You are on page 1of 6

NAM CHÂM VĨNH CỬU – TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN – TỪ TRƯỜNG – TỪ

PHỔ
- ĐƯỜNG SỨC TỪ
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1. Nam châm vĩnh cửu:
- Nam châm có từ tính vì:
+) Nam châm có khả năng hút các vật liệu từ: sắt, thép, nikien, coban, gadoni…
+) Khi ở trạng thái tự do và cân bằng thì nam châm luôn chỉ hướng Bắc nam.
- Nam châm có 2 cực:
+) Cực Bắc – chỉ về phía bắc địa lí: Sơn màu đỏ - N
+) Cực Nam – chỉ về phía nam địa lí: sơn màu xanh – S
- Tương tác giữa các cực từ của nam châm:
+) cực từ cùng tên thì đẩy nhau: N-N; S-S => đẩy nhau.
+) cực từ khác tên thì hút nhau: N- S=> hút nhau.
- Từ tính của nam châm tập trung chủ yếu hai đầu cực từ của nam châm.
- Cách nhận biết:
+) Nhận biết nam châm: Đưa vật đó lại gần các vật liệu bằng sắt, thép, vật liệu từ:
Nếu vật hút các vật liệu trên=> nó là nam châm.
+) Nhận biết cực từ của nam châm:

Dùng nam châm đã biết cực từ và đưa lại gần, dựa vào tương tác giữa
chúng=> kl
Treo nam châm, đặt trên giá tự do, sốp đặt mặt nước: cân bằng Nam
châm chỉ hướng N-S

2. Tác dụng từ của dây dẫn có dòng điện – Từ trường:


- Dòng điện chạy qua dây dẫn có hình dạng bất kì đã tác dụng lực lên kim nam châm đặt
gần nó – Lực đó gọi là lực từ.
- Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dây dẫn có dòng điện tồn tại lực từ,
không gian đó có từ trường.
- Để nhận biết từ trường ta dùng kim nam châm đặt trên giá tự do.

3. Từ phổ - Đường sức từ:


- Từ phổ là hình ảnh của các đường mạt sắt sắp xếp xung quanh nam châm hoặc dây
dẫn có dòng điện.
- Từ phổ của nam châm thẳng:
+) Các mạt sắt nối đuôi nhau tạo thành các đường cong từ cực từ này sang cực từ kia của
nam châm.
+) Càng ra xa nam châm từ các đường mạt sắt thưa.
+) Nơi nào từ trường mạnh(yếu) thì đường mạt sắt dày(thưa)
- Đường sức từ nam châm:
+) Bên ngoài nam châm đst là các dường cong nối từ cực từ N- đến cực từ S.
+) Mỗi NS cho ta hệ thống đường sức từ nhất định.
- Chiều của sức từ:
+) Dọc theo nam châm: Đst đi từ S- nam ra N- bắc
+) Bên ngoài nam châm: Đst đi ra từ cực bắc – N và đi vào từ cực nam-S
- Mối quan hệ giữa đường sức từ: Nơi nào từ trường mạnh (yếu) thì đường sức từ
dày(thưa).
II. Luyện tập:
Phần 1. Nam châm vĩnh cửu:
1. Dùng nam châm có thể tách ra các vụn kim loại nào trong hỗn hợp nào sau đây?
A. Nhôm và đồng B. Đồng và sắt
C. Sắt và niken D. Niken và cô ban
2. Kí hiệu N và S là cực bắc và cực nam của nam châm. Hình nào sau đây xảy ra lực
đẩy?

A B

C D.
3. Hình nào sau đây biểu diễn đúng vị trí của kim nam châm?

N N
4. Vì sao nói rằng Trái Đất giống như một nam châm khổng lồ?
A.NVì Trái Đất hút tất
S cả các vật về phía nó. Miếng sắt N
B. Vì Trái Đất hút cả các vật bằng sắt về phía nó.
C. Vì Trái Đất hút tất các thanh nam châm về phía nó.
D. Vì mỗi cực của nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái Đất.
S Miếng sắt
S S
5. Người ta dùng la bàn để xác định hướng bắc địa lí. Tìm hiểu cấu tạo của la bàn và cho
biết bộ phận chính của la bàn là bộ phận nào sau đây:
A. Một thanh nam châm thẳng. B. Một thanh kim loại.
C. Một cuộn dây. D. Một kim nam châm.
6. Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất?
A. Phần giữa của thanh. B. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau.
C. Ở hai từ cực. D. Từ cực bắc.
7. Khi một thanh nam châm thẳng bị gãy làm hai nửa, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Mỗi nửa tạo thành một thanh nam châm mới chỉ có một cực từ ở một đầu.
B. Hai nửa đều mất hết từ tính.
C. Mỗi nửa tạo thành một thanh nam châm mới có hai cực từ cùng tên ở hai đầu.
D. Mỗi nửa tạo thành một thanh nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu.
8. Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm.
Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm?
A. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm.
B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm.
C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại và treo lên, nếu khi cân bằng
thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc Nam thì đó là nam châm.
D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của
Trái Đất thì đó là nam châm.
9. Đưa thanh kim loại lại gần một cái đinh ghim( hay vụn sắt), hiện tượng nào cho phép
ta khẳng định thanh kim loại là một nam châm?
A. Thanh kim loại hút đinh ghim . C. Thanh kim loại vừa hút vừa đẩy đinh ghim.
B. Thanh kim loại đẩy đinh ghim. D. Thanh kim loại không hút đinh ghim.
10. Làm một thí nghiệm đưa hai đầu của hai thanh nam châm lại gần nhau ta thấy
chúng đẩy nhau. Vậy hai cực đó là hai cực gì?
A. Là hai cực Bắc. B. Là hai cực Nam.
C. Là hai cực khác tên. D. Là hai cực cùng tên.
11. Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?
A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.
B. Khi bị nung nóng lên thì có thể hút các vụn sắt.
C. Có thể hút các vật bằng sắt.
D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.
12. Có một số quả đấm cửa làm bằng đồng và một số quả làm bằng sắt mạ đồng. Hãy tìm
cách phân loại chúng?
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.................................
.......................................................................................................................................................
...........
13. Có hai thanh thép luôn hút nhau bất kể đưa các đầu nào của chúng lại gần nhau. Có
thế kết luận được rằng một trong hai thanh này không phải là nam châm không?
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.................................

.......................................................................................................................................................
...........
14. Nêu các cách khác nhau để xác định tên cực của một thanh nam châm khi màu sơn
đánh dấu cực đã bị tróc hết.
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.............................................................................................................15. Quan sát hai thanh
nam châm trong hình vẽ bên. Giải thích tại sao thanh nam châm 2 lại lơ lửng trên thanh
nam châm 1.

Phần 2. Tác dụng của dòng điện – Từ trường:


1. Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí như
thế nào?
A. Tạo với kim nam châm một góc bất kì.
B. Song song với kim nam châm.
C. Vuông góc với kim nam châm.
D. Tạo với kim nam châm một góc nhọn.

2. Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí như
hình bên. Khi cho dòng điện đi qua dây dẫn, kim nam châm sẽ:
A. Dao động xung quanh dây dẫn, sau đó song song với dây dẫn.
B. Quay và tạo với dây dẫn một góc bất kì.
C. Quay tròn.
D. Đứng yên, không thay đổi.
3. Thí nghiệm Ơ –x tét nói về điều gì sau đây?
A. Dòng điện sinh ra từ trường.
B. Các dây dẫn sinh ra từ trường.
C. Các hạt mang điện sinh ra từ trường.
D. Các vật nhiễm điện sinh ra từ trường.
4. Làm thế nào để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường?
A. Đặt ở điểm đó một sợi dây dẫn, dây bị nóng lên.
B. Đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc Nam.
C. Đặt ở đó các vụn giấy thì chúng bị hút về hai hướng Bắc Nam.
D. Đặt ở đó kim bằng đồng, kim luôn chỉ hướng Bắc Nam.
5. Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết từ trường?
A. Ampe kế B. Vôn kế C. Áp kế D. Kim nam châm có trục quay.
6. Lực do dòng điện tác dụng lên kim nam châm để gần nó được gọi là :
A. Lực hấp dẫn. B. Lực từ.
C. Lực điện từ D. Lực điện.
7. Không gian xunh quanh nam châm, xung quanh dây dẫn có dòng điện một chiều chạy
qua có từ trường. Vậy có thể coi một dây dân thẳng dài có dòng điện một chiều chạy qua
như một nam châm thẳng được không?
A. Có thể, vì dòng điện tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt gần nó.
B. Có thể, vì dòng điện tác dụng lực từ lên vật bằng sắt để gần nó.
C. Không thể, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng không hút các vụn sắt về hai đầu dây
như hai
cực của nam châm thẳng.
D. Không thể, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng luôn tác dụng như nhau lên các vụn sắt
ở bất
kì điểm nào của dây dẫn.

Phần 3. Từ phổ - Đường sức từ:


1. Đưa cực nam của một nam châm lại gần một thanh kim loại, thanh kim loại bị đẩy. Sau đó,
đưa cực bắc lại gần, thanh kim loại lại bị hút. Vậy thanh kim loại có đặc điểm gì?
A. Làm bằng sắt. B. Làm bằng đồng.
C. Là một nam châm. D. Làm bằng nhôm. N S
2. Trong một thí nghiệm, từ trường xung quanh hai nam
châm vẽ được nhờ các kim nam châm như hình vẽ. Hãy
xác định cực từ của hai nam châm?
1 2 3 4
A. 1 là cực N- 2 là cực S; 3 là cực N – 4 là cực S
B. 1 là cực S- 2 là cực N; 3 là cực N – 4 là cực S
C. 1 là cực S- 2 là cực N; 3 là cực S– 4 là cực N
D. A. 1 là cực N- 2 là cực S; 3 là cực S– 4 là cực N
3. Chiều đường sức từ cho ta biết điều gì về từ trường tại điểm đó?
A. Chiều chuyển động của thanh nam châm đặt ở điểm đó.
B. Hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó.
C. Hướng của lực từ tác dụng lên một vụn sắt đặt tại điểm đó.
D. Hướng của dòng điện trong dây dẫn đặt tại điểm đó.
4. Bên trong nam châm chữ U, ở gần các cực, các đường sức từ có đặc điềm:
A. Song song với nhau. B. Hướng từ cực bắc đến cực nam của nam châm
C. Vuông góc với nhau. D. Là những đường cong.
5. Trong các hình vẽ biểu diễn các đường sức từ của nam châm thẳng như hình dưới dây, hình
vẽ nào đúng?

6. Trong các hình sau, hình nào chỉ đúng phương pháp cất giữ nam châm?

7. Dưới đây là hình ảnh từ phổ của hai nam châm thẳng đặt cạnh nhau: Có thể kết luận gì về
các cực từ đặt gần nhau của hai nam châm trong mỗi trường hợp?

…………………………………………………………………………………………………………
…….
………………………………………………………………………………

8. Hãy chỉ chiều đường sức từ và vẽ kim nam châm nằm cân bằng ở các
vị trí A, B, C trong từ trường của thanh nam châm thẳng.
9. Hình vẽ bên cho biết một số đường sức từ của thanh nam châm
thẳng. Hãy dùng mũi tên chỉ chiều đường sức từ tại các
điểm C, D, E và ghi tên cực từ của nam châm.

10. Dựa vào chiều đường sức từ của hai nam châm được vẽ ở hình
bên. Hãy cho biết tên các từ cực của nam châm?

11. Hình vẽ thanh nam châm và một số kim nam châm nằm cân
bằng xung quanh. Hãy vẽ một đường sức từ của thanh nam châm,
chỉ rõ chiều của đường sức từ và tên cực từ của nam châm.

12. Hãy chỉ


ra cực từ của kim nam châm đặt
trong từ trường của nam châm trong
hình vẽ dưới đây. Vẽ chiều đường sức
từ tại nơi đặt kim nam châm.

13. Tại mỗi điểm M, hãy vẽ một kim nam châm và chính xác các cực của nó. Biểu diện
đường sức từ tại mỗi điềm.

14. Hãy vẽ các đường sức từ và chiều của chúng để biểu diễn
từ trường của nam châm trong hình vẽ :

a) b) c)

d) e)

f)

You might also like