You are on page 1of 73

Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga

Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 8 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG NAM Á Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY KHỐI 1 TUẦN 29


(Từ ngày 05/4/2021 đến ngày 09/4/2021)
Thứ Tiết
Ngày
Buổi ngày
Tiết Môn Tên bài dạy
1 Sinh hoạt dưới cờ
2 337 Tiếng Việt Tập đọc Sơn ca, nai và ếch (tiết 1)
Sáng
Thứ 3 338 Tiếng Việt Tập đọc Sơn ca, nai và ếch (tiết 2)
hai 4 85 Toán Phép cộng dạng 25 + 4, 25 + 40 (tiết 2)
05/4 1 57 Tự nhiên xã hội Ôn tập chủ đề Con ngườ và sức khỏe (tiết 2)
Chiều 2 29 Đạo đức Phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt (tiết 1)
3 Ôn tập TV Ôn Bài 130: oăng, oăc
1 57 Giáo dục thể chất Hoạt động không bóng (tiết 2)
2 GV bản ngữ
Sáng
Thứ 3 339 Tiếng Việt Chính tả Tập chép: Chim sâu. Chữ: c, k. Vần: uyt, uych.
ba 4 340 Tiếng Việt Tập đọc Chuyện trong vườn (Tiết 1)
06/4 1 341 Tiếng Việt Tập đọc Chuyện trong vườn (Tiết 2)
Chiều 2 29 Mĩ thuật Con vật trong thiên nhiên
3 Ôn tập Toán Ôn Phép trừ dạng 17-2
1 342 Tiếng Việt Tập viết Tô chữ hoa: E, Ê
2 Tiếng Anh GV chuyên trách
Sáng
Thứ tư 3 343 Tiếng Việt Tập đọc Kể cho bé nghe
07/4 4 344 Tiếng Việt Góc sáng tạo Em yêu thiên nhiên.
1 86 Toán Luyện tập
Chiều 2 Tin học Làm quen với phòng máy
3 Ôn tập TV Ôn Bài 131: oanh, oach
1 GV bản ngữ
2 58 Tự nhiên xã hội Ban ngày và ban đêm - tiết 1 (Chủ đề trái đất và bầu trời)
Sáng
Thứ 3 29 Âm nhạc Giai điệu quê hương (tiết 4)
năm 4 345 Tiếng Việt Kể chuyện Chuyện của hoa hồng
08/4 1 346 Tiếng Việt Tập viết Tô chữ hoa: G, H
Chiều 2 Ôn tập Toán Ôn Bài: Luyện tập
3 HĐ theo chủ đề CĐ8 Quê hương của em (t1)
1 87 Toán Phép trừ dạng 39 – 15 (tiết 1)
2 Tiếng Anh GV chuyên trách
Sáng
Thứ 3 347 Tiếng Việt Tự đọc sách báo Đọc truyện tranh (Tiết 1)
sáu 4 348 Tiếng Việt Tự đọc sách báo Đọc truyện tranh (Tiết 2)
09/4 1 Tin học Làm quen với phòng máy
Chiều 2 58 Giáo dục thể chất Hoạt động không bóng (tiết 3)
3 Sinh hoạt lớp
Giáo viên chủ nhiệm HIỆU TRƯỞNG

1
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

TUẦN 29: Từ ngày 5/4 đến ngày 9/4/2021


Thứ hai, ngày 5 tháng 4 năm 2021
Sinh hoạt dưới cờ

2
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

TẬP ĐỌC
SƠN CA, NAI VÀ ẾCH
(2 tiết)
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:
- Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu.
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện: Sơn ca, nai và ếch rất thân thiết với nhau. Chúng thử đổi việc
cho nhau. Cuối cùng, ba bạn đã hiểu: Mỗi loài có thói quen, cách sống rất riêng, đổi việc là dại dột.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
-Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy chiếu / hoặc giấy khổ to, bảng phụ / VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Khởi động:
-GV cho HS hát -HS hát đầu giờ
2.Kiểm tra bài cũ:
- GV cho 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Đi học, trả -HS thực hiện
lời câu hỏi: Đường đến trường của bạn nhỏ có gì
đẹp?
-GV và HS cùng nhận xét -HS nhận xét, chia sẻ.
3.Bài mới:
a.Chia sẻ và giới thiệu bài
a.1.Thảo luận nhóm
GV đưa lên bảng minh hoạ bài tập đọc, yêu cầu
HS:
- Quan sát tranh, chỉ các con vật trong tranh (sơn -HS quan sát tranh
ca, ếch, nai).
- Hãy nói những gì em biết về môi trường sống -Sơn ca bay trên bầu trời. Nai sống
của mỗi con vật trên? trong rừng rậm. Ếch sống dưới
nước, trong ao, hồ, đầm.
- Hãy tưởng tượng nếu các con vật đổi việc cho -HS phát biểu.
nhau thì sẽ thế nào? Giống như nếu em rời ngôi
nhà ấm áp của mình chuyển xuống ở dưới ao, hồ,
hoặc vào sông trong rừng rậm, hoặc làm tổ trên
cây thì sẽ thế nào?
GV không kết luận đúng - sai.
a.2.Giới thiệu bài
Các em sẽ đọc câu chuyện kể về ba bạn sơn ca, -HS lắng nghe

3
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

nai và ếch muốn đối việc cho nhau để nếm trải


những cảm giác mới. Nhưng cuối cùng các bạn đã
hiểu: nêu đổi nơi ở, thay đổi lối sống của mình thì
điều gì sẽ xảy ra.
b.Khám phá và luyện tập
b.1.Luyện đọc
*GV đọc mẫu
- GV đọc giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng ở 5 câu
đầu, hồi hộp ở câu kể về quyết định đổi chỗ; căng -HS lắng nghe
thẳng ở đoạn mô tả sự đổi chỗ của các con vật và
hậu quả; giọng vui, nhẹ nhàng, thoải mái ở 2 câu
cuối.
*Luyện đọc từ ngữ
-GV cho HS luyện đọc các từ: quyết định, đổi
việc, suýt nữa thì chết đuối, leo lên, tung mình, -HS luyện đọc theo
rơi huỵch, đau điếng, rừng rậm, khủng khiếp,
dại dột.
-GV giải thích nghĩa từ chết đuối là chết ngạt do -HS lắng nghe
chìm dưới nước.
*Luyện đọc câu
- GV: Bài đọc có 12 câu. -HS lắng nghe
-GV cho HS đọc vỡ từng câu cá nhân (đọc liền 2 -HS đọc cá nhân
– 3 câu ngắn).
-GV cho cả lớp đọc vỡ từng câu (đọc liền 2 – 3 -HS đọc đồng thanh
câu ngắn).
-GV cho HS đọc nối tiếp từng câu cá nhân -HS đọc cá nhân
-GV cho HS đọc nối tiếp câu theo cặp -HS đọc theo cặp
*Thi đọc nối tiếp 3 đoạn
-GV cho HS thi đọc nối tiếp 3 đoạn -2-3 lượt HS đọc
-GV và HS cùng nhận xét -HS tham gia nhận xét góp ý cho
*Thi đọc cả bài bạn
-GV cho các tổ cử 1 đại diện thi đua đọc cả bài -HS đại diện đọc
-GV và HS cùng nhận xét, bình chọn giọng đọc -HS tham gia nhận xét góp ý cho
hay bạn
-GV mời 1 HS giọng to hay đọc cho cả lớp nghe -1 HS đọc
-GV cho cả lớp đọc -Cả lớp đọc đồng thanh
TIẾT 2
b.2.Tìm hiểu bài đọc
-GV mời 3 HS nối tiếp nhau đọc câu hỏi và BT -3 HS đọc
-GV cho HS thảo luận theo cặp làm bài vào VBT -HS thảo luận theo cặp
-GV mời các nhóm trình bày:
+Câu hỏi 1: Sơn ca, nai và ếch đã đổi việc cho - Sơn ca xuống nước. Nai tập bay.
nhau như thế nào? Ếch vào rừng.

4
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

+Câu hỏi 2: : Chọn ý đúng: Ba bạn không đổi việc -Cả lớp giơ thẻ phương án mình
cho nhau nữa vì đã hiểu: đã chọn.
- Cả lớp đồng thanh: ba bạn không
đổi việc cho nhau nữa vì đã hiểu:
Mỗi loài có một cách sống; đổi
việc là dại dột.
+Câu hỏi 3: Con người đã làm thế nào: -HS trả lời
a) Để bay lên bầu trời?
b) Để bơi, lặn dưới nước?
c) Đề sống được trong rừng sâu?
Đáp án:
a) Để bay lên bầu trời, con người đã sử dụng máy
bay, khinh khí cầu, tàu lượn, tàu vũ trụ,....
b) Để bơi, lặn dưới nước, con người đã tập bơi,
tập lặn, lướt ván, đóng thuyền, đóng tàu thuỷ, làm
tàu ngầm,...
c) Đề sống được trong rừng sâu, con người đã
dùng lửa, dùng túi ngủ, dựng lều, dựng nhà cửa,...
(GV mở rộng gợi ý) -HS lắng nghe
- GV kết luận: Con người rất thông minh. Vì vậy,
khác với các con vật, con người có thể luyện tập
hoặc chế tạo ra các phương tiện để bay lên trời,
bơi lặn dưới nước, sống trong rừng sâu,... - HS 1 tổ (hoặc cả lớp) đáp.
-Gv mời 1 HS hỏi
b.3.Luyện đọc lại -2 HS đọc
-GV mời 2 HS thi đọc bài trước lớp.(Mỗi HS đều
đọc cả bài). Và GV lưu ý nói cách đọc cho HS
nghe -HS thi đua đọc
-GV chia lớp làm 2 đội thi đua đọc truyện -HS trả lời
-GV và HS 2 đội nhận xét về cách đọc đúng, hay
chưa?
4.Củng cố, dặn dò: -HS lắng nghe và thực hiện
-GV nhận xét giờ học.Tuyên dương những HS
tích cực.
-GV dặn HS chuẩn bị bài tiếp theo: Chuyện trong
vườn.

5
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

TOÁN
Bài 61. PHÉP CỘNG DẠNG 25 + 4, 25 + 40
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng trong phạm vi 100 (cộng không nhớ dạng 25 + 4,
25 + 40).
Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn
với thực tế.
Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
Các thẻ thanh chục và khối lập phương rời như SGK hoặc các thẻ chục que tính và các thẻ
que tính rời trong bộ đồ dùng học toán; bảng con.
Một số tình huống đơn giản có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 100.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
I.Hoạt động khởi động
-HS chơi trò chơi “Truyền điện” củng cố kĩ -HS hoạt động theo nhóm
năng cộng nhẩm hai số tròn chục, cộng dạng
14 + 3.
-HS thảo luận nhóm bàn:
+ Bức tranh vẽ gì? -Bạn nhỏ trong bức tranh đang thực
+ Nói với bạn về các thông tin quan sát được từ hiện phép tính 25 + 4 = ? bằng cách
bức tranh. gộp 25 khối lập phương và 4 khối
lập phương.
II.Hoạt động hình thành kiến thức
HS tính 25 + 4 = ? -HS có thể dùng que tính, có thể
Thảo luận nhóm về cách tìm kết quả phép tính dùng các khối lập phương, có thể
25 + 4 = ? tính nhẩm, ...
Đại diện nhóm nêu cách làm.
GV nhận xét các cách tính của HS.
-GV hướng dẫn cách đặt tính và tính phép cộng -HS đọc yêu cầu: 25 + 4 = ?
dạng 25 + 4 = ?
HS quan sát GV làm mẫu:
+ Đặt tính. HS quan sát
+ Thực hiện tính từ phải sang trái: ựù
5 cộng 4 bằng 9, viết 9.
Hạ 2, viết 2.
+ Đọc kết quả: Vậy 25 + 4 = 29.
GV chốt lại cách thực hiện, đề nghị một vài HS -HS nêu cách tính
chỉ vào phép tính nhắc lại cách tính.
-GV viết một phép tính khác lên bảng, chẳng -HS lấy bảng con cùng làm với GV
hạn 53 + 5 = ? từng thao tác: đặt tính, cộng từ phải
HS đổi bảng con nói cho bạn bên cạnh nghe sang trái, đọc kết quả.
cách đặt tính và tính của mình.
Lưu ý: GV có thể đưa ra một số phép tính đặt

6
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

tính sai hoặc đặt tính đúng nhung tính sai để


nhắc nhở HS tránh những lồi sai đó.

1.HS thực hiện một số phép tính khác để củng


cố cách thực hiện phép tính dạng 25 + 4.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1
GV hướng dẫn HS cách làm, có thể làm mẫu 1 HS tính rồi viết kết quả phép tính
phép tính. vào vở.
GV chốt lại quy tắc cộng từ phải sang trái, viết HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách
kết quả thẳng cột làm cho bạn nghe.
Bài 2
HS đặt tính rồi tính và ghi kết quả vào vở. -HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách
GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính làm cho bạn nghe.
cho HS.

7
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

Bài 3 + Đọc yêu cầu: 25 + 40 = ?


HS quan sát mẫu, nói cách thực hiện phép tính + Đặt tính (thẳng cột).
dạng 25 + 40. + Thực hiện tính từ phải sang trái:
GV chốt lại quy tắc cộng từ phải sang trái, viết 5 cộng 0 bằng 5, viết 5.
kết quả thẳng cột. 2 cộng 4 bằng 6, viết 6.
+ Vậy 25 + 40 = 65.
Bài 4 -HS đặt tính rồi tính.
GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính -HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách
cho HS. làm cho bạn nghe.
D. Hoạt động vận dụng
Bài 5
-HDHS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng -HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe
bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.
(quyết định lựa chọn phép cộng hay phép trừ -Phép tính: 25 + 20 = 45.
để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra, tại sao). Trả lời: Mẹ làm được tất cả 45
chiếc bánh.
-GV nhận xét
-HDHS tìm một số tình huống trong thực tế
liên quan đến phép cộng đã học. Chẳng hạn:
Huyền có 23 quyển truyện, mẹ mua thêm cho
Huyền 3 quyển truyện nữa. Hỏi Huyền có tất
cả bao nhiêu quyển truyện?
E. Củng cố, dặn dò
-Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? -HSTL
- Khi đặt tính và tính em nhắn bạn càn lưu ý
những gì?
- GV đưa ra các phép tính, chẳng hạn: 24 -HS nêu các cách tính.
+ 1; 75 + 1; ...
về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên
quan đến phép cộng đã học, đặt ra bài toán cho
mỗi tình huống đỏ để hôm sau chia sẻ với các
bạn.

8
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TNXH


CHỦ ĐỀ : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
BÀI 28: Ôn tập chủ đề: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (Tiết 2)
Thời lượng: 2 tiết
I. MỤC TIÊU: Sau bài học “Ôn tập chủ đề: Con người và sức khỏe” HS sẽ :
- Củng cố, đánh giá được một số kiến thức của chủ đề.Con người và sức khỏe.
- Thực hành và vận dụng một số kiến thức của chủ đề để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
cho bản thân.
1. Phẩm chất chủ yếu :
- Nhân ái: Giữ gìn sức khỏe, yêu bản thân.
- Chăm chỉ: Thực hiện thường xuyên việc chăm sóc sức khỏe bản thân,
- Trách nhiệm: Biết thực hiện những việc làm có lợi cho sức khỏe và bảo đảm an toàn cho
bản thân.
2.Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Thể hiện qua việc thực hiện các hoạt động và sự chuẩn bị của HS.
- Giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ, trao đổi cùng bạn những điều liên quan đến con người và sức
khỏe.
- Giải quyết các vấn đề sáng tạo: Thể hiện được cách ứng xử phù hợp với các tình huống xảy
ra trong bài.
3.Năng lực khoa học:
- Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học: Thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với
người lạ …
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1/ GV: SGK TN&XH, mô hình hàm răng, bản chải đánh răng, bài vè, tranh,…
2/ HS: SGK TN&XH, bản chải đánh răng
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
TIẾT 2

Hoạt động giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động:


a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi lại nội
dung bài học của tiết học trước.
b. Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS hát bài “Con cào cào” Cả lớp cùng hát
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới
- GV nói tên bài và viết lên bảng: Bài 28: Ôn tập - HS nhắc lại tên bài.
chủ đề: Con người và sức khỏe (tiết 2) * Dự kiến sản phẩm:

9
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

- Các em tham gia hát và vỗ tay


thật đều.
* Tiêu chí đánh giá:
- HS hứng thú hát ca hay
không.
2. Hoạt động 1: Luyện tập thể thao
a. Mục tiêu: HS nêu được ích lợi và thực hành
một số động tác luyện tập thể dục thể thao
b. Cách tiến hành: Quan sát tranh và thảo luận
- GV yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2 SGK trang nhóm 4
118 và thảo luận theo câu hỏi:
* Các bạn trong tranh đang làm gì?
* Việc làm đó đem lại lợi ích gì cho sức khỏe?
- GV mời đại diện nhóm trình bày
-> HS nhận xét, GV nhận xét, Các nhóm trình bày
Kết luận:Em dành thời gian tập luyện thể thao
để cơ thể khỏe mạnh.

* Dự kiến sản phẩm:


- HS tích cực tham gia hoạt
động nhóm và trình bày kết quả
3. Hoạt động 2: Đóng vai đầy đủ.
a. Mục tiêu: HS biết cách xử lí tình huống khi * Tiêu chí đánh giá:
người lạ cho quà. - Thái độ tham gia hoạt động
b. Cách tiến hành: nhóm.

- GV giới thiệu tranh 6 SGK trang 118


Quan sát
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, sắm vai
Thảo luận nhóm 4
giải quyết tình huống.

- Mời lần lượt các nhóm sắm vai Các nhóm sắm vai

->HS nhận xét, GV nhận xét * Dự kiến sản phẩm:

Kết luận: Em nói không và tránh xa những - HS sắm vai và đưa ra cách xử
lí phù hợp.
người lạ để đảm bảo an toàn cho bản thân.
* Tiêu chí đánh giá:
- Thể hiện nhân vật sắm vai, lời

10
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

thoại có phù hợp tình


huống.không.
4. Củng cố - dặn dò:
Hôm bài, các em học TN&XH bài gì? HS trả lời
GV khuyến khích HS thực hiện những việc làm
có lợi cho sức khỏe như: tập thể dục, đánh răng,
rửa tay đúng cách, ăn uống đầy đủ các chất,…
* Hoạt động tiếp nối: GV giao việc về nhà cho
HS: Quan sát bầu trời ban ngày và ban đêm.

11
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

ĐẠO ĐỨC
BÀI 13: PHÒNG, TRÁNH TAI NẠN TRONG SINH HOẠT (Tiết 1)
(Thời lượng 3 tiết)
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài “Phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt”, học sinh sẽ có:
1. Phẩm chất chủ yếu
Trách nhiệm:
- Có trách nhiệm với bản thân trong việc phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt.
- Có trách nhiệm với gia đình: có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân và gia
đình; có ý thức tiết kiệm tiền bạc trong gia đình.
- Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội: Thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà
trường và các quy định của tập thể; bảo vệ của công.
2. Năng lực chung
2.1. Tự chủ và tự học
Thích ứng với cuộc sống:
- Tìm được những cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề;
- Thực hiện được các nhiệm vụ khác nhau với những yêu cầu khác nhau.
2.2. Giao tiếp và hợp tác
- Xác định mục đích và phương thức hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau
trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân: Hiểu được nhiệm vụ của nhóm và
trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công.
2.3. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản theo
hướng dẫn.
3. Năng lực đặc thù
3.1. Năng lực điều chỉnh hành vi
- Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được các tai nạn thương tích có thể xảy ra trong
sinh hoạt hằng ngày. Nhận biết được sự cần thiết của việc phòng, tránh tai nạn trong sinh
hoạt. Biết và thực hành được một số kĩ năng cơ bản, cần thiết để phòng, tránh tai nạn, thương
tích trong sinh hoạt.
- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với thái độ, hành vi đúng để
phòng, tránh tai nạn trong sinh hoạt; không đồng tình với thái độ, hành vi không phòng,
tránh tai nạn trong sinh hoạt.
- Điều chỉnh hành vi: Bước đầu biết điều chỉnh và nhắc nhở bạn bè, người thân cùng
thực hiện những hành vi an toàn khi tiếp xúc, sử dụng các vật dụng để phòng, tránh tai nạn
trong sinh hoạt.
3.2. Năng lực phát triển bản thân

12
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

- Tự nhận thức bản thân: Biết bản thân phải làm gì để phòng tránh tai nạn trong sinh
hoạt.
- Lập kế hoạch phát triển bản thân: Xác định được những việc cần làm để phòng tránh
tai nạn trong sinh hoạt, có kế hoạch học tập, rèn luyện những kĩ năng cơ bản để phòng tránh
tai nạn trong sinh hoạt.
- Thực hiện kế hoạch phát triển bản thân: Thực hiện theo kế hoạch đã lập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên: Hình ảnh, video, giáo án điện tử, hoa chia nhóm (kĩ thuật mảnh ghép),
bộ thẻ hình và thơ (theo phụ lục đính kèm).
2. Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở bài tập, dụng cụ để thực hành (khăn mặt, băng dán cá
nhân).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. TIẾT 1
1. Hoạt động khởi động - Đọc thơ
a. Mục tiêu: Học sinh có tâm thế tích cực vào bài học.
b. Cách thực hiện:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Bước 1: Đọc bài thơ Nước sôi của tác
giả Thanh Minh
- Chiếu hình ấm nước đang sôi, hỏi
- Học sinh quan sát hình và trả lời:
học sinh tranh vẽ gì?
Ấm nước đang sôi
- Giới thiệu bài thơ Nước sôi của tác
- Học sinh đọc và diễn tả hành động
giả Thanh Minh. Hướng dẫn học sinh
theo nội dung bài thơ.
đọc và diễn tả hành động theo nội
dung bài thơ. Bài thơ nhắc nhở chúng - Học sinh trả lời: Bài thơ nhắc nhở
ta điều gì? chúng ta không chạm tay vào ấm nước
đang sôi.
Bước 2: Chuyển ý giới thiệu bài
- Hỏi học sinh: Ngoài ấm đun nước
sôi, trong nhà còn có những vật dụng - Học sinh kể các vật dụng trong nhà.
nào khác?
c. Dự kiến sản phẩm:
- Đọc và diễn tả hành động theo nội dung bài thơ.
- Bài học rút ra từ bài thơ.
- Tên các vật dụng trong nhà.

13
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

d. Kết luận:
- Có rất nhiều vật dụng hữu ích phục vụ cho cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, nếu
chúng ta không cẩn thận, chúng ta có thể gặp tai nạn thương tích. Vậy đó là những tai nạn
thương tích gì và phòng, tránh ra sao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học “Phòng, tránh
tai nạn trong sinh hoạt”.
2. Hoạt động khám phá:
2.1. Hoạt động khám phá 1 - Xem hình và trả lời câu hỏi
a. Mục tiêu: Nêu được các tai nạn thương tích có thể xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày
ở nhà
b. Cách thực hiện
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Bước 1: Chiếu các vật dụng (bàn ủi, - Học sinh nêu tên vật dụng.
cưa, dao, ổ cắm điện, bộ đồ dùng làm
móng, xích đu) lên màn hình, mời học
sinh nêu tên vật dụng.
Bước 2: Thảo luận nhóm 4
- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Những vật dụng này có thể gây tai
nạn, thương tích gì?
+ Cần làm gì để phòng, tránh tai nạn,
thương tích khi sử dụng những vật
dụng đó?
- Tổ chức cho học sinh thảo luận
nhóm.
Bước 3: Hoạt động toàn lớp
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Mời các nhóm khác nhận xét, bổ
sung ý kiến phần thảo luận của nhóm - Học sinh thảo luận nhóm 4.
bạn.
- GV nhận xét, bổ sung. - Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý
kiến phần thảo luận của nhóm bạn.
c. Dự kiến sản phẩm:
- Tên các tai nạn, thương tích có thể gây ra từ bàn ủi, cưa, dao, ổ cắm điện, bộ đồ dùng
làm móng, xích đu.
- Biện pháp để phòng, tránh tai nạn, thương tích khi sử dụng bàn ủi, cưa, dao, ổ cắm
điện, bộ đồ dùng làm móng, xích đu.

14
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

d. Kết luận:
Vật dụng Nguy cơ Cách phòng, tránh
Bàn ủi Gây bỏng, gây cháy, điện Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp với
giật, rơi trúng chân... từng loại quần áo, khi không sử dụng
phải đặt đúng vị trí...
Cái cưa Gây thương tích, chảy máu, Không lại gần chỗ cưa đang hoạt
nhiễm khuẩn, uốn ván, mạt động, đứng xa để mạt cưa không bay
cưa bay vào mắt, mũi... vào mắt mũi...
Dao Gây đứt tay, chảy máu Sử dụng đúng mục đích, không vừa
cầm dao vừa đi hoặc chạy,...
Ổ cắm điện Điện giật Không sử dụng khi tay đang ướt, che
kín khi không sử dụng, không thò
tay, bút, đồ chơi vào ổ điện
Bộ dụng cụ Đứt tay, chân; đâm vào tay Sử dụng đúng mục đích, không tự ý
làm móng chân; đâm vào tai... tháo rời
Xích đu Bị ngã Không đứng lên, đùa nghịch trên
xích đu; đu đưa với tốc độ vừa phải.
Các em còn nhỏ, chưa thể tự mình sử dụng các dụng cụ trên. Nếu có nhu cầu sử dụng
phải có sự giúp đỡ, hướng dẫn, quan sát chặt chẽ của người lớn. Tuyệt đối không tự sử dụng
các vật dụng trên theo ý mình.
2.2. Hoạt động khám phá 2 - Thảo luận
a. Mục tiêu:
- Nêu được cách phòng tránh tai nạn thương tích khi sử dụng cầu thang, bậc thềm,
thang cuốn.
- Nêu được nguy cơ và cách phòng tránh tai nạn, thương tích trong một số tình huống
cụ thể.
b. Cách thực hiện:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Bước 1: Lần lượt chiếu hình cầu - Học sinh trả lời câu hỏi theo hiểu
thang, bậc thềm, thang cuốn. Hỏi học biết của bản thân.
sinh: Em đã thấy cầu thang, bậc thềm,
thang cuốn ở những đâu?
Bước 2: Thảo luận nhóm đôi theo tổ
- Chia lớp thành 3 tổ.
- Mỗi tổ thảo luận 01 bức tranh trong
SGK/tr.54: Cần làm gì để phòng, tránh
tai nạn, thương tích khi sử dụng cầu
thang/ bậc thềm/ thang cuốn?

15
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi


theo nội dung đã được phân công.
Bước 3: Thảo luận nhóm 6
- Mỗi học sinh nhận 1 bông hoa.
- Cả lớp vừa hát vừa di chuyển về - Học sinh thảo luận nhóm đôi theo
nhóm mới. (Các bông hoa cùng loại về nội dung đã được phân công.
chung 1 nhóm)
- Yêu cầu học sinh chia sẻ nội dung
vừa thảo luận trước đó cho cả nhóm
cùng nghe.
- Học sinh vừa hát vừa di chuyển về
Bước 4: Hoạt động toàn lớp
nhóm mới.
- Tổ chức cho các nhóm trình bày và
nhận xét, góp ý bổ sung lẫn nhau.
- Giáo viên chốt lại cách phòng, tránh
- Học sinh chia sẻ nội dung vừa thảo
tai nạn, thương tích khi sử dụng cầu
luận trước đó cho cả nhóm cùng nghe.
thang/ bậc thềm/ thang cuốn, nhận xét
sự tham gia của học sinh.
Bước 5: Mô tả tình huống
- Lần lượt chiếu hình ảnh các tình
huống trong SGK lên bảng. - Các nhóm trình bày và nhận xét, góp
ý bổ sung lẫn nhau.

Bước 6: Thảo luận nhóm đôi


- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Việc làm của các bạn có thể gây tai - Học sinh mô tả tình huống:
nạn thương tích gì? + Hình 1: Bạn gái đứng trên ghế với
+ Cần làm gì để phòng tránh tai nạn, ra ngoài lan can.
thương tích đó? + Hình 2: Bạn trai trèo cây hái quả.
- Tổ chức cho học sinh thảo luận + Hình 3: Bé trai cầm phích cắm để
nhóm đôi. cắm vào ổ điện.
Bước 7: Hoạt động toàn lớp + Hình 4: Bạn nam kéo xích đu về
- Tổ chức cho đại diện các nhóm trình phía sau, phía trước là em bé.
bày.
- Tổ chức cho các nhóm khác nhận
xét, bổ sung ý kiến phần thảo luận của
nhóm bạn.
16
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

- GV nhận xét, bổ sung.

- Học sinh thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý


kiến phần thảo luận của nhóm bạn.

c. Dự kiến sản phẩm:


- Các biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích khi sử dụng cầu thang, bậc thềm,
thang cuốn.
- Lời mô tả tình huống thể hiện trong các tranh ở SGK/Tr.54
- Những nguy cơ và cách phòng tránh tai nạn, thương tích trong các tình huống ở
SGK/Tr.54.
d. Kết luận:
Phải cẩn thận khi sử dụng cầu thang, bậc thềm, thang cuốn và các vật dụng trong sinh
hoạt để phòng, tránh tai nạn, thương tích.
3. Hoạt động củng cố - Làm vở bài tập Đạo đức
a. Mục tiêu: Củng cố nội dung tiết học
b. Cách thực hiện:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm - Học sinh làm bài tập cá nhân.
bài tập 1, 2 trong VBT.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đổi vở
sửa bài. - Học sinh đổi vở sửa bài.
- Nhận xét đánh giá mức độ nhận thức
của học sinh.
c. Dự kiến sản phẩm:
- Hoàn thành bài tập 1, 2 trong vở bài tập Đạo đức.

17
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

d. Kết luận:
Trong sinh hoạt hằng ngày, có rất nhiều tình huống có thể dẫn đến tai nạn, thương
tích. Vì vậy, các em cần lưu ý để phòng, tránh tai nạn thương tích cho bản thân mình.

18
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

ÔN TIẾNG VIỆT
BÀI 130: oăng, oăc (Tiết 1+2)

19
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

Thứ ba, ngày 30 tháng 3 năm 2021


GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Bài 1: HOẠT ĐỘNG KHÔNG BÓNG.
(tiết 2)
I. Mục tiêu bài học
1.Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:
- Tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
- Tích cực tham gia các trò chơi vận động và các bài tập phát triển thể lực, có trách nhiệm trong khi
chơi trò chơi.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự xem trước cách thực hiện các bài tập di chuyển không bóng trong sách giáo
khoa.
- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi,
đoàn kết giúp đỡ nhau trong tập luyện.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện các lỗi sai thường mắc khi thực hiện động tác và tìm cách
khắc phục.
2.2. Năng lực đặc thù:
- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn
trong tập luyện.
- NL vận động cơ bản: Biết và thực hiện được bài tập di chuyển không bóng từ đó phát triển sức
nhanh và khả năng phản xạ.
- NL thể dục thể thao: Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo
viên để tập luyện. Thực hiện được bài tập di chuyển không bóng.
II. Địa điểm – phương tiện
- Địa điểm: Sân trường
- Phương tiện:
+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, bóng đá, còi phục vụ trò chơi.
+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.
III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.
- Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt( tập thể), tập theo nhóm, tập luyện theo cặp.
IV. Tiến trình dạy học
LVĐ Phương pháp, tổ chức và yêu cầu
Nội dung Thời Số
Hoạt động GV Hoạt động HS
gian lượng
I. Phần mở đầu 5 – 7’
1.Nhận lớp Gv nhận lớp, thăm hỏi Đội hình nhận lớp
sức khỏe học sinh phổ €€€€€€€€
biến nội dung, yêu cầu €€€€€€€
giờ học €
- Cán sự tập trung lớp,
điểm số, báo cáo sĩ số,
tình hình lớp cho GV.
2.Khởi động
a) Khởi động chung 2x8N
Đội hình khởi động
- Xoay các khớp cổ tay, cổ

20
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

chân, vai, hông, gối,... € € € €


b) Khởi động chuyên môn € € €
- Các động tác bổ trợ €
chuyên môn - Gv HD học sinh khởi - HS khởi động theo
c) Trò chơi 2x8N động. hướng dẫn của GV
- Trò chơi “ai làm nhanh
hơn

II. Phần cơ bản: - GV hướng dẫn chơi


* Kiến thức.
- Ôn các bài tập di chuyển 16-18’
không bóng: di chuyển về
trước, di chuyển ngang, di - Nhắc lại tên động tác,
chuyển nhanh - chậm và di cách thực hiện các
€€€€€€€€
chuyển luồn qua vật chuẩn. động tác €€€€€€€
*Luyện tập - GV làm mẫu lại các
Tập đồng loạt động tác. €
HS quan sát GV làm
- Lưu ý những lỗi mẫu
2 lần thường mắc

- GV thổi còi - HS tập.


Tập theo tổ nhóm - Gv quan sát, sửa sai - Đội hình tập luyện
cho HS. đồng loạt.
4lần €€€€€€€
€€€€€€€
- Yc Tổ trưởng cho các
Tập theo cặp đôi bạn luyện tập theo khu €
vực. ĐH tập luyện theo tổ
4lần - Gv quan sát, sửa sai €€€€
cho HS. € € €
Thi đua giữa các tổ €€ €€
- GV cho 2 HS quay € GV € €
* Trò chơi “ai nhanh hơn” 1 lần
mặt vào nhau tạo thành -ĐH tập luyện theo cặp
từng cặp để tập luyện. € € €

€ € €
3-5’
- GV tổ chức cho HS €- Từng tổ lên thi đua -
thi đua giữa các tổ.
trình diễn
- GV nêu tên trò chơi,
hướng dẫn cách chơi.
III.Kết thúc
- Cho HS chơi thử và
* Thả lỏng cơ toàn thân.
chơi chính thức.
* Nhận xét, đánh giá chung
- Nhận xét, tuyên
của buổi học.
dương, và sử phạt
Hướng dẫn HS Tự ôn ở 4- 5’ người (đội) thua cuộc
nhà
* Xuống lớp
- GV hướng dẫn

21
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

- Nhận xét kết quả, ý


thức, thái độ học của
HS. - HS thực hiện thả lỏng
- VN ôn bài và chuẩn - ĐH kết thúc
€€€€€€€€
bị bài sau €€€€€€€
€

22
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

TIẾNG ANH

Giáo viên bản ngữ

23
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

TIẾNG VIỆT

CHÍNH TẢ
TẬP CHÉP: CHIM SÂU
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:
- Tập chép lại bài thơ Chim sâu, mắc không quá 2 lỗi.
- Điền đúng vần uyt, uych, chữ c, k vào chỗ trống để hoàn thành các câu văn.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Biết quan sát, lắng nghe, tự chuẩn bị dồ dùng học tập.
- Kiên nhẫn, biết quan sát, trình bày đẹp bài chính tả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Khởi động -HS hát
2. Kiểm tra bài cũ
- GV viết lên bảng lớp (2 lần): ...ế, cúi ...ằm, -HS viết bảng con, điền g, gh vào
lại ...ần; mời 2 HS lên bảng điền chữ g hay gh
vào chỗ trống để hoàn thành từ, đọc kết quả.
-GV và HS cùng nhận xét. -HS thực hiện
3.Bài mới
3.1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của
tiết học. -HS lắng nghe
3.2. Luyện tập
a. Tập chép
- GV gọi 1 HS nhìn bảng đọc bài thơ Chim sâu.
Cả lớp đọc lại.
- GV chỉ từng tiếng dễ viết sai, cả lớp đọc : chim -HS đọc
sâu, chăm nhặt, bắt sâu, búp nở, hoa cười.
- GV: Bài thơ nói điều gì? - HS nhẩm đánh vần từng tiếng các
em dễ viết sai.
-HS trả lời: Bài thơ khen chim sâu
- GV yêu cầu HS mở vở Luyện viết 1, tập hai, chăm chỉ bắt sâu cho cây lá nên cây
nhìn mẫu, chép lại bài thơ, tô các chữ hoa đầu lá rất yêu quý, biết ơn chim sâu.
câu. (GV nhắc những HS chép câu văn vào vở - HS mở vở Luyện viết 1, tập hai, chép
nhớ viết chữ đầu câu lùi vào 1 ô). lại bài thơ, tô các chữ hoa đầu câu.
- HS viết xong, GV yêu cầu HS tự đối chiếu với
bài mẫu, soát bài; dùng bút chì gạch chân chữ
viết sai, ghi số lỗi ra lề vở.
- GV sửa chữa, nhận xét một số bài của HS. -HS thực hiện
b. Làm bài tập chính tả
BT 2 (Em chọn vần nào: uyt hay uych?)

24
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

- GV gọi 1 HS đọc YC.


-GV viết lên bảng s.., h... (2 lần). -HS thực hiện
Đáp án:
a) Sơn ca thử lao mình xuống nước, suýt chết
đuối. -HS đọc
b) Nai leo lên mỏm đá tập bay thì rơi huỵch - HS làm bài vào VBT (điền vẫn còn
xuống đất. thiếu vào từng chỗ trống).
BT 3 (Chữ nào hợp với chỗ trống: c hay k?) - 2 HS báo cáo kết quả (điền vần trên
- GV gọi 1HS đọc YC. bảng lớp).
-GV viết lên bảng: ...ể, ...âu chuyện, ...ính, ...on. - Cả lớp đọc 2 câu đã hoàn chỉnh.
- HS sửa bài (Nếu làm sai)
-GV gọi 1 HS sửa bài trên bảng lớp
(Có thể tổ chức thi tiếp sức: Các từ thiếu chữ - HS đọc
được viết trên bảng 2 lần. Hai nhóm (mỗi nhóm 4 - HS làm bài vào VBT hoặc vào vở
HS) tiếp nối nhau điền chữ. Nhóm điền đúng, (chỉ viết chữ cần điền: kể, con,...).
nhanh, báo cáo kết quả rõ ràng sẽ thắng cuộc). -1 HS điền chữ trên bảng lớp.
Đáp án: - Cả lớp đọc: kể viết là ca / câu
1) Sơn ca, nai và ếch thường kể cho nhau nghe (chuyện) viết là cờ / kính viết là ca /
những câu chuyện thú vị. con viết là cờ.
2) Thầy giáo voi giương kính lên cũng không đọc - Cả lớp đọc lại 2 câu văn.
được chữ của kiến con. - HS sửa bài (Nếu làm sai)
4. Củng cố, dặn dò
- GV tuyên dương, khen ngợi những HS viết cẩn
thận, sạch đẹp, tích cực.

-HS lắng nghe và thực hiện

25
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

Tập đọc
CHUYỆN TRONG VƯỜN (Tiết 1+2)
(2 tiết)
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:
- Đọc trơn bài, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu.
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Trả lời đúng các câu hỏi tìm hiểu bài đọc.
- Hiểu nội dung bài: Mai nhân hậu, yêu cây cỏ, hoa lá, thiên nhiên.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Khởi động -HS hát
2.Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện Sơn ca, - 2 HS đọc
nai và ếch
-Vì sao ba bạn không đổi việc cho nhau nữa?
-GV và HS cùng NX - HS trả lời.
3.Bài mới -HS thực hiện
1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý)
1.1. HS nghe hát hoặc hát bài Hoa lá mùa
xuân (Sáng tác: Hoàng Hà). -HS thực hiện
1.2. Giới thiệu bài:
-GV mời HS quan sát tranh minh hoạ vườn hoa,
hai bà cháu ôm nhau. -HS quan sát tranh minh họa
-Có chuyện gì xảy ra trong vườn?
2. Khám phá và luyện tập -HS trả lời
2.1. Luyện đọc
a) GV đọc mẫu: Giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Lời
bà dịu dàng, lời Mai nhỏ nhẹ, dễ thương.
b) GV cho HS luyện đọc các từ: sáng sớm, tưới -HS lắng nghe và theo dõi
hoa, cẩn thận, kẻo ngã, ngã sóng soài, ứa nhựa,
chạy vội,...
-GV giải nghĩa từ: : phủi (gạt nhẹ). -HS luyện đọc các từ ngữ
c) Luyện đọc câu.
- GV: Bài đọc có 14 câu.
-GV chỉ từng câu cho HS đọc vỡ cá nhân (đọc -HS lắng nghe
liền 2 câu ngắn).

26
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

-GV cho HS cả lớp đọc vỡ từng câu (đọc liền 2


câu ngắn). -HS nghe
-GV cho HS đọc nối tiếp từng câu cá nhân -HS đọc cá nhân
-GV cho HS đọc nối tiếp câu theo cặp
TIẾT 2 -HS đọc đồng thanh
d) Thi đọc đoạn
-GV cho HS thi đọc nối tiếp 3 đoạn -HS đọc cá nhân
-GV và HS cùng nhận xét -HS đọc theo cặp
e) Thi đọc cả bài
-GV cho các tổ cử 1 đại diện thi đua đọc cả bài
-GV và HS cùng nhận xét, bình chọn giọng đọc -2-3 lượt HS đọc
hay -HS tham gia nhận xét góp ý cho bạn
-GV mời 1 HS giọng to hay đọc cho cả lớp nghe
-GV cho cả lớp đọc -HS đại diện đọc
2.2. Tìm hiểu bài đọc -HS tham gia nhận xét góp ý cho bạn
-GV mời 3 HS nối tiếp nhau đọc câu hỏi và BT
-GV cho HS thảo luận theo cặp làm bài vào VBT -1 HS đọc
-GV mời các nhóm trình bày: -Cả lớp đọc đồng thanh
+Câu hỏi 1: Thấy Mai ra vườn, bà nhắc Mai điều
gì? -3 HS đọc
+Câu hỏi 2 ý 1: Vì sao Mai nghĩ là hoa đang -HS thảo luận theo cặp
khóc?
+Câu hỏi 2 ý 2: Em hãy giúp Mai nói lời xin lỗi -Bà nhắc: Cháu đi cẩn thận kẻo ngã.
cây hoa.
+Câu hỏi 3 : Hãy chọn cho Mai một cái tên mà -Vì Mai thấy cành hoa gãy đang ứa
em thích. nhựa như nó đang khóc vì đau.
- GV mời 1 HS hỏi - Hoa ơi, xin lỗi vì đã làm hoa đau
- Qua câu chuyện, em hiểu điều gì về bạn Mai? nhé.

- GV kết luận: Mai là cô bé nhân hậu; có tình yêu -Cô bé giàu tình cảm. /....
với cây cỏ, hoa lá, thiên nhiên. Các em hãy học
tập Mai - có ý thức bảo vệ môi trường, yêu -Cả lớp đáp
thương cỏ cây, hoa lá. - Mai rất yêu hoa. / Mai có ý thức
2.3. Luyện đọc lại (theo vai) bảo vệ cây, hoa.
- GV mời một tốp (3 HS) đọc (làm mẫu) theo 3 - HS lắng nghe
vai: người dẫn chuyện, Mai, bà Mai.
- GV mời 2 – 3 tốp thi đọc theo vai.
-GV và HS 2 đội nhận xét về cách đọc đúng, hay
chưa?
-GV khen những HS, tốp HS đọc đúng vai, đúng
lượt lời; đọc đúng từ, câu; đọc biểu cảm. -HS đọc theo vai GV phân chia
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. -HS thi đọc

27
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

- Dặn HS về nhà đọc (kể) cho bạn bè, người thân -HS thực hiện
về câu chuyện.

-HS lắng nghe

28
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

MỸ THUẬT
Chủ đề 7: CON VẬT YÊU THÍCH (Tiết 2)
(Thời lượng 4 tiết)
MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

1.Về phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ
thể là:

- Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu trong thực hành, sáng tạo;

- Biết trân trọng, yêu quý động vật, sản phẩm của mình, của bạn,... có ý thức bảo vệ con vật
nuôi và động vật nói chung;

- Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình trong trao đổi, nhận xét.

2. Về năng lực

Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:

2.1. Năng lực đặc thù môn học

- Biết quan sát và nắm được đặc điểm riêng, hình dáng của con vật bằng cách nhìn khái quát
theo dạng hình khối cơ bản;

- Biết thực hành sáng tạo vẽ, cắt, dán, làm sản phẩm thủ công 2D, 3D trong thực hành sáng
tạo.

- Biết trưng bày, mô tả và chia sẻ được cảm nhận về hình, màu và ý định sử dụng sản phẩm
làm ra.

2.2. Năng lực chung

- Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập;

- Biết cách sử dụng công cụ phù hợp với vật liệu và an toàn trong thực hành, sáng tạo.

2.3. Năng lực đặc thù của học sinh

- Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét.

- Năng lực tự nhiên: Vận dụng sự hiểu biết về động vật để áp dụng vào các môn học khác và
trong cuộc sống hằng ngày.

PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC


29
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện
tập, đánh giá, thiết kế trò chơi.
- Hình thức dạy học: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
Tổ chức các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ
Nội dung 2: CON VẬT TRONG THIÊN NHIÊN
Ổn định, khởi động, kiểm tra bài
cũ (khoảng 1-3 phút)
GV kiểm tra sĩ số lớp và dụng cụ
học tập.

Hoạt động: Hướng dẫn quan


sát, thảo luận về hình ảnh các con
vật trong thiên nhiên và trong sản
phẩm thủ công (khoảng 5-7 phút)
* Giới thiệu hình ảnh các con vật
trong thiên nhiên - HS quan sát video.

- GV giới thiệu video về các con


vật - HS tham gia trò chơi.
trong thên nhiên.
- GV cho HS chơi trò chơi “Ai
nhanh hơn”, GV đưa ra hình ảnh
các con vật trong thiên nhiên và
cho HS gọi tên các con vật (GV
nêu thể lệ trò chơi: Ai giơ tay
nhanh thì sẽ dành quyền trả lời).
- GV tuyên dương các em gọi
đúng
tên các con vật trong thiên nhiên. - HS thảo luận theo nhóm
- GV giới thiệu thêm hình ảnh để tìm đặc điểm giống và
trong khác nhau.
SGK.
* Giới thiệu hình ảnh một số con
vật trong sản phẩm thủ công
- GV yêu cầu HS thảo luận so - HS đại diện nhóm trình
sánh bày.
đặc điểm giống và khác nhau của các
con vật trong thiên nhiên và trong sản
phẩm MT (các chi tiết: mắt, mũi,
miệng, tai, chân, sừng, móng…).

30
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

- GV mời đại diện nhóm trình bày


- GV mời các bạn còn lại nhận xét,
bổ
Sung
- GV nhận xét, khích lệ các nhóm.
- GV giáo dục ý thức bảo vệ thiên
nhiên, môi trường sống của động
vật và ý thức bảo vệ đông vật hoang
dã.
Hoạt động: Hướng dẫn kết hợp
thủ công và vẽ trên giấy (khoảng 22
phút)
(GV chia lớp 6 nhóm). - HS quan sát tranh, ảnh.
- GV giới thiệu hình ảnh có trong
SGK và tranh ảnh sưu tầm để HS - Hs quan sát
quan sát.
- GV hướng dẫn HS các bước thực
hiện
sản phẩm thủ công 2D thể hiện đặc tả
một con vật trong thiên nhiên.
- GV giới thiệu hình ảnh con vật thật
trong thiên nhiên và hình ảnh con vật
- HS thực hiện theo nhóm.
khi thực hiện cắt dán thủ công.
- GV hướng dẫn HS các thể hiện đơn
giản, khái quát bằng chấm, nét, mảng,
hình cơ bản.
- GV cho HS thực hành theo nhóm
* Yêu cầu thực hành: Cắt dán và
- HS đại diện nhóm trình
trang trí hình ảnh con vật trong bày.
thiên nhiên mà em yêu thích. (sử
dụng giấy màu, màu…)
- GV quan sát và đưa ra những gợi ý
giúp HS hoàn thiện bài.
- GV mời đại diện nhóm trình bày.
+ Sản phẩm của nhóm là con vật gì? - HS nhận xét, góp ý cho
+ Em sử dụng màu gì để trang trí? nhóm bạn.
+ Em sử dụng những màu sắc nào
để trang trí sản phẩm? Em hãy nêu cụ
thể.
- GV mời HS nhận xét và góp ý cho
nhóm bạn.

31
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

- GV nhận xét, tuyên dương các


nhóm.
- GV khuyến khích HS làm bài tập
trong sách bài tập.
Dặn dò:
Xem nội dung 3: SÁNG TẠO SẢN
PHẨM THỦ CÔNG: Chuẩn bị giấy
màu, giấy vẽ, keo, các vật liệu đã qua
sử dụng (ly nhựa, ly giấy, ống hút…)

32
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

ÔN TOÁN
BÀI: PHÉP TRỪ DẠNG 17-2

33
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

Thứ tư ngày 7 tháng 4 năm 2021


TẬP VIẾT
CHỮ HOA E, Ê
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CÂU:
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:
- Biết tô các chữ viết hoa E, Ê theo cỡ chữ vừa và nhỏ.
- Viết đúng các từ, câu ứng dụng (kể chuyện, quen thuộc, Ếch, nai và sơn ca thân nhau) bằng kiểu
chữ viết thường, cỡ nhỏ; chữ viết rõ ràng, đều nét; đặt dấu thanh đúng vị trí; dãn đúng khoảng cách
giữa các con chữ.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
-Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL
thẩm mĩ.
-Giao tiếp ứng xử văn hóa, yêu thích và tự hào về chữ Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy chiếu / bảng phụ viết mẫu chữ viết hoa E, Ê đặt trong khung chữ; từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ viết
trên dòng kẻ ô li.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Khởi động: -HS hát
2.Kiểm tra bài cũ:
- GV cho 1 HS cầm que chỉ, tô đúng quy -1 HS thực hiện.
trình viết chữ hoa D, Đ đã học.
-GV cùng HS nhận xét xem bạn có tô đúng -HS cùng GV nhận xét.
quy trình không.
- GV kiểm tra 3 – 4 HS viết bài ở nhà trong
vở Luyện viết 1, tập hai.
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV chiếu lên bảng chữ in hoa E, Ê. -HS quan sát
- Đây là mẫu chữ gì? - Đây là mẫu chữ in hoa E, Ê.
- GV giới thiệu: SGK đã giới thiệu chữ in -HS lắng nghe và quan sát .
hoa E, Ê. Bài 35 giới thiệu cả mẫu chữ E, Ê
in hoa và viết hoa. Hôm nay, các em sẽ học
tô chữ viết hoa E, Ê, chỉ khác chữ in hoa E,
Ê ở các nét uốn; luyện viết các từ ngữ, câu
ứng dụng cỡ nhỏ.
b. Khám phá và Luyện tập
b.1.Tô chữ viết hoa E, Ê
-GV giới thiệu chữ viết hoa E, Ê yêu cầu
HS quan sát cấu tạo nét chữ, cách tô. - HS lắng nghe và quan sát .
-GV mô tả chữ hoa E gồm 1 nét là kết hợp

34
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

của 3 nét cơ bản: 1 nét cong dưới, 2 nét


cong trái liền nhau. Đặt bút trên ĐK 6 tô nét
cong dưới, sau đó tô tiếp 2 nét cong trái, tạo
vòng xoắn to ở đầu chữ và vòng xoắn nhỏ
giữa thân chữ, phần cuối nét cong trái thứ
hai lượn hắn vào trong.
+ Chữ viết hoa Ê gồm 3 nét: Nét đầu tô như
chữ E viết hoa. Tiếp theo, tô 2 nét thẳng
xiên ngắn tạo “dấu mũ” trên đầu chữ E. -HS tô chữ viết hoa E, Ê
-GV cho HS tô chữ viết hoa E,Ê cỡ vừa và
cỡ nhỏ trong vở Luyện viết.
b.2.Viết từ ngữ, câu ứng dụng(cỡ nhỏ) -HS đọc cá nhân, đồng thanh.
-GV cho cả lớp đọc từ và câu ứng dụng (cỡ
nhỏ): kể chuyện, quen thuộc, Ếch, nai và
sơn ca thân nhau. -1 ô li: ê, c, u, n, e, ô, a, i, v, s, ơ, â;
-GV: Độ cao các con chữ thế nào? 1,5 ô li: t;
2 ô li: q;
2,5 ô li: Ê, y, h, k
-Các tiếng cách nhau con chữ o.
-GV: Khoảng cách giữa các tiếng? -Viết E xong lia bút viết ch.
-Cách nối nét giữa chữ viết hoa E và ch? -Dấu thanh đặt ở các chữ ê, ô, Ê, a
-Dấu thanh đặt ở đâu? -HS thực hiện viết.
-GV cho HS viết vào vở Luyện viết hoàn
thành phần Luyện tập thêm.
4.Củng cố, dặn dò: -HS nghe nhận xét điều chỉnh.
-GV nhận xét bài viết của HS -HS nêu lại qua quan sát và đã học.
-GV cho HS quan sát và nêu lại cấu tạo chữ
viết hoa E, Ê. -HS lắng nghe và thực hiện.
-GV nhắc HS yêu cầu chuẩn bị cho tiết Góc
sáng tạo.

35
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

TIẾNG ANH

Giáo viên chuyên trách

36
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

TIẾNG VIỆT
TẬP ĐỌC
KỂ CHO BÉ NGHE
(1 tiết)
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ
- Đọc trơn bài thơ, phát âm đúng các tiếng. Biết nghỉ hơi sau các dòng thơ (nghỉ dài như khi gặp dấu
chấm).
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Biết cùng bạn hỏi - đáp theo nội dung bài đọc; hỏi - đáp về những con vật, đồ vật, cây cối xung
quanh.
- Hiểu nội dung bài: Các con vật, đồ vật quanh em có những đặc điểm thật ngộ nghĩnh, đáng yêu.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.
- Giao tiếp có văn hóa.
- Từ bài học, HS thể hiện được tình yêu thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Máy tính, máy chiếu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Khởi động -HS hát
2.Kiểm tra bài cũ
- GV cho 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Chuyện trong -HS đọc và trả lời câu hỏi
vườn; trả lời câu hỏi:
- HS 1: Vì sao Mai nghĩ là hoa đang khóc?
- HS 2: Hãy chọn cho Mai một cái tên mà em thích.
-HS và GV cùng nhận xét
3.Bài mới -HS thực hiện
1. Chia sẻ và giới thiệu bài (gợi ý)
1.1. GV cho HS nghe hát hoặc hát bài hát về
con vật. VD: bài Một con vịt (sáng tác: Kim
Duyên), bài Đàn gà trong sân (nhạc Pháp, lời Việt: -HS thực hiện
Ngô Ngọc Thắng) hoặc Đàn gà con (nhạc sĩ: Việt
Anh).
1.2. Giới thiệu bài
- GV cho HS quan sát hình minh hoạ bài đọc.
-Nói tên các con vật, đồ vật trong tranh?
-HS quan sát
- GV giới thiệu: Đây là các con vật, đồ vật có - HS trả lời: vịt, chó, nhện, cối xay
những đặc điểm rất ngộ nghĩnh, đáng yêu qua lời lúa, cua, máy bơm, máy cày, quạt
bài thơ Kể cho bé nghe của nhà thơ Trần Đăng hòm.
Khoa.

37
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

2. Khám phá và luyện tập


2.1. Luyện đọc
a) GV đọc mẫu: giọng vui, tinh nghịch.
b) GV cho HS luyện đọc các từ: : ầm ĩ, vịt bầu, chó
vện, chăng dây điện, quay tròn, quạt hòm, trâu sắt,
phun nước bạc, nấu cơm,...
c) Luyện đọc các dòng thơ -HS lắng nghe GV đọc mẫu
- GV: Bài có 16 dòng thơ. -HS luyện đọc từ ngữ
-GV cho HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ cá nhân
-GV cho HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ theo cặp
d) Thi đọc đoạn
-GV cho HS thi đọc tiếp nối 2 đoạn (mỗi đoạn 8
dòng)
-GV và HS cùng nhận xét -HS đọc nối tiếp cá nhân, cặp

e) Thi đọc cả bài


-GV cho các tổ cử 1 đại diện thi đua đọc cả bài -2-3 lượt HS đọc
-GV và HS cùng nhận xét, bình chọn giọng đọc hay
-HS tham gia nhận xét góp ý cho
-GV mời 1 HS giọng to hay đọc cho cả lớp nghe bạn
-GV cho cả lớp đọc
2.2. Tìm hiểu bài đọc -HS đại diện đọc
- GV mời 2 HS tiếp nối đọc 2 BT trong SGK (đọc -HS tham gia nhận xét góp ý cho
cả M). bạn
- GV cho HS làm việc nhóm đôi, cùng thực hành -1 HS đọc
hỏi - đáp. -Cả lớp đọc đồng thanh
-GV mời các nhóm trình bày:
- BT 1 (hỏi - đáp theo nội dung bài đọc) -2 HS đọc

-HS trao đổi theo cặp

-HS thực hành trước lớp


+ 2 HS hỏi - đáp:
HS 1: Hay nói ầm ĩ là con gì? HS
2: Là con vịt bầu.
HS 1: Hay hỏi đâu đâu là con gì?
HS 2: Là con chó vện.
HS 1: Hay chăng dây điện là con
gì? HS 2: Là con nhện con.
HS 1: Ăn no quay tròn là cái gì?
HS 2: Là cối xay lúa.
HS 1: Mồm thở ra gió là cái gì? HS

38
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

2: Là cái quạt hòm.


- GV chia lớp làm 2 nhóm. Nhóm 1 hỏi - nhóm 2 HS 1: Không thèm cỏ non là con
đáp. gì? HS 2: Là con trâu sắt.
-GV cho Nhóm 2 hỏi - nhóm 1 đáp. HS 1: Rồng phun nước bạc là cái
- BT 2 (hỏi - đáp về các con vật, đồ vật, cây cối gì? HS 2: Là cái máy bơm.
xung quanh) HS 1: Dùng miệng nấu cơm là con
gì? HS 2: Là cua là cáy.
-HS thực hiện

-HS thực hiện


- 2 HS khác hỏi - đáp:
HS 3: Con gì kêu “meo meo”? HS
-GV yêu cầu 1 HS hỏi - cả lớp đáp. 4: Con mèo.
- Bài thơ giúp em hiểu điều gì? HS 3: Cái gì kêu “tùng, tùng” báo
-GV kết luận: Các con vật, đồ vật quanh em có giờ học? HS 4: Cái trống trường.
những đặc điểm thật ngộ nghĩnh, đáng yêu. Nếu yêu HS 3: Con gì la to khi đẻ trứng? HS
quý chúng và chăm chú quan sát, các em sẽ nhận ra 4: Con gà mái.
điều đó. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết bài thơ HS 3: Con gì là bạn của nhà nông?
này khi nhà thơ còn nhỏ, ở độ tuổi thiếu nhi. HS 4: Con trâu…
* Nếu còn thời gian, GV hướng dẫn HS học thuộc -HS thực hiện
lòng bài thơ. - HS phát biểu
4. Củng cố, dặn dò -HS lắng nghe
-GV NX tiết học
- GV nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết học Góc sáng
tạo.

-HS lắng nghe và chuẩn bị

39
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

GÓC SÁNG TẠO


EM YÊU THIÊN NHIÊN
(1 tiết)
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:
- Sưu tầm tranh, ảnh hoặc vẽ tranh về con vật / loài cây, loài hoa yêu thích; biết trang trí sản phẩm.
- Viết được một vài câu giới thiệu sản phẩm.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Hợp tác có hiệu quả với các bạn trong nhóm, trong tổ và trong lớp.
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL quan sát.
- Hoàn thành sản phẩm vừa sức mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
a) Chuẩn bị của GV: Những mẩu giấy cắt hình chữ nhật đơn giản hoặc hình gì đó vui mắt (có dòng
kẻ ô li) để phát cho HS viết và đính vào những sản phẩm. Các viên nam châm, kẹp hoặc ghim, băng
dính để gắn sản phẩm của HS lên bảng lớp.
b) Chuẩn bị của HS: Tranh, ảnh con vật, cây, hoa sưu tầm hoặc tranh HS tự vẽ con vật, cây, hoa;
giấy màu, giấy trắng, bút chì màu, bút dạ, kéo, keo dán,...; Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập hai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Khởi động - HS hát
2. Chia sẻ và giới thiệu bài
2.1. Chia sẻ
GV hướng dẫn HS quan sát các minh hoạ -HS quan sát, dự đoán
(BT 1), nhận ra hình ảnh các con vật, cây
hoa được chụp, vẽ, cắt dán; đoán xem phải
làm gì (sưu tầm tranh, ảnh, cắt dán, tô màu,
vẽ, viết để thể hiện tình cảm yêu thiên
nhiên).
2.2. Giới thiệu bài
Trong tiết học Em yêu thiên nhiên,
các em sẽ sưu tầm tranh, ảnh hoặc tự vẽ
tranh một con vật hoặc một loài cây, loài -HS lắng nghe
hoa yêu thích. Sau đó, trang trí, tô màu sản
phẩm, viết lên đó lời giới thiệu. Cả lớp sẽ
thi đua xem ai có sản phẩm đẹp, viết được
lời giới thiệu ấn tượng, thể hiện đúng chủ
đề Em yêu thiên nhiên.
3. Khám phá
- GV yêu cầu HS quan sát SGK
-GV yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 YC
của tiết học.
-HS quan sát và thực hiện

40
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

+ HS 1 đọc YC 1
-GV giới thiệu vài sản phẩm do HS năm + HS 2 đọc YC 2.4 HS tiếp nối nhau đọc
trước đã làm( nếu có). các lời giới thiệu làm mẫu bên 4 sản phẩm
của 4 bạn HS.

4. Luyện tập + HS 3 đọc YC 3: đọc lời giới thiệu bức


4.1. Chuẩn bị tranh nói về tình bạn thân thiết giữa bạn
- GV yêu cầu HS bày lên bàn ĐDHT; Sơn và chó Lu.
tranh, ảnh con vật, cây, hoa các em sưu tầm
hoặc tranh, ảnh tự vẽ,...
- GV phát cho HS những mẩu giấy trắng có - HS thực hiện
dòng kẻ ô li, cắt hình trái tim hoặc hình chữ
nhật để HS sẽ viết rồi đỉnh vào vị trí phù
hợp trên sản phẩm.
- GV hướng dẫn cách sử dụng trang vở;
+ Với những HS đã có sự chuẩn bị thì trang
vở đó là nơi đính sản phẩm, lưu giữ sản
phẩm, ghi nhận sự tiến bộ của HS.
+ Với những HS chưa có sự chuẩn bị, các -HS mở VBT, lắng nghe
em sẽ dán tranh, ảnh, vẽ con vật, cây hoa,
trang trí trên trang vở này và viết lời giới
thiệu ở vị trí trung tâm – chỗ có ô hình chữ
nhật (hoặc hình trái tim) và các dòng kẻ ô
li.
4.2. Làm sản phẩm
- GV yêu cầu HS trang trí sản phẩm: dán
tranh, ảnh vào giấy và trang trí cho đẹp.
Những HS chưa có tranh, ảnh sẽ vẽ một
con vật hoặc một loài cây, hoa yêu thích
- GV yêu cầu HS viết lời giới thiệu tranh,
ảnh – viết vào sản phẩm hoặc vào mẩu giấy
có dòng kẻ ô li, rồi dán lên sản phẩm. GV
khuyến khích HS viết 3 – 4 câu. Nhắc HS - HS trang trí sản phẩm
ghi tên mình dưới sản phẩm.
4.3. Giới thiệu sản phẩm với các
bạn trong nhóm
- GV mời từng nhóm 3, 4 HS giới thiệu cho
nhau sản phẩm của mình. -HS thực hiện
- GV đính lên bảng lớp 4 - 5 sản phẩm đẹp;
mời HS giới thiệu. Có thể phóng to sản
phẩm trên màn hình cho cả lớp nhận xét:
sản phẩm nào có tranh, ảnh đẹp, lời giới

41
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

thiệu hay.
* GV cần động viên để tất cả HS
đều làm việc, mạnh dạn thể hiện mình.
Chấp nhận nếu HS viết sai chính tả, viết -Từng nhóm giới thiệu sản phẩm của mình
thiếu dấu câu. Không đòi hỏi chữ viết phải
đẹp. -HS quan sát
Cuối giờ, GV sửa lời trên sản phẩm
cho một số HS (lỗi chính tả, ngắt câu) để
HS viết lại vào mẩu giấy khác (có dòng kẻ
ô li) rồi đính lại vào sản phẩm.
5. Củng cố, dặn dò
- GV khen ngợi những HS hoàn thành tốt
BT sáng tạo, nhắc HS về nhà trang trí sản
phẩm cho ấn tượng hơn, viết lại lời giới
thiệu cho hay hơn để chuẩn bị trưng bày
vào tiết học tuần sau. Sản phẩm được sửa
chữa vẫn được đính vào vị trí trong VBT
(để không thất lạc) sau khi gỡ đi sản phẩm
cũ.
- Nhắc lại YC chuẩn bị cho tiết kể chuyện
Chuyện của hoa hồng.

-HS nghe và chuẩn bị

42
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

TOÁN
Bài 62. LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Biết tính nhấm phép cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 100 ở một số trường hợp đơn
giản.
Thực hành viết phép tính cộng phù họp với câu trả lời của bài toán có lời văn và tính đúng
kết quả.
Thực hành vận dụng tính nhẩm trong tình huống thực tiễn.
Phát triển các NL toán học.
II.CHUẨN BỊ
Một số phép tính đơn giản để HS tính nhẩm.
Một số tình huống thực tế đơn giản có liên quan đến cộng nhẩm (không nhớ) các số trong
phạm vi 100.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Hoạt động khởi động - HS Chơi trò chơi :
-Chơi trò chơi “Truyền điện” ôn tập cộng -HS chia sẻ: + Cách cộng nhẩm
nhẩm trong phạm vi 10. của mình.
-GV nhận xét + Để có thể nhẩm nhanh, chính xác
cần lưu ý điều gì?
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài l -HS thảo luận nhóm tìm cách tính
- Cá nhân HS thực hiện các phép tính: kết quả phép tính 65 + 2 = ? mà
5 + 2 = ?; 65 + 2 = ? không cần đặt tính, rồi nêu kết quả
(5 + 2 = 7 nên 65 + 2 = 67).
- Chia sẻ trước lớp. -HS nhận xét,
-HS lấy ví dụ tương tự đố bạn tính
--GV chốt cách nhẩm, lấy thêm các ví dụ nhẩm, trả lời miệng.
khác để HS tính nhẩm và trả lời miệng kết -HS kiếm tra lẫn nhau, nói cho bạn
quả phép tính (chẳng hạn: 37 + 1; 43 + 2; 71 nghe cách làm.
+ 4; ...).
-GV nhận xét
Bài 2
HS thực hiện các thao tác:
-Tính nhẩm các phép tính. -Chỉ cho bạn xem phép tính tương
Lưu ý: GV có thể tổ chức thành trò chơi để ứng với kết quả đúng.
tăng hứng thú cho HS, GV có thể thay thế
bằng các phép tính khác để HS thực hành
tính nhẩm.
Bài 3
a) HDHS thực hiện các thao tác:
- Tính nhẩm rồi nêu kết quả. Tính nhẩm rồi nêu kết quả.
- Kiểm tra lẫn nhau, nói cho bạn nghe -Kiểm tra lẫn nhau, nói cho bạn
cách làm. nghe cách làm.

43
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

- GV nhận xét
b) HS thực hiện theo cặp:
-HDHS Quan sát tranh, nói cho bạn nghe
tranh vẽ gì.
-Hỏi nhau về số điểm của hai bạn (cả hai Quan sát tranh, nói cho bạn nghe
bạn đều đạt 55 điểm). tranh vẽ gì.
-Tính số điểm của mỗi bạn rồi nói cho bạn
nghe cách tính.
Lưu ý: HS có thể có những cách tính điểm
khác nhau, GV khuyến khích HS chia sẻ
cách tính điểm của mình. Khi một HS hoặc
một cặp HS chia sẻ, các HS khác có thể
nhận xét, hoặc đặt câu hỏi cho bạn.
C. Hoạt động vận dụng -
Bài 4:
- Quan sát tranh vẽ, nhận biết bối cảnh
bức tranh, có thể chia sẻ suy nghĩ, chẳng
hạn: Tranh vẽ các bạn học sinh đang biểu
diễn văn nghệ. -HS đọc bài toán, nhận biết bài
-HDHS Thảo luận tìm phép tính để giải toán cho gì, hỏi gì.
quyết bài toán, nói cho bạn nghe suy nghĩ -Phép tính: 31+8 = 39.
của mình. Trả lời: Tiết mục văn nghệ đó có
- Viết phép tính và nêu câu trả lời. tất cả 39 bạn
-HS kiểm tra lại phép tính và câu
trả lời.
- GV gợi ý cho HS liên hệ tình huống bức
tranh với thực tế trường, lóp mình.
D. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được
điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em
trong cuộc sống hằng ngày?
- Em thích nhất bài nào? Vì sao?

44
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

TIN HỌC

LÀM QUEN VỚI PHÒNG MÁY

ÔN TIẾNG VIỆT
BÀI 131: oanh, oach

45
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

Thứ năm, ngày 8 tháng 4 năm 2021

TIẾNG ANH

Giáo viên bản ngữ

46
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TNXH


CHỦ ĐỀ: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
BÀI 29: BAN NGÀY VÀ BAN ĐÊM (Tiết 1)
Thời lượng: 2 tiết
II. MỤC TIÊU: Sau bài học “Ban ngày và ban đêm” HS sẽ :
- Mô tả được bầu trời ngày và ban đêm.
- So sánh được ở mức độ đơn giản bầu trời ban ngày và ban đêm..
- So sánh được bầu trời ban đêm vào các ngày khác nhau.
2. Phẩm chất chủ yếu :
- Chăm chỉ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp.
- Trách nhiệm: hiểu được trách nhiệm của bản thân đối với trường lớp.
2.Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Thể hiện qua việc thực hiện các hoạt động quan sát, chuẩn bị bải của HS.
- Giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ, trao đổi cùng bạn những hiểu biết về bầu trời ban ngày, bầu
trời ban đêm.
- Giải quyết các vấn đề sáng tạo: Giải thích được hiện tượng thiên nhiên đơn giản về ban
ngày và ban đêm.
3.Năng lực khoa học:
- Nhận thức khoa học: Hiểu biết hiện tượng tự nhiên ban ngày, ban đêm; so sánh bầu trời ban
đêm và ban ngày.
- Tìm hiểu môi trường tự nhiên xã hội xung quanh: Quá trình quan sát bầu trời ban ngày, ban
đêm để kết luận là ban ngày có Mặt Trời còn ban đêm có Mặt Trăng.
- Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học: Thể hiện bài vẽ theo chủ đề “Bầu trời của em”…
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1/ GV: Sách TN&XH, câu đố, tranh, giấy A 4…
2/ HS: Sách TN&XH, bút chì, bút màu,…
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
TIẾT 1

Hoạt động giáo viên Hoạt động của học sinh

47
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

1. Hoạt động khởi động:


a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những
biểu biết đã có của HS về những sự vật, hiện
tượng được nhìn thấy trên bầu trời vào ban ngày. .
b. Cách tiến hành: - HS lắng nghe và trả lời
Đố bạn ? Đố bạn?
Không sơn mà đỏ * Dự kiến sản phẩm:
Không gõ mà kêu - Các em tham gia trả lời câu
Không khều mà rụng. hỏi.
(Là gì?) * Tiêu chí đánh giá:
- Câu trả lời của HS.
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới
- GV nói tên bài và viết lên bảng: Bài 29: Ban
ngày và ban đêm (tiết 1)
2. Hoạt động 1: Nhận biết ban ngày và ban
đêm
a. Mục tiêu: HS nhận biết ban ngày và ban đêm
b. Cách tiến hành:
- GV giới thiệu tranh SGK trang 120 và hỏi: HS quan sát tranh và trả lời
+ Các tranh thể hiện thời gian nào trong ngày?
HS làm việc theo nhóm đôi
+ Vì sao em biết?
Kết luận: Tranh 1 vẽ Chợ Bến Thành vào buổi HS trình bày
sáng; tranh 2 vẽ Chợ Bến Thành vào buổi tối.
* Dự kiến sản phẩm:
- HS tích cực quan sát và trả lời
đúng câu.
* Tiêu chí đánh giá:
Trả lời đúng câu hỏi GV đưa ra.
3. Hoạt động 2: Mô tả bầu trời ban ngày và
ban đêm
a. Mục tiêu: HS mô tả được bầu trời ban ngày và
ban đêm. So sánh được ở mức độ đơn giản bầu
trời ban ngày và ban đêm.
b. Cách tiến hành:
* Bước 1: Làm việc theo nhóm 4

- GV yêu cầu mỗi nhóm : Quan sát tranh 1, 2


SGK trang 121 và trả lời câu hỏi: HS làm việc theo nhóm 4

48
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

+ Em hãy mô tả bầu trời trong hai tranh

+ Vì sao vào ban ngày, bầu trời lại sáng?

+ Bầu trời ban ngày và bầu trời ban đêm khác


nhau như thế nào?
Nhóm trình bày
- Mời đại diện các nhóm trình bày
* Dự kiến sản phẩm:
-> HS nhận xét, GV nhận xét.
- HS mô tả bầu trời ban ngày và
ban đêm.
Kết luận: Ban ngày, em có thể nhìn thấy Mặt
Trời. Ban đêm, có thể nhìn thấy các ngôi sao và - Tham gia tích cực tham gia
Mặt Trăng. hoạt động nhóm.
* Tiêu chí đánh giá:
3.Hoạt động 3: Mô tả bầu trời thực tế - Thực hiện tốt các yêu cầu GV
đưa ra.
a. Mục tiêu: HS biết quan và mô tả được bầu
trời ngay trong ngày.

b. Cách tiến hành: Quan sát và thảo luận nhóm

- GV tổ chức cho HS quan sát thực tế bầu trời và


thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
Các nhóm trình bày
Những gì em nhìn thấy trên bầu trời ngày hôm
nay?

- GV mời đại diện nhóm trình bày.


Trả lời
- HS nhận xét, HS nhận xét.

-> Chốt

4. Củng cố – dặn dò:


- Hôm nay, các em học TN&XH bài gì?
- Vì sao vào ban ngày, bầu trời lại sáng?
- Mặt Trời có hình dạng như thế nào?
* Hoạt động tiếp nối: GV giao việc cho HS về
nhà quan sát bầu trời về ban đêm.

49
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN ÂM NHẠC LỚP 1


CHỦ ĐỀ 7: GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG (Tiết 4)
Thời lượng: 4 tiết
I.Mục tiêu:
1. Phẩm chất:
- Yêu thích những làn điệu dân ca của các vùng, miền trên đất nước Việt Nam.
2. Năng lực chung:
- Biết tham gia thảo luận, nêu ý kiến trong học tập.
- Biết cố gắng hoàn thành phần việc của mình được phân công và chia sẻ giúp đở thành viên
khác cùng hoàn thành việc được phân công.
- Biết xác định, nhận biết và làm rõ thông tin, có khả năng giải quyết nhiệm vụ được giao.
3. Năng lực âm nhạc:
- Hát đúng lời ca và giai điệu bài: Lí cây xanh.
- Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản hoặc trò chơi.
- Biết dùng Trống, thanh phách, Tembourine (trống lục lạc) để gõ đệm cho bài hát đã học.
- Hiểu được nội dung câu chuyện Tiếng đàn Thạch Sanh.
- Đọc đúng tên nốt, bước đầu đọc đúng cao độ và trường độ các nốt nhạc.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên:
+ Đàn phím điện tử, trống Tembourine (trống lục lạc), thanh phách, trống nhỏ.
+ Máy phát nhạc,Tranh, ảnh.
- Học sinh:
+ Thanh phách, trống nhỏ, tem- bơ- rin.
III. Các hoạt động dạy học:
TIẾT 4: NHẠC CỤ
Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS
3’ *Hoạt động 1: Khởi động.
- Dùng trống Tambourine (trống lục lạc) để vỗ - Tương tác và khám phá
đệm cho bài hát Lí cây xanh. Cho các em theo nội dung.
đứng lên vừa hát vừa múa vài động tác đơn
giản để khởi động.
YCCĐ về PC: Yêu thích những làn điệu dân
ca Việt Nam.
YCCĐ về NLAN: Vận động và chơi nhạc cụ.
13’ *Hoạt động 2 : Nhạc cụ: Thanh phách,
trống nhỏ, tem- bơ- rin và bộ gõ cơ thể.
- HS theo dõi .

50
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

- GV giới thiệu: trống nhỏ, tem- bơ- rin và bộ


gõ cơ thể bằng cách: Vừa giới thiệu vừa kết
hợp gõ đệm bài hát “Lí cây xanh”.
- GV sử dụng các mẫu tiết tấu để HD HS thực - HS theo dõi.
hiện (Nốt đen, nốt móc đơn ).
- GV hướng dẫn HS cách gõ từng loại nhạc
cụ.
- GV làm mẫu cho HS quan sát trước khi
hướng dẫn cho HS thực hiện các mẫu tập
luyện:
- Luyện tập gõ tem- bơ- rin, thanh phách.
- HS thực hiện.

- Luyện tập mẫu đệm bằng vẫn động cơ thể.

- HS thực hiện.

- GV tổ chức HS thực hành gõ đệm cho bài


hát theo từng nhóm để dễ quan sát và sửa lỗi.
- GV nhận xét và tuyên dương.
YCCĐ về NLAN : Thể hiện được mẫu tiết - HS thực hành theo nhóm.
tấu theo hướng dẫn của GV và sử dụng nhạc
cụ để đệm cho bài hát.
10’ Hoạt động 3 : Thực hành gõ đệm theo bài
hát “ Lí cây xanh”
- GV cho HS tập gõ đệm 1 câu của bài hát kết - HS quan sát và thực hiện
hợp với từng loại nhạc cụ. theo hướng dẫn của GV.

51
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

- GV phân nhóm và thực hiện gõ đệm cho bài


hát.
- GV sửa sai và nhận xét, tuyên dương.
YCCĐ về PC : Có ý thức học tập.

4’ - Củng cố: Tổ chức trò chơi.


- Tổ chức trò chơi: Nhạc công xuất sắc.Từng - Tham gia trò chơi.
nhóm lần lượt lên biểu diễn vừa hát vừa gõ
đệm bằng trống tembourine. GV cho các em
bình bầu ra nhóm xuất sắc nhất để trao danh
hiệu Nhạc công xuất sắc.

5’ Góc âm nhạc của em (Củng cố lại các nội


dung đã học trong chủ đề ).
- GV có thể đọc, hướng dẫn HS thực hiện các - HS tái hiện lại nội dung
yêu cầu theo nhóm hoặc từng cá nhân nhằm toàn chủ đề.
đánh giá năng lực của HS sau khi học xong
một chủ đề.
- GV có thể đặt thêm một số câu hỏi về phẩm - HS trả lời.
chất và năng lực được thiết kế trong chủ đề.
Chú ý nên hỏi câu hỏi gợi mở với các động từ
chỉ mức độ như : Em thích hoạt động học nào
nhất ? Em có thể làm được hay không ? …
Dặn dò: Ôn lại các bài trong chủ đề 7.

52
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

TIẾNG VIỆT
KỂ CHUYỆN
CHUYỆN CỦA HOA HỒNG
(1 tiết)
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:
- Nghe hiểu câu chuyện Chuyện của hoa hồng.
- Nhìn tranh, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Bước đầu biết thay đổi giọng kể; kể
phân biệt lời của người dẫn chuyện, lời của hoa hồng, của mẹ đất, ông mặt trời.
- Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Hoa hồng thơm, đẹp là nhờ công lao của mẹ đất nuôi dưỡng, nhờ
sự giúp đỡ của anh giun đất,... Phải nhớ ơn những người đã nuôi dưỡng, chăm sóc mình.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Năng lực tự chủ và tự học: Chú ý lắng nghe, quan sát tranh ảnh.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác với thầy cô, bạn bè để hiểu câu chuyện và ghi
nhớ nội dung câu chuyện.
- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo: Kể lại câu chuyện, áp dụng bài học vào cuộc
sống.
- Chăm chỉ, nhân ái, trách nhiệm, bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách, yêu thương quý
trọng mọi người
- Biết vận dụng lời khuyên của câu chuyện vào cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: 5 Tranh minh họa truyện kể trong SGK phóng to bằng máy chiếu.
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Khởi động: -Cả lớp cùng hát
2. Kiểm tra bài cũ: -HS thực hiện
- GV gắn lên bảng 5 tranh minh hoạ câu
chuyện Ba món quà, mời:
+ HS 1 kể chuyện theo 3 tranh đầu
+HS 2 kể chuyện theo 2 tranh cuối.
+ 1 HS nói lời khuyên của câu chuyện
- Nhận xét, chia sẻ
3. Bài mới:
a. Chia sẻ và giới thiệu câu chuyện - HS quan sát tranh
a.1. Quan sát và phỏng đoán
-GV gắn lên bảng 5 tranh minh hoạ Chuyện -Chuyện có 4 nhân vật: hoa hồng giun đất,
của hoa hồng. mẹ đất và ông mặt trời.
- Các em hãy xem tranh để biết chuyện có
những nhân vật nào?
a.2. Giới thiệu câu chuyện - HS lắng nghe

53
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

Hoa hồng là loài hoa rất thơm và đẹp. Hoa


hồng thường kiêu ngạo. Chuyện gì đã xảy
ra với cô bé hoa hồng xinh đẹp trong câu
chuyện này khi cô muốn rời khỏi mẹ đất đã
nuôi dưỡng mình? Cuối chuyện, hoa hồng - HS lắng nghe
đã hiểu ra điều gì?
b. Khám phá và luyện tập
b.1. Nghe kể chuyện: Nghe kể
chuyện GV kể chuyện 3 lần với giọng diễn
cảm.
- Câu mở đầu: kể khoan thai.
- Giọng hoa hồng lúc kinh hãi khi nhìn thấy
giun đất; lúc coi thường, khinh miệt khi nói
với mẹ về anh giun đất; lúc trầm trồ,
ngưỡng mộ khi nhìn thấy cảnh vật từ trên
cao; lúc sợ hãi, hoảng hốt cầu cứu ông mặt - HS nghe toàn bộ câu chuyện
trời khi lả đi vì nắng. - HS lắng nghe và quan sát tranh.
- Giọng mẹ đất, ông mặt trời: chậm rãi, từ
tốn.
- Hai câu cuối (sự ân hận của hoa hồng):
giọng thấm thía.
- GV kể 3 lần - Cây hoa hồng sống ở trong một khu vườn
+ Lần 1: Kể tự nhiên, không chỉ tranh -Sáng ấy, hoa hồng nhìn thấy một con vật
+ Lần 2: GV chỉ tranh và kể thật chậm có thân dài
+ Lần 3: GV kể như lần 2 để HS khắc sâu -Nó kêu lên: Khiếp quá!
nội dung câu chuyện. -Mẹ giải thích: Đó là giun đất, là bạn tốt
b.2. Trả lời câu hỏi theo tranh của họ nhà cây
- GV chỉ tranh 1 và hỏi: -Con chả cần anh ta!
+Cây hoa hồng sống ở đâu?
-Sau đó, hoa hồng đu mình trên cành bưởi
+Sáng ấy, hoa hồng nhìn thấy gì? -Nó nhìn thấy khu vườn thật đẹp
+Nó đã nói gì?
- GV chỉ tranh 2 và hỏi: +Khi mặt trời lên cao, những tia nắng chói
+Mẹ đất giải thích với hoa hồng thế nào? chang hút dần dòng nhựa trong hoa hồng
+Hoa hồng trả lời mẹ ra sao? khiến hoa hồng lả đi
- GV chỉ tranh 3 và hỏi: +Hoa hồng nói với mặt trời: Cứu cháu với,
+Sau đó, hoa hồng đã làm gì? ông mặt trời ơi!
+Nó nhìn thấy gì? +Ông bảo hoa hồng: Không có mẹ đất,
- GV chỉ tranh 4 và hỏi: cháu sống sao được. Hãy trở về với mẹ đất
+Điều gì xảy ra khi mặt trời lên cao? đi!
+Khi trở về với mẹ đất, hoa hồng cảm thấy
+Hoa hồng nói gì với ông mặt trời? một dòng sữa ngọt lịm chạy khắp cơ thể
khiến nó tỉnh táo hẳn

54
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

+Ông trả lời ra sao? +Hoa hồng đã xin lỗi mẹ đất và anh giun
đất. Từ đó, nó không dám rời xa mẹ đất
- GV chỉ tranh 5 và hỏi: nữa
+Hoa hồng cảm thấy thế nào khi trở về với
mẹ đất? - Mỗi HS nhìn 2 tranh kể tự nhiên
+Nó đã làm gì để thể hiện sự hối lỗi? ( Tùy theo trình độ lớp có thể kể từng
tranh)
b.3 Kể chuyện theo tranh (GV không nêu - 1- 2HS chỉ tranh kể toàn bộ câu chuyện
câu hỏi) - 1 HS kể toàn bộ câu chuyện( Không cần
-GV yêu cầu mỗi HS nhìn 2 tranh, tự kể tranh) đây là yêu cầu cao – tùy trình độ
chuyện. từng lớp.

-GV yêu cầu 1 hoặc 2 HS kể toàn bộ câu -Hoa hồng rất thơm, rất đẹp nhưng kiêu
chuyện theo 5 tranh. ngạo. / Hoa hồng không nên coi thường
* GV cất tranh, yêu cầu 1 HS xuất sắc kể anh giun đất. Hoa hồng phải biết ơn mẹ đất
lại câu chuyện (YC không bắt buộc). và anh giun đất đã nuôi nấng, chăm sóc
mình
b.4 . Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
- Câu chuyện muốn nói điều gì?

- Cả lớp bình chọn


- GV chốt lại: Hoa hồng thơm, đẹp là nhờ
công mẹ đất nuôi dưỡng, nhờ sự giúp đỡ -HS nghe
của anh giun đất,... Phải nhớ ơn của những
người đã nuôi dưỡng, chăm sóc mình. -HS về nhà thực hiện
- Cả lớp và GV bình chọn HS nhớ chuyện, -HS chuẩn bị cho bài sau
kể hay, hiểu nội dung chuyện.
4. Củng cố, dặn dò:
- Tuyên dương HS kể chuyện hay, hiểu ý
nghĩa câu chuyện.
- Về nhà kể chuyện cho người thân nghe.
- GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết kể chuyện
tuần sau Ba cô con gái (xem tranh minh
hoạ, đọc lời gợi ý dưới tranh). Nhắc lại yêu
cầu chuẩn bị cho tiết Tự đọc sách báo.

55
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

TIẾNG VIỆT
TẬP VIẾT
TÔ CHỮ HOA: G, H
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CÂU:
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:
- Biết tô chữ viết hoa G, H theo cỡ chữ vừa và nhỏ.
- Viết đúng các từ ngữ và câu ứng dụng: chói chang, rung rinh, Hoa yêu mọi người nên hoa kết trái
chữ thường, cỡ nhỏ, đúng kiểu, đều nét; viết đúng quy trình; dãn đúng khoảng cách giữa các con
chữ.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
-Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát.
- Chăm chỉ, tích cực hoàn thành bài viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Máy chiếu / bảng phụ chiếu / viết mẫu chữ viết hoa G, H đặt trong khung chữ (theo mẫu trong
vở Luyện viết 1, tập hai); từ, câu ứng dụng cỡ nhỏ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Khởi động: -HS hát
2.Kiểm tra bài cũ:
-GV cho 1 HS cầm que chỉ tô quy trình viết -1 HS thực hiện.
hoa chữ E, Ê.
-GV cùng HS nhận xét xem bạn có tô đúng -HS cùng GV nhận xét.
quy trình không.
- GV kiểm tra 3 – 4 HS viết bài ở nhà trong
vở Luyện viết 1, tập hai.
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV chiếu lên bảng chữ in hoa G, H .
- Đây là mẫu chữ gì? -Đây là mẫu chữ in hoa G, H.
- GV giới thiệu: Bài 35 đã giới thiệu mẫu -HS lắng nghe
chữ G, H in hoa và viết hoa. Hôm nay, các
em sẽ học tô chữ viết hoa G, H; luyện viết
các từ ngữ và câu ứng dụng cỡ nhỏ.
b. Khám phá và Luyện tập
b.1.Tô chữ viết hoa G, H
-GV giới thiệu chữ viết hoa G, H yêu cầu -HS quan sát chữ viết hoa G, H
HS quan sát cấu tạo nét chữ, cách tô.
-HS lắng nghe và quan sát chữ viết
-GV mô tả chữ viết hoa G gồm 2 nét: Nét 1
hoa G, H
là kết hợp của 2 nét cơ bản (cong dưới và
cong trái nối liền nhau). Đặt bút trên ĐK 6

56
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

tô nét cong dưới, sau đó chuyển hướng tô


tiếp nét cong trái, tạo vòng xoắn to ở đầu
chữ, dừng bút ở ĐK 3 (trên). Tô tiếp nét 2
(khuyết ngược) từ trên xuống dưới, dừng
bút ở ĐK 2 (trên).
-GV mô tả chữ viết hoa H gồm 3 nét: Nét
đầu là kết hợp của 2 nét cơ bản: cong trái và
thẳng ngang (lượn hai đầu) – tô từ phải sang
trái. Nét 2 tạo nên bởi 3 nét cơ bản (khuyết
ngược, khuyết xuôi và móc ngược phải). Tô
nét khuyết ngược trước rồi nối liền sang nét
khuyết xuôi, đến gần cuối thì tô tiếp nét
móc ngược phải, dừng bút ở ĐK 2. Nét 3 là
nét thẳng đứng (ngắn), tô từ trên xuống
dưới, cắt giữa đoạn nối 2 nét khuyết.
-GV cho HS tô các chữ viết hoa G, H cỡ -HS tô chữ viết hoa G,H cỡ vừa và cỡ
vừa và cỡ nhỏ trong vở Luyện viết 1, tập nhỏ.
hai.
b.2.Viết từ ngữ, câu ứng dụng(cỡ nhỏ)
-GV cho cả lớp đọc: chói chang, rung rinh, -HS đọc cá nhân, đồng thanh.
Hoa yêu mọi người nên hoa kết trái.
-GV: Độ cao các con chữ thế nào? -1 ô li: c, o, i, a, n, x, u, ê, m, ư, ơ
1,5 ô li: r,t
2,5 ô li: h, g, y, k, H
-GV: Khoảng cách giữa các tiếng? -Các tiếng cách nhau con chữ o.
-Cách nối nét giữa H và o? -Viết H xong lia bút viết o
-Dấu thanh đặt ở đâu? -Dấu thanh đặt ở các chữ o, ơ, ê, a
-GV cho HS viết vào vở Luyện viết 1, tập -HS thực hiện viết.
hai, hoàn thành phần Luyện tập thêm.
4.Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét bài viết của HS -HS nghe nhận xét điều chỉnh.
-GV cho HS quan sát và nêu lại cấu tạo chữ -HS nêu lại qua quan sát và đã học.
viết hoa G,H.
-GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết Tự đọc sách -HS lắng nghe và thực hiện.
báo.

57
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

ÔN TOÁN
Bài: LUYỆN TẬP

58
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LỚP MỘT


CHỦ ĐỀ 8: QUÊ HƯƠNG CỦA EM
TUẦN 1: Quê hương tươi đẹp

A. SINH HOẠT DƯỚI CỜ


B. SINH HOẠT CHỦ ĐỀ
I. Mục tiêu
1. Năng lực:
- Giới thiệu được cảnh đẹp, sản vật của của quê hương.
- Giới thiệu được với bạn bè, người thân về vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên nơi mình sinh sống.
- Biết bảo vệ vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên nơi mình sinh sống.
2. Phẩm chất:
- Yêu quê hương, yêu môi trường thiên nhiên của quê hương và nơi mình sinh sống.
-Tự hào về quê hương. Giữ gìn bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc.
- Trung thực trong đánh giá bản thân, nhóm, bạn bè.

II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- SGK, giáo án PowerPoint, tranh ảnh về những cảnh đẹp của quê hương.
2. Học sinh:
- SGK, tranh ảnh về quê hương, giấy vẽ, bút chì màu. Bộ thẻ mặt cảm xúc.

III. Hoạt động dạy học

Thời Bước Hoạt động của GV Hoạt động của HS


gian
3 phút 1. Khởi động - Cho HS hát bài “Quê hương tươi đẹp”
-Hỏi trong bài hát có những cảnh đẹp như - HS hát, trả lời câu hỏi
thế nào?
=> GV chốt, giới thiệu bài học hôm nay
“Quê hương tươi đẹp.”
9 phút 2. Khám phá Thi kể tên những cảnh đẹp quê hương - HS xem tranh và kể
mà em biết được các địa danh trong
Cho HS quan sát tranh trong SGK, nêu tranh.
được những cảnh trong tranh -HS kể
(GV gợi ý bằng các câu hỏi)
- Cho HS kể thêm một số địa danh mà HS
biết.
- Nhận xét.
10 phút 3. Luyện tập Giới thiệu một hình ảnh đẹp về con
người, thiên nhiên quê hương em
GV chia nhóm 4
- GV cho HS trao đổi nhóm 4: GV phát - HS di chuyển về
tranh (SGK) yêu cầu HS nêu nội dung nhóm.
tranh.
GV yêu cầu các bạn kể thêm về những nét -Đại diện nhóm trình

59
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

đặc biệt nơi địa bàn em sinh sống, học tập. bày về nội dung bức
Kể về nơi em ở tranh.
* GD địa phương: GV nêu ví dụ ...quận 5
có các lễ hội Nguyên Tiêu, lễ vía Bà hàng - HS trình bày
năm ...
-GV có thể cho xem thêm clip về nơi HS,
GV đang sinh sống...

10 phút 4. Mở rộng Giới thiệu với các bạn sản vật quê
hương em. - HS thực hiện theo
- GV giải nghĩa từ sản vật ... nhóm.
- Cho HS xem tranh, clip về những loại sản
vật đặc trưng của quê mình (kẹo dừa Bến -HS chuẩn bị trước tranh
Tre, Vú sữa Vĩnh Kim, bánh đậu xanh Hài về các sản vât của quê
Dương, Chó Phú Quốc, mực Nha Trang...) mình hoặc món ăn để
-(GV có thể mang theo 1 vài món đặc sản giới thiệu.
vùng miền để cho các em dùng thử)
* Giáo dục lòng tự hào dân tộc, yêu quê
hương đất nước

2 phút 5. Đánh giá - Gv nhận xét đánh giá chung cả lớp.


- HS thực hiện đánh giá bản thân bằng thẻ - HS thực hiện đánh giá.
mặt cảm xúc.

1 phút * Kết nối


- Dặn dò các em tìm hiểu thêm cảnh đẹp
của quê hương qua tranh ảnh, sách báo, ti
vi...
- Chuẩn bị bài tuần 2: Những việc cần làm - HS về nhà chuẩn bị.
cho quê hương.
C. SINH HOẠT LỚP

60
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

Thứ sáu, ngày 9 tháng 4 năm 2021


TOÁN
Bài 63: PHÉP TRỪ DẠNG 39-15 (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Biết cách đặt tính và thực hiện phép trừ trong phạm vi 100 (trừ không nhớ dạng 39 - 15).
Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn
với thực tế.
Phát triến các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
Các thẻ thanh chục và khối lập phương rời như SGK hoặc các thẻ chục que tính và các thẻ
que tính rời trong bộ đồ dùng học toán; bảng con.
Một số tình huống đơn giản có liên quan đến phép trừ trong phạm vi 100.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Hoạt động khởi động
1. HS chơi trò chơi “Truyền điện” củng cố kĩ -HS chơi trò chơi
năng trừ nhẩm trong phạm vi 10, trừ dạng 17-
2.
2. HS hoạt động theo nhóm và thực hiện lần
lượt các hoạt động sau:
- Yêu cầu HS quan sát bức tranh (trong -HS quan sát tranh thảo luận
SGK hoặc trên máy chiếu). nhóm, trả lời câu hỏi
- HS thảo luận nhóm bàn:
+ Bức tranh vẽ gì?
+ Nói với bạn về các thông tin quan sát được -Chia sẻ thông tin
từ bức tranh. Bạn nhỏ trong bức tranh đang
thực hiện phép tính 39 - 15 = ? bằng cách thao
tác trên các khối lập phương.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. HS tính 39-15 = ?
- Thảo luận nhóm về cách tìm kết quả phép -HS thảo luận nhóm
tính 39 - 15 = ? (HS có thể dùng que tính, có
thề dùng các khối lập phương, có thể tính
nhẩm, ...).
- Đại diện nhóm nêu cách làm. -Đại diện nêu kết quả
2. GV hướng dẫn cách đặt tính và thực hiện
phép cộng dạng 39 - 15 = ?
- HS đọc yêu cầu: 39 - 15 = ? -HS nêu yêu cầu
- HS quan sát GV làm mẫu: -Quan sát GV làm mẫu
+ Đặt tính thẳng cột, hàng đơn vị thẳng hàng
đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục.
+ Thực hiện tính từ phải sang trái:
• Trừ đơn vị cho đơn vị.
• Trừ chục cho chục.

61
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

- GV chốt lại cách thực hiện, đề nghị một -HS lắng nghe và nhắc lại
vài HS chỉ vào phép tính nhắc lại cách tính.
3. GV viết một phép tính khác lên bảng.
Chẳng hạn: 63 - 32 = ?
HS lấy bảng con cùng làm với GV từng -Hs thực hiện ở bảng con
thao tác: đặt tính, trừ từ phải sang rrái, đọc kết
quả.
- HS đổi bảng con nói cho bạn bên cạnh -HS trao đổi cách làm
nghe cách đặt tính và tính của mình.
- GV lấy một số bảng con đặt tính chưa
thẳng hoặc tính sai để nhấn mạnh lại cách đặt
tính rồi viết kết quả phép tính cho HS nắm
chắc
4. HS thực hiện một số phép tính khác để -HS thực hiện
củng cố cách thực hiện phép tính dạng 39 - 15
=?
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1
- GV hướng dẫn HS cách làm, có thể làm -HS lắng nghe
mẫu 1 phép tính.
- HS tính rồi viết kết quả phép tính vào vở. -HS làm vào vở
- HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho
bạn nghe.
- HS nhắc lại cách đặt tính dọc, quy tắc trừ -HS nhắc lại cách đặc tính
từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột.
Bài 2
- HS đặt tính rồi tính và viết kết quả vào vở.
- Đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho
bạn nghe.
- GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và
tính cho HS.
Bài 3
- GV hướng dẫn HS tính ra nháp tìm kết quả -HS làm ngoài nháp để tìm kết
phép tính ghi trên mỗi chiếc khoá. quả thích hợp
-Đối chiếu tìm đúng chìa khoá kết quả phép
tính.
Bài 4
-HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán -HS nêu
cho biết gì, bài toán hỏi gì.
-HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn -Thảo luận
về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết
định lựa chọn phép cộng hay phép trừ để tìm
câu trả lời cho bài toán đặt ra, tại sao).
- HS viết phép tính thích hợp và trả lời: -HS viết phép tính
Phép tính: 68 - 15 = 53.

62
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

Trả lời: Tủ sách lớp 1A còn lại 53 quyển sách.


- HS kiểm tra lại phép tính và câu trả lời.. -HS kiểm tra
D. Hoạt động vận dụng
HS tìm một số tình huống trong thực tế liên -HS thực hành
quan đến phép trừ đã học. Chẳng hạn: Tuấn có
37 viên bi, Tuấn cho Nam 12 viên bi. Hỏi
Tuấn còn lại bao nhiêu viên bi?
E. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều
gì? Khi đặt tính và tính em nhắn hạn cần lưu ý
những gì?
- về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên
quan đến phép trừ đã học, đặt ra bài toán cho
mỗi tình huống đó để hôm sau chia sẻ với các
bạn.
họ

63
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

TIẾNG ANH

Giáo viên chuyên trách

64
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

TIẾNG VIỆT
TỰ ĐỌC SÁCH BÁO
ĐỌC TRUYỆN TRANH (Tiết 1+2)
(2 tiết)
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:
- Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn quyển truyện tranh của mình.
- Đọc được cho các bạn nghe những gì vừa đọc.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Năng lực tự chủ và tự học: Chú ý lắng nghe và thực hiện hướng dẫn của GV
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác với thầy cô, bạn bè để đọc sách
- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm được quyển truyện phù hợp
- Chăm chỉ, nhân ái, trách nhiệm, bồi dưỡng tâm hồn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV và HS mang đến lớp một số quyển truyện tranh phù hợp với lứa tuổi.
- Giá sách hoặc tủ sách mini của lớp.
- Sách Truyện đọc lớp 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài
Hôm nay, các em sẽ học 2 tiết Tự đọc -HS lắng nghe
sách báo ở thư viện trường. Tiết học sẽ giúp các
em:
- Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn
quyển truyện tranh của mình.
- Đọc được cho các bạn nghe những gì vừa đọc.
2. Luyện tập
2.1. Tìm hiểu yêu cầu của bài học
-GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 YC của bài
học.

-GV nhắc mỗi HS đặt trước mặt quyển truyện - HS 1 đọc YC 1.


tranh các em mang đến lớp. GV chấp nhận nếu
HS mang đến 1 quyển sách là thơ, tờ báo, truyện
không phải là truyện tranh.
- Các nhóm đã trao đổi sách báo, hỗ trợ nhau
đọc sách như thế nào?
-HS phát biểu
- HS 2 đọc YC 2 (đọc cả bìa các
truyện tranh trong SGK): Sự tích Hồ
Gươm, Chiếc sừng hươu, Ai mua

65
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

-GV giới thiệu truyện Mưu chú sẻ : Đây là một hành tôi,...
truyện rất hay vì nó dạy các em bình tĩnh để - HS 3 đọc YC 3.
thoát hiểm khi gặp kẻ xấu. Nếu không có sách
mang đến lớp, các em có thể đọc truyện này.
(Nếu tất cả HS đều có sách mang đến lớp:
Truyện Mưu chú sẻ rất hay. Vì vậy, cô (thầy)
phân công 3 bạn đọc rồi đọc lại cho cả lớp nghe.
Khi về nhà, các em nên đọc truyện này).

2.2. Giới thiệu tên truyện


- GV mời một vài HS giới thiệu tên truyện tranh - HS 4 đọc YC 4.
của mình:
+Đó là truyện gì? -HS thực hiện
+Truyện đó em mang từ nhà đến hay mượn ở VD: Đây là truyện tranh Đô rê mon.
thư viện? Truyện kể về mèo máy Đô ra ê mon
+Truyện đó có gì làm em thích? rất thông minh. Tôi mượn truyện
2.3. Tự đọc sách này ở thư viện trường...
- GV dành thời gian yên tĩnh cho HS tự đọc
truyện
-GV nhắc HS cần chọn đọc kĩ một đoạn truyện -HS tự đọc sách
tranh mình thích để có thể tự tin, đọc to, rõ trước
lớp. Có thể cho phép 1, 2 nhóm HS đọc sách
dưới gốc cây trong sân trường.
- GV đi tới từng bàn giúp HS chọn đoạn đọc.
TIẾT 2
2.4. Đọc cho các bạn nghe một đoạn
truyện em thích
- GV mời HS đọc truyện, ưu tiên HS đã đăng kí
đọc truyện từ tuần trước.

-Từng HS đứng trước lớp (hướng về


các bạn), đọc to, rõ 1 truyện hoặc 1
đoạn truyện tranh yêu thích. Các
-GV nhận xét bạn và thầy, cô có thể đặt câu hỏi để
hỏi thêm.
3. Củng cố, dặn dò - Cả lớp bình chọn bạn chọn truyện
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS đã thú vị, đọc truyện hay
thể hiện tốt trong giờ học.
- GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết Tự đọc sách báo - HS đăng kí đọc trước lớp trong tiết
tuần sau: Tìm 1 quyển thơ hoặc sách, báo có bài học sau
thơ, mang đến lớp để giới thiệu và đọc cho các
bạn nghe. -HS lắng nghe

66
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

-HS nghe và chuẩn bị tốt

67
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

TIN HỌC
LÀM QUEN VỚI PHÒNG MÁY

68
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

GIÁO DỤC THỂ CHẤT


Bài 1: HOẠT ĐỘNG KHÔNG BÓNG.
(tiết 3)
I. Mục tiêu bài học
1.Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:
- Tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
- Tích cực tham gia các trò chơi vận động và các bài tập phát triển thể lực, có trách nhiệm trong khi
chơi trò chơi.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự xem trước cách thực hiện các bài tập di chuyển không bóng trong sách giáo
khoa.
- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi,
đoàn kết giúp đỡ nhau trong tập luyện.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện các lỗi sai thường mắc khi thực hiện động tác và tìm cách
khắc phục.
2.2. Năng lực đặc thù:
- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn
trong tập luyện.
- NL vận động cơ bản: Biết và thực hiện được bài tập di chuyển không bóng từ đó phát triển sức
nhanh và khả năng phản xạ.
- NL thể dục thể thao: Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo
viên để tập luyện. Thực hiện được bài tập di chuyển không bóng.
II. Địa điểm – phương tiện
- Địa điểm: Sân trường
- Phương tiện:
+ Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, bóng đá, còi phục vụ trò chơi.
+ Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.
III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.
- Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt( tập thể), tập theo nhóm, tập luyện theo cặp.
IV. Tiến trình dạy học
LVĐ Phương pháp, tổ chức và yêu cầu
Nội dung Thời Số
Hoạt động GV Hoạt động HS
gian lượng
I. Phần mở đầu 5 – 7’
1.Nhận lớp Gv nhận lớp, thăm hỏi Đội hình nhận lớp
sức khỏe học sinh phổ €€€€€€€€
biến nội dung, yêu cầu €€€€€€€
giờ học €
- Cán sự tập trung lớp,
điểm số, báo cáo sĩ số,
tình hình lớp cho GV.
2.Khởi động
a) Khởi động chung 2x8N
Đội hình khởi động
- Xoay các khớp cổ tay, cổ
chân, vai, hông, gối,...
€
€ € € €

69
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

b) Khởi động chuyên môn € € €


- Các động tác bổ trợ - Gv HD học sinh khởi
chuyên môn 2x8N động.
- HS khởi động theo
c) Trò chơi
hướng dẫn của GV
- Trò chơi “ai làm nhanh
hơn - GV hướng dẫn chơi

II. Phần cơ bản:


* Kiến thức. 16-18’
- Ôn các bài tập di chuyển - Nhắc lại tên động tác,
không bóng: di chuyển về cách thực hiện các
trước, di chuyển ngang, di động tác
chuyển nhanh - chậm và di - GV làm mẫu lại các
chuyển luồn qua vật chuẩn. động tác. €€€€€€€€
€€€€€€€
*Luyện tập - Lưu ý những lỗi
Tập đồng loạt thường mắc €
HS quan sát GV làm
2 lần
mẫu
- GV thổi còi - HS tập.
- Gv quan sát, sửa sai
cho HS.
Tập theo tổ nhóm
- Đội hình tập luyện
4lần
- Yc Tổ trưởng cho các đồng loạt.
bạn luyện tập theo khu €€€€€€€
vực. €€€€€€€
Tập theo cặp đôi
4lần
- Gv quan sát, sửa sai €
cho HS.
ĐH tập luyện theo tổ
€€€€
- GV cho 2 HS quay € € €
Thi đua giữa các tổ
mặt vào nhau tạo thành €€ €€
1 lần
* Trò chơi “ai nhanh hơn”
từng cặp để tập luyện. € GV € €
-ĐH tập luyện theo cặp
- GV tổ chức cho HS € € € €
thi đua giữa các tổ.
3-5’ € € €
- GV nêu tên trò chơi,
hướng dẫn cách chơi. - Từng tổ lên thi đua -
- Cho HS chơi thử và trình diễn
chơi chính thức.
III.Kết thúc
- Nhận xét, tuyên
* Thả lỏng cơ toàn thân.
dương, và sử phạt
* Nhận xét, đánh giá chung
người (đội) thua cuộc
của buổi học. 4- 5’
Hướng dẫn HS Tự ôn ở
- GV hướng dẫn
nhà
- Nhận xét kết quả, ý
* Xuống lớp
thức, thái độ học của
HS.

70
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

- VN ôn bài và chuẩn
bị bài sau - HS thực hiện thả lỏng
- ĐH kết thúc
€€€€€€€€
€€€€€€€
€

71
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

SINH HOẠT LỚP

Duyệt của lãnh đạo Nhà trường


Ngày tháng năm

72
Giáo viên: Lý Thị Tuyết Nga
Lớp: 1A. Năm học 2020-2021

73

You might also like