You are on page 1of 5

ĐÁP ÁN

Nội dung Điểm

ĐỌC HIỂU 3.0


Câu 1:
0.5
Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
Câu 2:
"Mọi thứ bạn chạm tay vào sẽ biến thành vàng": gợi nhớ tích
truyện Vua Midas thích vùng, hàm ý chỉ những việc mà chúng ta làm sẽ 0.5
đem lại lợi nhuận dễ dàng, giống như vua Midas trong câu chuyện, hễ
chạm vào đâu là chỗ đó lập tức biến thành vàng.
Câu 3:
“Trạng thái tinh thần” mà tác giả nói tới trong đoạn trích có
nghĩa là một mục đích rõ ràng khi bắt đầu khởi nghiệp và làm giàu.
1.0
Trạng thái tĩnh thần cũng là những yếu tố thuộc về tâm li của người
khởi nghiệp: xác định các phương thức để đạt mục tiêu, nghị lực vượt
qua khó khăn, thử thách để đạt được mục tiêu; tâm thể khởi nghiệp...
Câu 4:
Thi sinh có thể đồng ý hoặc không đồng ý, hoặc đồng ý một
phần, miễn là những kiến giải đưa ra hợp lý và thuyết phục. Sau đây là
một vài gợi ý:
- Mục đích mỗi khi bắt đầu một công việc là đích đến trong quá
trình thực hiện. Vì thế, mục 1.0 đích rõ ràng là một yếu tố quyết định để
thành công và trở nên giàu có. 1.0
- Trạng thái tinh thần bao hàm cả những nguyên tắc mà bản thân
cần nắm vững, nghị lực vượt
khó của con người để chinh phục mục tiêu.
- Tuy nhiên, để có thể thành công và giàu có, con người cần chăm
chỉ, cần cù. Nếu làm việc chăm chỉ, kết hợp với trạng thái tỉnh thần tích
cực, thành công sẽ đến nhanh hơn.
LÀM VĂN 7.0
Câu 1:
Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn
2.0
văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tinh thần khởi nghiệp của
giới trẻ.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thi sinh có thể trình bảy đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, 0.25
tổng – phân — hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
0.25
Tinh thần khởi nghiệp của giới trẻ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận 1.0
Thi sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn
đề theo nhiều cách nhưng cần làm rõ tinh thần làm việc của giới trẻ. Có
thể triển khai theo hướng sau:
- Giải thích: Khởi nghiệp là quá trình một cá nhân hay nhóm tìm
kiếm và theo đuổi một cơ hội kinh doanh hoặc đó là quá trình sáng tạo
ra giá trị bằng cách huy động các nguồn lực để tận dụng cơ hội hoặc đó
là quá trình biến các ý tưởng kinh doanh ban đầu trở thành hiện thực.
- Phân tích, chứng minh:
+ Các yếu tố cốt lõi của tỉnh thần khởi nghiệp là: Khả năng nắm
bắt cơ hội kinh doanh; thái độ chấp nhận rủi ro; và ý tưởng đối mới -
sáng tạo.
+ Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số đặc trưng của tỉnh thần
khởi nghiệp là: Có hoài bão và khát vọng kinh doanh; Có khả năng kiến
tạo cơ hội kinh doanh; Độc lập và dám làm, dám chịu trách nhinh; Phát
triển ý tưởng sáng to và đòi muôn phương pháp giải quyết vấn đề. Bản
bị viêm dám chấp nhận rủi ro, thất bại; Có đạo đức kinh doanh và trách
nhiệm xã hội. Từ đó, có thể thấy động cơ chủ đạo của người khởi
nghiệp trước hết là muốn khẳng định bản thân và sau đó là muốn đóng
góp cho xã hội, còn động cơ vì tiền, vì sự giàu có chỉ là thứ yếu.
- Bản luận:
+Khởi nghiệp chân chính là làm giàu cho bản thân và thúc đẩy sự
phát triển của đất nước. Nhiều thanh niên đã mạnh dạn khỏi nghiệp và
thành công, để lại những tâm gương sáng: Bill Gates
+ Tinh thần khởi nghiệp hiện nay trong giới trẻ còn hạn chế. Một
số lượng không nhỏ thanh niên vẫn sống ý lại, đưa dẫm, thiếu lý tưởng.
- Bài học cho bản thân: chăm chỉ học tập tích lũy tri thức và rèn
luyện kĩ năng, thông qua trải nghiệm để tiếp thu những bài học thực tế;
bồi dưỡng tinh thần khởi nghiệp; đồng thời mạnh dạn khởi nghiệp khi
phát hiện những cơ hội kinh doanh.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25

e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị
0.25
luận.

Câu 2:
Anh chị hãy trình bày cảm nhận của mình về những khám phá, suy
ngẫm của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong những đoạn văn mở đầu và kết 5.0
thúc tác phẩm. Từ đó làm nổi bật nghệ thuật khắc họa nhân vật của nhà
văn.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, 0.25
Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5
Những khám phá, suy ngẫm của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong
những đoạn văn mở đầu và kết thúc tác phẩm. Từ đó làm nổi bật nghệ
thuật khắc họa nhân vật của nhà văn.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và
dẫn chứng.
* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Minh Châu là “một trong số những nhà văn mở đường
tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc).
Ông được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt
Nam thời kì đổi mới.
- Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa cũng như bức tranh là một
phát hiện về đời sống con người theo hướng đổi mới ấy. Bao nghịch
cảnh cuộc đời được mở ra từ một tờ lịch tĩnh vật thuần túy, nhưng thực 0.5
tế, người nghệ sĩ không thể tước bỏ hình ảnh con người, con người luôn
là tâm điểm của bức tranh sự sống. Đằng sau bức ảnh nghệ thuật thuyền
và biển trong buổi bình minh đẹp đến mê hồn thì chính cảnh đó lại hiện
hữu một cảnh đời rất thực, thực đến phũ phàng của một gia đình thuyền
chải.
Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các
yêu cầu sau:
1. Cảm nhận về hai trích đoạn:
- Đoạn (1):
+ Để có tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển theo yêu cầu của
trưởng phòng, Phùng đã tới một vùng biển từng là chiến trường cũ mà
anh từng tham gia chiến đấu. Anh đã dự tính bố cục, phục kích mấy
buổi sáng. Giây phút ấy đã tới, đôi mắt nhà nghề của người nghệ sĩ đã
phát hiện ra một vẻ đẹp trời cho trên mặt biển sớm mờ sương, một cảnh
đẹp mà cả đời bấm máy có lẽ anh chỉ bắt gặp được một lần. Nó đẹp. như
một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mái thuyền in một nét
mơ hồ lòe nhòe vào hầu sương mù màu trắng như sữa có pha đôi chút
màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ
con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mũi khum khum, đang
hướng mặt vào bờ.
+ Tất cả bức tranh đó từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và
đẹp, một vẻ đẹp thật đơn giản và toàn bích. Đứng trước một sản phẩm
nghệ thuật tuyệt vời của hóa công, người nghệ sĩ trở nên bối rối và trong
trái tim như có cái gì bóp thắt vào. Chưa hết, trong giây lát, người nghệ
sĩ còn khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái
khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn. Không cần lựa chọn xê dịch gì
nữa, anh bấm liên thanh một hồi hết một phần tư cuốn phim với cảm
giác hạnh phúc tràn ngập tâm hồn. Đây chính là sự nhạy cảm của trái
tim người người nghệ sĩ. Dường như trong hình ảnh chiếc thuyền ngoài
xa giữa biển trời mờ sương, anh đã bắt gặp cái tận Thiện, tận Mĩ, thấy
tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi bởi cô cái
đẹp hài hòa, lãng mạn của cuộc đời.
+ Nghệ thuật: sử dụng câu văn ngắn, dài linh hoạt, lối so sánh, liên
tưởng, tưởng tượng độc đáo, các hình ảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn,
khả năng quan sát tinh tế....
- Đoạn (2):
+ Sau khi tấm ảnh được bổ sung vào bộ lịch năm ấy và góp phần
nâng cao uy tín cho tác giả của tấm ảnh: "trưởng phòng rất bằng lòng".
Tấm ảnh "chiếc thuyền ngoài xa" có giá trị nghệ thuật cao, được mọi
người yêu thích, "được treo rất nhiều nơi nhất là trong các gia đình
sành nghệ thuật". Bộ ảnh ấy xứng đáng với công sức mà nghệ sĩ nhiếp
ảnh Phùng bỏ ra trong chuyến đi thực tế của mình. Đó là vẻ đẹp mà có
khi cả đời Phùng chỉ nắm bắt được một lần. Những người yêu nghệ
thuật trân trọng tấm ảnh ấy cũng là điều dễ hiểu. Nhưng chúng ta cũng
nhận ra một điều rằng dưới con mắt của những người yêu nghệ thuật
thuần túy, cảm nhận cái đẹp trên bình diện của một tấm ảnh toàn bích,
đáng để thưởng thức.
+ Nghệ sĩ Phùng đặc biệt ấn tượng về hiệu ứng màu sắc lúc anh
chụp ảnh, là niềm hân hoan khi anh phát hiện ra vẻ đẹp tuyệt trần của
ngoại cảnh. Phải chăng tác giả muốn nói sau khi tước bỏ mọi lớp sơn
hào nhoáng bên ngoài, cái chất thật của cuộc đời khi hiện ra chỉ là hai
màu đen trắng nhưng nó không hoàn toàn xám xịt, đen tối mà nếu để hết
tâm trí nhìn ngắm, người ta vẫn có thể phát hiện ra những điểm hồng
nào đó như cuộc đời thầm lặng, vô danh của người phụ nữ kia... có rất
nhiều phẩm chất đáng quý.
... tuy là ảnh đen trắng... màu hồng hồng của ảnh sương mai”.
+ Đối với nghệ sĩ Phùng, tuy chụp được tấm ảnh toàn mĩ nhưng
dường như tâm trạng của anh vẫn còn nhiều băn khoăn. Bởi vì mỗi lần
“ngắm kĩ” rồi lại “nhìn lâu hơn”, Phùng còn nhìn thấy từ tấm ảnh, đằng
sau tấm ảnh, hình ảnh người đàn bà hàng chài, những con người khốn
khổ... Đó là hiện thực đời sống. Nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc đời,
từ hiện thực đời sống.
“... và nếu nhìn lâu hơn... đang bước ra khỏi tấm ảnh”
- Tấm ảnh nghệ thuật "chiếc thuyền ngoài xa” đẹp như mơ đó chỉ
là cái vỏ bề ngoài, đằng sau nó còn lại những cuộc sống rách rưới, đôi
nghèo. Tấm ảnh ấy vẫn cứ nằm bất động ở một nơi sang trọng trong
những gia đình sành nghệ thuật! Và đằng sau bóng dáng thấp thoáng ẩn
hiện của người phụ nữ này là trái tim nhân đạo của người nghệ sĩ. Bởi lẽ
thật cảm phục làm sao khi một người ít học, quanh năm bị chồng đày
đọa mà vẫn nhìn nhận hành động độc ác của chồng với tắm Lòng bao 3.0
dung, độ lượng, vẫn suy xét mọi vấn đề có lí, có tình.
+ Niềm tin vào con người: Phùng thấy người đàn bà ấy bước ra khỏi
tầm ảnh “bước những bước chậm rãi, bản chân giảm trên mặt đất, hòa
lẫn trong đám đông". Những bước đi chắc chắn và hòa lẫn vào đám
đông của người đàn bà hàng chải thể hiện niềm tin của Phùng về sự hòa
nhập cá nh của họ trong hành trình đi lên của cuộc sống.
+ Nghệ thuật: ngoài những câu văn ngắn còn có câu văn dài ngắt ra
nhiều về thể hiện nhiều ý của hiện thực đời sống con người, phép điệp
từ ngữ, phép thế... được sử dụng thích hợp..
- Mối liên hệ giữa hai đoạn văn
+ Tấm ảnh nghệ thuật chiếc thuyền ngoài xa đẹp như mơ đó chỉ là
cái vỏ bề ngoài, đằng sau nó còn có những cuộc sống, thân phận đẩy bi
kịch, những mảnh đời lam lũ, vất vả, đói nghèo...
+ Giữa nghệ thuật và cuộc sống vẫn còn một khoảng cách. Phùng
muốn thấu hiểu, chia sẻ, cảm thông nhiều hơn với nỗi đau của người
khác bằng tất cả tấm lòng, vì thế mà anh "ngắm kĩ rồi “nhìn lâu hơn”
tấm ảnh quen thuộc của mình. Đằng sau bóng dáng thấp thoảng ăn hiện
của người phụ nữ này là trái tim nhân đạo của người nghệ sĩ.
+ Phùng muốn nghệ thuật gắn liền với cuộc đời, nếu không thì tấm
ảnh đẹp như mơ kia mãi mãi vẫn chỉ là chiếc thuyền ngoài xa.
2. Nghệ thuật khắc họa nhân vật của nhà văn:
- Người kể chuyện là nhân vật Phùng, cũng chính là sự hóa thân của
tác giả, tạo điểm nhìn trần thuật sắc sảo, giúp lời kể chuyện trở nên
khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục.
- Nghệ thuật khắc họa nhân vật thông qua cách tạo tình huống mang
ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống (Với Phùng, đó là việc chứng
kiến lão đàn ông đánh vợ không chỉ một lần, sau | phát hiện thứ nhất -
vẻ đẹp của thuyền biển lúc sớm mai).
- Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo phù hợp với việc thể hiện
tính cách nhân vật.
- Tất cả những điều đó giúp cho Phùng có sự thay đổi trong nhận
thức, suy ngẫm: anh có cách nhìn đời khác hẳn, anh hiểu sâu thêm về
tính cách người đàn bà, chị em thắng Phúc, người bạn | đồng đội của
mình (Đẩu) và hiểu thêm chính mình.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị 0.5
luận.

You might also like