đọc rõ, tự tin trước
lớp.
- GV đi từng bàn giúp đỡ HS.
Thư giãn giữa giờ
*TIẾT 2
2.3. Đọc cho các bạn nghe (BT4) (25 phút)
- GV cho HS lần lượt đọc đoạn yêu thích - HS lần lượt đọc trước lớp.
trước lớp.
- GV hỏi thêm một số câu hỏi liên quan đến - HS trả lời.
câu chuyện.
- GV cho HS nhận xét và bình chọn bạn kể - HS bình chọn và gợi ý một số câu chuyện
hay nhất. thú vị.
- GV cho HS thành lập các nhóm tự đọc sách - HS thành lập nhóm.
cùng trao đổi sách, cùng đi thư viện, hỗ trợ
nhau trong đọc sách.
- Mời HS đăng kí đọc trước lớp trong tiết - HS đăng kí.
sau.
4. Tổng kết– Thời gian: 5 phút
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi HS thực - HS lắng nghe.
hiện tốt trong tiêt học.
- Chuẩn bị tiết sau.

65
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

TIN HỌC
LÀM QUEN VỚI PHÒNG MÁY

66
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

GIÁO DỤC THỂ CHẤT


Bài 4: CÁC BƯỚC NHÚN DI CHUYỂN KẾT HỢP VŨ ĐẠO TAY.
(tiết 3)
I. Mục tiêu bài học
1.Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:
- Tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
- Tích cực tham gia các trò chơi vận động và các bài tập phát triển thể lực, có trách nhiệm trong khi
chơi trò chơi.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự xem trước cách thực hiện các bước nhún di chuyển kết hợp vũ đạo tay trong
sách giáo khoa.
- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi,
đoàn kết giúp đỡ nhau trong tập luyện.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện các lỗi sai thường mắc khi thực hiện động tác và tìm cách
khắc phục.
2.2. Năng lực đặc thù:
- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn
trong tập luyện.
- NL vận động cơ bản: Biết và thực hiện được các bước nhún di chuyển kết hợp vũ đạo tay
- NL thể dục thể thao: Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo
viên để tập luyện. Thực hiện được các bước nhún di chuyển kết hợp vũ đạo tay.
II. Địa điểm – phương tiện
- Địa điểm: Sân trường
- Phương tiện:
+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, phai nhạc, còi phục vụ trò chơi.
+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.
III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.
- Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt( tập thể), tập theo nhóm, tập luyện theo cặp.
IV. Tiến trình dạy học
LVĐ Phương pháp, tổ chức và yêu cầu
Nội dung Thời Số
Hoạt động GV Hoạt động HS
gian lượng
I. Phần mở đầu 5 – 7’
1.Nhận lớp Gv nhận lớp, thăm hỏi Đội hình nhận lớp
sức khỏe học sinh phổ €€€€€€€€
biến nội dung, yêu cầu €€€€€€€
giờ học €
- Cán sự tập trung lớp,
điểm số, báo cáo sĩ số,
tình hình lớp cho GV.
2.Khởi động
a) Khởi động chung 2x8N
Đội hình khởi động
- Xoay các khớp cổ tay, cổ
€ € € €
chân, vai, hông, gối,...
b) Khởi động chuyên môn
€
€ € €

67
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

- Các động tác bổ trợ - Gv HD học sinh khởi


chuyên môn 2x8N động trên nền nhạc.
c) Trò chơi - HS khởi động theo
- Trò chơi “mèo đuổi hướng dẫn của GV
chuột” - GV hướng dẫn chơi

II. Phần cơ bản:


- Ôn động tác nhún gối di 16-18’ - Nhắc lại tên các tư
chuyển sang trái – phải, thế, cách thực hiện
nhún di chuyển tiến lùi, - GV làm mẫu lại động
nhún di chuyển sang trái, tác kết hợp phân tích kĩ
sang phải kết hợp tay, nhún thuật động tác.
di chuyển tiến lùi kết hợp - Lưu ý những lỗi €€€€€€€€
tay. thường mắc €€€€€€€
*Luyện tập 2 lần €
HS quan sát GV làm
Tập đồng loạt - GV hô - HS tập theo
Gv. mẫu
- Gv quan sát, sửa sai
cho HS.
4lần
Tập theo tổ nhóm - Đội hình tập luyện
- Yc Tổ trưởng cho các đồng loạt.
bạn luyện tập theo khu €€€€€€€€
vực. €€€€€€€
4lần
Tập theo cặp đôi
€
ĐH tập luyện theo tổ
- GV cho 2 HS quay €€€€
mặt vào nhau tạo thành € € €
1 lần
từng cặp để tập luyện. €€ €€
Thi đua giữa các tổ
€ GV € €
* Trò chơi “bức tường động
- GV tổ chức cho HS €-ĐH tập luyện theo cặp
thi đua giữa các tổ. € € €
tác” 3-5’
- GV nêu tên trò chơi,
nhắc lại cách chơi. € € €
- Cho HS chơi thử và - Từng tổ lên thi đua -
chơi chính thức. trình diễn
- Nhận xét, tuyên
dương, và sử phạt
người (đội) thua cuộc
III.Kết thúc 4- 5’
* Thả lỏng cơ toàn thân.
- GV hướng dẫn
* Nhận xét, đánh giá chung
- Nhận xét kết quả, ý
của buổi học.
thức, thái độ học của
Hướng dẫn HS Tự ôn ở
HS.
nhà
- VN ôn bài và chuẩn
* Xuống lớp
bị bài sau

68
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

- HS thực hiện thả lỏng


- ĐH kết thúc
€€€€€€€€
€€€€€€€
€

69
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

SINH HOẠT LỚP

Duyệt của lãnh đạo Nhà trường


Ngày tháng năm

70
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

71

You might also like